kinh tế từ năm 1996 - 2000
Đảng bộ Quảng Ninh quán triệt tinh thần của Đại hội VIII chỉ đạo chuyển dịch cơ cấu kinh tế dựa vào điều kiện cụ thể của địa phương. Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ X ( năm 1996) xác định nhiệm vụ: “Tranh thủ thời cơ, mở rộng quan hệ hợp tác trong và ngoài nước, đẩy nhanh q trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp và du lịch, phát triển và tăng cường nguồn lực kinh tế, giải quyết những vấn đề bức xúc xã hội; đổi mới và hoàn thiện quan hệ sản xuất, tăng cường công tác quản lý của các cấp chính quyền về kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh quốc phịng, giữ vững ổn định chính trị, từng bước nâng cao đời sống nhân dân và tạo điều kiện cho bước phát triển sau những năm 2000” [18, tr.42]. Phấn đấu: (1) Nhịp độ tăng trưởng GDP là 12-13%/năm; giá trị tổng sản lượng công nghiệp tăng 13-14%/năm, nông nghiệp tăng 5%; (2) Kim ngạch xuất khẩu tăng bình quân hàng năm 18 đến 20%; tỷ trọng công nghiệp và du lịch, dịch vụ trong cơ cấu kinh tế đạt mức 85 - 90%; (3) Thu nhập sản phẩm xã hội GDP bình quân theo đầu người tăng gấp 2 lần so hiện nay (thời điểm 1996), khoảng 550 - 600USD/người.
Mục tiêu chiến lược lâu dài theo hướng cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa là cơng nghiệp và du lịch hiện đại, cơ cấu hợp lý, tạo nhiều việc làm, cải thiện đời sống nhân dân. Trong 5 năm (1996 - 2000) tập trung phát triển toàn diện các lĩnh vực công nghiệp, nông nghiệp, thương mại, dịch vụ - du lịch, lấy ngành công nghiệp và du lịch làm trọng tâm [18, tr.43].
Để thực hiện được phương hướng, nhiệm vụ và các mục tiêu trên, Đại hội đề ra những giải pháp chủ yếu như sau:
Đối vối công nghiệp: sắp xếp lại các doanh nghiệp, đầu tư chiều sâu để phát huy năng lực và nâng cao hiệu quả sản xuất. Phát triển các ngành nghề, tập trung vào khai thác, chế biến than, khoáng sản, sản xuất vật liệu xây dựng; nâng dần tỷ trọng công nghiệp chế biến nông - lâm - hải sản, sản xuất hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu; đẩy mạnh cơng nghiệp cơ khí, đóng tàu, cảng biển. Huy động mọi nguồn lực để đầu tư phát triển một số ngành sản xuất mới phục vụ tiêu dùng và xuất khẩu.
Về sản xuất than: phấn đấu đạt sản lượng 9 - 10 triệu tấn than sạch vào năm 2000 [18, tr.45-46]. Quy hoạch các vùng khai thác và tiêu thụ than một cách hợp lý, thực hiện tốt luật khống sản. Áp dụng các biện pháp tích cực để lập lại trật tự trong khai thác và tiêu thụ than; đầu tư mở rộng sản xuất, tạo việc làm cho người lao động. Nghiên cứu, áp dụng các giải pháp để hoàn thành việc di chuyển cảng than và các bãi chứa than ở trung tâm thành phố Hạ Long về khu vực Nam Cầu Trắng.
Phát triển mạnh ngành sản xuất vật liệu xây dựng, nhất là xi măng, lấy đó làm khâu đột phá để phát triển công nghiệp của tỉnh. Trước mắt tập trung đầu tư xây dựng nhà máy xi măng cơng suất 1,5 triệu tấn/năm ở Hồng Bồ, cơ sở sản xuất xi măng 8,8 vạn tấn/ năm ở ng Bí. Lập dự án, huy động vốn xây dựng các nhà máy xi măng công suất lớn, công nghệ hiện đại, đạt sản lượng 2 - 3 triệu tấn/năm sau năm 2000. Đầu tư sản xuất gạch ngói theo quy hoạch; sớm hồn thành xây dựng Nhà máy gạch Hải Ninh và nghiên cứu xây dựng ở Quảng Hà, Đông Triều để đưa sản lượng gạch ngói lên 385 triệu viên vào năm 2000. Xây dựng một số cơ sở sản xuất gạch men sứ vệ sinh, gạch chịu lửa chất lượng cao từ nguyên liệu của địa phương [18, tr.47].
Phát triển công nghiệp chế biến (nông - lâm - hải sản) sản xuất hàng tiêu dùng với quy mô vừa và nhỏ, công nghệ hiện đại đáp ứng nhu cầu tại chỗ và xuất khẩu. Quy hoạch phát triển các vùng nguyên liệu tập trung. Đầu tư một số cơ sở chế biến mới có quy mơ và ưu thế về ngun liệu như gỗ, tùng hương, chè, chế biến hoa quả, hải sản xuất khẩu, thức ăn gia súc. Hiện đại hóa cơ sở sản xuất nước khống, đưa sản lượng lên 20 triệu lít/năm. Triển khai xây dựng cơ sở xay xát chế biến lúa mì tại khu vực Cái Lân, dây chuyền sản xuất bia 10 triệu lít/năm, cơ sở sản xuất giấy, bao bì và may mặc xuất khẩu, phát triển sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ.
Chú trọng công nghiệp cơ khí, đóng tàu, phục vụ công nghiệp than, điện và các ngành nông nghiệp, sản xuất dịch vụ, phục vụ phát triển giao thông vận tải, kinh tế cảng biển và du lịch. Sắp xếp lại các cơ sở sản xuất đóng tàu theo hướng chun mơn hóa và quản lý theo ngành kinh tế - kỹ thuật. Quan tâm phát triển cơ khí nơng thơn và sản xuất công cụ lao động nhỏ phục vụ nông, lâm, ngư nghiệp. Đầu tư mở rộng Nhà máy đóng tàu Hạ Long. Củng cố cơ sở đóng tàu và sửa chữa của địa phương, đóng mới các loại tàu thuyền nhỏ phục vụ giao thông vận tải và đánh cá [18, tr.48].
Trong sản xuất nông nghiệp: Đổi mới cơ cấu kinh tế nông - lâm - ngư nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa, gắn liền với cơng nghiệp chế biến, từng bước đưa cơ giới hóa vào sản xuất nơng nghiệp. Đổi mới cơ cấu cây trồng, vật nuôi; tăng tỷ trọng giá trị các sản phẩm hàng hóa trên 1 đơn vị diện tích đất nông nghiệp. Tùy theo thế mạnh ở từng địa phương, chuyển một phần diện tích cây lương thực kém hiệu quả sang trồng cây công nghiệp, cây ăn quả, cây thực phẩm để hình thành vùng sản xuất tập trung, tạo ra được sản phẩm hàng hóa có khối lượng lớn phục vụ cơng nghiệp chế biến và xuất khẩu. Quản lý chặt chẽ đất đai và tận dụng đất canh tác để phục vụ sản xuất lương thực, thực phẩm.
Áp dụng các biện pháp nhằm khai thác hiệu quả tiềm năng đất nơng nghiệp, lâm nghiệp và mặt nước hiện có.
Đẩy mạnh thâm canh cây lương thực (cả lúa và màu), đạt sản lượng 180 ngàn tấn lương thực vào năm 2000. Phấn đấu xây dựng mơ hình nông thôn mới.
Phát triển tồn diện chăn ni; đẩy mạnh chăn ni trâu, bị và gia súc, gia cầm; đưa chăn ni trở thành ngành chính, đáp ứng ngày càng nhiều thịt, trứng, sữa... cho nhu cầu tiêu dùng của nhân dân trong tỉnh và phục vụ xuất khẩu tại chỗ.
Công tác thủy lợi: Nâng cấp tuyến đê biển Hà Nam và các tuyến đê địa phương để chống được bão cấp 10 - 12 lúc triều cường. Xây dựng hệ thống cống tiêu huyện Yên Hưng và Đơng Triều; hồn thành đập Tràng Vinh (Hải Ninh), thi công đập Đầm Hà Động (Quảng Hà), làm xong kênh N2 (ng Bí), kênh Trại Lốc - Bến Châu (Đông Triều), sửa chữa, nâng cấp kênh N1 Đại Yên (Hoành Bồ), kè biên giới Bắc Luân. Hoàn thành các cơng trình khai hoang, đưa vào sản xuất vùng lấn biển Đông Yên Hưng, Bắc Cửa Lục, Phương Nam (ng Bí). Phấn đấu đến năm 2000 đảm bảo ít nhất tưới chủ động cho 70% diện tích gieo trồng tồn tỉnh [18, tr.49-50].
Lâm nghiệp: Hoàn thành giao đất, giao rừng; trồng tập trung mỗi năm 7.000 ha. Hình thành các vùng tập trung đảm bảo nhu cầu gỗ trụ mỏ, cung cấp nguyên liệu giấy sợi cho công nghiệp chế biến. Xây dựng và mở rộng mơ hình kinh tế vườn rừng, trại rừng, tạo ra vùng cây đặc sản (quế, hồi, thông nhựa)... ở khu vực miền Đông. Tăng cường quản lý rừng phòng hộ, rừng đặc dụng du lịch, rừng kinh tế, rừng ngập mặn ven biển và rừng đầu nguồn để phát triển bền vững môi trường sinh thái. Phấn đấu đưa độ che phủ của rừng từ 23% lên 40% [18, tr.50].
Thủy sản: Phát huy thế mạnh tiềm năng nguồn lợi biển, coi trọng cả đánh bắt, nôi trồng và chế biến hải sản; tiếp tục phát triển nghề cá nhân dân, củng cố và phát triển quốc doanh cá, các HTX và tổ hợp tác nghề cá, gắn khai thác với bảo vệ chủ quyền lãnh hải và an ninh trên biển. Tăng cường xuất khẩu. Phấn đấu đưa ngành hải sản trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, đến năm 2000 thu từ xuất khẩu thủy sản đạt 10 triệu USD [18, tr.50].
Du lịch - dịch vụ, thương mại: phấn đấu đến năm 2000 đón 1 triệu
khách du lịch, trong đó có 50% là khách du lịch nước ngồi [18, tr.57]. Khai thác quản lý tốt vịnh Hạ Long, khu Móng Cái - Trà Cổ và hệ thống du lịch vùng phụ cận như: thị xã Cẩm Phả, huyện Vân Đồn, ng Bí, Đơng Triều, Yên Hưng... Từng bước phát triển du lịch các tuyến đảo xa; hình thành hệ thống du lịch hấp dẫn, hiện đại.
Thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước để phát triển du lịch theo quy hoạch; nâng cấp và mở mang thêm các khách sạn, tơn tạo các di tích lịch sử, văn hóa, danh lam thắng cảnh, các nơi vui chơi giải trí và xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch.
Đa dạng hóa các loại hình dịch vụ phục vụ đầu tư phát triển kinh tế - xã hội, coi trọng dịch vụ cảng biển, cung ứng tàu biển và các loại dịch vụ phục vụ đời sống nhân dân. Khuyến khích các thành phần kinh tế, đồng thời phát huy vai trò chủ đạo khu vực kinh tế quốc doanh nhằm bình ổn giá cả thị trường. Mở rộng mạng lưới bán lẻ những mặt hàng chủ yếu. Tập trung phát triển hai trung tâm thương mại lớn là thành phố Hạ Long và Móng Cái [18, tr.58].
Đối với các thành phần kinh tế: Khuyến khích phát triển và tăng cường liên kết, liên doanh các thành phần kinh tế, tạo động lực và môi trường thuận lợi cho phát triển. Phát triển khu vực kinh tế quốc doanh trong những ngành đóng vai trị nịng cốt của sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa như than, điện, vật liệu xây dựng, giao thơng, bưu điện, ngân hàng, cơ khí, đóng tàu,
cảng biển, xuất nhập khẩu, du lịch.... Chấn chỉnh, chuyển hình thức sở hữu, giải thể doanh nghiệp yếu kém. Thí điểm cổ phần hóa một số doanh nghiệp. Thống nhất quản lý doanh nghiệp trung ương và địa phương theo ngành kinh tế - kỹ thuật. Hình thành một số cơng ty tập trung vốn lớn như than, xây dựng, kinh doanh du lịch, thương mại nhằm thu hút đầu tư và nâng cao năng lực cạnh tranh [18, tr.61].
Đổi mới cơ chế quản lý kinh tế HTX, củng cố và phát triển các loại hình kinh tế nơng nghiệp. Phát huy vai trị của kinh tế hộ gia đình, thí điểm HTX cổ phần. Đẩy mạnh hợp tác, liên doanh với nước ngoài để huy động vốn đầu tư, tiếp nhận cơng nghệ và trình độ quản lý mới, tạo chuyển biến về tốc độ phát triển và chuyển dịch cơ cấu.
Nghị quyết 04 - NQ/TU, ngày 9-4-1997 của Tỉnh ủy về “Những chủ
trương, biện pháp phát triển công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp Quảng Ninh 1997-2000” tập trung chỉ đạo vào những lĩnh vực sản xuất công nghiệp giữ
vai trò trọng yếu trong cơ cấu kinh tế chung của tỉnh, đạt tốc độ tăng 10%/năm trong giai đoạn 1991-1995. Tuy nhiên, trước một thực tế là “công nghiệp trên địa bàn Quảng Ninh mới có ngành than phát triển, các ngành cơng nghiệp khác phát triển chậm” [48], nên định hướng phát triển cho công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp giai đoạn 1996 - 2000 như sau:
- Phát triển chọn lọc một số cơ sở công nghiệp nặng (than, vật liệu xây dựng, cơ khí, đóng và sửa chữa tàu, điện, luyện kim, hóa chất). Sử dụng hiệu quả các cảng biển, biến dải công nghiệp dọc quốc lộ 18 trở thành vị trí chủ chốt trong vùng. Khai thác than với phương châm tiết kiệm, an toàn gắn với bảo vệ môi trường, đạt 10 triệu tấn than sạch vào năm 2000. Phối hợp với các ngành, các tổng công ty ở Trung ương xây dựng mới Nhà máy xi măng Hoành Bồ, Quang Hanh, mở rộng Nhà máy điện ng Bí, thúc đẩy dự án Nhà máy nhiệt điện Hoành Bồ, Nhà máy thép Cẩm Phả, Cái Lân, Nhà máy
phân đạm ng Bí. Cải tạo và mở rộng các cơ sở đóng và sửa chữa tàu, cơng nghiệp cơ khí để phục vụ công nghiệp than, điện, các ngành nông nghiệp, giao thông vận tải, kinh tế cảng biển và du lịch. Đầu tư chiều sâu để sản xuất gạch ngói và các loại vật liệu xây dựng khác từ nguyên liệu có sẵn của địa phương [48].
- Phát triển công nghiệp nhẹ (chế biến lương thực, thực phẩm, sản xuất hàng tiêu dùng, hàng xuất khẩu như may, da giầy, giấy, bao bì, hàng thủ cơng mỹ nghệ, các mặt hàng địa phương có ưu thế). Ưu tiên phát triển cơng nghiệp chế biến ở các huyện chưa có hoặc cịn ít cơ sở cơng nghiệp, đặc biệt là tạo các điểm công nghiệp nhỏ ở nông thôn để tăng nguồn thu cho ngân sách địa phương. Mở rộng nghề gốm sứ ở Đông Triều phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng, du lịch và xuất khẩu [48].
- Cải tạo các cụm, khu cơng nghiệp hiện có như Hịn Gai - Bãi Cháy, Cẩm Phả - Dương Huy, Uông Bí - Mạo Khê. Đến năm 2000 phấn đấu xây dựng các khu cơng nghiệp mới Cái Lân, Hồnh Bồ.
Phát triển du lịch trên cơ sở tăng cường tiềm lực hạ tầng; quan tâm và xử lý tình trạng ơ nhiễm mơi trường; kết hợp chặt chẽ quy hoạch phát triển các khu công nghiệp với quy hoạch xây dựng thị trấn, thị tứ, phân bố lại dân cư và vùng nguyên liệu tập trung, kết hợp kinh tế với quốc phòng, giữ vững an ninh.
Từ định hướng đó đưa ra các giải pháp và chính sách cụ thể về (1) huy động vốn; (2) khoa học, công nghệ, môi trường; (3) bảo hộ sản xuất và hàng công nghiệp, tiểu thủ cơng nghiệp; (4) đào tạo, và bố trí, sử dụng cán bộ.
Khai thác than là một thế mạnh của tỉnh nên Đảng bộ trực tiếp chỉ đạo bằng Nghị quyết số 02 NQ/TU, ngày 26/01/1996 “Về một số biện pháp phát
triển sản xuất than gắn với giải quyết các vấn đề xã hội trên địa bàn tỉnh”.
nghiệp khác sẽ tăng nhanh, nhưng than vẫn là nguồn năng lượng quan trọng đối với nền kinh tế quốc dân và sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh [47]. Do đó cần đẩy mạnh sản xuất than gắn với phát triển các ngành công nghiệp và kinh tế địa phương, tạo thêm việc làm, xây dựng cơng trình hạ tầng, khắc phục và giải quyết vấn đề môi trường.
Nghị quyết số 08 NQ/TU về “Phương hướng, nhiệm vụ năm 1998”
tiếp tục khẳng định q trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa trên cơ sở phát triển các ngành cơng nghiệp, tiểu thủ cơng nghiệp có thế mạnh có khả năng cạnh tranh cao. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển sản xuất nông - lâm - ngư nghiệp và nông thôn theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hợp tác hóa. Phát triển nơng nghiệp theo hướng tăng giá trị hàng hóa, tạo nguyên liệu cho chế biến xuất khẩu. Áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất (nhất là giống cây trồng vật nuôi). Đẩy mạnh công tác khuyến nông, ưu đãi về đất, vốn, thuế. Phát triển dịch vụ, khôi phục nghề truyền thống ở nông thôn.
Tăng cường phát triển và quản lý kinh doanh du lịch. Đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng, phát triển các hoạt động dịch vụ, vui chơi, giải trí phục vụ du lịch. Mở rộng tuyến du lịch Hạ Long, các trung tâm du lịch Bãi Cháy, Trà Cổ và một số vùng phụ cận.
2.3. Đảng bộ Quảng Ninh lãnh đạo thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ năm 2001 - 2005. kinh tế từ năm 2001 - 2005.
Trên cơ sở những thành tựu đã đạt được qua 5 năm 1996-2000, ngày 9/01/2001, Đại hội đảng bộ lần thứ XI được khai mạc nhằm tổng kết thành tựu giai đoạn trước, đồng thời đề ra phương hướng, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2001 - 2005, tầm nhìn đến 2010. “Tiếp tục xây dựng và