Nâng cao thể lực con người Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở nước ta hiện nay (Trang 60 - 62)

Để thực hiện đƣợc điều này, trƣớc hết cần tăng cƣờng, cải thiện cơ cấu dinh dƣỡng, phát triển các hoạt động thể dục thể thao rộng rãi, các sinh hoạt chăm sóc sức khoẻ thƣờng xuyên của mọi tầng lớp nhân dân. Sự cƣờng tráng về thể chất vừa là nhu cầu của bản thân mỗi ngƣời, vừa là vốn quý để có thể tạo ra tài sản về trí tuệ, vật chất, tinh thần cho toàn xã hội. Do vậy, vấn đề chăm sóc sức khoẻ, tăng cƣờng thể chất cho các thế hệ ngƣời Việt Nam luôn đƣợc coi là nhiệm vụ quan trọng của toàn Đảng, toàn dân ta.

Để nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực về mặt thể lực đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nƣớc. Nhà nƣớc cần quan tâm đúng mức vấn đề y tế, chăm sóc sức khoẻ, quản lý tốt vấn đề dân số, nâng cao chất lƣợng dân số cũng nhƣ vấn đề cải thiện môi trƣờng sống cho nguồn nhân lực ở nƣớc ta. Nhà nƣớc ta đã ban hành Luật bảo vệ sức khỏe nhân dân (1989), Điều lệ khám chữa bệnh, phục hồi chức năng (1991) ... Điều đó đã đƣa lại những kết quả thiết thực trong chăm sóc sức khoẻ, nâng cao một bƣớc chất lƣợng dân số nƣớc ta. Tuy nhiên dù đã có những cải thiện rõ rệt trong những năm gần đây, tầm vóc và thể lực của ngƣời lao động Việt Nam so với các nƣớc trong khu vực vẫn còn thua kém nhiều. Do đó, việc chăm sóc sức khoẻ cho mọi ngƣời, nâng cao thể lực cho ngƣời lao động là cấp thiết, cơ bản, lâu dài. Vấn đề này không đơn giản, vì thế đòi hỏi phải đề ra các biện pháp chăm sóc sức khỏe một cách toàn diện, lâu dài. Các chính sách, biện pháp chủ yếu để thực hiện quyền bảo vệ, chăm sóc sức khoẻ, nâng cao chất lƣợng dân số phải là "sự cam kết chính trị với những nỗ lực và giải pháp đa ngành, sự tăng cƣờng đầu tƣ (từ các nguồn tài chính đa dạng) hợp lý, tổ chức và hoạt động của hệ thống y tế, bảo hiểm y tế, là điều kiện kinh tế của xã hội, mức thu

nhập, nhận thức của ngƣời dân về quyền và nghĩa vụ, sự tham gia chủ động, tự nguyện của ngƣời dân trong chăm sóc sức khoẻ" [46, tr. 29]. Các chính sách và giải pháp đó phải đƣợc cụ thể hoá, hiện thực hoá trong thực tế đời sống với sự theo dõi sát sao, sự phối hợp chặt chẽ của các bộ, ban, ngành chức năng liên quan từ Trung ƣơng đến cơ sở.

Nhà nƣớc cần phải có một chiến lƣợc đồng bộ về phát triển kinh tế - xã hội cho 5 năm, 10 năm hoặc lâu hơn nữa, bên cạnh sự chú ý đến việc phát huy nội lực của từng vùng cần có chính sách điều tiết vĩ mô thích hợp trong phạm vi cả nƣớc.

Các dự án đầu tƣ để phát triển kinh tế - xã hội đều phải tuân thủ Luật bảo vệ môi trƣờng của Việt Nam; các cơ sở sản xuất gây hậu quả ô nhiễm môi trƣờng cần có biện pháp xử lý kiên quyết nhƣ đình chỉ không cho sản xuất hoặc phải bồi thƣờng thích đáng hoặc phải thay đổi quy trình công nghệ để giữ gìn môi trƣờng sống tốt cho con ngƣời.

Nhà nƣớc tạo việc làm để tăng thu nhập, nâng cao mức sống cho ngƣời lao động.

Nâng cao chất lƣợng chăm sóc sức khoẻ ban đầu tại cộng đồng. Các chính sách về chăm sóc sức khoẻ cũng phải phù hợp với sự phát triển kinh tế - xã hội từng khu vực, địa phƣơng, v.v..

Bên cạnh chính sách về y tế, cần quan tâm hơn nữa đến chính sách về dân số vì nó ảnh hƣởng trực tiếp đến sự phát triển của con ngƣời Việt Nam. Kinh nghiệm cho thấy không chỉ ở các nƣớc phát triển mà ngay ở nƣớc ta, những ngƣời có mức sống khá và trình độ học vấn cao thƣờng không có nhu cầu sinh nhiều con, nhƣng lại rất quan tâm đến chất lƣợng sống. Vì vậy, chính sách dân số cần kết hợp vấn đề hạn chế về số lƣợng dân với việc cải thiện,

nâng cao chất lƣợng dân số. Sức khoẻ con ngƣời không chỉ là sức khoẻ cơ bắp, mà còn là sức khoẻ tinh thần, nó chịu ảnh hƣởng trực tiếp của cả môi trƣờng tự nhiên, môi trƣờng xã hội, môi trƣờng tình cảm. Để tạo dựng đƣợc môi trƣờng tốt rất cần đến những chính sách vĩ mô, những chiến lƣợc tổng thể lâu dài.

Đối với môi trƣờng sống, nếu xét từ quan điểm phát triển bền vững, an ninh bền vững, lâu dài phải bao gồm cả an ninh môi trƣờng. Nhƣ vậy, để có đƣợc một môi trƣờng sống trong đó con ngƣời và tự nhiên gắn kết hài hoà với nhau thì bên cạnh việc xử lý nghiêm túc các cơ sở gây ô nhiễm, huỷ hoại môi trƣờng ... cần xây dựng một đội ngũ cán bộ có trình độ cao, các chuyên gia khoa học - công nghệ về bảo vệ môi trƣờng, cần đƣa nội dung giáo dục bảo vệ môi trƣờng vào chƣơng trình giáo dục quốc dân để các thế hệ tƣơng lai không những không còn là "những đứa trẻ hoang phí" mà phải là những ngƣời trƣởng thành giác ngộ cao, mang trên vai trách nhiệm bảo vệ cái nôi của sự sống.

Cùng với môi trƣờng tự nhiên, môi trƣờng xã hội cũng ảnh hƣởng lớn và nhiều mặt đến sự phát triển của con ngƣời.

Môi trƣờng xã hội ảnh hƣởng đến trọng lƣợng cơ thể, chiều cao, khí chất, khả năng phát triển trí tuệ ...

Nhƣ vậy, giải pháp này là cần thiết để nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực bởi lẽ không có sức khoẻ thì con ngƣời sẽ không trở thành nguồn lực của xã hội đƣợc và bƣớc vào thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nƣớc, xây dựng một nền văn minh công nghiệp, một tác phong công nghiệp thì vấn đề thể lực là quan trọng.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở nước ta hiện nay (Trang 60 - 62)