Tình trạng vi phạm quyền tác giả vẫn còn tồn tạ

Một phần của tài liệu Thực thi quyền tác giả ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay (Trang 26 - 30)

Tuy việc bảo hộ quyền tác giả ở nước ta đã được chú trọng nhưng tình hình vi phạm vẫn còn rất cao đòi hỏi chúng ta cần phải nỗ lực nhiều hơn nữa. Đối với phần mềm máy tính tuy đã có những biện pháp được đưa ra nhưng tỷ lệ vi phạm vẫn còn 90% thuộc loại cao nhất thế giới. Nếu tất cả các máy tính đều phải mua bản quyền phần mềm thì sẽ phải bỏ ra một chi phí khổng lồ không thể đáp ứng được . Hiện nay chỉ có phần mềm được cài trong cơ quan nhà nước do chính phủ bỏ tiền ra mua ở một số ngân hàng lớn và một số ít khác là hợp pháp, còn lại tất cả đều là sao chép lậu. Thực trạng này rất khó kiểm soát, các cơ quan có thẩm quyền đã tiến hành các biện pháp như tịch thu, sử phạt hành chính những công ty vi phạm nhưng nếu họ không cài đặt phần mềm mà để cho các khách hàng tự sao chép thì không thể xử lý được. Các công ty này thường không chịu mua bản quyền vì làm như thế sẽ đẩy giá thành sản phẩm lên, khách hàng sẽ không thích bởi có thể sao chép phần mềm sử dụng một cách dễ dàng mà không phải bỏ ra một chi phí nào.

Tình hình sách lậu cũng là một vấn nạn mà chưa có cách khắc phục, một quyển sách vừa ra đời thì một thời gian ngắn đã có hàng loạt các quyển sách được sao chép y hệt nhưng với giá bán rẻ hơn nhiều. Có một dạng nữa là vẫn nội dung ấy nhưng được chỉnh sửa một chút rồi được bầy bán dưới cái tên khác. Quyển sách càng được ưa chuộng thì khả năng bị sao chép càng lớn. Đối tượng sách bị in lậu thuộc tất cả các thể loại văn học ( truyện, thơ, tiểu thuyết . . .) khoa học. Có thể kể ra những ví dụ như các tác phẩm cánh đồng bất tận, dạy con làm giàu, đời thay đổi khi chúng ta thay đổi . . . của nhà xuất bản Trẻ vừa ra đời thì đã bị in lậu với số lượng lớn . Sách lậu được bày bán khắp nơi trên khắp các đường phố, các nhà sách mà không hề bị xử lý với giá rẻ hơn nhiều. Người bán thường lý giải là sách họ được chiết khấu tận gốc nên rẻ hơn hệ thống phát hành của công ty phát hành. Giá chiết khấu cho các nhà sách từ 50 - 60% . Trên thực tế không phải tất cả khách hàng đều không nhận ra vì chất lượng in của sách lậu thường kém hơn bản chính nhưng họ vẫn mua vì giá rẻ. Cũng với nội dung ấy nếu mua sách thật thì họ phải trả phí cao hơn nhiều, điều này sẽ không khả thi đối với ý thức về việc bảo vệ bản quyền chưa cao như ở Việt Nam. Hiện nay để xử lý vấn đề này theo luật có thể áp dụng biện pháp hành chính như: phạt tiền, tịch thu hoặc biện pháp dân sự như bồi thường thiệt hại. Trên thực tế việc đó hầu như không được thực hiện bởi lẽ cũng rất khó áp dụng đối với hệ thống bán sách lẻ rất đông và rải rác như hiện nay.

Đối với quyền tác giả còn có một tình trạng vi phạm phổ biến nữa đó là chiếm đoạt quyền tác giả, mạo danh tác giả hoặc sử dụng mà không được sự đồng ý của tác giả , không trả tiền nhuận bút thù lao. Nhất là trong thời đại khoa học công nghệ như hôm nay việc phôto hoặc sao chép trên mạng là rất phổ biến. Đã xuất hiện những tranh chấp về quyền tác giả trong giai đoạn vừa qua như ( Theo trantg web của cục sở hữu trí tuệ)

Ông Nguyễn Quảng Tuân đã kiện ông Đào Thái Tôn dùng bốn bài báo của mình in trên Tạp chí Văn học, Báo Văn Nghệ, và Tạp chí Văn nghệ để đưa

vào cuốn sách Văn bản Truyện Kiều – Nghiên cứu và thảo luận mà không xin phép.

Hay việc truyện ngắn Dòng sông tật nguyền (Phạm Thanh Khương) đăng trên tạp chí Văn nghệ Quân đội tháng 4-2006, có cốt truyện và nhiều chi tiết, tình tiết thậm chí cả lối viết, văn phong rất giống truyện ngắn Cánh đồng bất tận (Nguyễn Ngọc Tư).

Còn có thể kể thêm trường hợp khác như Năm 2006, Hội Văn học Nghệ thuật Cần Thơ đã phát động “Cuộc thi bút ký văn học” Thành phố Cần Thơ nhằm quy tụ nhiều cây bút trong và ngoài Thành phố viết về quê hương, đất nước, con người Cần Thơ. Ngày 26/12/2006, lễ trao giải được tiến hành, trong đó có Phạm Vĩnh Hưng, phóng viên Báo Cần Thơ đã đạt giải nhì với tác phẩm Hạt giống đỏ tỏa hương”. Tại buổi lễ, Phạm Vĩnh Hưng đã lên nhận giải. Sẽ không có vấn đề nếu mọi việc kết thúc tại đây. Tuy nhiên, trong Báo Cần Thơ – Xuân Đinh Hợi, “Hạt giống đỏ tỏa hương” lại xuất hiện với tác giả hòan tòan mới - Nguyễn Trung Nguyên, hội viên Phân hội văn học Thành phố Cần Thơ. Thực tế, ông Nguyên đúng là tác giả của tác phẩm “Hạt giống đỏ tỏa hương”. Sự kiện này khiến cho giới văn nghệ sĩ ở Thành phố Cần Thơ băn khoăn, liệu có ai vi phạm quyền tác giả trong trường hợp này không? Nên xử lý hai các “tác giả” này như thế nào cho phù hợp với pháp luật hiện hành về bảo hộ quyền tácgiả.

Ngoài ra còn một vấn đề gây tranh cải rất lớn trong thời gian vừa qua, đó là việc một số bạn trẻ đã tự tiện đem dịch cuốn sách HarryPotter sang tiếng Việt rồi đăng trên Block. Trên đó có ghi:”Chúng tôi là một tổ chức phi lợi nhuận, hoạt động dựa trên nguyên tắc bình đẳng giữa các thành viên. Phần lớn chúng tôi là những sinh viên, học sinh yêu thích Harry Potter. Và khi bạn truy cập trang web này, tôi biết rằng bạn có cùng niềm yêu thích với chúng tôi. Vì thế, hãy cùng chúng tôi góp sức chung tay xây dựng dự án “ . Cần lưu ý thêm rằng cuốn sách này là một tác phẩm rất được ăn khách của nhà văn

quyền dịch sang tiếng Việt và giao cho nhà văn Lý Lan thực hiện. Việc làm của các bạn trẻ ở trên dù xuất phát từ lòng say mê Harry potter nhưng đã vi phạm quyền tác giả về vấn đề làm tác phẩm phái sinh.

Còn một lĩnh vực nữa mà vi phạm trở thành phổ biến và quen thuộc với mọi người, đó là lĩnh vực âm nhạc, chúng ta sử dụng bài hát của các nhạc sỹ mà không có thói quen xin phép hay trả tiền nhuận bút, thù lao. Nếu đó là cuộc biểu diễn của những chương trình lớn thì còn có thể biết còn với việc diễn lẻ tẻ ở khăp mọi nơi thì tác giả không có cách nào để bảo vệ quyền lợi của mình. Đối với quyền liên quan của người biểu diễn và nhà sản xuất băng đĩa cũng bị vi phạm nghiêm trọng. Với trình độ khoa học kỹ thuật như hiện nay không mấy khó khăn có thể sao chép các băng đĩa từ bản gốc, đó chính là đĩa lậu. Đĩa lậu được bày bán khắp nơi và quen thuộc vì đa phần mọi người đều sử dụng nó dù chất lượng, độ bền d của đĩa lậu không bằng đĩa thật. Đơn giản bởi việc mua nó rất dễ dàng, đặc biệt với giá rất rẻ và quan trọng hơn nữa chúng ta coi việc sử dụng nó là đương nhiên chứ không phải là một việc làm trái pháp luật. Bên cạnh đó còn có các website tìm kiếm nhạc trực tuyến cho phép người dùng nghe nhạc và tải nhạc ngay trên trang web của mình với đường dẫn file nhạc trỏ đến các địa chỉ nghe nhạc có bản quyền là vi phạm các quy định pháp luật về Quyền tác giả và Quyền liên quan trong Luật sở hữu trí tuệ. Vì khi thông qua website tìm kiếm để hiển thị nội dung nhạc số trên trang của họ chính là hành vi phân phối. Trong trường hợp các site này lưu các file nhạc về máy chủ của họ thì còn vi phạm khoản 6 điều 28. Việc này sẽ xâm phạm quyền của tác giả hoặc chủ sở hữu tác phẩm

Có thể kể ra một số tranh chấp về quyền tác giả trong lĩnh vực âm nhạc trong thời gian vừa qua như tranh cãi ca khúc Tình thôi xót xa của nhạc sỹ Bảo Chấn rất giống với bản hoà tấu Frontier của nữ nhạc sỹ người Nhật là Keiko matsu. Liệu có việc copy nhạc trong trường hợp này hay không. Hay một việc khác xảy ra trong thời gian vừa qua làm xôn xao dư luận và gây tranh cãi

rất nhiều. Đó là trong CD “ Chat với Mozart” của ca sỹ Mỹ linh đã sử dụng bản nhạc cổ điển của Mozart nhưng lại viết thêm lời Việt

Quyền tác giả không chỉ bị vi phạm trong các lĩnh vực trên mà còn diễn ra ở tất cả các đối tượng của quyền tác giả. Chúng ta đã trở thành thành viên của WTO nên đương nhiên phải thực thi cam kết về sở hữu trí tuệ nói chung và quyền tác giả nói riêng. Nhưng với tình trạng vi phạm phổ biến như hiện nay thì đây quả là một bài toán khó mà chúng ta cần phải khắc phục trong thời gian tới.

Một phần của tài liệu Thực thi quyền tác giả ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay (Trang 26 - 30)