KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và tình hình quảnlý sử dụng đất đai thị xã Phổ Yên lý sử dụng đất đai thị xã Phổ Yên
3.1.1. Điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên
3.1.1.1. Vị trí địa lý
Phổ Yên là thị xã thuộc vùng bán sơn địa. Trung tâm thị xã cách thành phố Thái Nguyên 26 km về phía Nam và cách thủ đô Hà Nội 55 km về phía Bắc. Là một trong những cửa ngõ của thủ đô Hà Nội đi các tỉnh phía Đông Bắc.
Địa giới hành chính của thị xã được xác định như sau:
- Phía Bắc giáp thành phố Thái Nguyên và thành phố Sông Công;
- Phía Nam giáp thủ đô Hà Nội và tỉnh Bắc Giang;
- Phía Đông giáp huyện Phú Bình;
- Phía Tây giáp huyện Đại Từ và tỉnh Vĩnh Phúc.
Thị xã Phổ Yên có hệ thống giao thông gồm đường bộ, đường sắt, đường sông, kết nối khá thuận lợi với các trung tâm kinh tế lớn trong vùng, đồng thời là vị trí cửa ngõ trung chuyển hàng hóa giữa vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và vùng núi phía Bắc. (Phòng Thống kê Thị xã Phổ Yên, 2020, Báo cáo thống kê Thị xã Phổ Yên, 2020).
3.1.1.2. Địa hình
Thị xã Phổ Yên thuộc vùng bán sơn địa của tỉnh Thái Nguyên, bao gồm vùng núi và đồng bằng. Địa hình của thị xã thấp dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam và chia làm 2 vùng rõ rệt:
Vùng phía Đông gồm 10 xã và 3 phường có độ cao trung bình 8-15m, đây là vùng gò đồi thấp xen kẽ với địa hình bằng.
Vùng phía Tây gồm 4 xã và 1 phường, là vùng núi của thị xã địa hình đồi núi là chính. Độ cao trung bình ở vùng này cao 200-300m.
Nhìn chung, địa hình của thị xã Phổ Yên cũng giống như các huyện khác thuộc vùng đồi gò và vùng trung tâm của Thái Nguyên có đặc điểm địa hình bằng phẳng xen lẫn địa hình gò đồi tạo thành hai nhóm cảnh quan. (Phòng Thống kê Thị xã Phổ Yên ,2020, Báo cáo thống kê Thị xã Phổ Yên, 2020).
3.1.1.3. Khí hậu, thời tiết
Theo phân vùng khí hậu thì Phổ Yên chịu ảnh hưởng của khí hậu vùng miền núi phía Bắc. Theo tài liệu của trạm khí tượng thủy văn thị xã cho thấy các đặc điểm khí hậu thể hiện như sau:
Nhiệt độ trung bình năm là: 23,50C, tháng có nhiệt độ trung bình cao nhất là 36,80C vào tháng 6, tháng thấp nhất là 8,80C vào tháng 12.
Lượng mưa trung bình năm là 1.321 mm. Lượng mưa năm cao nhất là 1.780
am tập trung vào tháng 6,7,8, lượng mưa năm thấp nhất là 912 mm tập trung chủ yếu vào tháng 12 và tháng 1.
− Độ ẩm không khí trung bình năm 81,9% cao nhất là 85%, tháng 12 có độ ẩm thấp nhất là 77%.
− Chế độ gió: có 2 loại gió chính là Gió mùa Đông Bắc và gió Đông Nam. Tóm lại: Thời tiết và khí hậu có nhiều thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp. Lượng mưa thấp, ít sương muối, mưa xuân đến muộn, độ ẩm không khí quá cao,
lượng bức xạ nhiệt trung bình, đó là những yếu tố thuận lợi tạo điều kiện phát triển nông nghiệp. (Phòng Thống kê Thị xã Phổ Yên, 2020, Báo cáo thống kê Thị xã Phổ Yên, 2020).
3.1.1.4. Thủy văn
Phổ Yên có 2 con sông chính chảy qua:
Sông Cầu: Là con sông nằm trong hệ thống sông Thái Bình, lưu vực 3.480 km2, bắt nguồn từ huyện Chợ Đồn (tỉnh Bắc Cạn), chảy qua các huyện Bạch Thông, Chợ Mới (tỉnh Bắc Cạn), Phú Lương, Đồng Hỷ, thành phố Thái Nguyên, Phú Bình về Phổ Yên. Trên địa bàn Phổ Yên, sông Cầu chảy theo hướng Bắc - Đông Nam, lưu lượng nước mùa mưa lên tới 3.500m3/giây.
Sông Công: Xa còn gọi là sông Giã (Giã Giang), sông Mão, có lưu vực 951km2, bắt nguồn từ vùng núi Ba Lá (huyện Định Hoá), chảy qua huyện Đại Từ, thành phố Sông Công về Phổ Yên. Sông Công chảy qua địa bàn thị xã Phổ Yên khoảng 25 km, nhập vào sông Cầu ở thôn Phù Lôi, xã Thuận Thành, thị xã Phổ Yên. Năm 1975, 1976, hồ Núi Cốc được xây dựng tạo ra nguồn dự trữ nước và điều hoà dòng chảy của sông. Cảng Đa Phúc trên sông Công là cảng sông lớn nhất tỉnh Thái Nguyên.
Do phía Tây Phổ Yên có dãy núi Tam Đảo đón gió Đông Nam, nên lượng mưa ở lưu vực sông Công rất lớn. So với lũ sông Cầu, lũ sông Công lớn và đột ngột hơn, thường xẩy ra vào mùa nóng (từ tháng 5 đến tháng 10), lên nhanh, xuống nhanh và biến động lớn, biên độ lũ từ 5 mét đến 7 mét. Đặc biệt, ở các xã ở ven dãy núi Tam Đảo (Phúc Thuận, Thành Công, Vạn Phái) thường xẩy ra những trận mưa lớn, trong phạm vi hẹp, gây lũ quét (ngày 21/10/1969, ở suối Quân Cay, xã Phúc Thuận, lượng mưa 1 giờ trong phạm vi trong 200km2 tại đây lên tới 325mm, tạo nên lũ quét, nước chảy như thác đổ làm chết 26 người). Đoạn hạ lưu sông Công (từ xã Nam Tiến xuống thôn Phù Lôi, xã Thuận Thành) có 15 km đê ở 2 bên sông.
Vùng phía Nam thị xã Phổ Yên (gồm các xã: Thuận Thành, Trung Thành, Tân Phú, Đông Cao, Tiên Phong, Nam Tiến, Tân Hương) nằm kẹp giữa vùng đê sông Công và sông Cầu nên khi mưa lớn, hoặc khi nước sông Cầu dâng cao, thường bị úng, lụt.
Hồ Suối Lạnh: Nằm trên địa bàn xã Thành Công, là hồ nhân tạo lớn nhất thị xã Phổ Yên. (Phòng Thống kê Thị xã Phổ Yên ,2020, Báo cáo thống kê Thị xã Phổ Yên , 2020).
3.1.1.5. Tài nguyên đất
− Theo kết quả điều tra và tổng hợp trên bản đồ thổ nhưỡng tỷ lệ 1/25.000, thị xã Phổ Yên có 10 loại đất chính. Trong đó có các loại đất phù sa, bạc màu, dốc tụ và đất đỏ vàng biến đổi do trồng lúa thường có độ dốc thấp, tầng đất dày > 100 cm, rất thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp, nhưng loại đất này chỉ chiếm 35% diện tích tự nhiên toàn thị xã. Đất đỏ vàng trên phiến thạch sét, đất vàng nhạt trên đá cát, đất nâu vàng trên phù sa cổ có diện tích chiếm 61,6% diện tích toàn thị xã, hầu hết có độ dốc > 250. (Phòng Thống kê Thị xã Phổ Yên, 2020, Báo cáo thống kê Thị xã Phổ Yên, 2020).
3.1.1.6. Tài nguyên rừng
Theo số liệu tổng kiểm kê đất đai năm 2020, diện tích rừng của thị xã là 6.576,5ha (chiếm 25,5% diện tích tự nhiên), trong đó rừng sản xuất là 4.276,50ha, rừng phòng hộ là 2.300,00 ha. Tập đoàn cây rừng chủ yếu là bạch đàn, mỡ, bồ đề, keo, tre, mai... (tập đoàn cây nhóm 4 - 6). Lượng tăng trưởng đạt 5,5 - 6,5 m3 /ha/năm. Diện tích rừng trồng mới thể hiện qua bảng sau:
Bảng 3.1: Diện tích rừng trồng mới tập trung phân theo loại rừng tại
thị xã Phổ Yên giai đoạn 2016-2020 STT Năm 1 2016 2 2017 3 2018 4 2019 5 2020
(Nguồn: Phòng Kinh Tế thị xã Phổ Yên, 2020)
Diện tích rừng trồng mới năm 2020 đạt 364,7ha, đạt 293,3% kế hoạch thị xã giao và đạt 189,9% kế hoạch tỉnh giao . Trong đó thực hiện trồng rừng sản xuất theo dự án đạt 120ha; Rừng tự trồng (người dân và công ty Lâm nghiệp Thái Nguyên) là 244,7ha. Phổ Yên là thị xã chuyển tiếp giữa vùng núi và vùng đồng bằng nên diện
tích đất lâm nghiệp không lớn và tập trung chủ yếu ở các xã phía Tây của thị xã. Những xã có thảm rừng lớn là Phúc Tân (2.214,82 ha), Phúc Thuận (2.853,68 ha), Thành Công (1.020,57 ha). (Phòng Thống kê Thị xã Phổ Yên,2020, Báo cáo thống kê Thị xã Phổ Yên, 2020).
3.1.1.7. Nhận xét chung về điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên
* Thuận lợi
- Khí hậu Phổ Yên tương đối thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp
- Thị xã Phổ Yên nằm vị trí cửa ngõ phía Nam của tỉnh Thái Nguyên, tiếp giáp với thủ đô Hà Nội. Phổ Yên có hệ thống giao thông gồm đường bộ, đường sắt, đường sông kết nối khá thuận lợi với các trung tâm kinh tế lớn trong vùng, đồng thời là vị trí cửa ngõ trung chuyển hàng hóa giữa vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và vùng núi phí Bắc. Thị xã là cửa ngõ giao lưu kinh tế, văn hóa của tỉnh với thủ đô Hà Nội và các tỉnh Đồng bằng Sông Hồng, Thị xã Phổ Yên có chức năng là trung tâm tổng hợp về công nghiệp, thương mại dịch vụ và đầu mối giao thông, có vai trò thúc đấy phát triển kinh tế - xã hội của vùng phía Nam tỉnh Thái Nguyên. Với vị trí thuận lợi, hệ thống giao thông đồng bộ bao gồm đường sắt, đường thủy, đường bộ (Đường sắt HÀ Nội - Thái Nguyên, đường cao tốc Hà Nội Thái Nguyên, đường Quốc lộ 3, cụm cảng Đa Phúc) tạo ra mạng lưới giao thông thuận lợi cho việc lưu thông và phát triển kinh tế - xã hội của Thị xã.
- Phổ Yên có địa hình tương đối bằng phẳng, nguồn nhân lực lao động dồi dào thuận lợi trong việc giao lưu phát triển kinh tế, thu hút đầu tư trong lĩnh vực công nghiệp.
* Khó khăn
- Về cơ bản hiện nay qũy đất của thị xã Phổ Yên đã được khai thác hết. Qũy đất cho các công trình phúc lợi của địa phương từ xã đến phường đều rất eo hẹp. Đất đai dành cho sản xuất nông nghiệp chiếm tỷ trọng lớn. Chất lượng đất nhìn chung xấu, nên năng suất thực tế không cao và tiềm năng tăng năng suất cây trồng hạn chế. Giá trị sản phẩm trồng trọt/1 ha đất nông nghiệp thấp, chỉ khoảng 25 triệu đồng.
- Với xu hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đất đai dành cho sản xuất nông nghiệp trong những năm tới chắc chắn sẽ giảm. Ngoài ra tiềm năng tăng năng suất cây trồng vật nuôi cũng hạn chế. Những năm gần đây năng suất lúa tuy có tăng
nhưng không nhiều. Phổ Yên không có tiềm năng về phát triển các loại cây con đặc sản và cây công nghiệp như chè như ở một số huyện khác của tỉnh. Là thị xã trung du nhưng do qũy đất hạn hẹp, Phổ Yên không có điều kiện để phát triển chăn nuôi đại gia súc với qui mô lớn.
- Phổ Yên có diện tích đất lâm nghiệp và rừng khá lớn. Tuy nhiên có thể nói rừng và lâm nghiệp không phải là thế mạnh kinh tế của thị xã.
- Mấy năm gần đây tuy có được Nhà nước quan tâm đầu tư nhưng hệ thống đường giao thông chưa được cải thiện nhiều, còn cần phải có đầu tư lớn mới đáp ứng được nhu cầu phát triển kinh tế của thị xã. Có thể nói phát triển, nâng cấp đường giao thông là khâu mấu chốt để tạo ra sự bứt phá kinh tế của thị xã trong những năm tới.
- Phát triển nông nghiệp vẫn luôn là thách thức đối với Phổ Yên. Những năm tới, nông nghiệp của thị xã vẫn giữ vai trò quan trọng, đáp ứng nhu cầu và ổn định cuộc sống của nhân dân, nhất là nông dân của thị xã. Tuy nhiên, nếu chỉ dựa chủ yếu vào nông nghiệp, kinh tế của thị xã không thể có bước phát triển bứt phá để cất cánh.
3.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội
Thị xã Phổ Yên sau 5 năm được thành lập, Phổ Yên đã có những bước tiến dài trong phát trển kinh tế - xã hội, góp phần làm thay đổi diện mạo và nâng cao đời sống của người dân địa phương. Từ một huyện thuần nông, đến nay cơ cấu kinh tế của Phổ Yên đã chuyển dịch theo hướng phát triển mạnh công nghiệp - xây dựng; thương mại - dịch vụ. Quy mô và năng lực sản xuất các ngành kinh tế đều đạt được sự tăng trưởng cao; Tổng giá trị sản xuất trên địa bàn năm 2020 ước đạt trên 758.000 tỷ đồng, tăng gấp 2,1 lần so với giá trị năm 2015. Công nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chiếm tỷ trọng lớn. Đến năm 2020, tổng giá trị sản xuất Ngành Công nghiệp (theo giá so sánh năm 2010) ước đạt 750.000 tỷ đồng tăng 31,25% so với mục tiêu Nghị quyết, tăng gấp 2,18 lần so với năm 2015. Trong đó: Ngành công nghiệp do địa phương quản lý đạt 6.100 tỷ đồng, vượt 22% so với mục tiêu, tăng gấp 2,34 lần so với năm 2015.
Trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ, du lịch, thị xã đã thực hiện lập Quy hoạch quần thể di tích vua Lý Nam Đế, lập quy hoạch các vùng sản xuất, vùng cây ăn quả tập trung kết hợp xây dựng du lịch cộng đồng tại một số xã miền Tây như: Phúc Thuận, Thành Công; quy hoạch khu du lịch nghỉ dưỡng Đông Tam Đảo và
đường kết nối vành đai V. Tổng doanh thu dịch vụ năm 2020 ước đạt 1.850 tỷ đồng, tăng gấp 2,12 lần và tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng trên địa bàn thị xã đến năm 2020 ước đạt 4.337,2 tỷ đồng, tăng 218% so với năm 2015; Giá trị xuất khẩu đến năm 2020 ước đạt trên 28 tỷ USD, tăng 80,8% so với năm 2015, sản phẩm xuất khẩu chủ yếu là điện thoại, linh kiện điện tử.
Hiện nay, các tuyến đường giao thông nông thôn của thị xã đã được cứng hóa, tạo điều kiện thuận tiện cho việc đi lại, trao đổi giao lưu hàng hóa. Xóm, tổ dân phố nào cũng có nhà văn hóa được xây dựng khang trang, gắn với sân thể thao, là nơi sinh hoạt cộng đồng, nhân dân được giao lưu văn hóa, văn nghệ, đời sống vật chất tinh thần của người dân được nâng lên. 100% người dân được sử dụng điện lưới quốc gia, có phương tiện đi lại và thông tin liên lạc; trên 98% hộ dân được sử dụng nước hợp vệ sinh... Đến nay, thị xã đã hoàn thành 192 km đường trục xã (đạt 100%),
235 km đường trục xóm, ngõ xóm (đạt 65,8%); 100% trường học các cấp đạt chuẩn quốc gia; hệ thống kênh mương nội đồng ngày càng được hoàn thiện…(Niên giám thống kê Thị xã Phổ Yên, 2020)
3.1.2.1. Lĩnh vực Nông nghiệp
Năm 2020 lĩnh vực nông nghiệp của thị xã Phổ Yên đạt được các chỉ tiêu sau: * Tổng sản lượng lương thực đạt: 58.600 tấn, đạt 107,2% KH tỉnh giao; đạt 107% KH thị xã, bằng 98,9% so với cùng kỳ. Trong đó:
- Sản lượng thóc ước đạt: 53.535 tấn (Vụ Xuân: 24.393,36 tấn; Vụ Mùa: 29.141,64 tấn).
- Sản lượng ngô đạt: 5.065 tấn (Ngô đông 2019 - 2020: 3.391,25 tấn; Ngô xuân 2020: 1.000,8 tấn; Ngô mùa: 667,95 tấn).
* Tổng diện tích gieo trồng cây hàng năm là: 16.620,14 ha bằng 98,73% so với cùng kỳ. Trong đó: Vụ Đông: 2.379,84 ha; Vụ Xuân: 7.047 ha; Vụ Mùa: 6.893,3ha (các cây trồng chủ lực như: Cây lúa: 9.632,35ha; Cây Ngô: 1.113,45 ha; Cây Lạc: 486,49 ha; Khoai lang: 1008,5 ha; Đỗ tương: 88,3 ha; Sắn: 449,61 ha; Rau các loại: 2.291 ha; Đậu đỗ các loại: 207,69 ha….)
* Diện tích gieo trồng vụ Đông năm 2020: 2.319,9 ha, trong đó: Cây ngô: 655,8ha; Khoai lang: 442,9ha; Đậu tương: 32ha; Khoai tây: 57,8ha; Rau các loại: 1.203,4ha;
Tổng kinh phí hỗ trợ cho phát triển sản xuất nông nghiệp năm 2020 là:
* Về chăn nuôi:
- Tổng đàn trâu: 8.494 con, đạt: 92,33% KH tỉnh giao, đạt: 92% KH thị xã, bằng 93,07% so với cùng kỳ.
- Tổng đàn bò: 9.821 con, đạt: 99,71% KH tỉnh giao, đạt: 99,71% KH thị xã, bằng 101,93% so với cùng kỳ.
- Tổng đàn lợn: 131.720 con, đạt: 84,98% KH tỉnh giao, đạt: 84,98% KH thị xã, bằng 82,56% so với cùng kỳ.
- Tổng đàn gia cầm: 2.252.000 con, đạt: 102,36% KH tỉnh giao, đạt: 102,36% KH thị xã, bằng 108,98% so với cùng kỳ.
Hiện nay ngành chăn nuôi ở Phổ Yên chiếm tỷ trọng đáng kể trong giá trị sản lượng nông nghiệp. Chăn nuôi ở hộ gia đình cần được phát triển mạnh để tương xứng với ngành trồng trọt và tiềm năng của địa phương. (Phòng Kinh tế Thị xã Phổ Yên, 2020).
3.1.2.2. Lĩnh vực Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp
Giá trị sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp (giá SS 2010):
Giá trị sản xuất CN - TTCN trên địa bàn năm 2020 ước đạt: 707.445,4 tỷ đồng, đạt 96,6% Kế hoạch, bằng 113,08% so cùng kỳ.
3.1.2.3. Dân số, lao động và việc làm
- Dân số: Đến năm 2020 dân số thị xã Phổ Yên là 197.374 người, trong đó Nam