Là một tỉnh ven biển, Quảng Ninh đặc biệt có lợi thế với vịnh Hạ Long - di sản thiên nhiên thế giới và một hệ thống bãi cát, bờ biển đẹp như Ti Tốp, Quan Lạn, Minh Châu, Trà Cổ, Bãi Cháy. Chính vì thế, ngành du lịch - dịch
vụ - thương mại phải trở thành một ngành công nghiệp “khơng khói” để Quảng Ninh phát triển “xanh” và bền vững. Phát huy lợi thế tự nhiên, Quảng Ninh đã có những bước đi thích hợp để đưa ngành du lịch - dịch vụ - thương mại phát triển xứng với tiềm năng của tỉnh.
Qua 15 năm thực hiện chuyển dịch, ngành du lịch-dịch vụ-thương mại Quảng Ninh đã đạt được một số kết quả sau:
Về du lịch: Hệ thống tổ chức kinh doanh du lịch ở tỉnh Quảng Ninh
hiện nay có sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế, với nhiều loại hình kinh doanh khác nhau, gồm 4 nhóm: 7 Cơng ty Nhà nước, 18 công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn; 5 doanh nghiệp liên doanh với nước ngoài; hơn 300 hộ kinh doanh cá thể [9]. Cùng với chính sách tập trung huy động nguồn vốn đầu tư trong nước và ngồi nước điều đó đã làm cho tình hình kinh doanh du lịch ở Quảng Ninh phát triển nhanh chóng, bình qn hàng năm tăng 20%. Mặc dù dưới tác động của suy giảm kinh tế thế giới nhưng tổng lượng khách tới Quảng Ninh trong 5 năm gần đây đạt gần 21 triệu lượt khách, tăng bình quân 15,3%/năm, đã bước đầu hình thành xu hướng toàn dân tham gia làm du lịch ở một số trung tâm du lịch lớn. Thực hiện theo quy hoạch và bắt kịp với xu thế phát triển của cả nước và vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, tỉnh đã tập trung khai thác du lịch vịnh Hạ Long kết hợp với bảo vệ di sản, đồng thời mở rộng các tuyến du lịch Trà Cổ - Móng Cái, du lịch sinh thái biển huyện Vân Đồn, đa dạng hóa các loại hình sinh thái, tắm biển, leo núi, văn hóa, thể dục thể thao... đã góp phần đưa ngành du lịch Quảng Ninh lên một tầm cao mới.
Doanh thu từ hoạt động du lịch mang lại một nguồn kinh phí đáng kể, năm 1996 là 88 tỷ, năm 2000 là 223,79 tỷ (tăng 2,54 lần), năm 2010 ước đạt 3.100 tỷ. Doanh thu đều tăng nhưng nếu so sánh với cả nước thì mức tăng của Quảng Ninh không thật sự ấn tượng như biểu đồ dưới đây thể hiện:
Biểu đồ 3.7: Doanh thu từ du lịch của Quảng Ninh so sánh với cả nƣớc
(Nguồn: Viện nghiên cứu phát triển du lịch - Xử lý của tác giả, ĐVT: Tỷ đồng) Để phát huy thế mạnh ngành du lịch, tỉnh Quảng Ninh tập trung vào hoàn thiện cơ sở vật chất, bao gồm đường giao thông, cơ sở thông tin liên lạc, hệ thống nhà hàng và khách sạn, đội ngũ lễ tân, tàu thuyền du lịch… Nhiều nhà hàng, khách sạn mang tầm khu vực và quốc tế được xây dựng như Novotel, Sài Gòn tourist, khu du lịch giải trí Hồng gia… Cơ sở hạ tầng được hồn thiện đã đáp ứng nhu cầu nghỉ ngơi cao cấp cho khách du lịch. Công tác quản lý tàu thuyền du lịch được thống nhất trên cơ sở sắp xếp lại đội tàu thuyền trước đó, giữ an ninh trật tự cho khách tham quan.
Du lịch là một trong những ngành trọng tâm phát triển của tỉnh Quảng Ninh bởi đặc thù của ngành là giải quyết được một lượng lao động lớn, đồng thời kích thích nhu cầu tiêu dùng mua sắm của du khách. Trong thời gian qua, ngành du lịch Quảng Ninh thực hiện chỉ đạo của Đảng bộ tỉnh đã quảng bá thành cơng một số hình ảnh du lịch Quảng Ninh như: lễ hội Canaval đường phố, tham quan vịnh Hạ Long, khôi phục một số làng văn hóa biển như làng Cửa Vạn, lễ hội biển… Đồng thời, hệ thống dịch vụ theo phương châm hiện đại, tiện nghi, sạch sẽ, thân thiện đối với du khách.
Về dịch vụ: Bắt đầu có sự chuyển dịch theo hướng gia tăng tỷ trọng các
lĩnh vực dịch vụ chất lượng cao (rõ nhất là trong lĩnh vực dịch vụ tài chính
0.00 5,000.00 10,000.00 15,000.00 20,000.00 1996 1997 1998 1999 2000 Quảng Ninh Cả nước
ngân hàng, viễn thông). Dịch vụ vận tải đáp ứng tốt hơn nhu cầu giao lưu hàng hóa và đi lại của nhân dân. Bưu chính viễn thơng phát triển nhanh và được hiện đại hóa cơ bản. Các dịch vụ tài chính, kiểm tốn, ngân hàng, bảo hiểm,... đều có những thay đổi. Các loại hình dịch vụ khác như tư vấn pháp luật, tư vấn đầu tư, dịch vụ khoa học cơng nghệ... đều đang được hình thành và bắt đầu phát triển.
Tuy nhiên, các ngành dịch vụ có giá trị tăng cao, đảm bảo cho sự phát triển ổn định và bền vững của toàn bộ nền kinh tế vẫn chưa đủ mạnh bởi tỷ trọng trong toàn ngành rất chênh lệch. Phân ngành có tỷ trọng áp đảo là thương nghiệp và sửa chữa vật phẩm tiêu dùng (chiếm 40%), vận tải kho bãi và thông tin liên lạc (9,7%), kinh doanh tài sản và dịch vụ tư vấn (10,4%), giáo dục đào tạo (8,1%). Hầu hết các phân ngành dịch vụ khác chỉ chiếm tỷ trọng vài phần trăm, cá biệt có một số phân ngành cịn dưới 1%. Các ngành quan trọng như dịch vụ hạ tầng còn quá yếu (dịch vụ vận tải và thông tin chiếm 9,6%, tài chính chiếm 5%)...
So sánh hai thời điểm 1995, 2000 để thấy rằng, ở khoảng giữa thời gian nghiên cứu, ngành du lịch - dịch vụ - thương mại vẫn ở mức chưa cân đối. Một số ngành đáng lẽ phải phát triển thì chỉ ở mức “vừa phải” như khách sạn - nhà hàng và dịch vụ tài chính, tín dụng. Biểu đồ 3.8 sẽ cho thấy sự so sánh này. Tuy nhiên, đến năm 2010, sự chuyển biến đã đạt được những kết quả tích cực. Tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ ước đạt 26.123 tỷ đồng, trong đó các cơ sở bán lẻ trực tiếp 2.304 tỷ. Tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hoá trên địa bàn ước đạt 2.129 triệu USD, vượt kế hoạch đề ra (kế hoạch tăng 9% và đạt 2.080 triệu USD). Các hoạt động dịch vụ xuất khẩu: tạm nhập, tái xuất, kho ngoại quan, hoạt động biên mậu phát triển, tổng giá trị hàng hoá kinh doanh theo loại hình tạm nhập, tái xuất, chuyển khẩu, kho ngoại quan
qua các cửa khẩu của tỉnh đạt 6,284 tỷ USD, tăng 2,26 lần so với năm 2009 (chủ yếu là xăng dầu, thiết bị vật tư cơng trình, dự án...).
Biểu đồ 3.8: Cơ cấu ngành dịch vụ (tỷ lệ: %)
(Nguồn: Niên giám thống kê năm 2001)
Về thương mại: Thương mại nội địa phát triển về chất, đồng thời mở rộng ở cả thành thị, nông thôn, miền núi, hải đảo. Sức mua ngày càng tăng nhất là đối với nhóm hàng nơng sản thực phẩm. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu từ khu vực dịch vụ trên địa bàn tỉnh năm 2010 đạt 20.768 tỷ đồng, gấp hơn 2 lần so với năm 2005, mức tăng bình quân 19,1%/năm. Mức bán lẻ hàng hóa dịch vụ được tạo ra từ thương nghiệp nội địa vào năm 2010 chiếm 83,1%; khách sạn, nhà hàng chiếm 9,3%; du lịch, dịch vụ chiếm 7,6%. Kết quả trên cho thấy: mặc dù Quảng Ninh được coi là địa phương có tiềm năng lớn để phát triển du lịch nhưng nguồn thu từ hoạt động này chỉ chiếm chưa đầy 20% trong tổng mức bán lẻ hàng hóa dịch vụ, phần lớn tổng mức bán lẻ hàng hóa, dịch vụ vẫn tạo ra từ khu vực thương nghiệp nội địa.
Hoạt động kinh tế cửa khẩu phát triển. Thực hiện quyết định 53/2001/TTG về chính sách đối với khu kinh tế cửa khẩu, Quảng Ninh đã xây dựng khu kinh tế cửa khẩu Móng Cái-Vĩnh Thực, Hồnh Mơ (Bình Liêu) và Bắc Phong Sình (Hải Hà). Các khu kinh tế này đã thu hút ngày càng nhiều các
doanh nghiệp trong nước và ngoài nước, các thành phần kinh tế tư nhân, cá thể tham gia đầu tư các cơ sở thương mại - dịch vụ, du lịch làm cho hoạt động thương mại – dịch vụ, du lịch ngày càng sôi động, thực sự trở thành một trung tâm trung chuyển và giao dịch hàng hóa của các tỉnh trong cả nước với Trung Quốc.
Kim ngạch xuất nhập khẩu qua các cửa khẩu tăng mạnh. Hàng xuất khẩu chủ yếu như than đá, xi măng, hải sản, nông lâm sản chế biến (hoa quả, lạc, quế, hồi, tùng hương…) da giầy, may mặc…Tổng kim ngạch xuất khẩu của tỉnh đạt 1,5 – 1,8 tỷ USD. Trong đó: xuất khẩu trực tiếp khoảng 61,3%; tạm nhập tái xuất và chuyển khẩu ủy thác khoảng 10,0%, xuất khẩu tại chỗ 2,0%, du lịch và dịch vụ 26,7%.
Hoạt động ngân hàng tăng trưởng cao với chất lượng tín dụng tốt. Thương mại, du lịch, dịch vụ trong 10 năm (2001-2010) phát triển đa dạng với tốc độ nhanh. Năm 2000 đạt 3.552,458 tỷ đồng, năm 2005 đạt 10.172 tỷ đồng và đến năm 2010 đạt 24.983 tỷ đồng, giá trị tăng thêm ước tính đạt 18,2%/năm. Nếu trong giai đoạn 2001-2005, toàn bộ tiềm lực tập trung vào kinh tế nhà nước (43,4%) và kinh tế cá thể (46,9%) thì bước sang 2006 - 2010 cơ cấu ngành thương mại, du lịch, dịch vụ có sự thay đổi lớn. Ngành thương mại chiếm hơn 2/3 tổng mức toàn ngành (83,1%), khách sạn nhà hàng chiếm (9,3%)…. Ngành du lịch, dịch vụ, thương mại chiếm 40,1% GDP toàn tỉnh. Tổng nguồn vốn hoạt động của các ngân hàng dự kiến năm 2010 đạt 47.000 tỷ, tăng 36,9% so với thời điểm 31/12/2009, trong đó: vốn huy động tại địa phương ước đạt 36.000 tỷ đồng, tăng 35,9% vượt mục tiêu đề ra (mục tiêu tăng khoảng 30%). Cơ cấu vốn vay thay đổi tích cực với tổng doanh số cho vay ước đạt 62.500 tỷ đồng, trong đó cho vay ngắn hạn 45.500 tỷ đồng, bằng 79,5% cùng kỳ; cho vay trung và dài hạn 17.000 tỷ đồng, tăng 24,6% . Thực hiện tốt chính sách cho vay hỗ trợ lãi suất, chống suy giảm kinh tế, dự kiến
đến 31/12, tổng dư nợ cho vay được hỗ trợ lãi suất tại các ngân hàng đạt 4.000 tỷ đồng, chiếm 9,6% tổng dư nợ. Dự kiến đến 31/12/2010, tổng số nợ xấu là 500 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 1,2% tổng dư nợ.
Dịch vụ bưu chính, chuyển phát hoạt động ổn định; hàng hoá, bưu phẩm, bưu kiện, vật phẩm được phục vụ nhanh chóng kịp thời đáp ứng yêu cầu. Dịch vụ viễn thông tiếp tục phát triển cao, doanh thu năm 2010 ước đạt 1.700 tỷ đồng, tăng 38% so với năm 2009. Năm 2010 có bước phát triển mới với 1.052.851 thuê bao điện thoại các loại; đạt tỷ lệ 182 máy/100 dân (điện thoại cố định và di động trả sau đạt 41 máy/100 dân, vượt mục tiêu Đại hội XII đề ra đến năm 2010 đạt 35 máy/100 dân). Dịch vụ internet có bước chuyển biến, phát triển mới 25.200 thuê bao Internet (tổng số đạt 66.993 thuê bao); tỷ lệ người dùng Internet đạt 30/100 dân. Hạ tầng viễn thơng được đầu tư hồn thiện từng bước.
Dịch vụ vận tải đáp ứng tốt nhu cầu giao lưu hàng hóa và đi lại của nhân dân. Hệ thống cảng biển của tỉnh được sắp xếp lại và đầu tư mở rộng đã và đang trở thành động lực thúc đẩy giao lưu trong nước và quốc tế, đẩy mạnh xuất nhập khẩu hàng hóa và những lĩnh vực kinh tế khác có liên quan, nhất là cơng nghiệp, thương mại, du lịch và vận tải. Chất lượng vận chuyển hàng hóa, hành khách trên các phương tiện được nâng lên; khối lượng vận tải hàng hóa và hành khách trên địa bàn tăng nhanh theo từng năm do Quảng Ninh có vị trí thuận lợi trong giao thương với bên ngồi. Khối lượng hàng hóa vận chuyển năm 2010 ước đạt 39 triệu tấn, tăng gấp 11 lần so với năm 2002, vận chuyển hành khách đạt 18.969.600 lượt người. Tổng doanh thu vận tải ước đạt 2.780,9 tỷ đồng
Tuy nhiên, trong 5 năm (1996-2000) là thời kỳ đầu Quảng Ninh quyết tâm đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu kinh tế nên cịn gặp nhiều khó khăn trong cơng tác chỉ đạo. Các ngành, trong đó có du lịch - dịch vụ - thương mại cịn
gặp nhiều lúng túng trong triển khai. Từ sau năm 2000, thực hiện chủ trương nâng cao hiệu quả đầu tư phát triển một số ngành dịch vụ, đặc biệt là dịch vụ trình độ cao, chất lượng cao, các loại dịch vụ được mở rộng, chất lượng dịch vụ được nâng lên. Giá trị tăng bình quân (2001-2005) là 15,5% và 18,2% (2006 - 2010).
Các ngành du lịch - dịch vụ - thương mại có giá trị tăng cao, đảm bảo cho sự phát triển ổn định và bền vững của tồn bộ nền kinh tế vẫn cịn chưa đủ mạnh. Tỷ trọng trong tồn ngành dịch vụ rất chênh lệch. Ví dụ như phân ngành có tỷ trọng áp đảo là thương nghiệp và sửa chữa vật phẩm tiêu dùng (38%) nhưng ngành dịch vụ tài chính ngân hàng chỉ đạt mức gần 10% vào năm 2010. Thực tế qua 15 năm thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế, ngành du lịch - dịch vụ - thương mại đã chuyển biến mạnh mẽ nhưng chưa thực sự tạo thành ngành chủ lực trong GDP tồn tỉnh. Vì thế, định hướng phát triển kinh tế - xã hội Quảng Ninh đến năm 2020 là “phát triển ngành thương mại
nội địa; đẩy mạnh phát triển kinh tế cửa khẩu, xuất khẩu nhập khẩu và hoạt động kinh tế đối ngoại, phát triển các loại hình dịch vụ tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, bưu chính viễn thơng, cơng nghệ thơng tin, phần mềm, dịch vụ vận tải, xây dựng, tư vấn... Tập trung xây dựng Hạ Long, Móng Cái thành các trung tâm thương mại lớn của tỉnh và vùng đồng bằng sông Hồng”[75]. Đây là định hướng tiếp theo của Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh nhằm đưa du lịch - dịch vụ - thương mại trở thành ngành kinh tế trọng điểm.