3.3 .Phạm vi nghiên cứu
5. Cấu trúc luận văn
2.3 Diễn ngôn của nữ cựu binh – người kể chuyện
2.3.1 Chiến tranh gắn liền sinh mệnh dân tộc, ý thức hệ cộng đồng
Berdiaev Nikolai Aleksandrovich, một triết gia Nga lớn mà tên tuổi được cả thế giới biết đến đã đánh giá cuộc đại chiến thế giới đặt ra vấn đề tự nhận thức dân tộc Nga một cách sâu sắc của con người Nga. Tư duy dân tộc Nga cảm thấy nhu cầu và nghĩa vụ giải đáp câu đố về nước Nga, thấu hiểu tư tưởng của con người Nga và xác định nhiệm vụ và vị trí của nó trong thế giới.
Từ sự vĩ đại của nền văn hóa Nga, sứ mệnh lịch sử của con người Xô viết, những mâu thuận nội tại gay gắt của tâm hồn Nga dẫn đến hàng tấn bi kịch mà dân tộc Nga phải nếm trải đã thơi thúc người đọc tìm kiếm những giải đáp triết học nằm ngoài lĩnh vực kinh tế - xã hội. Đọc Chiến tranh khơng
có một khn mặt phụ nữ, chúng ta thấy rất rõ tinh thần tự nhận thức dân tộc
của nhân dân Nga. Berdiaev Nikolai Aleksandrovich chỉ ra rằng: “Dân tộc Nga ln thích sống trong hơi ấm tập thể, trong sự hồ tan nào đó vào mơi trường thân thuộc của xứ sở, vào lòng mẹ. Tinh thần hiệp sĩ rèn đúc cảm giác phẩm hạnh và danh dự cá nhân, tạo nên sự tơi luyện cá tính” và “Dân tộc Nga hồn tồn khơng mang óc chủ nghĩa dân tộc xâm lược, khơng có thiên hướng Nga hố cưỡng bức. Người Nga không chơi trội, không phô diễn, không khinh thường người khác”[27]. Dostoievski đã tuyên bố thẳng rằng con người Nga là con người nhân loại, tinh thần Nga là tinh thần thế giới. Chủ nghĩa siêu
dân tộc, chủ nghĩa phổ quát chính là đặc tính căn bản của tinh thần dân tộc Nga: “Chính chủ nghĩa siêu dân tộc, sự tự do của nó khỏi chủ nghĩa dân tộc lại mang tính dân tộc ở Nga; về phương diện này nước Nga độc đáo và không giống với bất kỳ nước nào trên thế giới. Nước Nga có sứ mạng là người giải phóng các dân tộc. Sứ mạng ấy nằm trong tinh thần đặc biệt của nó. Và tính chính đáng về các nhiệm vụ thế giới của nước Nga đã được tiền định bởi những sức mạnh tinh thần của lịch sử. Sứ mạng này của nước Nga bộc lộ trong cuộc đại chiến ngày nay. Nước Nga khơng có những khát vọng vụ lợi. Đó là một luận đề về nước Nga, mà người ta hồn tồn có quyền nói ra.”[27].
Chiến tranh đã lùi xa, một kỉ nguyên mới cho độc lập tự do được mở ra nhưng không bao giờ con người đi qua nó lại khơng để lại trong đó một phần dấu vết – những dấu vết còn trượt dài đến tận ngày hôm nay. Dưới nền đất của vinh quang là chất chồng máu xương của những người đã vì lí tưởng, vì hồi bão, vì khát vọng dân tộc mà ngã xuống khơng phân biệt giới tuyến. Có xung đột và đấu tranh thì ta mới thấy và cảm nhận thấu đáo giá trị của hịa bình. Có phân tán chia ly thì ta mới thấy trân quý những giây phút đoàn viên ấm áp. Với người phụ nữ, lý tưởng duy nhất của mọi sự phấn đấu, nỗ lực đó chính là gia đình. Bước vào lãnh địa của người phụ nữ, bên cạnh thiên chức của người vợ, người mẹ, người giữ gìn tổ ấm, Alexievich đã vén mở trước thế giới hình ảnh của những người phụ nữ gan góc, kiên cường mang sức mạnh của những người đàn ông trong cuộc chiến sinh tử. Tinh thần vệ quốc, lí tưởng thời đại đã đặt người phụ nữ vào trong vai trò của người “kiến tạo” lịch sử - một lịch sử được viết ra từ máu. Cuộc chiến tranh của người phụ nữ có ngơn ngữ riêng của nó: nếu như người đàn ơng náu mình trong các sự kiện, trong sự đối kháng tư tưởng thì chiến tranh với người phụ nữ lại được cảm nhận qua những xúc cảm. Có một định nghĩa về chiến tranh được lọc qua tri giác của người phụ nữ “Chiến tranh trước hết là một cuộc giết người, sau đó là một lao động mệt nhồi. Rồi cuối cùng thì đơn giản là cuộc đời thường: người ta hát, người ta phải lòng nhau, người ta đặt những lơ cuộn tóc” và “họ
cảm nhận giết người là điều không thể tha thứ, bởi vì phụ nữ ban sự sống, biếu tặng sự sống”[28,20]. Những cô thanh nữ, tất cả đều đem vào cuộc đời rộng lớn những giấc mơ, dự định tương lai vả cả hạnh phúc tuổi trẻ. Trước một thành phố đang sục sơi trong tiếng khóc – chiến tranh đến và họ khơng thấy lo sợ vì điều sắp xảy ra. Ho khơng thể hiểu “chiến tranh nào?”, họ chỉ bắt đầu hiểu ra khi những tin báo tử đầu tiên về tới nới. Điều đã thôi thúc những người phụ nữ nhập cuộc với tinh thần “hiện sinh”, sẵn sàng đảm đương những công việc nặng nhọc nhất, nguy hiểm nhất trong cuộc chiến là ở một ý thức hệ sâu sắc, lòng tự tôn dân tộc: “Chúng ta thuộc một thế hệ tin rằng có một điều gì đó lớn hơn cuộc sống của con người: Tổ quốc, ý thức hệ”[28,120] và niềm tin vào cuộc chiến đấu nơi mà cái thiện, công lý, lẽ phải luôn giành được chiến thắng.
Trong Chiến tranh khơng có một khn mặt phụ nữ, chúng ta thấy tuổi
xuân của cả một thế hệ khuất chìm và lụi tàn trong chiến tranh. Những thiếu nữ tuổi đôi mươi đua nhau xin ghi danh tịng qn, xơng pha ra trận và họ cũng đâu có biết trước rằng những hiểm nguy mình phải đối diện, họ phải chiến đấu với cả một liên quân tinh nhuệ thiện chiến, thậm chí đó là cuộc chiến sinh ra chỉ để dành riêng cho những người đàn ông. Ở họ tràn đầy tinh thần lạc quan và dám thể hiện bản thân trước thách thức gian nan: “Chúng tôi đi đâu? Chúng tơi khơng hề biết. Nói cho cùng chúng tôi không quan tâm nhiều đến việc chúng tôi sẽ trở thành như thế nào. Miễn là người ta đưa chúng tôi ra mặt trận. Mọi người đều chiến đấu, chúng tôi cũng phải vậy” [28,41]. Xuất phát từ giá trị tự thân của con người cá nhân ln chảy trong mình dịng huyết dân tộc, phá bỏ mọi ranh giới biệt lập trong các mẫu hình về con người, những cơ gái lâm trận cũng đều mang trong mình hồi bão, theo đuổi lý tưởng Cách mạng vĩ đại, lập chiến công và khát vọng giành tự do độc lập. Chiến tranh buộc con người phải dấy lên lòng căm thù và dâng cao lịng u nước. Alexievich là một nhà văn ln tìm chất liệu sáng tạo từ những cái nhìn nội quan hiện thực, bà đã thực hiện hàng trăm cuộc phỏng vấn với hàng trăm
người phụ nữ trở về từ cõi sinh tử và họ xuất hiện trên từng trang văn, gây ấn tượng với độc giả trước hết bằng chính sức trẻ sục sơi và sự hịa điệu trong tinh thần quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh: “Khi chiến tranh nổ ra, tôi chưa đủ mười tám tuổi. Tơi có những bím tóc dài đến tận gối…Tôi không phải là người duy nhất muốn ra mặt trận, tất cả các cơ gái tuổi tơi đều nói lên cùng nguyện vọng. Bố tơi đã ở ngồi mặt trận” [28,38]. Vera Danilovseva, trung sĩ, một xạ thủ bắn tỉa khi được người anh hùng thời nội chiến, chiến đấu ở Tây Ban Nha đến kể cho họ nghe kinh nghiệm và họ tự thấy mình ngang hàng với con trai. Trong một trận tuyến không phân biệt sắc tộc, màu da, không phân biệt giới tính, nơi mà chỉ có hai sự chọn lựa: hoặc sống hoặc chết, nhưng cô gái như Vera vẫn lao mình vào chiến trận, xả thân cho lí tưởng vĩ đại “Chúng tơi mơ ước bảo vệ đất nước vĩ đại của mình! Đất nước tươi đẹp nhất! Đất nước yêu quý của chúng tôi! Chúng tôi sẵn sàng chết.” [28,71] Hay như lời của một nữ y tá tuổi mới đôi mươi bộc bạch: “Tất cả các bạn tôi đều đã ra trận. Tơi khóc kinh khủng vì tơi thấy mình rất đơn độc và người ta khơng chịu nhận tơi. Khơng cần có tun truyền, mọi người đều nóng lịng được ra trận. Người ta van xin” [28,71]. Nonna Smirnova, binh nhì, xạ thủ phịng khơng đứng trước cuộc tồn sinh “Chúng tôi mơ ước…Chúng tôi muốn được chiến đấu…”[28,98], “tôi yêu cầu được ra mặt trận”[2,94], “tôi viết đơn, tơi địi, tơi van người ta tuyển tơi vào qn đội”[2,286], “tơi chạy đến phịng tuyển quân. Tôi vừa khỏi viêm họng, tơi vẫn cịn sốt. Nhưng tơi khơng thể chờ.”[28,65].
“Chủ nghĩa dân tộc” đã trở thành hệ quy chiếu mọi giá trị, chuẩn mực, trong đó ý thức hệ, giá trị tự thân của mỗi con người trong một cộng đồng tập thể là hạt nhân, đặc trưng cơ bản. Nghị lực con người, sức mạnh tập thể kết thành vận mệnh dân tộc được rọi chiếu xuất phát từ giá trị cơ tầng nhất thúc đẩy mọi hành động chiến đấu, đó là gia đình . Gia đình là đơn vị xã hội cơ sở, nơi con người được thừa hưởng những loại “di truyền”, là mơi trường văn hóa đầu tiên để cá thể người tiếp nhận văn hóa của cộng đồng. Gia đình đóng một vai trị quan trọng trong việc hình thành nhân cách và trong việc truyền đạt
các giá trị văn hóa, tinh thần tập thể. Như vậy, nơi để con người nhập thân vào trách nhiệm xã hội, văn hóa xã hội hóa cá nhân đầu tiên chính là gia đình. Bối cảnh mơi sinh gia đình cùng với giá trị truyền thống bên trong tạo nên ý thức hệ luân chuyển giữa các thế hệ: “Ơng nội tơi trở thành chủ tịch Xơ viết nơng thơn. Ơng bị đầu độc bằng strychnine đổ vào nước uống…Bố tôi là một anh hùng thời nội chiến, ông đã chỉ huy một đoàn tàu bọc thép tham gia chống vụ nổi loạn của binh đoàn Tiệp Khắc. Năm 1931 ông được thưởng Huân chương Cờ Đỏ. Bố tôi đã nhận mười chín vết thương, người đầy sẹo…Làm sao tơi có thể dửng dưng khi kẻ thù lại đến xâm chiếm đất đai của tôi, khi tơi đã lớn lên trong một gia đình như thế, với một người cha như thế?. Máu của ông chảy trong huyết quản tôi…Tôi là thịt, là thịt của ông…”[28,161], “chúng tôi đã được nuôi dưỡng trong ý tưởng rằng chúng tôi và Tổ quốc là một” [28,94], “chúng tôi đã được học rằng khơng có việc gì được làm trên đất nước này mà khơng có chúng tơi. Chúng tơi được dạy u đất nước này. Vì khi có chiến tranh, chúng tơi thấy cần cống hiến sức mình. Nếu người ta cần y tá thì phải trở thành y tá” [2,286], có cơ gái bất chấp quyết định lao vào cuộc chiến, tìm mọi cách ra trận để trả thù cho người anh đã anh dũng hi sinh như một cảm tử quân hay là lời nhắc nhở như một khẩu hiệu bảo vệ danh dự gia đình của người bà, người mẹ nói với những đứa con của mình “ Bố mày đã ra trận, mày cũng phải đi mà đánh nhau”[28,200], “Bảo vệ Tổ quốc đã, những chuyện khác chúng ta sẽ xem sau. Mọi người đều yêu Tổ quốc”[28,65]. Tính chất hiểm nguy của cuộc chiến nằm ở chỗ: đây không phải là cuộc giao tranh giữa các giai cấp mà là sự đụng độ của cả dân tộc đối đầu quân phat-xit thiện chiến được trang bị vũ khí tân tiến có sức hủy diệt tàn bạo. Những người phụ nữ như bao người dân yêu chuộng hịa bình trên thế giới, họ đồng sức đồng lịng đứng lên bảo vệ chính nghĩa, hạnh phúc gia đình, tương lai thế hệ và nhất là chiến đấu cho một dân tộc tự do độc lập.
Chảo lửa chiến tranh nung nấu ý chí, ni dưỡng khát vọng và nâng tầm vóc sử thi của con người khi bước ra từ cuộc chiến. Họ được ngợi ca, được
gắn lên ngực những tấm huy chương đủ đầy màu sắc nhưng sẽ là ích kỉ nếu hiện thực luôn chỉ được phép phủ lên mình nó một lớp sơn bóng nhẫy hào nhoáng vinh quang. Nếu sự hi sinh là tột cùng của đau thương thì cuộc chiến này khơng tồn tại người thắng cuộc. Khơng có niềm tự hào nào đi ra từ cái chết và khơng có một chiến thắng nào vẻ vang hơn sinh mệnh con người. Con người bao giờ cũng cô đơn trước cái chết. Sức mạnh của một dân tộc được làm nên bởi sức mạnh của mỗi cá nhân. Mỗi cá nhân cùng cộng sinh, cộng cảm và cộng mệnh với dân tộc, cùng dân tộc viết nên thiên sử hào hùng.
Như vậy, ở tuổi đơi mươi cịn non nớt, giàu ước mơ và yêu đời, những cơ gái trong Chiến tranh khơng có một khn mặt phụ nữ đã trở thành niềm tự hào của toàn thể đại đồng dân tộc Nga Xơ – viết nói riêng và là những tấm gương giàu nghị lực , lịng can đảm, biết hi sinh vì mạch huyết dân tộc trước nhân dân yêu hịa bình và cơng lý trên tồn thế giới nói chung. Giá trị tự thân hay tinh thần sẵn sàng cầm súng đứng lên bảo vệ Tổ quốc của người chiến binh là sự quyện hịa của lịng u nước, lịng tự tơn, lí tưởng cá nhân và tinh thần thời đại trước mọi sự xâm lăng. Những người phụ nữ, họ đoàn kết với nhau và với những người đàn ông để làm nên lịch sử. Trong bản anh hùng ca không thể thiếu sự hòa giọng của những người phụ nữ. Họ là những người anh hùng, sát cánh bên cạnh người đàn ông trong chiến trận, họ khơng cịn mang khn mặt phụ nữ. Qua lời tâm sự của hàng trăm cựu chiến binh, ta có thể thấy rằng tầm quan trọng, sứ mệnh và vai trị của người phụ nữ trong hồn cảnh khắc nghiệt nhất của lịch sử dân tộc. Chúng ta không thể phủ nhận mà phải ghi nhận những đóng góp to lớn của người phụ nữ trong chiến tranh cũng như chúng ta đã khắc ghi sâu đậm chiến tích của những người đàn ơng. Tất cả người đàn ông hay phụ nữ, đứng trước Tổ quốc, họ là công dân với tinh thần trách nhiệm cao nhất.