1.Vụ kiện về vi phạm bản quyền phần mềm

Một phần của tài liệu Thực thi quyền tác giả ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay (Trang 31 - 33)

Luật nước ta quy định phần mềm máy tính cũng thuộc đối tượng được bảo hộ theo quyền tác giả. Đây là một lĩnh vực khá mới mẻ ở Việt Nam có giá trị kinh tế cao, rất dễ bị lộ nên khi công nghệ càng phát triển thường phát sinh tranh chấp.

Vụ kiện về bản quyền đầu tiên ở nước ta vào năm 2005 về phần mềm kế toán giữa nguyên đơn là công ty Định Gia(DigiNet) và bị đơn là công ty P.C.I, vụ này do toà án nhân dân TPHCM xử lý. Nội dung như sau DigiNet cho rằng

PM Lemon 3 do mình sáng tác ra từ năm 1998 và đưa ra kinh doanh (KD) trên thị trường từ 1999 và ông Hoàng Tấn Tài và ông Võ Thành Nghi Vũ là hai sáng lập viên của công ty P.C.I vào thời điểm năm 2002-2003 đã từng là người lao động của DigiNet đã ừng đột nhập trái phép vào hệ thống máy chủ của DigiNet. Năm .Đến tháng 11-2003, ông Hoàng Tấn Tài và Võ Thành Nghi Vũ thành lập công ty riêng mang tên P.C.I Công ty này đã viết phần mềm Lever4 với nội dung giống như phần mềm Lemon3 của Công ty Định Gia (đối chiếu với tài liệu quảng cáo tại Hội chợ Softmart) và đem bán với giá rẻ. Năm 2004, Lever 4 tham gia Hội chợ Softmart và đoạt Cúp Vàng. Bên P.C.I cho rằng các PM kế toán giống nhau là đương nhiên, lập luận như thế không ổn. Bởi vì các nguyên tắc chung về tài chính kế toán, các giải pháp nghiệp vụ tin học có thể giống nhau về cơ bản, nhưng nội dung hai PM của hai tác giả, chủ sở hữu khác nhau không thể giống hệt nhau. Có thể nói đây là trường hợp nhân viên các công ty PM xin nghỉ việc và sau đó thành lập những công ty PM mới, bán những sản phẩm “giống” của công ty họ đã từng làm việc trước đó. Trường hợp này các công ty phần mềm máy tính cũng đang phải đối mặt.

Vụ tranh chấp bản quyền phần mềm thứ hai ra toà cũng có tính chất tương tự ,Tháng 9/2006, Công ty Hà nội Software phát hiện phần mềm I-Web do công ty Thương Mại Số đang kinh doanh có nhiều điểm giống với sản phẩm WEB++ của mình. Sau thời gian tự điều tra, Hà Nội Software phát hiện nhân viên cũ tên Hoàng Tùng đã chuyển sang làm việc cho công ty Thương mại số và cho rằng người này là nguyên nhân của việc sao chép trái phép WEB++ để phát triển thành I-Web. Trong buổi thương lượng hòa giải ngày 23/10/2006 Công ty Thương Mại Số thừa nhận đã sử dụng chương trình WEB++ phát triển thành I-Web để bán ra thị trường. Vì đã có sự thương lượng nên vụ việc này không mất nhiều công chứng minh và bên nguyên đơn đã xin lỗi , tự nguyện bồi thường thiệt hại.

Trên đây là hai vụ tranh chấp đầu tiên về lĩnh vực này ở Việt Nam, chắc chắn đây sẽ là một lĩnh vực xảy ra tranh chấp nhiều trong tương lai. Từ đó cũng đưa ra lời cảnh tỉnh các công ty cần phải cẩn thận trong việc bảo mật thông tin và đăn ký quyền tác giả để làm giảm nghĩa vụ chứng minh khi có tranh chấp xảy ra.

Một phần của tài liệu Thực thi quyền tác giả ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay (Trang 31 - 33)