(Đơn vị tính: nghìn đồng/người/tháng)
Chỉ tiêu 2008 2009 2010 2011 2012
Mức sống tối thiểu về LTTP 270.7 356.9 388.0 450.8 527.2
Mức sống tối thiểu 475.9 583.3 634.2 736.8 862.1
Chuẩn nghèo nông thôn 200.0 200.0 200.0 400.0 400.0
Chuẩn TCXH hàng tháng 120.0 120.0 180.0 180.0 180.0
(Nguồn: Tác giả tự tổng hợp)
Như chúng ta đã biết, chuẩn nghèo được xây dựng trên cơ sở về nhu cầu chi tiêu tối thiểu để bảo đảm 2300 Kcalo/người/ngày. Giá cả của các mặt hàng lương thực, thực phẩm để tính chuẩn nghèo theo giá thực tế năm 2004. Mức trợ cấp này thấp hơn mức độ thiếu hụt về thu nhập so với chỉ tiêu của nhóm hộ nghèo (mức độ thiếu hụt 40%).
So với mức chuẩn chế độ đối với người có công thì TCXH chỉ bằng 21% và so với mức lương hưu thấp nhất cũng chỉ đạt 22%, vì theo quy định của luật Bảo hiểm xã hội năm 2006 mức lương hưu thấp nhất cũng không thấp hơn tiền lương tối thiểu. Từ năm 2010, áp dụng mức chuẩn trợ cấp tối thiểu 180.000 đồng/ tháng, nếu so với các chỉ số trên và các mức chính sách khác thì cũng có cải thiện hơn, nhưng không đáng kể.
So với mức sống tối thiểu về lương thực thực phẩm, mức chuẩn TCXH hàng tháng cũng thấp hơn nhiều. Năm 2008, mức chuẩn TCXH hàng tháng mới đáp ứng được 44,3% mức tiêu dùng tối thiểu về lương thực thực phẩm, con số này giảm còn 40% vào năm 2011 và chỉ còn 34,1% vào năm 2012, xuống còn 15,6% vào năm 2013.
Kết quả khảo sát nguồn thu nhập cho thấy, nguồn thu nhập của NCT được điều tra chủ yếu vẫn dựa vào TCXH (50%), dựa vào các khoản trợ cấp từ con cháu người thân (24,9%). Trong khi họ vẫn phải làm việc nhưng thu nhập từ các công việc tự làm và làm thuê chỉ chiếm gần 10% tổng số thu nhập cho thấy công việc của họ không còn ổn định và có thu nhập thấp do chủ yếu
là tự làm nông nghiệp. Một xu thế chung là càng cao tuổi thì tỷ lệ thu nhập từ trợ cấp càng tăng và mức độ phụ thuộc con cháu càng lớn.
Đời sống của NCT được TCXH vẫn còn rất khó khăn. Mặc dù mức trợ cấp thấp nhưng có gần 60% số NCT được hỏi cho rằng mục đích sử dụng tiền trợ cấp vẫn là cho chi tiêu hàng ngày, trong khi chỉ có khoảng hơn 4% số NCT trả lời chi cho vui chơi, giải trí và gần 11% là dùng cho khoản tiết kiệm.
Bảng 2.7. Phân bố % NCT đƣợc điều tra cho biết mục đích sử dụng tiền TCXH Mục đích sử dụng tiền trợ cấp xã hội Nhóm tuổi Giới tính KV sống Chung 60-69 70-79 80+ Nam Nữ TT NT
Sinh hoạt hàng ngày 20.1 34.6 84.0 60.4 58.6 24.4 69.7 59.4 Vui chơi giải trí 4.6 4.6 5.2 6.0 4.1 2.8 5.6 4.9 Cho con cháu 3.8 5.5 8.7 5.8 7.8 5.2 7.5 6.9 Tiết kiệm 3.8 5.9 15.8 10.8 11.3 3.6 13.3 11.1 Chi khác 0.4 0.0 0.5 0.6 0.2 0.0 0.5 0.4 Con cháu nhận và sử dụng 0.0 0.8 3.6 1.5 2.7 0.8 2.6 2.2 N 239 237 619 465 630 250 845 1095
(Nguồn: Kết quả khảo sát về thực hiện Luật NCT 2015)
Nội dung chính sách trợ cấp xã hội đối với người cao tuổi chưa thống nhất và hoàn thiện
Một chính sách được triển khai có hiệu quả thì yêu cầu tiên quyết là nội dung của chính sách phải khả thi trong thực tiễn. Qua rà soát chính sách TCXH cho NCT hiện hành và các báo cáo kết quả điều tra, một số điểm của chính sách chưa phù hợp như sau:
Chính sách TCXH cho người cao tuổi đặt ra mục tiêu quá cao so với điều kiện thực tế.
Chương trình hành động quốc gia về người cao tuổi Việt Nam giai đoạn 2012-2020 đưa ra một số chỉ tiêu cần đạt được đến năm 2015 nhưng các địa phương rất khó thực hiện do hạn chế về nguồn lực:
+ 25% tổng số bệnh viện đa khoa, bệnh viện chuyên khoa (trừ bệnh viện chuyên khoa Nhi, bệnh viện Điều dưỡng - Phục hồi chức năng), bệnh
viện y học cổ truyền có quy mô từ 50 giường bệnh kế hoạch trở lên tổ chức buồng khám bệnh riêng cho người cao tuổi tại khoa khám bệnh, bố trí giường bệnh điều trị nội trú cho người cao tuổi và 25% các bệnh viện đa khoa, chuyên khoa cấp tỉnh có khoa lão khoa. Mục tiêu này khó đạt được vì hiện nay, hầu hết các bệnh viện ở cấp tỉnh và Trung ương đều rơi vào tình trạng quá tải. Kết quả điều tra ở tỉnh Hải Dương cho thấy Tỉnh chỉ có duy nhất một khoa lão khoa ở bệnh viện tỉnh còn ở các bệnh viện khác người cao tuổi vẫn chưa có buồng khám bệnh riêng. Ở các tỉnh khác và ở các bệnh viện cấp Trung ương, nhiều khi người cao tuổi điều trị nội trú vẫn phải nằm chung giường bệnh với người khác.
+ 25% người cao tuổi không có người có quyền và nghĩa vụ phụng dưỡng được nhận nuôi dưỡng chăm sóc tại cộng đồng hoặc nuôi dưỡng trong các cơ sở chăm sóc người cao tuổi, trong đó ít nhất 20% người cao tuổi được chăm sóc thông qua các mô hình nhận nuôi dưỡng chăm sóc tại cộng đồng: Số lượng cơ sở BTXH công lập ở các tỉnh còn rất ít chưa đủ khả năng để thực hiện mục tiêu này. Hơn nữa, việc phát triển các mô hình nhận nuôi dưỡng chăm sóc tại cộng đồng ở các địa phương còn hạn chế do chưa cơ chế khuyến khích chưa đảm bảo tính hiệu quả.
Nghị định số 06/2011/NĐ-CP, ngày 14 tháng 01 năm 2011 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật người cao tuổi:
+ Khoản 1 điều 4: Việc xây dựng, cải tạo nhà chung cư, công trình công cộng phải tuân thủ quy chuẩn kỹ thuật về xây dựng và bảo đảm phù hợp với đặc điểm, nhu cầu sử dụng của người cao tuổi.
+ Khoản 1 điều 18: Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan trực thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao tổ chức thực hiện các quy định của Nghị định này.
Việc không quy định cụ thể về tiêu chuẩn kỹ thuật như thế nào để “bảo đảm phù hợp với đặc điểm, nhu cầu sử dụng của người cao tuổi” cũng như không quy định cơ quan nào sẽ hướng dẫn về điều này sẽ gây khó khăn cho các đơn vị thực hiện.
Thông tư số 17/2011/TT-BLĐTBXH quy định hồ sơ, thủ tục thực hiện trợ cấp xã hội hàng tháng, hỗ trợ chi phí mai táng và tiếp nhận người cao tuổi vào cơ sở bảo trợ xã hội: Người nhận chăm sóc người cao tuổi đủ điều kiện tiếp nhận vào sống trong cơ sở bảo trợ xã hội phải có kỹ năng để chăm sóc người cao tuổi và điều này phải được xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã. Tuy nhiên, hiện nay chưa có văn bản quy định về bằng cấp, chứng chỉ về “kỹ năng chăm sóc người cao tuổi” nên việc xác nhận có đủ điều kiện chăm sóc người cao tuổi theo quy định tại Điều 7 Thông tư này Ủy ban nhân dân cấp xã phần nào sẽ phải dựa vào “cảm tính”.
Không quy định thời gian phải hoàn thành và chế tài xử lý
Chính sách TCXH cho người cao tuổi đều có quy định về hiệu lực thi hành từ một thời điểm cụ thể nhưng không có quy định về thời điểm phải hoàn thành. Mặt khác, các chính sách này đều không có quy định về chế tài xử lý nếu không thực hiện hoặc thực hiện chậm. Một số nội dung khó thực hiện các cơ quan trì hoãn ví dụ như quy định về chỗ ngồi ưu tiên, công cụ hỗ trợ cho người cao tuổi trên các phương tiện giao thông công cộng. Đồng thời, với những chính sách này, một số địa phương có thể thực hiện chậm do không chủ động mà còn “chờ” hướng dẫn của cấp trên.
Không có quy định rõ ràng trách nhiệm thực hiện và sự phối hợp giữa các cơ quan có liên quan
Nghị định số 06/2011/NĐ-CP, ngày 14 tháng 01 năm 2011 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật người cao tuổi: (Điều 5, khoản 5) Căn cứ điều kiện cụ thể, Bộ trưởng các Bộ, Thủ trưởng các ngành, đoàn thể Trung ương; Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định mức giảm giá vé, giá dịch vụ thuộc thẩm quyền quản lý.
- Thông tư số 127/2011/TT-BTC, ngày 09 tháng 9 năm 2011 quy định mức thu phí thăm quan di tích văn hoá, lịch sử, bảo tàng, danh lam thắng cảnh đối với người cao tuổi: (Điều 2, khoản 1) Mức thu phí thăm quan di tích văn hoá, lịch sử, bảo tàng, danh lam thắng cảnh đối với người cao tuổi bằng 50%
mức thu phí hiện hành.
Việc quy định chung chung “thuộc thẩm quyền quản lý” thiếu sực phân định rõ ràng về cơ quan chịu trách nhiệm chính và trách nhiệm của các cơ quan có liên quan dẫn đến việc có thể xảy ra tình trạng “trông chờ” lẫn nhau hoặc văn bản ban hành có thể “quá thẩm quyền”. Với quy định như trong Nghị định 06 thì khó có thể biết chính xác có bao nhiêu cơ quan Trung ương có liên quan đến chính sách đó và trách nhiệm cụ thể của Ủy ban nhân dân các tỉnh là gì. Đồng thời, Nghị định 06 cho phép các địa phương được căn cứ vào điều kiện cụ thể của địa phương mình để quyết định mức phí cụ thể thì quy định tại thông tư 127 liệu có “vượt quá thẩm quyền” hay không cũng là câu hỏi khó trả lời.
Thiếu các quy định “bổ trợ” để tạo động lực cho các tổ chức/cá nhân thực hiện các hoạt động chăm sóc giúp đỡ người cao tuổi
Chương trình hành động quốc gia về người cao tuổi việt nam giai đoạn 2012-2020 cũng như nhiều chính sách khác cho người cao tuổi đều có quy định việc “Khuyến khích và hỗ trợ các tổ chức, cá nhân nhận phụng dưỡng, chăm sóc người cao tuổi cô đơn, đời sống khó khăn; phát triển và nâng cao chất lượng hoạt động các cơ sở chăm sóc người cao tuổi; khuyến khích và hỗ trợ các hoạt động quan tâm, chăm sóc người cao tuổi của gia đình, cộng đồng; khuyến khích hoạt động khám, chữa bệnh miễn phí cho người cao tuổi;
…”. Để khuyến khích các đơn vị, cá nhân thực hiện các hoạt động trên thì cần tạo động lực, lợi ích cho họ. Tuy nhiên, hiện nay hầu như chưa có quy định cụ thể, chi tiết nào về lợi ích cho các đơn vị, cá nhân tự nguyện thực hiện các hoạt động chăm sóc, giúp đỡ người cao tuổi.
Nội dung của chính sách không phù hợp với thực tiễn
Theo quy định, người từ đủ 80 tuổi trở lên không thuộc hộ gia đình nghèo không có người có nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng hoặc có người có nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng những người này đang hưởng chế độ trợ cấp xã hội hàng tháng mà không có lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hàng tháng trợ cấp xã hội hằng tháng đủ 80 tuổi trở lên mới được hưởng trợ cấp xã
hội với mức hỗ trợ là 180.000đ/tháng. Mức hỗ trợ chỉ bằng 21% mức sống tối thiểu và bằng 34% mức sống tối thiểu về lương thực thực phẩm nên rất khó để NCT đảm bảo mức sống. Ngoài việc mức hỗ trợ thấp, độ tuổi được hưởng cao cũng làm cho nhiều người cao tuổi đã qua đời, không có cơ hội hưởng các chính sách bảo trợ xã hội của Nhà nước.
Đặc biệt, tại khu vực miền núi, các dân tộc thiểu số có tuổi thọ trung bình thấp hơn nên nếu áp dụng cứng nhắc quy định đủ 80 tuổi mới được nhận TCXH thì là một thiệt thòi lớn cho NCT dân tộc thiểu số.
Nguồn tài chính hạn chế và chưa kịp thời
Khó khăn về kinh phí có thể được coi là một trong những rào cản chính dẫn đến việc chính sách trợ cấp xã hội cho người cao tuổi được thực hiện chậm hoặc kém hiệu quả. Các khó khăn về kinh phí còn ảnh hưởng đến việc tổ chức thực hiện chính sách, đảm bảo chế độ cho người cao tuổi.
Một số tỉnh ở nước ta, đặc biệt là các tỉnh miền núi, nguồn thu ngân sách của địa phương còn hạn chế nên Trung ương phải hỗ trợ kinh phí cho hoạt động của địa phương. Thông thường, khoản hỗ trợ kinh phí của Trung ương cho các tỉnh này chỉ đủ để duy trì các hoạt động thường xuyên. Với những hoạt động mà kinh phí tổ chức thực hiện và đảm bảo quyền lợi cho người cao tuổi được lấy nguồn từ ngân sách địa phương, như kinh phí chăm sóc sức khỏe ban đầu cho người cao tuổi, thì các tỉnh này thường gặp khó khăn trong việc bố trí kinh phí. Ngay cả đối với các tỉnh tự chủ được về kinh phí hoạt động thì việc bố trí kinh phí cũng không phải là điều dễ dàng. Dự toán kinh phí hàng năm của các tỉnh được lập và phê duyệt từ khoảng quý IV của năm trước nhưng rất nhiều quy định có hiệu lực thi hành sau khi ngân sách hoạt động của năm đã được phê duyệt. Mặc dù, kế hoạch ngân sách của các tỉnh đều có một tỷ lệ dự phòng nhất định nhưng các tỉnh đều gặp khó khăn nếu phát sinh những hoạt động cần nhiều kinh phí.
Do thiếu kinh phí cho việc triển khai thực hiện nên có những hoạt động cho người cao tuổi còn chưa được thực hiện đầy đủ, thực hiện mang tính hình thức, hay hiệu quả chưa cao.
Theo ý kiến của cán bộ các địa phương, với những chính sách trợ giúp xã hội mà kinh phí thực hiện được cấp từ ngân sách Trung ương thì tiến độ cấp kinh phí cũng thường bị chậm. Sau khi tỉnh đã được phê duyệt dự toán kinh phí hoạt động của năm thì cũng phải chờ một khoảng thời gian nhất định, thường không dưới một tháng, mới nhận được kinh phí từ Trung ương còn những khoản kinh phí được cấp ngoài dự toán dành cho các hoạt động mới phát sinh thì thời gian chờ đợi có thể còn lâu hơn. Ngay cả khi đã được ngân sách Trung ương cấp kinh phí thì việc giải ngân kinh phí từ kho bạc cũng cần phải hoàn thành khá nhiều thủ tục và chờ đợi để có thể nhận được kinh phí phục vụ cho việc thực hiện chính sách. Ngoài ra, việc cấp phát kinh phí chậm trong một số trường hợp cũng xảy ra đối với các hoạt động sử dụng ngân sách địa phương (từ tỉnh đến xã). Kinh phí cấp chậm, cùng với tâm lý chờ đợi, đã làm cho nhiều hoạt động dành cho người cao tuổi bị thực hiện chậm. Hầu như rất ít xã, phường thuộc các tỉnh được điều tra có thực hiện hoạt động khám sức khỏe định kỳ cho người cao tuổi vào quý I hàng năm.
Theo quy định hiện hành của Nhà nước, các địa phương được phép thu hút nguồn tài chính xã hội hóa để phục vụ cho việc thực hiện các chính sách cho người cao tuổi. Để thu hút được nguồn tài chính này thì cần có thì cần có cơ chế khuyến khích phù hợp cho những cá nhân và tổ chức bên ngoài. Nhưng hầu hết các quy định để thu hút nguồn tài chính xã hội hóa đều theo hướng khuyến khích, kêu gọi lòng hảo tâm chứ không có chính sách khuyến khích thiết thực. Nội dung về kinh phí thực hiện chương trình hành động quốc gia về người cao tuổi Việt Nam giai đoạn 2012-2020 “Khuyến khích các doanh nghiệp, tổ chức và cá nhân tham gia chăm sóc và phát huy vai trò người cao tuổi thông qua việc cung cấp tài chính để các tổ chức xã hội thực hiện các chương trình, đề án theo định hướng chung của nhà nước hoặc cung cấp dịch vụ chăm sóc người cao tuổi theo cơ chế tự cân đối thu chi” cho thấy các doanh nghiệp, tổ chức và cá nhân gần như không thu được lợi ích đáng kể gì cho việc cung cấp tài chính để thực hiện chương trình này. Do không có cơ chế khuyến khích dưới dạng hợp tác đôi bên cùng có lợi, như miễn tiền sử
dụng đất, miễn thuế…, nên việc thu hút nguồn tài chính xã hội hóa cho việc