Những nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển thế giới quan duy

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Phát triển thế giới quan duy vật biện chứng của học viên Trường chính trị Hưng Yên. (Trang 45 - 57)

vật biện chứng của học viên Trường Chính trị Hưng Yên

Phát triển thế giới quan duy vật biện chứng của học viên Trường

Chính trị Hưng Yên phụ thuộc vào chất lượng đào tạo của nhà trường.

Quá trình giáo dục, đào tạo ở Trường Chính trị Hưng Yên với tính chất là cách thức, phương thức, con đường chuyển hóa người học viên theo hướng thích nghi với thực tiễn hoạt động lãnh đạo, quản lý, diễn ra theo một lơgíc nhất định, là q trình tác động tổng hợp những hành động chủ quan của con người thông qua sự phản ánh chủ quan về quy luật khách quan vốn có của q trình giáo dục, đào tạo, đó là mục tiêu, yêu cầu đào tạo, nội dung chương trình đào tạo, tính chất, khối lượng tri thức, kinh nghiệm, kỹ năng, cách thức cho việc tạo ra những phẩm chất, năng lực cần thiết của học viên trong quá trình học tập, rèn luyện và hoạt động thực tiễn.

Bản chất của giáo dục thế giới quan duy vật biện chứng là quá trình tác động đồng bộ, tích cực, có định hướng, có kế hoạch vào ý thức của học viên, nâng cao khả năng nhận thức, năng lực tư duy và hướng dẫn họ hoạt động thực tiễn theo một chương trình, mục tiêu cụ thể, xác định nào đó. Giáo dục thế giới quan duy vật biện chứng là một bộ phận của giáo dục xã hội nhằm phát triển con người toàn diện.

giới quan khoa học và cách mạng cho học viên là con đường giáo dục. Trong quá trình phát triển thế giới quan duy vật biện chứng diễn ra tác động qua lại giữa chủ thể giáo dục và đối tượng giáo dục. Chủ thể giáo dục căn cứ vào mục tiêu, yêu cầu đào tạo, để sử dụng các phương pháp, phương tiện, hình thức giáo dục truyền nội dung tác động vào học viên. Mục tiêu của giáo dục không chỉ là cung cấp những tri thức về nội dung, đặc điểm, vai trò, ý nghĩa của thế giới quan duy vật biện chứng mà thông qua việc tác động của chủ thể giáo dục đến học viên, làm cho chúng thâm nhập vào cấu trúc nội tại của chủ thể - học viên, từ đó làm tăng thêm nhận thức, tư tưởng, tình cảm niềm tin, lý tưởng, lập trường thế giới quan tương ứng. Nhờ đó mà học viên sẽ hình thành thế giới quan khoa học và cách mạng của chính mình, hình thành phương hướng tu dưỡng, rèn luyện, thành những phẩm chất chính trị, đạo đức của chính học viên.

Những mục tiêu, yêu cầu, nội dung, phương pháp giáo dục để phát triển thế giới quan duy vật biện chứng là khách quan, song có được học viên tiếp nhận, hiện thực hóa vào trong ý thức, cũng như hành động thực tiễn hay khơng, cịn phụ thuộc rất lớn vào mức độ phù hợp của những mục tiêu, yêu cầu, nội dung, phương pháp đó đối với học viên. Nếu nó phù hợp thì nó trở thành nhu cầu tự thân của họ. Vì thế, chủ thể giáo dục phải căn cứ vào đối tượng mà đưa ra phương pháp, nội dung giáo dục, đối với người học khi được chủ thể tác động họ nhận thức được nội dung, vai trị, vị trí, ý nghĩa của thế giới quan duy vật biện chứng thì họ sẽ có tình cảm, niềm tin sâu sắc, lý tưởng cách mạng, quyết tâm hiện thực hóa nó bằng kết quả học tập. Nhưng phát triển thế giới quan duy vật biện chứng mới chỉ có giáo dục bằng hệ thống tri thức có trong lý thuyết thì chưa đủ mà việc giáo dục phải được gắn chặt với thực tiễn, xuất phát từ thực tiễn, lấy hoạt động thực tiễn để giáo dục, hướng vào phục vụ thực tiễn. Vì, “chúng ta khơng tin vào việc huấn luyện giáo dục và học tập nếu những việc đó chỉ đóng khung trong nhà trường và tách rời

cuộc sống” [35, tr.372].

Việc giáo dục thế giới quan duy vật biện chứng phải được đảm bảo cả ba thành tố cấu trúc cơ bản của nó. Thứ nhất là hệ thống tri thức khoa học cơ bản, toàn diện, hiện đại và phương pháp tư duy biện chứng; thứ hai là hệ thống niềm tin vào chân lý những giá trị xã hội nhân đạo; thứ ba là hình thành lý tưởng sống cao đẹp, tiến bộ và tính tích cực, sẵn sàng hành động vì lý tưởng đó.

Như vậy, trong nội dung, chương trình giáo dục thế giới quan duy vật biện chứng phải giáo dục những nguyên tắc cơ bản, những nguyên lý quy luật và các cặp phạm trù của phép biện chứng duy vật, để học viên nắm chắc thực chất tính cách mạng và tính khoa học của phép biện chứng duy vật và những biểu hiện sinh động, phong phú của chúng trong đời sống hiện thực. Nhưng các nguyên lý quy luật phạm trù của triết học Mác-Lênin mới là hạt nhân của thế giới quan duy vật biện chứng. Thế giới quan duy vật biện chứng là một thế giới quan duy vật hồn chỉnh, vì vậy cùng với giáo dục những tri thức triết học Mác-Lênin cần phải giáo dục những tri thức của mơn kinh tế chính trị Mác-Lênin và chủ nghĩa xã hội khoa học. Bởi vì, ở mơn học kinh tế chính trị Mác-Lênin giúp cho học viên nhận thức hệ thống lý luận khoa học của Mác và Ăngghen về sự vận động của xã hội tư bản chủ nghĩa, thấy rõ được bản chất của giai cấp tư sản trong nền kinh tế tư bản chủ nghĩa là bóc lột giá trị thặng dư. Nhờ bóc lột giá trị thặng dư do giai cấp cơng nhân tạo ra, giai cấp tư sản đã đẩy mạnh phát triển kinh tế và bước vào cuộc cách mạng công nghiệp làm tăng năng suất lao động, nhưng đồng thời cũng làm cho lực lượng sản xuất mang tính chất xã hội hóa ngày càng cao, mâu thuẫn với tính chất chập hẹp của chế độ chiếm hữu tư nhân, tư bản chủ nghĩa. Chủ nghĩa tư bản càng phát triển thì càng làm cho mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất càng gay gắt. Mâu thuẫn đó chỉ giải quyết triệt để khi cuộc cách mạng giành những tư

liệu sản xuất chủ yếu vào tay xã hội quản lý, làm cho quan hệ sản xuất phù hợp với tính chất và trình độ của lực lượng sản xuất. Người có sứ mệnh lịch sử thực hiện q trình cách mạng đó là giai cấp công nhân, con đẻ của nền đại công nghiệp, đại diện cho lực lượng sản xuất và phương thức sản xuất tiên tiến của thời đại mới.

Môn chủ nghĩa xã hội khoa học là môn học mà hệ thống tri thức của nó vừa dựa trên cơ sở triết học và kinh tế chính trị học Mác-Lênin, vừa bổ sung và hoàn tất các học thuyết ấy, làm cho chủ nghĩa Mác-Lênin mang tính hồn chỉnh cân đối, làm cho thế giới quan duy vật biện chứng thực sự khoa học. Bởi vì, chủ nghĩa xã hội khoa học chứa đựng những nội dung tri thức khoa học đề cập đến các vấn đề cải tạo thế giới theo những quy luật khách quan của cách mạng xã hội chủ nghĩa. Chủ nghĩa xã hội khoa học làm rõ mục tiêu cuối cùng và con đường giải phóng xã hội, giải phóng con người, đồng thời luận giải một cách khoa học về lực lượng chủ đạo trong quá trình cách mạng, đó là giai cấp công nhân với sứ mệnh lịch sử của mình là xây dựng CNXH, CNCS.

Như vậy, là cả ba môn khoa học cơ bản này đã làm sáng tỏ lơgíc lịch sử - tự nhiên của sự phát triển xã hội, là hướng tới cách mạng xã hội do giai cấp công nhân và đội tiền phong của nó lãnh đạo, là tiến tới một xã hội tương lai tốt đẹp, một xã hội khơng cịn có sự áp bức bóc lột và bất cơng; người dân lao động được làm chủ. Chính vì vậy, mà thơng qua ba mơn học cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin mà đặc biệt là môn chủ nghĩa xã hội khoa học là cơ sở để tăng cường giáo dục lý tưởng cách mạng cho học viên ngày nay. Ngồi ra, cần phải giáo dục mơn Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam và Tư tưởng Hồ Chí Minh đó là những mơn học vận dụng lý luận chủ nghĩa Mác-Lênin vào thực tiễn cách mạng Việt Nam. Do đó, được trang bị kiến thức về lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam, về tư tưởng Hồ Chí Minh, học viên tự hào về lịch sử đấu tranh cách mạng, về sự nghiệp giải phóng dân

tộc, về CNXH, về con người sẽ giúp cho họ củng cố và nâng cao niềm tin vào thắng lợi của sự nghiệp đổi mới do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo, tin vào con đường XHCN mà Đảng, Bác Hồ và nhân dân ta đã lựa chọn. Đồng thời, cũng cần phải giáo dục cả những tri thức khoa học tự nhiên, xã hội bởi vì những tri thức đó đã chứa đựng nội dung của thế giới quan khoa học và đã được khoa học tự nhiên và khoa học xã hội chứng minh tính đúng đắn của nó. Những kiến thức của khoa học tự nhiên và khoa học xã hội sẽ góp phần làm cho sự hiểu biết về thế giới quan duy vật biện chứng thêm sâu sắc. Việc giáo dục thế giới quan duy vật biện chứng đòi hỏi phải giáo dục cả về đường lối, chính sách của Đảng, các tư tưởng tiến bộ của nhân loại khác hợp thành một thế giới quan khoa học và cách mạng nhất.

Trong hệ thống giáo dục thế giới quan duy vật biện chứng, ngồi nội dung chương trình cịn cần phải có phương pháp giáo dục, hình thức giáo dục, tiến trình thực hiện giáo dục và phải có cả những phương tiện vật chất kỹ thuật phục vụ cho công tác giáo dục, tạo ra hệ các điều kiện tốt phục vụ cho công tác giáo dục.

Phát triển thế giới quan duy vật biện chứng của học viên Trường Chính trị Hưng Yên phụ thuộc vào mơi trường xã hội, đặc biệt là mơi trường chính trị, đạo đức, văn hóa của nhà trường.

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng dạy: "Muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội trước hết cần phải có con người xã hội chủ nghĩa". Phát triển thế giới quan duy vật biện chứng của học viên là quá trình phát triển nhân cách người học viên, từng bước hiện thực hóa mục tiêu xây dựng con người mới XHCN - con người phát triển tồn diện. Đó là lớp người trung thành với lý tưởng cộng sản, với mục tiêu độc lập dân tộc và CNXH, có đạo đức cách mạng trong sáng, có tri thức khoa học cao. Đó là một nhân cách hài hòa giữa phẩm chất, năng lực, tri thức, niềm tin, lý tưởng, đạo đức... phù hợp với yêu cầu hoạt động thực tiễn, là lực lượng nòng cốt trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Những yếu tố đó khơng tự hình thành một cách chủ quan, tự phát mà chịu sự quy định và tác động không nhỏ của mơi trường chính trị, đạo đức, văn hóa ở trường chính trị.

Trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay, địi hỏi phải có những người cán bộ có đủ sức đối phó và thích nghi với những điều kiện khắc nghiệt. Họ phải là những người có tri thức, niềm tin, lý tưởng, sức khỏe. Tin vào mục tiêu lý tưởng của Đảng, lòng trung thành với tổ quốc, với nhân dân. Họ phải có nhận thức sâu sắc về nhiệm vụ và vai trò của người cán bộ lãnh đạo, quản lý. Để trở thành con người có đủ tố chất như vậy, đáp ứng mọi yêu cầu nhiệm vụ hoạt động thực tiễn lãnh đạo, quản lý họ đã trải qua thời gian học tập rèn luyện...

Mơi trường văn hóa ở Trường Chính trị Hưng n là nơi học viên trực tiếp sống, học tập, rèn luyện và trưởng thành, trực tiếp tiếp nhận tri thức lý luận, tri thức khoa học quản lý, những quan điểm chính trị tư tưởng, các chuẩn mực giá trị đạo đức, văn hóa, lối sống. Là phương diện tác động cơ bản nhất, trực tiếp nhất đến phát triển thế giới quan duy vật biện chứng của học viên. Sự tác động đó được thông qua hàng loạt các quan hệ xã hội mà học viên duy trì, đó chính là những đường dẫn nhờ đó mà mơi trường điều kiện văn hóa, chính trị của Trường Chính trị Hưng n phát huy vai trị của mình. Trong quá trình học tập rèn luyện, người học viên phải duy trì hàng loạt các hoạt động như quan hệ đồng chí đồng đội, thầy trò, lãnh đạo... các quan hệ này đan xen trong mọi hoạt động của học viên từ học tập, rèn luyện đến vui chơi giải trí, văn hóa văn nghệ... Sự tiếp nhận chủ động, tích cực của học viên từ các kênh dẫn là những quan hệ xã hội trên cơ sở tiếp nhận các quan điểm, thái độ hành vi của giảng viên, bạn bè, tập thể lớp, cán bộ quản lý... xác lập và nâng cao lý tưởng cách mạng, sự giác ngộ giai cấp, ý thức tập thể "mình vì mọi người". Từ đó khơng ngừng nâng cao trình độ tri thức, nhận thức, giác ngộ chính trị, cách mạng. Mặt khác, thơng qua đó với tư cách là "chủ thể sáng

tạo" họ tác động trở lại làm cho mơi trường văn hóa ở Trường Chính trị Hưng Yên phát triển bền vững và ngày càng phong phú hơn.

Kế thừa và phát triển là quy luật chung của tự nhiên, xã hội và tư duy con người, quy luật này cũng tồn tại và diễn ra một cách tất yếu trong quá trình phát triển thế giới quan duy vật biện chứng của học viên Trường Chính trị Hưng Yên. Lênin đã từng dạy: Để trở thành người cộng sản chân chính, chúng ta phải học tập và rèn luyện suốt đời, phải biết làm giàu những tri thức, văn hóa của mình bằng cách tiếp thu các giá trị quý báu trong kho tàng tri thức, văn hóa tiến bộ của nhân loại.

Sự tiếp thu, kế thừa và phát triển là quá trình nghiên cứu, học tập, nhận thức để "lọc bỏ" cái cũ, cái lỗi thời lạc hậu, giữ lại, bảo tồn những hạt nhân hợp lý, những yếu tố tích cực, trên cơ sở đó, mở rộng, bổ sung, phát triển hoàn thiện hơn. Thế giới quan triết học Mác-Lênin có vai trị đặc biệt quan trọng trong cuộc sống và trong hoạt động của học viên Trường Chính trị Hưng n. Nó là "lăng kính" mà học viên phải nắm chắc bản chất, nguyên lý, quy luật, khái niệm, phạm trù cơ bản của triết học Mác-Lênin trên cơ sở đó nhận thức đúng đắn về tự nhiên, xã hội và tư duy, về lĩnh vực hoạt động thực tiễn lãnh đạo, quản lý hiện nay. Lê nin đã khẳng định: "Triết học của Mác là một chủ nghĩa duy vật triết học hồn bị, nó cung cấp cho lồi người và nhất là cho giai cấp công nhân những công cụ nhận thức vĩ đại".

Tư tưởng Hồ Chí Minh là kết quả của sự vận dụng đúng đắn, phát triển sáng tạo lý luận chủ nghĩa Mác-Lênin vào điều kiện cụ thể của cách mạng Việt Nam, là hệ thống những luận điểm khoa học về con đường cách mạng giải phóng dân tộc và đi lên CNXH. Cốt lõi của tư tưởng Hồ Chí Minh là sự thống nhất giữa giải phóng dân tộc với giải phóng giai cấp, giải phóng xã hội, giải phóng con người, độc lập dân tộc gắn liền với CNXH. Kế thừa và phát triển thế giới quan triết học Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh là vấn đề có tính quy luật của lịch sử xã hội. Song, sự kế thừa và phát triển ở đây không

phải là sự sao chép máy móc, giản đơn mà là sự chắt lọc những giá trị mang tính bền vững. Lấy đó làm cơ sở, nền tảng để phát triển thế giới quan của mình, bổ sung những giá trị mới phù hợp với tiến bộ xã hội và đòi hỏi của thực tiễn. Đồng thời, chủ động đấu tranh chống lại các quan điểm xuyên tạc, phá hoại của các thế lực thù địch, những ảnh hưởng xấu đến quá trình phát triển thế giới quan duy vật biện chứng của học viên.

Trong xu thế hội nhập đang diễn ra sôi động ở hầu khắp các nước hiện

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Phát triển thế giới quan duy vật biện chứng của học viên Trường chính trị Hưng Yên. (Trang 45 - 57)