Mức trợ cấp và hệ số TCXH hàng tháng đối với NCT

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện chính sách trợ cấp xã hội hàng tháng đối với người cao tuổi ở việt nam hiện nay (Trang 49)

Đối tượng Mức chuẩn

(Đồng) Hệ số

1. Người cao tuổi thuộc hộ nghèo không có người có nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng, không có điều kiện sống ở cộng đồng, đủ điều kiện tiếp nhận vào cơ sở bảo trợ xã hội, nhà xã hội nhưng có người nhận chăm sóc tại cộng đồng.

Đối tượng Mức chuẩn

(Đồng) Hệ số

2. Người cao tuổi từ đủ 60 tuổi đến 80 tuổi thuộc hộ nghèo không có người có nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng hoặc có người có nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng nhưng người này đang hưởng chế độ trợ cấp xã hội hàng tháng.

270.000 1,5

3. Người cao tuổi từ đủ 80 tuổi trở lên, thuộc hộ nghèo không có người có nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng hoặc có người có nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng nhưng người này đang hưởng chế độ trợ cấp xã hội hàng tháng.

270.000 2,0

4. Người từ đủ 80 tuổi trở lên không có lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hàng tháng, trợ cấp xã hội hàng tháng, thuộc diện hộ nghèo.

270.000 1,0

5. Người từ đủ 80 tuổi trở lên không có lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hàng tháng, trợ cấp xã hội hàng tháng, không thuộc diện hộ nghèo.

180.000 1,0

6. Người cao tuổi là người khuyết tật đặc biệt

nặng, thuộc diện hộ nghèo. 270.000 2,5

7. Người cao tuổi là người khuyết tật đặc biệt

nặng, không thuộc diện hộ nghèo. 180.000 2,5

8. Người cao tuổi là người khuyết tật nặng, thuộc

diện hộ nghèo. 270.000 2,0

9. Người cao tuổi là người khuyết tật nặng, không

thuộc diện hộ nghèo. 180.000 2,0

10. Người cao tuổi bị nhiễm HIV/AIDS thuộc

2.3. Đánh giá thực trạng tác động của chính sách trợ cấp xã hội hàng tháng đối với ngƣời cao tuổi tháng đối với ngƣời cao tuổi

2.3.1. Kết quả đạt được

Mở rộng đối tượng hưởng lợi bảo đảm bao phủ người cao tuổi có nhu cầu trợ giúp

Với quan điểm xây dựng hệ thống chính sách xã hội toàn diện, đối tượng hưởng lợi chính sách từng bước được mở rộng. Giai đoạn trước năm 2000, đối tượng hưởng chính sách là người già cô đơn, người tàn tật nặng có hoàn cảnh kinh tế khó khăn, trẻ em mồ côi và trẻ em bị bỏ rơi không nơi nương tựa không người chăm sóc. Năm 2000, bổ sung hai nhóm đối tượng là NCT từ 90 tuổi trở lên không có lương hưu hoặc trợ cấp xã hội và đối tượng là người bị nhiễm HIV/AIDS không có khả năng lao động. Đến năm 2007 đã hạ độ tuổi từ 90 xuống 85 đối với NCT không có lương hưu hoặc trợ cấp BHXH. Ngoài ra, chính sách cũng đã điều chỉnh giảm bớt các điều kiện bắt buộc để mở rộng thêm đối tượng hưởng lợi và đơn giản hóa trong quá trình xem xét quyết định chính sách cho các đối tượng. Kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2010 tiếp tục mở rộng đối tượng hưởng lợi bằng cách hạ độ tuổi NCT xuống còn 80 là đủ tuổi hưởng trợ cấp.

Số lượng NCT được hưởng TCXH hàng tháng tăng dần qua các năm, đến năm 2015 cả nước có 1.585.677 NCT được hưởng TCXH hàng tháng (chiếm 16,8% NCT trong cả nước).

Bảng 2.4. Số lƣợng NCT đƣợc hƣởng TCXH qua các năm

Năm 2011 2012 2013 2014 2015

Số lượng (người) 1.071.320 1.412.000 1.438.291 1.539.492 1.585.677

60-80 tuổi thuộc diện hộ

nghèo 123.209 102.695 95.632 85.066 87.618

Từ đủ 80 tuổi không có

lương hưu, BHXH, TCXH 948.111 1.309.305 1.342.659 1.454.426 1.498.059

Chế độ chính sách từng bước được bảo đảm theo mục tiêu chính sách

Từ năm 1966, mức TCXH đã được quy định cụ thể theo Thông tư số 202/CP ngày 26 tháng 11 năm 1966 của Chính phủ về chính sách cứu trợ cho người già cô đơn không nơi nương tựa và trẻ em mồ côi mất nguồn nuôi dưỡng. Từ năm 1991 đến nay, nhiều văn bản liên quan quy định về chính sách TCXH đã được ban hành theo hướng: mở rộng diện đối tượng thụ hưởng; tăng mức chuẩn trợ cấp xã hội và tiến tới bảo đảm mức thu nhập tối thiểu và ổn định cuộc sống cho các đối tượng yếu thế. Trước năm 1965 chưa có mức chuẩn TCXH cụ thể mà dựa vào huy động qua thóc, gạo, quần áo. Tính chất cứu trợ là khắc phục các sự cố và mang nặng tính đột xuất, thiếu thì cứu, chưa thành những quy định có tính chất thường xuyên.

Từ năm 1966, mức TCXH đã được quy định cụ thể tại Thông tư số 202/CP ngày 26 tháng 11 năm 1966 của Chính phủ. Chế độ trợ cấp hàng tháng từ 10-13kg thóc/tháng. Giai đoạn 1976-1985 hình thành hai mức trợ cấp theo khu vực: từ 8-10đồng/người/tháng ở nông thôn và 10- 12đồng/người/tháng ở thành thị. Từ năm 1985, với quan niệm tiền lương hàng tháng của người đi làm phải đủ nuôi 3 người (bản thân, 01 bố mẹ và 01 con) và mức trợ cấp phải bằng 1/3 lương tối thiểu của người lao động, do đó TCXH đã đổi thành trợ cấp khẩu phần ăn với mức 15kg thóc/người/tháng.

Từ năm 1994, các mức trợ cấp cụ thể đã tách từ mức chung thành mức riêng cho từng nhóm đối tượng và chuyển từ quy định hiện vật sang quy định về tiền mặt giá trị có tính đến biến động của giá cả và phát triển kinh tế. Đến nay, mức TCXH đã được điều chỉnh 6 lần. Mặc dù có điều chỉnh nhiều lần, nhưng mức TCXH hiện nay mới chỉ đảm bảo chi phí để đối tượng mua một phần lương thực.

Mức TCXH cho người cao tuổi tuy chỉ đáp ứng phần nào lương thực thực phẩm nhưng cũng đã đem lại rất nhiều ý nghĩa đối với đối tượng hưởng lợi.

Bảng 2.5. Phân bố (%) NCT đƣợc cho biết về ý nghĩa của khoản TCXH Ý nghĩa của khoản

TCXH Nhóm tuổi Giới tính KV sống Chung 60-69 70-79 80+ Nam Nữ TT NT Rất giá trị về mặt vật chất 4.2 6.3 17.0 13.3 10.8 3.2 14.4 11.9 Ít giá trị vật chất nhưng giá trị tinh thần 9.2 17.3 41.8 30.1 28.9 13.6 34.1 29.4

Vừa giá trị vật chất vừa

giá trị tinh thần 13.4 17.3 36.0 24.5 28.9 13.6 31.0 27.0

Ít có ý nghĩa 0.8 0.0 0.2 0.6 0.0 0.4 0.2 0.3

Không biết 72.4 59.1 5.0 31.4 31.4 69.2 20.2 31.4

Tổng 100.0 100.0 100.0 100.0 100 100 100.0 100.0

N 239 237 619 465 630 250 845 1095

(Nguồn: Kết quả khảo sát về thực hiện Luật NCT 2015)

Nhiều tỉnh, thành phố đã có chính sách riêng về mức trợ cấp cho NCT như sau: Thành phố Hồ Chí Minh quy định mức chuẩn TCXH hệ số 1 là 380.000 đồng/người/tháng; thành phố Hà Nội: 350.000 đồng/người/tháng; tỉnh Khánh Hòa: 270.000 đồng/người/tháng; tỉnh Hưng Yên hỗ trợ NCT sống tại trung tâm BTXH với mức 1.000.000 đồng/người/tháng.

Hệ thống tổ chức thực hiện

Hệ thống tổ chức, cán bộ hoạch định, thực thi chính sách đã từng bước tăng cường. Trước năm 1995 hầu như hệ thống tổ chức thực hiện TGXH nói chung và TCXH hàng tháng cho NCT nói riêng không có. Ở cấp tỉnh chưa thành lập phòng chuyên trách ở Sở LĐTBXH, cấp huyện chưa phân công cán bộ chuyên trách, cấp xã chỉ có cán bộ kiêm nhiệm thực hiện chính sách thương binh liệt sĩ. Để tăng cường năng lực thể chế tổ chức thực hiện, ở Trung ương tăng cường cán bộ Vụ BTXH từ 10 người (năm 1995) tăng lên 30 người (năm 2000) và cùng với cấp Trung ương, ở cấp tỉnh thành lập lại Phòng BTXH thuộc Sở LĐTBXH, cấp huyện phân công ít nhất từ 1-2 cán bộ theo dõi.

Các bộ, ngành và các địa phương, các tổ chức đoàn thể đã tổ chức nhiều cuộc tập huấn nghiệp vụ cho các đơn vị trong ngành và các đơn vị có liên quan. Bộ LĐTBXH thường xuyên tập huấn cán bộ trong ngành từ cấp tỉnh đến cấp xã về triển khai pháp luật, kỹ năng chăm sóc đối tượng tại cộng đồng. Bộ Giao thông - Vận tải, Bộ Y tế, Hội Cựu chiến binh, UBMTTQ… hàng năm đều tổ chức các lớp tập huấn cán bộ, triển khai các hoạt động trợ giúp người cao tuổi.

Chính những cố gắng trong việc hoàn thiện thể chế tổ chức thực hiện cho đến nay, đã xây dựng được tổ chức chuyên trách từ Trung ương đến địa phương, vừa đảm bảo thực hiện công tác quản lý Nhà nước, vừa bảo đảm thực hiện tốt các hoạt động có tính chất sự nghiệp.

Cơ chế tài chính

Thông thường để triển khai thực hiện chính sách cần có hai nguồn ngân sách. Thứ nhất là nguồn ngân sách để thực hiện chính sách và ngân sách chi cho bộ máy triển khai thực thi. Chính sách TCXH hàng tháng mới chỉ quan tâm đến việc bảo đảm nguồn để thực hiện chính sách. Còn nguồn chi phí cho bộ máy chưa bố trí riêng mà thực hiện chính sách dựa vào cơ quan hành chính. Theo quy định, kinh phí chi chính sách TGXH thường xuyên được bố trí trong nguồn bảo đảm xã hội và chiếm khoảng 18-25% tổng mục chi bảo đảm xã hội của cả nước. Theo số liệu tổng hợp, ngân sách chi cho chính sách xã hội hàng năm được bố trí tăng. Năm 2000 là 123 tỷ đồng, 2003 là 160,78 tỷ đồng, năm 2005 là 421,82 tỷ đồng, năm 2007 là 1.500 tỷ đồng và trên 2000 tỷ đồng vào năm 2009. Tính bình quân mỗi năm, tổng ngân sách đã bố trí tăng trên 10%.

Công cụ thực hiện

Với quá trình phát triển nhanh của các hoạt động xã hội và những đòi hỏi nảy sinh từ thực tiễn, đồng thời để thực hiện tốt chủ trương của Đảng và Nhà nước trong 20 năm đổi mới vừa qua, công tác xây dựng văn bản, chế độ chính sách về BTXH được đặc biệt quan tâm, hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật được ban hành liên tục.

Năm 1996 Luật Người cao tuổi được ban hành. Cùng với việc ban hành Pháp lệnh Người cao tuổi, Ủy ban thường vụ quốc hội cũng đã thông qua Pháp lệnh NCT số 23/2000/UBTVQH10, ngày 28/4/2000. Đặc biệt ngày 9 tháng 3 năm 2000, Chính phủ ban hành Nghị định số 07/2000/NĐ-CP về chính sách cứu trợ xã hội đã quy định đầy đủ về chế độ trợ cấp xã hội cho các đối tượng BTXH. Quan trọng hơn cả là ngày 13 tháng 4 năm 2007, Chính phủ ban hành Nghị định số 67/2007/NĐ-CP quy định về chính sách trợ giúp đối với đối tượng BTXH. Nghị định này được đánh giá là văn bản toàn diện và đầy đủ nhất, quy định chi tiết về các chính sách, đối tượng, nguyên tắc và các điều kiện bảo đảm thực thi các quy định.

Trước năm 1986 các văn bản chủ yếu có tính chất đơn hành thì đến giai đoạn này các văn bản đã mang tính hệ thống và đa dạng hơn cả về thể thức, nội dung và đối tượng hưởng lợi cũng như quá trình triển khai tổ chức thực hiện. Hệ thống văn bản hiện hành đáp ứng được đòi hỏi thực tiễn của quá trình đổi mới kinh tế. Thể chế các quy định về đối tượng, nguyên tắc chế độ trợ cấp được thực hiện công bằng, công khai, minh bạch, đúng đối tượng, đúng mục tiêu. Mức trợ cấp được thay đổi tùy thuộc vào mức sống tối thiểu của dân cư.

Cùng với quá trình hoàn thiện pháp luật, chính sách TCXH hàng tháng cho NCT cũng được cụ thể hóa bằng các chương trình, kế hoạch hàng năm, 5 năm. Ví dụ chương trình hành động quốc gia về NCT giai đoạn 2005-2010 thực hiện theo quyết định số 301/QĐ-TTg ngày 26 tháng 3 năm 2005 của Thủ tướng chính phủ về phê duyệt chương trình hành động quốc gia về NCT Việt Nam giai đoạn 2005-2010. Những chương trình đề án, kế hoạch này đã cụ thể hóa mục tiêu chính sách, đối tượng hưởng lợi, giải pháp huy động nguồn lực, hệ thống tổ chức thực thi, theo dõi giám sát đánh giá, phân công trách nhiệm thực hiện. Kết quả thực hiện các chương trình đề án cũng chính là kết quả thực hiện chính sách. Thông qua các chương trình, đề án này mà trong thời gian qua đã huy động được nguồn ngân sách, tăng cường năng lực hệ thống thực thi chính sách ở các địa phương.

Giám sát đánh giá

Cùng với quá trình tổ chức thực thi chính sách, công tác kiểm tra giám sát cũng đã được các cơ quan Trung ương và địa phương quan tâm thực hiện. Hàng năm, các cơ quan Trung ương đã tổ chức kiểm tra khoảng 30% số địa phương theo chuyên đề và kết hợp lồng ghép nội dung vào các đoàn kiểm tra nắm tình hình chung của ngành ở nhiều địa phương. Kiểm tra xem xét chính sách thực hiện đúng đối tượng hay không, quy trình, nghiệp vụ, thủ tục hồ sơ đúng hay không... Đối với các địa phương cũng thành lập các đoàn kiểm tra để nắm tình hình ở cấp huyện. Ngoài kiểm tra chính thức từ các đoàn, kiểm tra cũng được quan tâm thực hiện thông qua các kênh thông tin đại chúng, báo đài... Do làm tốt công tác kiểm tra nên đã góp phần giảm bớt số đơn thư của đối tượng, tháo gỡ khó khăn vướng mắc, giảm được áp lực nghiệp vụ cho các địa phương.

Thủ tục thực hiện trợ cấp xã hội hàng tháng được quy định tại Điều 8, Nghị định số 136/2013/NĐ-CP ngày 21 tháng 10 năm 2013 và được sơ đồ hóa như sau:

Hình 2.1 . Thủ tục thực hiện TCXH hàng tháng cho ngƣời cao tuổi

Đối tượng làm hồ sơ Chủ tịch UBND cấp xã Hội đồng xét duyệt cấp xã xét duyệt (15 ngày)

Niêm yết công khai 7 ngày Phòng LĐTBXH Trình chủ tịch quận/ huyện (7 ngày) Chủ tịch UBND cấp huyện ký quyết định

2.3.2. Những hạn chế của chính sách trợ cấp xã hội hàng tháng đối với người cao tuổi người cao tuổi

Độ bao phủ chính sách được mở rộng nhưng chưa phù hợp, còn bộ

phận người cao tuổi khó khăn chưa tiếp cận được chính sách

Năm 2011, nước ta có khoảng 8,6 triệu người cao tuổi, trong đó khoảng 4,3 triệu người (chiếm 50%) được hưởng chính sách xã hội gồm: 1,9 triệu người hưởng lương hưu và trợ cấp BHXH hàng tháng, 1,4 triệu người có công hưởng trợ cấp ưu đãi hàng tháng. Như vậy vẫn còn khoảng 50% NCT chưa được hưởng bất cứ chế độ trợ cấp hàng tháng nào từ các chính sách xã hội của Nhà nước. Trong khi đó trợ cấp xã hội hàng tháng mới bao phủ được trên 1,5 triệu NCT (số liệu năm 2015).

Hình 2.2. Cơ cấu ngƣời cao tuổi và các khoản trợ cấp hàng tháng 2011

16.3 % 22.1 % 12.4 % 49.3 % Trợ cấp ưu đãi hàng tháng Lương hưu từ BHXH TCXH hàng tháng Không hưởng trợ cấp

(Nguồn: Bộ LĐTBXH và Bảo hiểm xã hội Việt Nam)

Với các điều chỉnh chính sách, số người cao tuổi được hưởng chế độ trợ cấp hàng tháng đã tăng từ 591,6 ngàn người năm 2007 lên trên 1 triệu người năm 2011. Tuy vậy do việc quy định đối tượng thuộc diện hưởng lợi còn khá hạn hẹp nên tỷ trọng người cao tuổi được hưởng chế độ này trong tổng số người cao tuổi vẫn còn khiêm tốn, chỉ chiếm 12,4% số người cao tuổi toàn quốc, thấp hơn phạm vi bao phủ của chế độ hưu trí và trợ cấp thường xuyên của bảo hiểm xã hội cũng như chế độ trợ cấp hàng tháng của chính sách ưu đãi người có công.6

6 Trong số 1,4 triệu người có công hiện đang hưởng chính sách trợ cấp ưu đãi hàng tháng, có một tỷ lệ nhỏ dưới 60 tuổi

Theo báo cáo số 03/BC-UBQGNCT ngày 31/3/2015 báo cáo tình hình và kết quả thực hiện công tác NCT năm 2014 và phương hướng thực hiện nhiệm vụ năm 2015 thì có 5.170.508 NCT/8.502.927 NCT có thẻ BHYT đạt tỷ lệ 60,8% nhưng theo báo cáo của Bộ LĐTBXH tại buổi làm việc với Ủy ban về các vấn đề xã hội ngày 23/7/2015 thì đến cuối năm 2014, số NCT cả nước có khoảng 9.410.000 người. Theo đánh giá của Cục quản lý khám chữa bệnh qua kiểm tra tại các địa phương thì tỷ lệ NCT có thẻ BHYT chỉ đạt 50% tổng số NCT.

Chế độ trợ cấp xã hội hàng tháng được điều chỉnh nhưng vẫn chưa đảm bảo nhu cầu tối thiểu và còn bất bình đẳng so với hệ thống chính sách an sinh xã hội khác

Cùng với sự tăng trưởng kinh tế thì mức sống tối thiểu của người dân cũng được nâng cao. Tính toán của Viện Khoa học Lao động và Xã hội, mức

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện chính sách trợ cấp xã hội hàng tháng đối với người cao tuổi ở việt nam hiện nay (Trang 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)