Khái lược về mô thức tự sự

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mô thức tự sự chiến tranh trong tác phẩm chiến tranh không có một khuôn mặt phụ nữ của svetlana alexievich (Trang 30 - 32)

3.3 .Phạm vi nghiên cứu

5. Cấu trúc luận văn

2.1 Khái lược về mô thức tự sự

Từ cuối thế kỷ 19, thuật ngữ “mô thức” (paradigm) được sử dụng với nhiều nghĩa khác nhau. Khởi đầu, chữ này được dùng chỉ văn phạm – quy tắc chủ yếu trong cấu trúc ngôn ngữ. Trong ngôn ngữ học, Saussure dùng từ mẫu hình (mơ thức) để chỉ một lớp các phần tử có nhiều tính chất tương tự nhau. Một cách hiểu thông thường, thuật ngữ này chỉ kỹ thuật chỉ dùng trong nghệ thuật tu từ, như một cách gọi cho một truyện ngụ ngôn hay một truyện cổ dân gian có minh họa. Bên cạnh đó, nó dùng để miêu tả tập hợp các kinh nghiệm, các tin tưởng, các giá trị mà nó ảnh hướng đến nhận thức, thế giới quan.

Sang thế kỷ 20, mô thức tự sự (narrative paradigm) là lý thuyết truyền thơng được khái niệm hóa bởi học giả Walter Fisher. Bản chất của mô thức tự sự chỉ ra rằng tất cả các giao tiếp có ý nghĩa xảy ra thơng qua cách kể chuyện hoặc báo cáo các sự kiện. Con người tham dự với tư cách là người kể chuyện và quan sát các câu chuyện kể. Lý thuyết này tiếp tục khẳng định rằng những câu chuyện có sức thuyết phục hơn những lý lẽ. Mơ thức tự sự giúp chúng ta giải thích làm thế nào con người có thể hiểu được thơng tin phức tạp qua lời kể.

Tự sự là nền tảng của giao tiếp. Mọi người giao tiếp bằng cách kể hoặc quan sát một câu chuyện. Mô thức tự sự cho phép mọi giao tiếp được xem như là một câu chuyện, kể cả khi nó có thể khơng phù hợp với u cầu của văn chương truyền thống. Con người nhìn thế giới như một tập truyện và họ chấp nhận những câu chuyện phù hợp với giá trị niềm tin của mình.

Walter Fisher đã phát triển khái niệm này từ hình thức giao tiếp truyền thống lâu đời nhất của con người, đó là kể chuyện. Ơng khẳng định tất cả các giao tiếp có ý nghĩa là ở dạng kể chuyện. Kinh nghiệm trong quá khứ của con

người người ảnh hưởng đến nhu cầu giao tiếp, hành vi của chính họ. Do đó, mơ thức tự sự hữu ích trong việc phân tích bản chất giao tiếp của con người.

Giao tiếp xảy ra giữa người kể chuyện và người nghe dưới dạng một câu chuyện. Câu chuyện bao gồm các sự kiện mà người kể muốn giao tiếp với người nghe và không bị cố định trong một thể loại duy nhất. Bất kỳ nội dung nào trong giao tiếp chỉ có hiệu quả nếu nó có ý nghĩa, tạo ra cảm giác gắn kết với người nghe. Ba yếu tố làm nên sự hiệu quả, đó là: Cấu trúc của những câu chuyện, cách kể và sự tín nhiệm của nhân vật. Bên cạnh đó, độ trung thực xác định, độ tin cậy của câu chuyện được kể lại cũng tạo hấp dẫn cho cuộc đối thoại. Những thơng tin góp phần thuyết phục người nghe dù người đó có chấp nhận câu chuyện hay khơng.

Trong Chiến tranh khơng có một khn mặt phụ nữ, những nữ cựu binh đã phá vỡ các khuôn mẫu tự sự về chiến tranh trước đó của nam giới. Họ thiết lập nên mô thức tự sự mới, phơi lộ những thông tin chưa từng được tiết lộ để đặt lại giá trị, niềm tin của chính những người phụ nữ. Lần đầu tiên giọng nói nữ, tâm hồn nữ, trải nghiệm nữ hiện hữu trong cuốn tiểu thuyết. Tác phẩm của Svetlana Alexievich vượt ra khỏi những quy phạm thể loại, khó quy nó về một cái khung thể loại có sẵn. Do đó, khi người viết mơ tả mô thức tự sự trong tác phẩm này cũng là lúc xác lập một mẫu hình thể loại mới, điển hình cho sự pha trộn, giao thoa, kết nối nhiều hình thức văn bản thường thấy trong văn chương hậu hiện đại.

Ở tác phẩm, sự thật chiến tranh được nói lên bằng chính những trải nghiệm cá nhân của người trong cuộc. Điều này cho thấy, cách chạm tay vào sự thật của nhà văn sẽ tạo ra những tác phẩm không giống như tin tức báo chí hay các tư liệu thống kê sự kiện, con số. Tác phẩm văn học tư liệu này cuốn hút người đọc ở chỗ sự kiện được thấu qua chính những gì tồn tại hiện sinh nhất của con người (thân thể, xúc cảm, chấn thương…). Mặt khác, chiến tranh được kiến tạo qua các diễn ngôn. Văn học tư liệu là một cách tiếp cận sự thật, một cách nói về cái đã xảy ra, từ thẩm quyền diễn ngôn (của người viết).

Diễn ngôn trở thành phương tiện chính để chúng tôi mô tả mô thức tự sự trong tác phẩm. Đó là mơ thức mới đầy sáng tạo trong một kiểu truyện kể mà sức mạnh của nó nằm ở sự kết dính những mảnh ghép hiện thực, những tiếng nói thiểu số, nhỏ lẻ, những cảm nhận cá nhân riêng biệt. Qua lời trần thuật của hơn hàng trăm người phụ nữ, cuốn sách đầu tay của Svetlana Alexievich đã nỗ lực không chỉ viết nên lịch sử tâm hồn phụ nữ Nga trong chiến tranh Vệ quốc, mà cịn trở nên một điển hình của lối viết nữ. Bằng lối biểu đạt đặc thù, người phụ nữ viết văn sẽ phá vỡ cấu trúc và trật tự những biểu tượng được xác lập và cố định trong diễn ngôn nam giới

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mô thức tự sự chiến tranh trong tác phẩm chiến tranh không có một khuôn mặt phụ nữ của svetlana alexievich (Trang 30 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)