9. Cấu trúc của luận văn 13-
3.2. Một số giải pháp khuyến khích doanh nghiệp nhỏ và vừa hoạt động
3.2.1. Chính sách vốn 85
Quỹ đổi mới công nghệ quốc gia
.
Nam, 66 tuổi,: Việc thành lập Quỹ đổi mới công nghệ Quốc gia để hỗ trợ các doanh nghiệp đổi mới công nghệ cũng như hỗ trợ các hoạt động ươm tạo công nghệ, ươm tạo doanh nghiệp công nghệ, chuyển giao công nghệ tiên tiến ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn và đặc biệt khó khăn là hết sức cần thiết. Đây cũng là hình mẫu đã được thực hiện thành công ở nhiều nước đang phát triển như Trung Quốc, Hàn Quốc... Trong bối cảnh hội nhập quốc tế, Nhà nước không thể tiếp tục thực hiện việc hỗ trợ trực tiếp. Việc thành lập quỹ riêng để hỗ trợ cho việc tăng cường tiềm lực công nghệ, áp dụng tiến bộ kỹ thuật, nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp là rất cần thiết và không trái với quy tắc WTO.
Việc hình thành Quỹ hỗ trợ đổi mới công nghệ quốc gia là việc làm cần thiết, bởi tốc độ đổi mới công nghệ trong hầu hết doanh nghiệp nƣớc ta còn rất chậm; ít ngành, ít lĩnh vực sử dụng công nghệ tiên tiến (chỉ 2% so với 30% ở Thái Lan, 51% ở Malaysia, 73% ở Singapore).
Thành lập quỹ sẽ là một giải pháp mạnh hỗ trợ doanh nghiệp, đặc biệt là các DNNVV tìm kiếm, hoàn thiện, đổi mới và chuyển giao công nghệ. Đồng thời, một cách trực tiếp và nhanh chóng nhất, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp trong bối cảnh hội nhập.
Quỹ phát triển KH&CN tại doanh nghiệp
Luật KH&CN, Luật Chuyển giao công nghệ, Luật Thuế TNDN và các văn bản quy phạm pháp luật khác đã mở ra nền tảng pháp lý cho việc hình
thành Quỹ phát triển KH&CN tại doanh nghiệp. Tuy nhiên cho đến nay, loại hình quỹ này đi vào hoạt động đã bộc lộ hạn chế bởi nhiều lý do khác nhau. Các cấp, các ngành có liên quan cần ban hành văn bản xác lập cơ chế và hoạt động quỹ, sửa đổi một số quy định về kế toán, quản lý tài chính doanh nghiệp cho phù hợp, tạo động lực phát triển quỹ.
Về pháp lý, Nhà nƣớc khuyến khích doanh nghiệp thành lập Quỹ phát triển KH&CN để đầu tƣ cho hoạt động KH&CN, nhằm nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp thông qua nghiên cứu, ứng dụng, ĐMCN, đổi mới sản phẩm, hợp lý hóa sản xuất của doanh nghiệp. Ðể có thể khai thông nguồn vốn của doanh nghiệp đầu tƣ cho KH&CN thông qua quỹ này, đề nghị các cấp có thẩm quyền cần sớm xem xét và ban hành các quy định có liên quan.
- Cần sớm sửa đổi, bổ sung các quy định tại Quyết định số 36/2007/QÐ- BTC ngày 16/5/2007 của Bộ Tài chính ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của quỹ phát triển KH&CN của các tổ chức, cá nhân và doanh nghiệp cho phù hợp với các quy định hiện hành cũng nhƣ thực tế hoạt động của doanh nghiệp theo hƣớng:
+ Nên mềm hóa quy định về thu hồi phần thuế thu nhập doanh nghiệp từ các khoản tiền trích lập Quỹ mà không sử dụng hoặc sử dụng không hết 70% hoặc sử dụng không đúng mục đích và phần lãi phát sinh từ số thuế thu nhập doanh nghiệp đó; Cụ thể, chỉ nên thu hồi thuế thu nhập hoặc buộc xuất toán những khoản chi của Quỹ nào không sử dụng đúng mục đích thôi, còn dùng không hết sau 5 năm vẫn đƣợc kết dƣ nhƣ một khoản tiết kiệm, tích lũy dài hạn của doanh nghiệp. Điều này là cần thiết để tránh việc doanh nghiệp buộc phải biến báo làm giả chứng từ , hoặc cố chi hết cho những mục tiêu chƣa cần thiết, trong khi thiếu vốn tích lũy chi cho những hoạt động KH&CN dài hạn, đòi hỏi vốn lớn trong bối cảnh thu nhập cảu doanh nghiệp có hạn, và chi cho KH&CN ngày càng đắt đỏ, tốn kém và nhiều rủi ro hơn.
của doanh nghiệp với các doanh nghiệp và cơ sở nghiên cứu ngoài lãnh thổ Việt Nam, chẳng hạn, để đào tạo lao động ở nƣớc ngoài phục vụ chuyển giao công nghệ, thiết bị; Sẽ là không hợp lý khi doanh nghiệp không đƣợc phép cấp kinh phí từ Quỹ cho các hoạt động tham quan và tập huấn kỹ thuật phục vụ nghiên cứu và chuyển giao KH&CN ở nƣớc ngoài (nhất là trƣờng hợp doanh nghiệp có mua máy móc, thiết bị và công nghệ từ nƣớc ngoài), trong khi ngay cả các đề tài KH&CN từ nguồn NSNN cũng không bị những hạn chế này
+ Không nên tƣ duy quản lý Quỹ kiểu áp đặt máy móc và mô phỏng nhƣ quản lý nhà nƣớc đối với chi NSNN cho KH&CN kiểu cũ, vì nhƣ TP.Hà Nội và Hồ Chí Minh thì cả sở KH&CN và sở Tài chính cũng không thể có đủ nhân lực, thời gian và trình độ, kinh phí cho việc xác nhận, thông qua thủ tục các hoạt động KH&CN của hàng trăm ngàn doanh nghiệp trên địa bàn đƣợc; Hơn nữa, sẽ càng khó nếu hoạt động đó diễn ra trên nhiều địa bàn. Đặc biệt, trong khi Thông tƣ 15/2011/TT-BTC đã có quy định đúng và thoáng là đối với các khoản chi mua tài sản cố định phục vụ hoạt động KH&CN, doanh nghiệp ghi giảm Quỹ tƣơng ứng và không phải trích khấu hao, chỉ mà theo dõi hao mòn tài sản cố định.
+ Việc giám sát của cơ quan thuế, cơ quan quản lý nhà nƣớc đối với việc quản lý sử dụng quỹ phát triển khoa học công nghệ của doanh nghiệp không nhằm mục tiêu tăng thu ngân sách. Ngƣợc lại, thông qua công tác giám sát của cơ quan quản lý mà thúc đẩy doanh nghiệp quan tâm nhiều hơn đến hoạt động nghiên cứu và phát triển.
- Ban hành sửa đổi, bổ sung các quy định về chế độ kế toán, quản lý tài chính doanh nghiệp, thuế có liên quan đến quỹ phát triển KH&CN trong doanh nghiệp.
- Nhà nƣớc cần sớm ban hành các quy định xác lập cơ chế quản lý đối với sự hoạt động của quỹ, hệ thống tiêu chí đánh giá hiệu quả sử dụng của quỹ phát triển KH&CN trong doanh nghiệp cũng nhƣ trong nền kinh tế.
Ðồng thời, Nhà nƣớc cũng sớm đƣa các chính sách hỗ trợ để đẩy mạnh phát triển thị trƣờng công nghệ, chính sách tài chính, đất đai..., nhằm khuyến khích doanh nghiệp đầu tƣ vào KH&CN, tạo nên một sức mạnh đột phá cho nền KH&CN nƣớc nhà trong giai đoạn mới. Đối với các doanh nghiệp qui mô khác nhau không thể áp chung một chính sách. Tác giả đề nghị hai nhóm giải pháp cho hai nhóm doanh nghiệp: nhóm DNNVV và nhóm doanh nghiệp lớn.
Quỹ Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa
Việc thành lập Quỹ là biện pháp quan trọng để hình thành một nguồn kinh phí tập trung đủ mạnh để giành riêng cho các chƣơng trình trợ giúp phát triển DNNVV, tạo nên sự bền vững trong hoạt động và phát triển của các DNNVV Việt Nam. Vậy, Quỹ phát triển DNNVV phải đƣợc thiết kế nhƣ thế nào, để việc hình thành và hoạt động của Quỹ đạt đƣợc các mục tiêu đề ra, tạo đƣợc sự tập trung, khắc phục sự phân tán, chồng chéo các nguồn lực, đồng thời đảm bảo việc quản lý Quỹ đƣợc tuyệt đối an toàn, hoạt động có hiệu quả và có sức sống. Đây là vấn đề khó, nhƣng không phải là không thể giải quyết đƣợc. Từ suy nghĩ đó, xin nêu ra một số vấn đề có tính chất gợi mở về Quỹ phát triển DNNVV nhƣ sau:
* Mô hình của Quỹ:
- Quỹ với hình thức là một nguồn kinh phí tập trung để thực hiện các hoạt động trợ giúp cho DNNVV.
- Cơ chế quản lý và điều hành Quỹ vừa phải đảm bảo tuân thủ đúng các quy định của pháp luật về quản lý và sử dụng các Quỹ tài chính vừa phải tạo đƣợc cơ chế mở, có đƣợc “ độ mềm dẻo cần thiết” để có thể ứng phó một cách linh hoạt với việc tiếp cận, tiếp nhận các nguồn tài chính khác nhau, đặc biệt là các nguồn tài chính của các tổ chức quốc tế. Vừa phải đạt đƣợc tầm nhìn nhất định theo lộ trình hợp tác phát triển DNNVV trong khối ASEAN
* Quy trình vận hành:
- Đảm bảo quản lý nguồn kinh phí an toàn, sử dụng hiệu quả. - Tạo đƣợc cơ chế quan hệ hai chiều giữa Quỹ và đối tƣợng đƣợc tài trợ.
* Chương trình mục tiêu cần ưu tiên tài trợ kinh phí
- Đầu tƣ ĐMCN, đổi mới thiết bị kỹ thuật theo chiến lƣợc phát triển và mở rộng sản xuất của các DNNVV.
- Nâng cao năng lực công nghệ của các DNNVV thông qua chƣơng trình hỗ trợ nghiên cứu, phát triển công nghệ sản xuất các sản phẩm mới, chuyển giao công nghệ, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất.
- Hoạt động xúc tiến mở rộng thị trƣờng cho DNNVV lồng ghép với việc xây dựng thƣơng hiệu sản phẩm đặc trƣng cho các DNNVV theo vùng miền, theo lĩnh vực ngành hàng.
Để tránh vết xe đổ của Quỹ Bảo lãnh tín dụng, Thực chất, Quỹ Phát triển DNNVV là một loại quỹ hỗ trợ. Để Quỹ hoạt động khả thi, ngoài nguồn vốn lấy từ ngân sách nhà nƣớc, từ hỗ trợ của cộng đồng quốc tế, cần có cả đóng góp tự nguyện của chính các doanh nghiệp. Doanh nghiệp muốn đƣợc vay vốn từ Quỹ khi gặp khó khăn hoặc khi có nhu cầu mở rộng phát triển thì trƣớc tiên phải có đóng góp xây dựng Quỹ. Dù các DNNVV còn nhiều khó khăn, nhƣng việc tự nguyện đóng góp xây dựng Quỹ phát triển DNNVV cũng là quyền lợi, trách nhiệm của doanh nghiệp . Và chỉ khi 3 nguồn vốn đóng góp (ngân sách nhà nƣớc, hỗ trợ của cộng đồng quốc tế, DNNVV) vào việc xây dựng Quỹ phải bổ sung mới mang lại hiệu quả.