Chương 3 : NHẬN XÉT CHUNG VÀ CÁC KINH NGHIỆM CHỦ YẾU
3.2. Một số kinh nghiệm và các khuyến nghị
3.2.2. Một số khuyến nghị cho hiện tại
3.2.2.1. Những vấn đề đặt ra đối với ngành y tế
Những thành tựu 20 năm đổi mới đất nước nói chung và 10 năm đổi mới nền y tế nước nhà (1996-2006) đã làm cho nước ta lớn mạnh nhiều so với trước. Việc mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế, chủ động và tích cực hội nhập quốc tế, giữ vững môi trường hòa bình, tạo thêm nhiều thuận lợi cho nhân dân ta đổi mới, phát triển kinh tế - xã hội với tốc độ nhanh hơn.
Tuy nhiên, đất nước ta đang đứng trước nhiều thách thức lớn, đan xen nhau, tác động tổng hợp và diễn biến phức tạp. Riêng về ngành y tế, trong thời gian tới có một số thách thức lớn như sau:
Một là, trong điều kiện nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, việc thực hiện mục tiêu công bằng trong chăm sóc, bảo vệ sức khỏe nhân
vấn đề chăm sóc sức khỏe nhân dân. Các hoạt động y tế ngoài vai trò như một dịch vụ xã hội, còn bị chi phối của quy luật cung cầu, cạnh tranh. Trong điều kiện như vậy, làm thế nào để thực hiện được công bằng xã hội trong chăm sóc sức khỏe nhân dân như Đảng ta đã đặt ra?
Hai là, quy mô dân số tiếp tục tăng, cơ cấu dân số thay đổi, mô hình bệnh tật ở nước ta vừa mang tính chất của nước đang phát triển, vừa mang tính chất của nước công nghiệp hóa, nhu cầu chăm sóc sức khỏe của nhân dân ngày càng tăng và đa dạng. Theo Tổ chức Y tế thế giới, khi mức sống của người dân tăng lên thì nhu cầu y tế sẽ tăng lên hai đến ba lần. Do sự thay đổi mô hình bệnh tật, sự tăng lên về nhu cầu y tế, đòi hỏi ngành y tế phải chuyển đổi nền y tế của mình cho phù hợp với thực tiễn cuộc sống đang đặt ra.
Ba là, ngành y tế hoạt động trong nền kinh tế thị trường đòi hỏi cán bộ y tế phải giỏi về chuyên môn, đồng thời phải có đạo đức nghề nghiệp. Thực tiễn ấy đặt ra cho ngành y tế phải có kế hoạch phát triển y học và y tế theo kịp trình độ tiên tiến của các nước trong khu vực và trên thế giới, đòi hỏi phải giải quyết một cách hài hòa trong sự phát triển của ngành y tế: Hài hòa giữa y và dược, giữa y học điều trị với y học phòng bệnh, giữa trang thiết bị cho y tế cơ sở với y tế chuyên sâu...
Đồng thời ngành y tế còn phải xây dựng cho được hệ thống chuẩn mực đạo đức y học trong nền kinh tế thị trường, phải tăng cường giáo dục chính trị, tư tưởng, truyền thống đạo đức của ngành, nâng cao y đức trong hoạt động bảo vệ, chăm sóc sức khỏe nhân dân.
Bốn là, toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế vừa đem lại những cơ hội thuận lợi đồng thời cũng đặt ra cho nước ta phải đối mặt với nguy cơ lây truyền các dịch bệnh nguy hiểm và khả năng cạnh tranh, nhất là trong lĩnh vực dược và
công nghệ cao về y tế. Thực tiễn này đòi hỏi phải đổi mới về cơ chế đầu tư và tổ chức quản lý nhằm thực hiện tốt sự phát triển của ngành y tế và chăm sóc, bảo vệ sức khỏe nhân dân.
3.2.2.2. Một số khuyến nghị
Một là, Đảng, Nhà nước cần đổi mới, nâng cao chất lượng công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân. Nhà nước cần tăng đầu tư để nhanh chóng nâng cấp các bệnh viện đa khoa tuyến huyện, tỉnh, các trung tâm y tế vùng, y thế chuyên sâu; có chính sách trợ giúp các đối tượng chính sách, người nghèo, người thu nhập thấp được tiếp cận dịch vụ y tế.
Hai là, Đảng, Nhà nước cần quan tâm đầu tư phát triển hệ thống y học dự phòng. Thực hiện tốt các chương trình, mục tiêu y tế quốc gia; phong trào vệ sinh, phòng bệnh; các biện pháp kiểm soát vệ sinh, an toàn thực phẩm; nâng cao năng lực giám sát, phát hiện và khống chế dịch bệnh, đặc biệt là HIV/AIDS và các dịch bệnh mới phát sinh. Trang bị kiến thức và kỹ năng để mỗi người dân có khả năng chủ động phòng bệnh và rèn luyện nâng cao sức khỏe.
Ba là, Nhà nước cần đổi mới quản lý bệnh viện công lập, thực hiện tốt cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm của bệnh viện. Bố trí mạng lưới bệnh viện theo địa bàn dân cư, tạo thuận lợi cho người dân khám, chữa bệnh không lệ thuộc vào địa giới hành chính nơi cư trú.
Bốn là, Nhà nước cần phát triển mạnh các loại hình bảo hiểm y tế, xây dựng và thực hiện lộ trình tiến tới bảo hiểm y tế toàn dân. Thực hiện khám, chữa bệnh cho người có bảo hiểm y tế tại cơ sở y tế (kể cả trong và ngoài công lập) theo duy định của pháp luật; xóa bỏ phân biệt đối xử giữa người bệnh có bảo hiểm y tế với người bệnh tự thanh toán viện phí. Giảm dần hình thức thanh toán
Năm là, Nhà nước cần sửa đổi chính sách viện phí của các cơ sở y tế công lập theo nguyên tắc từng bước tính đúng, tính đủ chi phí trực tiếp khám chữa bệnh; nhà nước trợ giúp một phần hoặc là toàn bộ viện phí cho người nghèo, trẻ em dưới 6 tuổi và các đối tượng chính sách thông qua bảo hiểm y tế.
Sáu là, Nhà nước cần khuyến khích phát triển các cơ sở y tế thuộc nhiều hình thức sở hữu, kể cả thu hút đầu tư nước ngoài. Mở rộng các hình thức dịch vụ chăm sóc sức khỏe tại nhà, bác sỹ gia đình, chăm sóc người gia cô đơn và người tàn tật.
Bẩy là, Nhà nước cần có chế tài đãi ngộ xứng đáng đối với cán bộ y tế, đặc biệt là những người công tác ở tuyến y tế cơ sở, các cơ sở y tế miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn, trong các chuyên ngành độc hại, các chuyên ngành đặc biệt như nhi, phong....Đẩy mạnh nghiên cứu và ứng dụng khoa học công nghệ trong ngành y tế. Khuyến khích học tập, nghiên cứu và ứng dụng các công nghệ mới, các kỹ thuật chẩn đoán, điều trị mới tại các cơ sở y tế.
Tám là, trong thời gian tới Nhà nước cần có chính sách hoàn thiện và củng cố mạng lưới y học cổ truyền. Vận động, khuyến khích, hướng dẫn nhân dân nuôi, trồng và sử dụng các loại cây và con vật làm thuốc chữa bệnh.
Chín là, Nhà nước cần đầu tư đẩy mạnh phát triển công nghiệp dược, nâng cao năng lực sản xuất thuốc trong nước. Củng cố mạng lưới phân phối, lưu thông và cung ứng thuốc để ổn định thị trường thuốc phòng và chữa bệnh cho nhân dân. Đẩy mạnh nghiên cứu, sản xuất vắnxin, sinh phẩm dùng cho người.
Mười là, cần phát huy hiệu quả chương trình kết hợp quân – dân y trong bảo vệ, chăm sóc, nâng cao sức khỏe nhân dân và các lực lượng vũ trang, nhất là ở vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo...
* Tiểu kết chương 3:
Trên cơ sở các quan điểm, chủ trương của Đảng được thông qua tại các Đại hội VIII (1996) và Đại hội IX (2001) về công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. Đặc biệt đã được cụ thể hóa bằng các Nghị quyết, Chỉ thị, Quyết định của Bộ Chính trị, Ban Chấp hành Trung ương, Chính phủ và Bộ Y tế. Dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng, trong thời gian 1996 – 2006 công tác bảo vệ, chăm sóc sức khỏe nhân dân đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng. Cơ chế đầu tư cho y tế đã được chú trọng, thông thoáng hơn; nguồn nhân lực và trang thiết bị y tế ngày càng có chất lượng, hiện đại đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe nhân dân; hệ thống chăm sóc sức khỏe ngày càng mở rộng, đặc biệt là mạng lưới y tế cơ sở đã được chú trọng đầu tư xây dựng nhằm đáp ứng nhu cầu khám, chữa bệnh của nhân dân vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn; hệ thống y tế dự phòng, y học cổ truyền ngày càng được củng cố và nâng cấp bảo đảm nhu cầu phòng chống dịch bệnh trong nhân dân…
Tuy nhiên, bên cạnh đó không phải không có những khó khăn, yếu kém cần được khắc phục như: mạng lưới y tế tuy đã được mở rộng nhưng còn thiếu chiều sâu, thiếu trang thiết bị; hệ thống y tế và cơ chế quản lý chậm đổi mới, chưa thích ứng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; hệ thống y học dự phòng, y học cổ truyền phát triển chưa đáp ứng được yêu cầu và tiềm năng vốn có; những việc làm vi phạm đạo đức nghề nghiệp của một số cán bộ y tế chậm được khắc phục…
Từ thực tiễn sự nghiệp chăm sóc, bảo vệ sức khỏe nhân dân cũng đã để lại nhiều bài học kinh nghiệm quý báu cho các giai đoạn cách mạng tiếp theo, đặc
KẾT LUẬN
Nghiên cứu quá trình Đảng lãnh đạo thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội trong lĩnh vực y tế từ năm 1996 đến năm 2006 có thể rút ra một số kết luận chính như sau:
1. Quá trình Đảng lãnh đạo thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội trong lĩnh vực y tế từ năm 1996 đến năm 2006 tương ứng với hai kỳ Đại hội của Đảng là Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII (1996) và Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX (2001). Bên cạnh những chủ trương về phát triển kinh tế - xã hội, đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước thì Đảng còn đưa ra những chủ trương về y tế. Với quan điểm con người là vốn quý giá nhất của xã hội, sức khỏe là vốn quý nhất của mỗi con người, Đảng đã đề ra những chủ trương về thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội trong lĩnh vực y tế và tích cực tập trung chỉ đạo thực hiện trên nhiều mặt như: đào tạo nguồn nhân lực và trang thiết bị y tế, mở rộng và nâng cao chất lượng chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân ở tất cả các tuyến từ y tế Trung ương đến y tế cơ sở, tăng cường đầu tư ngân sách Nhà nước cho y tế nhằm xây dựng nền y tế từng bước hiện đại đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của nhân dân về dịch vụ chăm sóc sức khỏe….Dưới sự chỉ đạo của Đảng và sự nỗ lực của các cấp các ngành đặc biệt là vai trò nòng cốt của Bộ Y tế đã góp phần tích cực vào việc hoàn thành các chỉ tiêu về sự nghiệp bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới.
2. Trải qua 10 năm lãnh đạo quá trình thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội trong lĩnh vực y tế của Đảng, nền y tế Việt Nam đã đạt được những kết quả khả quan. Mạng lưới y tế các cấp đã dần được xây dựng và hoàn thiện từ Trung ương đến cơ sở; các nguồn lực cho ngành y tế như ngân sách của nhà nước ngày
càng được đầu tư lớn hơn; nguồn nhân lực được đào tạo ngày càng chuyên sâu, trang thiết bị cung cấp cho y tế được hiện đại hóa từng bước; mạng lưới dịch vụ y tế như thuốc chữa bệnh, y học điều trị, y học dự phòng ngày càng phát triển rộng khắp và đa dạng; hệ thống y dược cổ truyền có bước phát triển đáng kể, các hoạt động nghiên cứu, kế thừa các bài thuốc quý được phát huy, các phương pháp chữa trị bằng y học cổ truyền đáp ứng được nhu cầu phòng và chữa bệnh của nhân dân; việc kết hợp giữa quân y và dân y được thực hiện tốt…Những thành tựu đạt được này đã góp phần đáng kể vào việc làm thay đổi bộ mặt ngành y tế nước nhà.
3. Mặc dù có nhiều cố gắng, song trong quá trình lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng về thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội trong lĩnh vực y tế từ năm 1996 đến năm 2006 cũng còn nhiều tồn tại như: mạng lưới y tế tuy đã được mở rộng nhưng còn thiếu chiều sâu, trang thiết bị, đặc biệt là ở tuyến cơ sở còn thiếu thốn và lạc hậu; hệ thống y tế và cơ chế quản lý đổi mới còn chậm, chưa thích ứng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, nguồn tài chính công dành cho y tế còn hạn chế; năng lực sản xuất, cung ứng thuốc phục vụ công tác chăm sóc, bảo vệ sức khỏe nhân dân còn yếu; công tác xã hội hóa y tế phát triển chậm, các cơ sở y tế tư nhân quy mô còn nhỏ, việc đầu tư cho trang thiết bị còn thấp, trình độ chuyên môn chưa đảm bảm; y học cổ truyền phát triển chưa đúng với tiềm năng vốn có, đội ngũ thầy thuốc được đào tạo cơ bản về y học cổ truyền còn thiếu, nhiều bài thuốc hay, cây thuốc quý còn chưa được nghiên cứu, khai thác, áp dụng nên có nguy cơ thất truyền; những việc làm vi phạm đạo đức nghề nghiệp của một số cán bộ y tế chậm được khắc phục…
một số bài học kinh nghiệm quý báu về công tác chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khỏe nhân dân. Đó là, bài học quán triệt quan điểm của Đảng ta về vai trò của sự nghiệp chăm sóc, bảo vệ sức khỏe nhân dân; bài học về xã hội hóa và đa dạng hóa ngành y tế; bài học về đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ y tế; bài học về Đảng, Nhà nước coi trọng đổi mới tổ chức và quản lý nền y tế…
5. Để đưa công tác lãnh đạo thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội trong lĩnh vực y tế của Đảng đạt kết quả cao hơn nữa những năm đầu thế kỷ XXI cần phải giải quyết tốt một số vấn đề đặt ra như: đổi mới, nâng cao chất lượng công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân; phát triển hệ thống y học dự phòng, thực hiện tốt các chương trình, mục tiêu y tế quốc gia, phong trào vệ sinh, phòng bệnh; đổi mới quản lý bệnh viện công lập, thực hiện tốt cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các bệnh viện; phát triển mạnh các loại hình bảo hiểm y tế, xây dựng và thực hiện lộ trình tiến tới bảo hiểm y tế toàn dân; sửa đổi chính sách viện phí của các cơ sở y tế công lập; khuyến khích phát triển các cơ sở y tế thuộc nhiều hình thức sở hữu; củng cố và hoàn thiện mạng lưới y học cổ truyền; có chế tài đãi ngộ xứng đáng đối với cán bộ y tế, đặc biệt là những người công tác ở tuyến y tế cơ sở.
Như vậy, có thể nói, với những thành tựu đã đạt được và những bài học kinh nghiệm được rút ra sau 10 năm lãnh đạo thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội trong lĩnh vực y tế của Đảng từ 1996 đến 2006, tin tưởng rằng trong những giai đoạn cách mạng tiếp theo Đảng Cộng sản Việt Nam sẽ tiếp tục lãnh đạo ngành y tế đạt nhiều tiến bộ hơn nữa, góp phần xây dựng một nền y tế theo định hướng công bằng và hiệu quả.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM K HẢO
1. Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam (2002), Chỉ thị số 06 - CT/TW Về củng cố và hoàn thiện mạng lưới y tế cơ sở.
2. Bộ Chính trị (2005), Nghị quyết số 46/NQ-TW “Về công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới”.
3. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2009), Giáo trình Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
4. Chỉ thị số 07/1996/CT-BYT ngày 25/6/1996 của Bộ trưởng Bộ Y tế Về tăng cường công tác quản lý hành nghề y, dược tư nhân.
5. Chỉ thị số 09/1996/CT-BYT ngày 02/11/1996 của Bộ trưởng Bộ Y tế Về việc