Tỷ số giới tính của trẻ em phân theo vùng

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Phát triển bền vững nông thôn ở Đồng bằng Sông Hồng hiện nay (Trang 79 - 87)

Số bé trai/100 bé gái

TT 2005 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013

1. Cả nước 105,6 111,6 112,1 110,5 111,2 111,9 112,3 113,8

2. Đồng bằng sông Hồng 109,3 110,8 119,0 115,3 116,2 122,4 120,9 124,6

3. Trung du và Miền núi

phía Bắc 101,8 109,1 114,2 108,5 109,9 110,4 108,2 112,4

4. Bắc Trung Bộ và

Duyên hải miền Trung 104,7 112,4 108,2 109,7 114,3 103,3 112,1 112,3

5. Tây Nguyên 108,5 117,3 116,7 105,6 108,2 104,3 98,4 114,1

6. Đông Nam Bộ 106,8 117,5 116,8 109,9 105,9 108,8 111,9 114,2

7. Đồng bằng sông Cửu Long 103,8 107,9 102,8 109,9 108,3 114,9 111,5 103,8

(Nguồn: Báo cáo phát triển con người Việt Nam năm 2011)

Công tác chăm sóc sức khoẻ nhân dân còn nhiều bất cập như việc khám chữa bệnh tại tuyến huyện, quản lý và sử dụng thuốc chữa bệnh còn yếu kém, thiếu sót. Trong những năm gần đây dịch bệnh ngày càng gia tăng và mang tính chất nguy hiểm như: dịch sởi, sốt xuất huyết, bênh lây truyền có tính chất quốc tế. Vùng có hơn 200 bệnh viện, nhưng những bệnh viện đầu ngành, bệnh viện lớn không nằm trên địa bàn nông thôn, mà ở nông thôn hầu hết là bệnh viện huyện và các trạm y tế xã nên công tác chăm sóc sức khoẻ người dân chưa được đảm bảo và nâng cao. Chất lượng khám chữa bệnh của một số bệnh viện huyện còn yếu kém như bệnh viện huyện Hoài Đức, bệnh viện huyện Thường Tín (Hà Nội) đã gây ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ người dân. Hệ thống an sinh xã hội và bảo hiểm xã hội đang trong quá trình phát triển nên chưa bao phủ rộng khắp, nhất là khu vực nông thôn. Bên cạnh đó việc mua bảo hiểm theo hộ gia đình còn gặp nhiều khó khăn do kinh phí lớn, các hộ dân nông thôn chưa có điều kiện mua cho cả gia đình.

Tình hình ô nhiễm thực phẩm, ngộ độc thực phẩm và các bệnh truyền qua thực phẩm vẫn còn cao, chưa có khả năng kiểm soát. Thực phẩm không

rõ nguồn gốc, đồ hải sản giá rẻ như mực, cua bể, thực phẩm giả như: trứng, mực khô giả làm từ cao su vẫn được đưa vào thị trường tiêu thụ. Thực phẩm chất lượng thấp và sử dụng nhiều chất bảo quản thực phẩm như chân gà, nội tạng động vật vẫn được dùng phổ biến. Vùng có thế mạnh về cây rau và chăn nuôi nhưng hàm lượng thuốc bảo vệ thực vật trong sản phẩm trồng trọt còn cao, sản phẩm chăn nuôi chưa đảm bảo về chất lượng.

Quá trình đô thị hoá đi đôi cùng với quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn đang từng ngày làm thay đổi diện mạo của đất nước nói chung và khu vực đồng bằng sông Hồng nói riêng. Hiện nay trên địa bàn nông thôn những khu công nghiệp, khu chế xuất các trung tâm dịch vụ, các khu đô thị mới đã nâng cao giá trị lao động, tạo môi trường rộng rãi ứng dụng khoa học công nghệ. Đô thị hoá tạo cơ hội để cho con người năng động, sáng tạo hơn trong tìm kiếm và lựa chọn các phương thức, hình thức tổ chức kinh doanh, đời sống của người lao động được cải thiện. Tuy nhiên cùng với sự phát triển đó, quá trình đô thị hoá thể hiện những mặt trái chưa được khắc phục và đang có những nhân tố gây nên sự phát triển thiếu bền vững. Để thu hút vốn đầu tư đáp ứng yêu cầu cho sự phát triển đất nước, những năm qua Nhà nước và chính quyền địa phương đã thực hiện chính sách cởi mở, tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư trong việc tìm kiếm, chọn lựa địa điểm sản xuất, kinh doanh. Hàng vạn hécta đất nông nghiệp bị thu hồi phục vụ xây dựng các khu công nghiệp, dịch vụ, đường giao thông, khu dân cư. Quá trình đô thị hoá trong thời gian qua cũng tác động làm một bộ phận cư dân nông thôn di cư ra đô thị, đất đai của họ đã không được tập trung vào các hộ gia đình làm ăn giỏi để mở rộng quy mô sản xuất, mà lại bị bỏ hoang hoặc không chăm sóc. Người nông dân rời quê hương đi kiếm sống nhưng lại không dám nhượng quyền sử dụng mảnh đất của mình vì họ sợ mất đất. Từ việc thu hồi đất nông nghiệp cho những mục đích sử dụng khác cộng với diện tích đất bị bỏ hoang tương lai sẽ

ảnh hưởng đến an ninh lương thực quốc gia. Đi đôi với quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa là quá trình dịch chuyển cơ cấu lao động. Trong vùng đã có sự dịch chuyển lao động từ lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp và thủy sản sang lĩnh vực phi nông nghiệp nhưng sự dịch chuyển này diễn ra vẫn còn chậm.

Hiện nay, ở nông thôn quá trình đô thị hoá diễn ra nhanh chóng đã tác động không nhỏ đến đời sống văn hóa tinh thần của người dân ở nông thôn. Bên cạnh những giá trị tích cực là lối sống công nghiệp hiện đại, các giá trị mới, các yếu tố văn hóa tiên tiến làm phong phú thêm đời sống tinh thần người dân nông thôn thì những tác động tiêu cực đã làm mất đi hoặc biến tướng nhiều giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của người nông dân trong cộng đồng làng xã.

Quá trình đô thị hoá đã góp phần mang lại bộ mặt mới cho nông thôn song một mặt nó cũng làm cho sản xuất nông nghiệp và môi trường nông thôn phải gánh chịu hậu quả nặng nề. Việc sử dụng không hợp lý và lãng phí quỹ đất, lấn chiếm ao hồ, sông ngòi, các công trình thủy lợi, sự yếu kém trong xử lý chất thải công nghiệp, xử lý nước thải, rác thải, khói bụi, tiếng ồn… đã và đang làm cạn kiệt nguồn tài nguyên thiên nhiên và phá vỡ hệ sinh thái gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp, cảnh quan nông thôn, đời sống sức khỏe của người dân nông thôn, giảm thiểu tính tái tạo của tài nguyên thiên nhiên.

Bộ mặt văn hoá nông thôn vùng có nhiều thay đổi cùng với sự phát triển chung của cả nước. Việc thực hiện đường lối của Đảng, chính sách của Nhà nước về nông nghiệp, nông dân, nông thôn từng bước có hiệu quả, nhất là việc triển khai thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới trong giai đoạn hiện nay đã mang lại diện mạo mới cho nông thôn. Nhưng trong quá trình thực hiện vẫn còn bộc lộ nhiều yếu kém như đã trình bày ở trên. Do đó, cần có sự tập trung xây dựng và tạo dựng bộ mặt văn hoá - xã hội có sự phát

triển đem lại chất lượng cuộc sống cao hơn cho cư dân sống ở nông thôn trong vùng.

2.2.3. Những biểu hiện kém bền vững trong khai thác và sử dụng tài nguyên thiên nhiên nguyên thiên nhiên

Trong tương lai Việt Nam, đặc biệt đồng bằng sông Hồng là một trong những nước, những vùng chịu tác động tiêu cực mạnh mẽ nhất của biến đổi khí hậu toàn cầu, nước biển dâng và thường xuyên bị thiên tai. Nên việc đảm bảo môi trường không bị suy thoái; suy thoái nghiêm trọng đòi hỏi phải nỗ lực hành động nhiều trong thời gian tới. Việc đảm bảo bền vững về môi trường là thách thức lớn đối với Việt Nam nói chung, đồng bằng sông Hồng nói riêng ở tất cả các khía cạnh về môi trường.

Ứng phó với biến đổi khí hậu

Nước ta nói chung và đồng bằng sông Hồng nói riêng đang chịu ảnh hưởng nặng nề của biến đổi khí hậu. Vào mùa khô, hiện tượng phổ biến là nước triều ngày càng tác động sâu vào các cửa sông gây nên hiện tượng nhiễm mặn. Ở vùng ven biển đã thấy rõ hiện tượng vùng ngập triều của sông mở rộng hình phễu trên những diện rộng, nhất là hạ du các hệ thống sông nghèo phù sa như hệ thống sông Thái Bình - Bạch Đằng, ở vùng ven biển Hải Phòng. Vào mùa khô, các nhánh sông và dòng sông đã không thể đóng vai trò tiêu thoát nước về phía biển, biến những dòng sông, kênh tù đọng ở mức độ ô nhiễm nhân tạo gây nguy hiểm cho vùng dân cư đông đúc (vùng rộng lớn thuộc các lưu vực sông Nhuệ, sông Đáy, Châu Giang ở phía Tây Nam Hà Nội và các tỉnh Hà Nam, Nam Định, Ninh Bình).

Bản nghiên cứu của Ngân hàng Thế giới dự báo Việt Nam là một trong hai nước đang phát triển bị tác động tồi tệ nhất thế giới do nước biển dâng. Phần lớn diện tích đất nông nghiệp màu mỡ nhất của Việt Nam sẽ bị chìm ngập, 2.000km2 bờ biển hàng năm chịu rủi ro của lũ lụt, trong đó đồng bằng

sông Hồng chiếm 10%. Theo kịch bản Biến đổi khí hậu và nước biển dâng cho Việt Nam đã xây dựng bản đồ nguy cơ ngập tương ứng với các mực nước biển dâng cho khu vực đồng bằng sông Hồng: nếu mực nước biển dâng lên 1m, sẽ có khoảng 10% diện tích vùng đồng bằng sông Hồng và Quảng Ninh có nguy cơ bị ngập và trên 9% dân số vùng đồng bằng sông Hồng và Quảng Ninh bị ảnh hưởng.

Theo kết quả nghiên cứu của Tổng cục Khí tượng Thuỷ văn cho thấy nước biển dâng cao 1m thì nhiều vùng trũng ở đồng bằng ven biển Bắc Bộ sẽ bị ngập, tỉnh Thái Bình có diện tích bị ngập lớn nhất tới 51,9%, tiếp theo là Hà Nam 21,6%. Trong trường hợp đó cư dân ở những vùng đất thấp, ngập nước sẽ phải sơ tán, đời sống dân cư sẽ bị xáo trộn mạnh và gặp nhiều khó khăn.

Biến đổi khí hậu gây mất đất và làm suy thoái nhiều vùng đất, việc sinh sống và canh tác sản xuất nông nghiệp của người dân sẽ bị ảnh hưởng rất lớn. Do đó, an ninh lương thực của vùng sẽ bị ảnh hưởng theo hướng tiêu cực. Khả năng mất đất nông nghiệp do nước biển dâng và nhiễm phèn mặn trên phạm vi rộng lớn ở vùng trọng điểm lúa là một thách thức lớn đối với sản xuất lúa gạo và đảm bảo an ninh lương thực. Ngoài ra khi nhiệt độ tăng thêm 10C thì năng suất lúa tại Việt Nam sẽ giảm đi 10%, đồng bằng sông Hồng đất nông nghiệp đã ít nay bị ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, vì vậy cần có các biện pháp giảm thiểu ảnh hưởng của biến đổi khí hậu gây ra ảnh hưởng đến vấn đề an ninh lương thực.

Đồng bằng sông Hồng là một vùng đất trù phú, với các điều kiện tự nhiên rất thích hợp cho hoạt động sản xuất và định cư của con người, vì vậy cho đến nay vùng là nơi có mật độ dân số cao nhất cả nước (1.225 người/km2), gấp nhiều lần mật độ dân số các vùng khác. Điều này đã gây ra rất nhiều sức ép đối với đồng bằng đặc biệt là việc khai thác các nguồn tài

đến nay hầu như tất cả các nguồn tài nguyên tự nhiên của đồng bằng đều đã được khai thác để phát triển nông nghiệp, công nghiệp. Trong đó có nhiều loại tài nguyên đã bị khai thác một cách quá mức dẫn đến tình trạng cạn kiệt, môi trường bị suy thoái, gia tăng thêm mức độ ô nhiễm (điển hình là tài nguyên đất, nước). Công tác bảo vệ môi trường của vùng còn nhiều mặt yếu kém, tài nguyên thiên nhiên vẫn đang bị khai thác lãng phí và sử dụng kém hiệu quả. An ninh môi trường cũng đang bị đe doạ gồm: ô nhiễm môi trường đất, an ninh nguồn nước, sinh vật ngoại lai xâm hại như ốc bươu vàng.

Trong khai thác và sử dụng tài nguyên đất

Đất bị bạc màu do khai thác và sử dụng quá mức sức phục hồi, tái tạo của đất. Đồng bằng sông Hồng mỗi năm có hai vụ lúa chính đồng thời vùng có đặc trưng tiêu biểu là mùa đông lạnh nên diện tích gieo trồng vụ đông lớn. Đất lại không được phù sa bồi đắp thường xuyên bởi hầu hết là diện tích trong đê nên đất ngày càng bị bạc màu.

Mục đích sử dụng đất nhiều nơi chưa hợp lý dẫn tới lãng phí tài nguyên đất như các dự án treo, chuyển đổi mục đích sử dụng đất chưa đạt hiệu quả. Hiện nay tình trạng thu hồi đất sản xuất nông nghiệp phục vụ cho các dự án nhưng trong nhiều năm không thể thi công và diện tích đó trở thành diện tích để hoang, bỏ trống gây lãng phí về giá trị sử dụng đất. Chất lượng quy hoạch thấp chưa phù hợp với yêu cầu phát triển nên không theo kịp sự phát triển kinh tế - xã hội và tốc độ đô thị hoá, đặc biệt quy hoạch khu công nghiệp chưa tốt, chưa có tầm nhìn dài hạn chưa tính đến yếu tố liên kết vùng và ngành. Một số địa phương do nôn nóng phát triển khu công nghiệp, cụm công nghiệp, các khu đô thị nên quy hoạch sử dụng đất, giao đất vượt quá khả năng đầu tư và điều kiện thực tế của địa phương. Công tác hoàn thành bồi thường diễn ra chậm gây lãng phí thời gian sử dụng đất, ảnh hưởng đến đời sống người dân không ổn định. Cơ quan có trách nhiệm chưa chú trọng công tác

thanh tra, kiểm tra, giám sát thường xuyên tiến độ triển khai thực hiện các dự án sau khi giao đất, cho thuê đất của các chủ đầu tư.

Chất lượng đất bị ô nhiễm, suy thoái do nước thải, chất thải của hoạt động sản xuất công nghiệp và thủ công nghiệp còn tồn đọng hàm lượng nhiều chất hoá học độc hại làm cho đất bị ô nhiễm. Hoạt động sản xuất nông nghiệp còn theo phương thức canh tác thủ công, không áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và lạm dụng nhiều chất hoá học, thuốc bảo vệ thực vật.

Môi trường đất hiện tại trong vùng đang và sẽ tiếp tục bị gia tăng ô nhiễm, suy thoái vì diện tích đất nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp để mở rộng diện tích đất dành cho công nghiệp, giao thông vận tải, dịch vụ và phát triển đô thị. Việc cải tạo môi trường chưa thực sự hiệu quả, canh tác vẫn theo thói quen và vì lợi ích nên thường sử dụng nhiều hoá chất nông nghiệp. Vùng có bình quân diện tích đất nông nghiệp nhỏ song ngày càng bị thu hẹp nên khối lượng phân bón, thuốc trừ sâu được sử dụng ngày càng nhiều để tăng năng suất cây trồng.

Trong khai thác và sử dụng tài nguyên nước

Nước luôn gắn liền với các hoạt động kinh tế - xã hội của con người trong nhiều lĩnh vực, đặc biệt là khu vực nông thôn bởi hoạt động sản xuất nông nghiệp là chính. Nhưng hiện nay tài nguyên nước đang ngày càng trở nên khan hiếm, suy thoái. Sự phân bố lưu lượng nước sông cả về không gian và thời gian gây ra những ảnh hưởng rất lớn đến sản xuất nông nghiệp và đời sống người dân như thiếu nước cung cấp trong mùa khô (mùa đông) gây hạn hán, dư thừa nước vào mùa mưa gây lũ lụt. Việc khai thác nguồn nước mặt, nguồn nước ngầm quá mức cho phép cũng đang là vấn đề đáng báo động. Hiện nay nước sông đang bị ô nhiễm nghiêm trọng và không còn khả năng tự làm sạch nên việc phát triển bền vững tài nguyên nước quan trọng và cần thiết hơn bao giờ hết.

Môi trường nước các vùng ven đô như vùng ngoại thành Hà Nội và ven các khu công nghiệp tại các tỉnh, thành phố trong vùng đáng báo động bởi sự xả thải trực tiếp ra môi trường của các nhà máy hoạt động tại địa phương hoà trộn vào nguồn nước sông hồ của cư dân nông thôn. Trong vùng hiện nay về cơ bản đã có hệ thống nước máy đến các vùng nông thôn nhưng chất lượng chưa thực sự được đảm bảo và chất lượng các công trình nhà máy nước còn kém. Vùng nông thôn tập trung nhiều làng nghề, tập trung đông dân cư với lượng nước sinh hoạt lớn cộng với việc nền nông nghiệp chăn nuôi không tập trung mà chăn nuôi ngay tại gia đình nên lượng nước và thải từ chăn nuôi gây ô nhiễm môi trường nước và không khí tại các làng quê. Những cơ sở đầu tư cho chăn nuôi theo mô hình trạng trại và mô hình cung cấp nguyên liệu chế biến chưa có những biện pháp triệt để xử lý chất thải chăn nuôi mà thường chứa vào các hố ga hoặc xả thẳng ra môi trường nên gây ô nhiễm nguồn nước

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Phát triển bền vững nông thôn ở Đồng bằng Sông Hồng hiện nay (Trang 79 - 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)