9. Cấu trúc của luận văn 13-
2.2. Một số công cụ tài chính tác động đến quá trình triển khai đổi mớ
2.2.2. Chính sách tín dụng, ngân hàng 6 6-
DNNVV luôn kêu thiếu vốn; ngân hàng thì đánh giá đây là khách hàng tiềm năng. Thực tế, việc vay vốn của các DNNVV vẫn rất khó khăn. Theo
tổng hợp của Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam công bố cuối tháng 9, trong 7 tháng đầu năm 2008, dƣ nợ cho vay DNNVV của các ngân hàng đạt 299.472 tỷ đồng, chiếm 27,3% tổng dƣ nợ cho vay nền kinh tế, tăng 16,65% so với cuối năm 2007. Hiện nay, DNNVV hoạt động xây dựng chiếm 93,96% tổng số doanh nghiệp, đóng góp 40% GDP của cả nƣớc, thu hút khoảng 50,13% tổng số lao động nhƣng số vốn ngân hàng cho vay đối với khu vực này vẫn còn thấp.
Về phía doanh nghiệp, do những hạn chế nhƣ hiệu quả kinh doanh thấp, công nghệ lạc hậu, sức cạnh tranh yếu... cộng với các báo cáo tài chính của DNNVV thƣờng không đƣợc kiểm toán khiến họ rất khó tiếp cận vốn vay của ngân hàng. Thậm chí, theo ông Huỳnh Bửu Quang - Giám đốc khối tài chính doanh nghiệp Ngân hàng Hồng Kông và Thƣợng Hải Việt Nam (HSBC), các DNNVV thƣờng không hiểu rõ yêu cầu của ngân hàng, muốn vay mà không biết bắt đầu từ đâu, thiếu phƣơng án kinh doanh, thiếu tài sản thế chấp...
Hiện nay các DNNVV đang gặp rất nhiều khó khăn trong việc tiếp cận các nguồn vốn tín dụng, đặc biệt là các nguồn vốn trung và dài hạn. Tình trạng thiếu vốn sản xuất kinh doanh, thiếu vốn đầu tƣ trang thiết bị đang là rào cản cho sự phát triển của các DNNVV. Song để đầu tƣ phát triển đổi mới trang thiết bị các DNNVV còn phải gặp khó khăn do thay đổi tỷ giá ngoại tệ, nguồn ngoại tệ khan hiếm. Để trợ giúp các doanh nghiệp, CCTCPS là một công cụ tài chính hữu hiện trợ giúp các doanh nghiệp. Song theo thống kê của ngân hàng thanh toán quốc tế cho thấy, đến hết 2006, số dƣ hợp đồng giao dịch phái sinh trên thị trƣờng tài chính quốc tế tƣơng đƣơng 417 tỷ USD. Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại, CCTCPS và thị trƣờng CCTCPS vẫn chƣa phát triển; việc mua/bán CCTCPS đƣợc rất ít doanh nghiệp thực hiện trong quá trình hoạt động kinh doanh của mình, đồng thời thị trƣờng chính thức chƣa đƣợc thiết lập, thị trƣờng phi chính thức nhỏ lẻ và hoạt động không thƣờng xuyên.
Loại CCTCPS đƣợc phổ biến nhiều nhất ở Việt Nam hiện nay là CCTCPS tiền tệ. Ngoài ra, một số ít ngân hàng thƣơng mại Việt Nam đang đƣợc Ngân hàngNhà nƣớc (NHNN) cho phép thực hiện thí điểm mua/bán một số loại CCTCPS khác nhƣ CCTCPS về tín dụng, hoán đổi lãi suất, quyền chọn về vàng, kỳ hạn về hàng hóa.
Khung pháp lý chế độ kế toán Việt Nam liên quan đến CCTCPS hiện nay chƣa phù hợp. Việc xử lý kế toán về về CCTCPS không phù hợp với thông lệ kế toán Quốc tế. Tất yếu của vấn đề, kết quả kinh doanh của năm sẽ không xác định đƣợc hợp lý do chƣa quán triệt đƣợc các nguyên tắc kế toán nhƣ "dồn tích", "thận trọng", "phù hợp" ... Những chỉ tiêu tài chính về công cụ tài chính cần phải trình bày trên báo cáo tài chính doanh nghiệp để cung cấp thông tin cho đối tác, cho ngƣời đầu tƣ, cho cơ quan quản lý... cũng chƣa có.
Theo quan điểm của tác giả, những nguyên nhân chính đã và đang hạn chế việc sử dụng CCTCPS trong hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp, hạn chế mức độ phát triển thị trƣờng CCTCPS là:
- Mức độ tham gia thị trƣờng vốn của các doanh nghiệp chƣa lớn, các nhà quản trị doanh nghiệp chƣa có nhu cầu và cũng chƣa có hiểu biết nhiều về bản chất của các loại CCTCPS.
- Các tổ chức tài chính, đặc biệt là các ngân hàng thƣơng mại: nguồn nhân lực hạn chế, hệ thống thông tin quản lý chƣa phát triển; đối tác mua, bán CCTCPS với các ngân hàng thƣơng mại là các doanh nghiệp lại hạn chế. Do đó, các tổ chức tài chính cũng chƣa có nhu cầu, chƣa chủ động phát triển và cung ứng các sản phẩm, dịch vụ về CCTCPS.
- Khuôn khổ pháp lý: các luật lệ, các chính sách quản lý nhà nƣớc còn thiếu; cơ chế nghiệp vụ chƣa có.
- Chi phí giao dịch có liên quan để mua/bán/giao dịch CCTCPS còn cao. Chi phí giao dịch bao gồm: Chi phí tìm kiếm thông tin; Chi phí thƣơng lƣợng với đối tác; Chi phí để điều chỉnh trạng thái nhằm thích nghi với điều
kiện mới của thị trƣờng và tài thƣơng lƣợng; Chi phí phát sinh từ những yếu tố bất định và rủi ro về thông tin, thể chế... (uncertaily cost - chi phí rủi ro không dự đoán đƣợc); Chi phí ủy quyền tác nghiệp; Chi phí thực hiện và giám sát.
Vậy, CCTCPS sẽ đem lại lợi ích và những rủi ro gì cho doanh nghiệp? Doanh nghiệp có thể mua/bán công cụ phái sinh với 2 mục đích: mục đích phòng ngừa rủi ro tài chính; mục đích đầu cơ, tạo lợi nhuận từ ứng dụng công cụ phái sinh, trên cơ sở tạo trạng thái mở về lãi suất/ngoại tệ/hàng hóa/chứng khoán... Ngoài ra, khi sử dụng phối hợp nhiều công cụ phái sinh với đối tác khác nhau, trên những thị trƣờng khác nhau có thể tạo lợi nhuận trên cơ sở không phải đối mặt với các trạng thái mở/các rủi ro tài chính. Xét tổng thể qua hàng năm, chỉ riêng doanh nghiệp nƣớc ngoài khi đƣa vốn ngoại tệ vào Việt Nam đầu tƣ, sau khi thu lợi nhuận và chuyển tiền về nƣớc, nếu sử dụng công cụ phái sinh, họ sẽ tránh đƣợc thiệt hại khi có rủi ro về tỷ giá. Tiếp đó là các dự án đầu tƣ với số vốn lớn. Các dự án này đều vay hay mua chịu một lƣợng lớn hàng hóa nƣớc ngoài bằng USD, nếu sử dụng hoán đổi lãi suất (Swaps) thì có thể tránh đƣợc thiệt hại không nhỏ với những biến động khó lƣờng của thị trƣờng tiền tệ.
Tuy nhiên, việc sử dụng CCTCPS và hoạt động của thị trƣờng CCTCPS cũng chứa đựng những rủi ro tiềm tàng rất lớn, thậm chí khi rủi ro xảy ra có thể làm cho doanh nghiệp bị phá sản hoặc khủng hoảng tài chính... nếu hoạt động của doanh nghiệp, của thị trƣờng không hiệu quả.
Tùy thuộc từng loại công cụ phái sinh, tùy thuộc vào mục đích và trạng thái kinh doanh sẵn có khi mua/bán/giao dịch CCTCPS, tùy thuộc cơ sở hạ tầng tài chính, tùy thuộc môi trƣờng kinh doanh mà ngƣời mua, ngƣời bán sẽ phải/không phải đối diện với những loại rủi ro tài chính, mức độ rủi ro nhất định. Ví dụ, nếu xét riêng lẻ một nghiệp vụ quyền chọn: đối với ngƣời mua quyền chọn mua, lỗ nhiều nhất là mức phí quyền chọn, lãi thì có thể rất lớn; ngƣợc lại, đối với ngƣời bán quyền chọn mua: Lãi tối đa là phí quyền chọn,
lỗ thì có thể rất lớn .
Tổng quát, các vấn đề phát sinh, các loại rủi ro tiềm tàng khi mua/bán/giao dịch các CCTCPS bao gồm: Rủi ro tín dụng; Rủi ro thị trƣờng; Rủi ro thanh khoản; Tập trung rủi ro; Rủi ro hoạt động:
Chia sẻ những lợi ích mà ngân hàng thƣơng mại thu đƣợc khi thực hiện công cụ phái sinh, Ths. Nguyễn Quang Minh (Vietcombank) cho biết: Thực ra, mục đích của ngân hàng thƣơng mại khi tham gia công cụ phái sinh là để bảo hiểm rủi ro giao dịch tài chính cho cả ngân hàng và khách hàng. Trong quá trình hoạt động, nếu có sinh lời thì bản chất vẫn là phòng ngừa rủi ro để tối đa hóa lợi nhuận chứ không hẳn là kiếm lời!
Mặc dù hữu ích là vậy nhƣng công cụ phái sinh hiện phát triển khá khiêm tốn ở chi nhánh ngân hàng Citibank, Standard Chartered, BIDV, HSBC Vietcombank, với doanh số chƣa đáng kể so với doanh số nghiệp vụ truyền thống. Ngay cả với HSBC, mặc dù hoạt động tại Việt Nam đã 6 năm với hơn 1.000 khách hàng, nhƣng sau 2 năm triển khai dịch vụ, mới chỉ có vài doanh nghiệp sử dụng dịch vụ này.
Cho đến nay, tín dụng phái sinh vẫn đƣợc nhìn nhận một cách lạc quan. Mặc dù ngƣời ta đã lo lắng về chúng suốt hai mƣơi năm qua nhƣng nền kinh tế vẫn vận hành ổn định và có tính đàn hồi cao. Những công cụ kỳ lạ này đã không gây ra “cơn đại hồng thủy” nhƣ các chuyên gia đã cảnh báo.
Nữ, 53 tuổi, Ngân hàng BIDV Hà nội: Công cụ tài chính phái sinh và thị trường công cụ tài chính phái sinh có tầm quan trọng như thế nào đối với tài chính doanh nghiệp, đối với các tổ chức tài chính và đối với phát triển kinh tế nói chung? Phải có các điều kiện cần và đủ để xây dựng, phát triển một thị trường công cụ phái sinh hoạt động hiệu quả? Đối với từng doanh nghiệp, nên ứng dụng công cụ phái sinh như thế nào? Đó là những vấn đề bức xúc của thực tiễn đặt ra rất cần được nghiên cứu sâu trên mọi khía cạnh.