STT
Nội dung
1 Nội dung, hình thức công khai TTHC 2 Trang thiết bị phục vụ người dân ở
khu vực chờ giải quyết TTHC 3 Thời gian và quy trình giải quyết
TTHC
Thái độ của cán bộ, viên chức khi 4 hướng dẫn, tiếp nhận và giải quyết
TTHC
5 Mức độ hài lòng của người dân về
hoạt động của Chi nhánh VPĐKĐĐ
Về nội dung, hình thức công khai thủ tục hành chính: Hiện nay, trình độ dân trí của người dân đều đã được nâng cao, đồng nghĩa khi tham gia thực hiện thủ tục hành chính, người dân đã biết đến các cơ quan có thẩm quyền, hỏi và đọc các hướng dẫn được công khai niêm yết tại cơ quan đó. Biểu hiện là có 92,2% người dân được phỏng vấn đều đã biết đến và hài lòng về việc công khai niêm yết thủ tục hành chính tại các bảng tin. Chỉ có 7,8% người dân cảm thấy không hài lòng do các yếu tố khách quan như lần đầu thực hiện thủ tục hành chính nên còn gặp nhiều bỡ ngỡ, nhiều từ ngữ chuyên môn mà người dân đọc khó hiểu...
Về trang thiết bị phục vụ người dân ở khu vực chờ giải quyết TTHC: Trang thiết bị phục vụ người dân gồm các loại: bàn, ghế, bút viết, quạt máy, điều hòa và máy bấm số tự động đã được người dân đánh giá cao. Tỷ lệ hài lòng chiếm 95,6%, còn lại 4,4% chưa hài lòng, cho rằng cần trang bị thêm phương tiện giải trí, máy bán hàng tự động...
Về thời gian và quy trình giải quyết hồ sơ, thủ tục hành chính: Đánh giá về thời gian trả kết quả hồ sơ hiện nay, đa số người dân cho rằng họ được trả đúng hẹn, chỉ có 11,1% trễ hẹn. Nguyên nhân trễ hẹn chủ yếu là do hồ sơ phức tạp cần xử lý thêm hay do bộ phận chuyên môn chưa xử lý xong. Theo đánh giá của người dân thì thời gian xử lý hồ sơ theo quy định hiện nay là tương đối hợp lý, chỉ có một số ít người dân cho rằng thời gian xử lý như vậy còn lâu.
Về thái độ của cán bộ, viên chức khi hướng dẫn, tiếp nhận và giải quyết hồ sơ, thủ tục hành chính: Do trình độ người dân đến thực hiện giao dịch không đồng đều, một số bộ phận người dân trình độ còn hạn chế, khả năng tiếp thu còn chậm, dẫn đến việc khó khăn trong quá trình hướng dẫn hồ sơ, thủ tục hành chính. Lượng công việc lớn kèm theo yêu cầu công việc ngày càng cao, đòi hỏi yêu cầu về kỹ năng cũng như thái độ làm việc của cán bộ chuyên môn ngày càng lớn. Theo điều tra ý kiến của người dân cho thấy, có đến 94,4% người dân đánh giá khá cao về thái độ làm việc cũng như tính chuyên nghiệp của cán bộ khi làm việc. Nhiều người dân đã nhận xét cán bộ của Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai làm việc nhiệt tình, hăng say trong công việc, hướng dẫn tận tình, chu đáo và kịp thời khi công dân có những thắc mắc chưa được giải đáp.
Về mức độ hài lòng của người dân về hoạt động của Chi nhánh VPĐKĐĐ: Kết quả khảo sát cho thấy đa số người dân tham gia thực hiện các thủ tục hành chính đều đánh giá hài lòng với hoạt động của Chi nhánh VPĐKĐĐ tỷ lệ đánh giá “không hài lòng” thấp chỉ chiếm 4,4% trong tổng người trả lời.
Đánh giá chung những kết quả đạt được của Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai Thị xã Phổ Yên
Hàng năm Chi nhánh VPĐK đất đai thị xã Phổ Yên đã cơ bản thực hiện và hoàn thành tốt nhiệm vụ của đơn vị, các nhiệm vụ được VPĐK đất đai tỉnh Thái Nguyên giao, cụ thể:
Đã chủ động thực hiện tốt, đầy đủ việc công khai các thủ tục hành chính thực hiện theo chức năng, nhiệm vụ của Chi nhánh VPĐK đất đai phải giải quyết tại trụ sở làm việc của đơn vị, tạo điều kiện thuận lợi cho các đối tượng có nhu cầu (đặc biệt là hộ gia đình, cá nhân) tra cứu và thực hiện.
Việc hướng dẫn, tiếp nhận và xử lý hồ sơ để chuyển Phòng Tài nguyên và Môi trường trình UBND thị xã ký GCN và cấp GCN cho hộ gia đình, cá nhân theo thẩm quyền trong thời gian qua đã được Chi nhánh VPĐK đất đai thực hiện cơ bản đúng trình tự, thủ tục, đảm bảo đúng thời gian và theo quy định của pháp luật.
Công tác đăng ký biến động đất đai, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất, lập, cập nhật, chỉnh lý hồ sơ địa chính từng bước đã được cải thiện.
Chủ động tiếp cận công nghệ, ứng dụng tin học, cập nhật các văn bản quy phạm mới, xây dựng kế hoạch và triển khai tập huấn chuyên môn cho cán bộ Chi nhánh VPĐK đất đai theo chức năng, nhiệm vụ để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
Việc tiếp nhận, quản lý, bảo quản, sắp xếp hồ sơ tài liệu và cung cấp thông tin đất đai đã đi vào nề nếp, theo quy định.
Thực hiện đầy đủ công tác nghiệp vụ kế toán, tài chính đúng quy định của Nhà nước.
Công khai tại đơn vị các loại mức thu phí, lệ phí theo quy định của pháp luật, việc thu phí và lệ phí các thủ tục hành chính tại Chi nhánh VPĐK đất đai đã thực hiện đúng quy định.
Thực hiện tốt hoạt động cung ứng dịch vụ, đảm bảo tăng thu ngân sách Nhà nước, tăng thu nhập tăng thêm cho cán bộ, viên chức trong đơn vị.
3.4. Đánh giá những mặt hạn chế tồn tại và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai Thị xã Phổ Yên
3.4.1. Những điểm hạn chế tồn tại
Hồ sơ cấp giấy chứng nhận chủ yếu là các hồ sơ phức tạp: chủ yếu là các hồ sơ mất GCN mà người đứng tên trong GCN đã chết; các thửa đất trong GCN bị mất chưa theo bản đồ địa chính; cấp sai tờ, thửa bản đồ 299 … nên mất nhiều thời gian để đối chiếu, kiểm tra hồ sơ.
Chất lượng hồ sơ nộp thấp, nhiều trường hợp cán bộ địa chính không kiểm tra thực địa do vậy khi cán bộ chi nhánh thực hiện kiểm tra, phát hiện cấp sai vị trí, diện tích …có nhiều trường hợp cán bộ tiếp nhận phiếu hướng dẫn yêu cầu hoàn thiện hồ sơ nhưng cán bộ địa chính không hướng dẫn hoàn thiện lại mà để người dân tiếp tục nộp lại hồ sơ, làm cho người sử dụng đất phải đi lại nhiều lần gây bức xúc cho nhân dân. Việc cập nhật chỉnh lý hồ sơ địa chính cấp xã chưa thật sự được quan tâm, chưa cập nhật, chỉnh lý kịp thời theo quy định dẫn đến việc cung cấp thông tin, hoàn thiện hồ sơ ban đầu tại cấp xã không được nhanh chóng kịp thời.
Công tác đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận trước đây chưa được gắn liền với công tác cập nhật, chỉnh lý biến động về đất đai nên hồ sơ không thống nhất, khó thực hiện các bước về sau.
Trình độ cán bộ địa chính cấp xã không đồng đều; việc thiết lập hồ sơ tại cấp xã còn nhiều sai sót; chất lượng hồ sơ do xã thiết lập còn thấp. Do vậy, tỷ lệ hồ sơ trả về còn cao.
Tình trạng lấn chiếm, chuyển mục trái phép, không sử dụng đất, chuyển nhượng đất mà không làm thủ tục theo quy định, tranh chấp đất ở nhiều địa phương diễn biến phức tạp, trong khi các quy định pháp luật về giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo trong lĩnh vực đất đai còn một số bất cập, không đồng bộ, thay đổi qua từng thời kỳ, do đó khi áp dụng căn cứ pháp luật để giải quyết việc giữa các ngành liên quan không đồng nhất.
Luật đất đai năm 2013 quy định việc đăng ký là bắt buộc, song việc cấp GCN QSD đất lại theo nhu cầu của tổ chức, cá nhân, hộ gia đình. Do vậy chỉ khi có phát sinh giao dịch, tranh chấp thì tổ chức, người dân mới đến đăng ký và xin làm thủ thục đăng ký cấp GCN QSD đất.
Công tác phối hợp giữa Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai thị xã và các phòng ban của UBND thị xã như: phòng Tài nguyên và Môi trường, phòng Kinh tế hạ tầng, cán bộ địa chính xã, thị trấn gặp nhiều khó khăn do không cùng chịu sự quản lý của UBND thị xã.
Phần mềm một cửa sở Tài nguyên và môi trường chưa kết nối được với phần mềm một cửa của thị xã Phổ Yên vì vậy các hồ sơ liên thông chưa thực hiện được từ xã đến Thị xã đến Tỉnh.
Thị xã Phổ Yên có địa bàn rộng, khối lượng hồ sơ và nhu cầu giao dịch về đất đai rất lớn (số lượng sau TP. Thái Nguyên). Mặt khác, sau khi sát nhập, khối lượng công việc tăng hơn, thời gian giải quyết thủ tục theo quy định không thay đổi, có thủ tục giảm so với giai đoạn trước. Bên cạnh đó, số lượng biên chế và hợp đồng hiện có của Chi nhánh còn ít..
Trang thiết bị máy móc trang bị cho chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai thị xã Phổ Yên được trang bị từ lâu, hiện đã cũ, lạc hậu và còn thiếu, do đó ảnh hưởng tới hiệu quả làm việc của cán bộ.
Công tác đo đạc tách thửa theo nhu cầu của người dân của Chi nhánh tuy đã có nhiều cố gắng nhưng vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu của người sử dụng đất, vẫn còn một số hồ sơ đề nghị đo đạc tách thửa chậm trả kết quả.
UBND thị xã đã bố trí trụ sở làm việc cho Chi nhánh nhưng vẫn chưa có kho lưu trữ hồ sơ; trang thiết bị phục vụ công tác hiện có còn thiếu, hết khấu hao.
Công tác lập, quản lý hồ sơ địa chính và xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai trên địa bàn thực hiện còn nhiều khó khăn do bản đồ địa chính ở một số xã, phường còn nhiều vùng bị trống, nhiều chỗ sai số quá lớn.
Chính sách pháp luật về đất đai còn nhiều bất cập
Công tác công khai pháp luật về đất đai, tư vấn các chính sách quản lý và sử dụng đất chưa đồng bộ, sâu rộng. Từ đó dẫn đến việc hiểu biết, nhận thức của người dân về chính sách, pháp luật về đất đai còn rất hạn chế, dẫn đến người dân không chủ động trong việc kê khai và phối hợp hoàn thiện hồ sơ.
Tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp (Covid 19) cũng phần nào ảnh hưởng đến công tác chuyên môn, việc thực hiện công tác ngoại nghiệp, triển khai các dự án … cũng gặp một số khó khăn nhất định.
3.4.2. Nguyên nhân*Chủ quan *Chủ quan
Chính sách pháp luật đất đai còn nhiều bất cập như Điểm a, b khoản 5 diều 20 nghị định 43/2014/NĐ-CP quy định các trường hợp hộ gia đình, cá nhân không trực tiếp sản xuất nông nghiệp thì được cấp GCN QSD đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo hình thức thuê đất của nhà nước đối với diện tích đất đang sử dụng; Điều 22 của Nghị định 43/2014/NĐ-CP chưa nêu trường hợp làm nhà trên đất nông nghiệp trước ngày 15/10/1993 thì xử lý như thế nào, căn cứ vào đâu để xác định vi phạm …do đó khi giải quyết hồ sơ còn lúng túng không thực hiện được.
Trên thực tế hiện nay có quá nhiều văn bản pháp luật trong lĩnh vực đất đai, hơn nữa những văn bản này luôn thay đổi, cơ quan chuyên môn thị xã triển khai đến các xã, phường và đến người dân để hoàn chỉnh hồ sơ phải mất một khoảng thời gian khá dài. Do vậy, khi người dân có nhu cầu thực hiện các thủ tục hành chính về đất đai thường không nắm vững và chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ cần thiết dẫn đến việc phải đi lại nhiều lần. Khi làm xong thì đã có nhiều văn bản áp dụng không còn phù hợp.
Cải cách hành chính có tác động trực tiếp đến người sử dụng đất. Thông qua cơ chế một cửa, người dân có điều kiện nhận được sự hướng dẫn, giải thích chu đáo hơn về thủ tục muốn thực hiện. Tuy nhiên do đặc thù của Phổ Yên là địa bàn rộng lớn mà trình độ hiểu biết về pháp luật đất đai người dân không đồng đều, một số bộ phận người dân còn thiếu sự hợp tác với cán bộ chuyên môn trong việc hoàn thiện hồ sơ gặp nhiều khó khăn, kéo dài thời gian.
Công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật đất đai nói chung chưa được coi trọng, chưa sâu sát. Người dân chưa có nhận thức sâu sắc về quyền hạn và nghĩa vụ của mình. Từ đó, dẫn đến tình trạng người dân thực hiện thủ tục hành chính tại Chi nhánh VPĐK đất đai phải bổ sung thông tin nhiều lần, kéo dài thời hạn giải quyết thủ tục hành chính theo quy định của pháp luật.
Nhiệm vụ của Chi nhánh VPĐK đất đai rất phức tạp, trong khi tổ chức và con người lại thiếu, chưa được trang bị kỹ năng xử lý. Chưa có biện pháp tích cực để khắc phục hiện tượng chồng chéo, trùng lặp trong công việc, thậm chí nhiều công đoạn không đúng quy định. Các tồn tại của quá khứ để lại còn quá lớn chưa thể giải
quyết trong thời gian ngắn. Đồng thời, do tồn tại những quan hệ ràng buộc, phụ thuộc vào một số hoạt động của một số đơn vị khác nên Chi nhánh VPĐK đất đai không chủ động giải quyết được dứt điểm các công việc do mình phụ trách theo mô hình một cửa.
Hệ thống dữ liệu về đất đai đặc biệt là dữ liệu về không gian còn chưa đầy đủ, có độ chính xác không cao và chưa được chuẩn hóa một cách trọn vẹn. Trình độ tin học của các cán bộ chuyên môn không đồng đều, năng lực phát triển phần mềm chưa mạnh. Công nghệ số mặc dù được nhắc đến nhiều nhưng chưa được khẳng định trong hệ thống quản lý nhà nước ở nước ta. Do chưa được chuyên môn hóa, thiếu thông tin. Hoặc các thông tin biến động đất đai không được theo dõi, cập nhật thường xuyên hoặc có thông tin nhưng không đầy đủ nên còn nhiều hạn chế khi thực hiện chức năng cung cấp thông tin.
Liên thông thuế điện tử chưa thực hiện được.
Do đội ngũ cán bộ chuyên môn còn mỏng, nhân sự cũng như cơ sở vật chất phục vụ công tác chuyên môn tại Chi nhánh VPĐK đất đai còn thiếu trong khi phải thực hiện cùng một lúc khối lượng công việc nhiều. Số lao động hợp đồng chiếm tỷ lệ lớn nên sự ràng buộc công việc không mang tính ổn định. Việc nhiều, người không đủ, trình độ chuyên môn có phần hạn chế dẫn đến việc tồn đọng hồ sơ, kéo theo sự trì trệ về tiến độ giải quyết là nguyên nhân cơ bản ảnh hưởng đến tiến độ, hiệu quả hoạt động của Chi nhánh VPĐK đất đai.
Phòng làm việc của Chi nhánh VPĐK đất đai còn chật chội. Cơ sở vật chất, trang thiết bị chưa đầy đủ theo yêu cầu chuyên môn nên đã ảnh hưởng rất lớn đến tiến độ giải quyết công việc được giao.
*Khách quan
Do trình độ hiểu biết về pháp luật đất đai người dân không đều, một số bộ phận người sử dụng chưa nhiệt tình hợp tác với cán bộ chuyên môn trong việc hoàn thiện hồ sơ.
Công tác phổ biến, giáo dục pháp luật đất đai nói chung và các quy định của pháp luật về tổ chức đăng ký quyền sử dụng đất các cấp ở địa phương nói riêng chưa được coi trọng. Nhận thức của các chủ thể tham gia quan hệ pháp luật đất đai vể tổ chức này chưa sâu. Dẫn đến tình trạng người dân thực hiện thủ tục hành chính tại Chi
nhánh VPĐK phải bổ sung thông tin nhiều lần, kéo dài thời hạn giải quyết thủ tục hành chính theo quy định của pháp luật.
Do tốc độ đô thị hóa tại địa bàn Phổ Yên lớn, nguồn gốc sử dụng đất đa dạng, phức tạp, các thời kỳ sử dụng đất để lại nhiều tồn tại khó giải quyết. Hồ sơ địa chính thiếu thốn, hệ thống bản đồ cũ không đáp ứng được yêu cầu quản lý. Chính sách