Chú trọng công tác giáo dụ c đào tạo

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở nước ta hiện nay (Trang 62 - 76)

Trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá hiện nay, giáo dục và đào tạo đƣợc Đảng và Nhà nƣớc ta coi là "quốc sách hàng đầu, nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dƣỡng nhân tài" [14, tr. 107] . Thực tế lịch sử thế giới, nhất là trong thời đại cách mạng khoa học và công nghệ hiện nay, đã chứng minh rằng trong các yếu tố tạo nên sự thành công của một quốc gia, nền giáo dục và đào tạo của quốc gia là yếu tố cơ bản. Nhật Bản là một ví dụ điển hình, coi giáo dục là cái gốc để dựng nƣớc, họ đặc biệt quan tâm đến việc đào tạo bồi dƣỡng nguồn nhân lực, khai thác và sử dụng triệt để nguồn tiềm lực trí tuệ và đã rất thành công. Hiện nay, chẳng riêng gì Nhật Bản, mà nhìn chung tất cả các quốc gia, dân tộc đều coi trọng vấn đề giáo dục và đào tạo. Phát triển giáo dục và đào tạo là một bộ phận hữu cơ của chiến lƣợc phát triển kinh tế - xã hội nhằm tạo ra nguồn nhân lực trình độ cao để thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội của đất nƣớc. Chiến lƣợc nguồn nhân lực phải xác định những mục tiêu ƣu tiên, các giải pháp khả thi, các cơ chế điều hành, các chính sách, các chƣơng trình hành động nhằm thực hiện các mục tiêu nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực. Chiến lƣợc ổn định và phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2000 đƣợc thông qua tại Đại hội VII của Đảng (1991) và định hƣớng chiến lƣợc phát triển giáo dục đào tạo trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đƣợc quyết định tại Hội nghị Trung ƣơng lần thứ hai khoá VIII (1996) chính là những văn kiện làm căn cứ xác định các quan điểm, nguyên tắc, tƣ tƣởng chỉ đạo để xây dựng, đề xuất các giải pháp nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực. Sự cụ thể hoá nghị quyết Hội nghị Trung ƣơng lần thứ hai khoá VIII về định hƣớng chiến lƣợc phát triển giáo dục đào tạo trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nƣớc là giải pháp cho vấn đề phát triển nguồn nhân lực từ nay cho đến năm 2010 và năm 2020.

Ở nƣớc ta, trải qua hàng nghìn năm dựng nƣớc và giữ nƣớc, ông cha ta đã sớm ý thức đƣợc vai trò của giáo dục và đào tạo, đã xây dựng nên truyền thống hiếu học, trọng hiền tài. Kế thừa, phát huy truyền thống trọng giáo dục,

trọng nhân tài của dân tộc, ngay từ sau khi giành đƣợc độc lập, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã coi việc nâng cao dân trí là một trong những công việc phải thực hiện. Giáo dục và đào tạo là phƣơng tiện đắc lực để phát triển trí tuệ, nâng cao dân trí, bồi dƣỡng nhân tài, trang bị kiến thức chuyên môn cho ngƣời lao động, tạo ra nguồn nhân lực có chất lƣợng cao phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nƣớc. Do đó, cần phải thực hiện một số giải pháp cụ thể sau:

Thứ nhất là, Phát triển giáo dục phổ thông:

Đổi mới mục tiêu đào tạo và chương trình, phương pháp dạy học

Về mục tiêu đào tạo

Mục tiêu đào tạo của giáo dục phổ thông: từng bƣớc chuẩn bị cho thế hệ trẻ tự tin, sáng tạo bƣớc vào xã hội tƣơng lai trên cơ sở có trình độ học vấn phổ thông, cơ bản, toàn diện và kỹ năng lao động đáp ứng những định hƣớng phát triển kinh tế - xã hội, có sức khoẻ, có ý chí vƣơn lên, có trách nhiệm với gia đình và xã hội.

Mục tiêu đào tạo giáo dục phổ thông có sự phát triển theo từng giai đoạn ở tiểu học, trung học cơ sở và phổ thông trung học. Ngƣời đƣợc đào tạo ở trung học cơ sở phải đƣợc cung cấp vốn học vấn phổ thông cũng nhƣ kỹ thuật nghề nghiệp tối thiểu đề thực hiện sự phân hoá sơ bộ có kết quả, ổn định dần việc chọn hƣớng đi thích hợp. Phổ thông trung học - vị trí "bản lề" trong giáo dục đào tạo có trách nhiệm hoàn chỉnh vốn học vấn và kỹ thuật nghề nghiệp phổ thông, từng bƣớc chuẩn bị một cách tốt nhất cho học sinh tiếp tục đƣợc phân hoá sâu dần, phù hợp nhất với bản thân, đồng thời vì yêu cầu phát triển chung của đất nƣớc: tiếp tục học lên đại học, vào các trƣờng trung học chuyên nghiệp và dạy nghề hoặc trực tiếp tham gia lao động sản xuất.

Về đổi mới chƣơng trình

Từng bƣớc thử nghiệm tiến tới xây dựng bộ chƣơng trình thống nhất trong phạm vi cả nƣớc. Khung chƣơng trình bảo đảm tính phổ thông, cơ bản, toàn diện, hƣớng nghiệp; sát xu thế thời đại song vẫn gắn với cuộc sống cộng đồng, dân tộc.

Biên soạn mới hệ thống sách giáo khoa, tăng cƣờng tài liệu tham khảo cho giáo viên và học sinh, phân phối kịp thời, nhất là cho các vùng sâu, vùng xa, miền núi và hải đảo. Xuất bản tạp chí chuyên ngành một số môn phục vụ việc nâng cao chất lƣợng giảng dạy, học tập trong nhà trƣờng, đặc biệt góp phần phát hiện và bồi dƣỡng học sinh năng khiếu.

Về đổi mới phƣơng pháp dạy học

Phƣơng pháp dạy học phải xuất phát từ mục tiêu đào tạo, gắn liền với nội dung, phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý học sinh, cụ thể cần:

Phát triển tƣ duy độc lập, sáng tạo của học sinh. Chuyển nhanh việc giảng dạy theo hƣớng tích cực hoá hoạt động học tập của học sinh: thầy tổ chức hoạt động giảng dạy để học sinh độc lập tiếp thu tri thức và có khả năng vận dụng sáng tạo tri thức vào thực tiễn.

Từng bƣớc tăng cƣờng và nâng cao chất lƣợng việc sử dụng phƣơng tiện dạy học trong giảng dạy để nâng cao hiệu quả giờ học, phát triển năng lực thực hành ở học sinh. Hƣớng dẫn học sinh cách đọc sách, tham khảo tài liệu để tiến tới học sinh có thể tự học, tự nghiên cứu có hiệu quả. Xây dựng chuẩn đánh giá giờ dạy theo đổi mới phƣơng pháp giảng dạy.

Thực hiện phân hoá dạy học tích cực gắn với hướng nghiệp cho học sinh sau khi tốt nghiệp trung học cơ sở

Cùng với giáo trình tự chọn và hệ các đơn vị học phần đƣợc thực hiện bắt đầu từ trung học cơ sở, cần đồng thời thực hiện phân hoá dạy học tích cực gắn với hƣớng nghiệp cho học sinh sau khi tốt nghiệp trung học cơ sở.

Tăng cường đầu tư và sử dụng hiệu quả nguồn vốn trong giáo dục

Đi đôi với việc tăng ngân sách Nhà nƣớc cho giáo dục phổ thông, huy động các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nƣớc đầu tƣ, đóng góp tiền bạc cho giáo dục, cần đặc biệt nâng cao chất lƣợng quản lý ở các cấp, đào tạo, bồi dƣỡng năng lực quản lý của ngƣời quản lý để nguồn vốn trong giáo dục đào tạo đƣợc sử dụng tập trung có hiệu quả vào việc mở rộng và hoàn thiện mạng lƣới trƣờng, tăng cƣờng cơ sở vật chất của nhà trƣờng, thực hiện phân hoá dạy học gắn với hƣớng nghiệp cho học sinh, đổi mới công tác quản lý nhà trƣờng.

Xây dựng đội ngũ giáo viên

Để đáp ứng yêu cầu về số lƣợng, ổn định theo vùng, đồng bộ về cơ cấu đội ngũ giáo viên cần phải:

Đổi mới công tác dự báo nhu cầu giáo viên ở từng tỉnh để các trƣờng sƣ phạm định hƣớng trƣớc nhu cầu tuyển sinh ở từng môn cũng nhƣ có sự cân đối từ tầm vĩ mô bảo đảm đủ số lƣợng giáo viên trƣớc từng năm học. Đa dạng hoá hình thức đào tạo, bồi dƣỡng giáo viên một cách có hiệu quả, kết hợp hợp lý giữa đào tạo chính quy và đào tạo tại chức.

Có chỉ tiêu đào tạo đội ngũ giáo viên theo địa chỉ (tỉnh, vùng) dựa trên quy hoạch tổng thể của sự phát triển giáo dục theo từng giai đoạn.

Kết hợp giải pháp cơ bản, lâu dài với giải pháp tình thế, nhất thời (ký hợp đồng với những giáo viên nghỉ hƣu có trình độ chuyên môn cao, có tâm

huyết nghề nghiệp tiếp tục dạy học ...), đồng thời lập khoa sƣ phạm tại một số trƣờng đại học, cao đẳng nhƣ đại học ngoại ngữ, mỹ thuật ... để góp phần tạo sự đồng bộ về cơ cấu đội ngũ giáo viên. Có chính sách, chế độ bổ nhiệm và phân phối đồng bộ sao cho đội ngũ giáo viên có thể hoàn thành đƣợc nhiệm vụ dạy học đúng với chuyên môn đƣợc đào tạo.

Để nâng cao chất lƣợng đội ngũ giáo viên đòi hỏi phải quan tâm đồng bộ từ tuyển chọn - đào tạo trong các trƣờng sƣ phạm - đẩy mạnh công tác bồi dƣỡng giáo viên thƣờng xuyên trong các trƣờng phổ thông.

Ƣu tiên đầu tƣ, củng cố và nâng cấp các trƣờng sƣ phạm (đặc biệt các trƣờng ở miền núi), đồng thời nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ giảng dạy ở các trƣờng sƣ phạm, nhất là đối với các môn nghiệp vụ sƣ phạm (tâm lý học, giáo dục học, phƣơng pháp giảng dạy ...). Có kế hoạch bồi dƣỡng, nâng tỷ lệ số cán bộ giảng dạy của các trƣờng sƣ phạm có trình độ sau đại học lên 50% vào năm 2010 để các trƣờng có đủ điều kiện đào tạo đội ngũ giáo viên đáp ứng những đòi hỏi của các trƣờng phổ thông trong giai đoạn mới.

Nâng cao chất lƣợng tuyển sinh vào các trƣờng sƣ phạm; có chính sách thu hút những học sinh giỏi, có phẩm chất tƣ cách tốt học sƣ phạm và ra dạy học.

Trƣờng sƣ phạm phải thực sự trang bị cho sinh viên (ngƣời dạy sau này) phƣơng pháp tƣ duy và những tri thức khoa học cơ bản kết hợp hài hoà với tri thức nghiệp vụ sƣ phạm.

Xây dựng một số trƣờng đại học sƣ phạm trọng điểm để đào tạo giáo viên có chất lƣợng cao. Có chế độ động viên, đãi ngộ hợp lý đối với giáo viên giỏi ở từng cấp độ (tỉnh, thành phố, quốc gia) theo từng năm học ...

Có chính sách thực sự cải thiện đời sống giáo viên, chính sách ƣu đãi đối với giáo viên vùng cao, vùng sâu, vùng xa.

Thực hiện công tác phổ cập trung học cơ sở

Phổ cập trung học cơ sở vào năm 2010, đòi hỏi trƣớc mắt phải tập trung vào việc tổ chức đánh giá, rút kinh nghiệm ở những địa phƣơng đã làm nhằm triển khai và nâng cao chất lƣợng thực hiện phổ cập tiếp theo. Tiếp tục nghiên cứu chƣơng trình phổ cập trung học cơ sở thống nhất trong cả nƣớc có khả năng thực thi hiệu quả. Xây dựng chuẩn đánh giá kết quả phổ cập trung học cơ sở (cả về số lƣợng lẫn chất lƣợng) một cách khách quan, khoa học, sát thực tế Việt Nam, đồng thời phù hợp với trình độ chung của các nƣớc trong khu vực và các nƣớc trên thế giới có hệ thống giáo dục tƣơng tự. Nghiên cứu hoạch định bƣớc đi thích hợp, cụ thể cho từng vùng trong từng giai đoạn, và hỗ trợ tích cực các vùng khó khăn. Phát triển những hình thức học tập thƣờng xuyên, đặc biệt tăng cƣờng hình thức học từ xa thích hợp cho nhiều đối tƣợng (tuổi, nghề nghiệp, vùng ...).

Thứ hai là, phát triển giáo dục kỹ thuật nghề nghiệp và giáo dục đại học:

Đổi mới tổ chức quản lý giáo dục kỹ thuật nghề nghiệp và giáo dục đại học.

Đồi mới cơ chế quản lý ngành trên cơ sở hình thành hệ thống văn bản pháp lý đồng bộ đƣợc soạn thảo và lấy ý kiến đóng góp rộng rãi của các trƣờng đại học và chuyên nghiệp. Bộ Giáo dục và Đào tạo, cơ quan quản lý Nhà nƣớc, tập trung thực hiện chức năng quản lý Nhà nƣớc, xây dựng các chủ trƣơng phát triển, các chế độ chính sách, quy chế về giáo dục kỹ thuật nghề nghiệp và giáo dục đại học. Đổi mới quản lý giáo dục kỹ thuật nghề nghiệp và giáo dục đại học trên cơ sở phân cấp quản lý theo hƣớng tăng cƣờng tự chủ

cho các trƣờng đại học và chuyên nghiệp. Kết hợp giữa việc nâng cao tính tự chủ, khả năng xây dựng và quản lý kế hoạch của các trƣờng đại học và chuyên nghiệp với vai trò giám sát của các cơ quan chức năng và các cơ quan quản lý Nhà nƣớc nhằm phát huy tối đa tiềm năng của các cơ sở đại học và chuyên nghiệp mà vẫn đảm bảo kiểm soát đƣợc, đồng thời cần tăng cƣờng vai trò tự chủ của các cơ sở đại học và chuyên nghiệp trƣớc sản phẩm đào tạo của mình. Tăng cƣờng năng lực cho đội ngũ cán bộ quản lý. Cần có sự thống nhất cả ba khâu trong quá trình hoạch định chính sách: xây dựng ý tƣởng đổi mới, thiết kế quá trình đổi mới và thực hiện đổi mới.

Cùng với việc thành lập Hội đồng giáo dục quốc gia cần hình thành Tiểu ban phát triển nhân lực trong Hội đồng giáo dục quốc gia để: Xây dựng kế hoạch phát triển nhân lực trong thị trƣờng lao động về số lƣợng và chất lƣợng. Thiết lập các chuẩn kỹ năng phù hợp với yêu cầu của sản xuất, từ đó làm chuẩn cho việc xây dựng nội dung chƣơng trình đào tạo. Góp phần tăng nguồn lực thông qua các mối quan hệ với sản xuất, kinh doanh. Gắn đào tạo với sử dụng, điều phối các hoạt động giữa các cơ quan chức năng để tăng nguồn lực hỗ trợ cho giáo dục kỹ thuật nghề nghiệp và giáo dục đại học.

Các thành viên trong tiểu ban bao gồm: đại diện của Chính phủ, đại diện các Bộ, ngành liên quan, đại diện của Công đoàn, đại diện các Công ty, các Doanh nghiệp, các Tổng công ty Nhà nƣớc và phải có đại diện của giới chủ tƣ nhân để hoạch định đƣờng lối, xây dựng chiến lƣợc, phối hợp hoạt động nhằm phát triển giáo dục kỹ thuật nghề nghiệp và giáo dục đại học.

Củng cố mạng lưới các trường đại học và chuyên nghiệp.

Về các trƣờng đại học, bao gồm các loại hình đại học đa lĩnh vực, đại học đơn ngành, đại học dân lập. Việc củng cố các trƣờng đại học quốc gia và đại học khu vực nhằm xây dựng một số trung tâm đào tạo chất lƣợng và uy tín

cao dựa trên tiềm năng nổi trội của các cơ sở đƣợc lựa chọn. Tổ chức các trƣờng đại học (cao đẳng) cộng đồng nhằm mục đích đào tạo nhân lực cho địa phƣơng bằng nguồn lực của địa phƣơng. Củng cố hoạt động của các trƣờng đại học dân lập để tất cả các trƣờng đáp ứng yêu cầu về cơ sở vật chất, trang thiết bị, đội ngũ cán bộ quản lý và giảng viên thông qua hệ thống quản lý chung; tăng cƣờng kiểm định công nhận cho các chƣơng trình, khoá đào tạo và các cơ sở, từng bƣớc mở rộng quy mô đào tạo phi công lập đáp ứng nhu cầu học tập của nhân dân. Sử dụng phƣơng thức đào tạo từ xa, đào tạo và bồi dƣỡng tại nơi làm việc, tạo cơ hội học tập suốt đời cho mọi ngƣời. Nhà nƣớc cần cho phép các tổ chức và cá nhân nƣớc ngoài mở trƣờng đại học tại Việt Nam hoặc liên kết với các cơ sở đại học trong nƣớc đào tạo đại học.

Về mạng lƣới các cơ sở giáo dục kỹ thuật và nghề nghiệp, do điều kiện ngân sách, nên trƣớc mắt cần phải sắp xếp mạng lƣới theo hƣớng không thành lập quá nhiều trƣờng (chỉ thành lập thêm những trƣờng khi có nhu cầu ở các vùng kinh tế trọng điểm, các khu công nghiệp tập trung và ở một số tỉnh mới tách), và điều quan trọng hơn là củng cố, tăng cƣờng nâng cấp cho các trƣờng để mở rộng quy mô, hoạt động hết công suất và nâng cao chất lƣợng, cụ thể là:

Hình thành các trƣờng trọng điểm: đây là hệ xƣơng sống của ngành nhằm mục tiêu đào tạo kỹ thuật viên và công nhân kỹ thuật lành nghề cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nƣớc. Các trƣờng này sẽ giữ vai trò nòng cốt của hệ thống các trƣờng công lập bên cạnh việc đa dạng hoá các loại hình đào tạo nghề nghiệp khác. Nó cần đƣợc đầu tƣ từ 30%-35% ngân sách Nhà nƣớc chi cho giáo dục kỹ thuật nghề nghiệp để có thể ngang tầm với một số trƣờng của các nƣớc trong khu vực. Tiêu chí lựa chọn: các trƣờng trọng điểm nằm ở các địa bàn kinh tế trọng điểm, khu vực đông dân cƣ, khu công

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở nước ta hiện nay (Trang 62 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)