Khoa học tự nhiên như là sự phản ánh giới tự nhiên qua lăng kính

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mối liên hệ của các cuộc cách mạng trong sản xuất vật chất và khoa học tự nhiên (Trang 32 - 37)

8. Kết cấu

1.2.1.Khoa học tự nhiên như là sự phản ánh giới tự nhiên qua lăng kính

1.2. Sự phát triển của khoa học tự nhiên

1.2.1.Khoa học tự nhiên như là sự phản ánh giới tự nhiên qua lăng kính

kính thực tiễn

Sản xuất vật chất (sự chiếm lĩnh giới tự nhiên nhằm mục đích thoả mãn các nhu cầu con người) và khoa học tự nhiên (sự chiếm lĩnh về mặt tinh thần giới tự nhiên) cùng xác định lẫn nhau - với tư cách là những mặt đối lập gắn bó trực tiếp với sự vận động xã hội của vật chất. Đồng thời chúng tương đối không phụ thuộc vào nhau trong sự phát triển của mình. Vả lại trong số tất cả

các kiểu nhận thức về tự nhiên thì sự không phụ thuộc nhiều nhất vào sản xuất vật chất thường là đặc trưng của khoa học tự nhiên lý thuyết (khoa học cơ bản) - sự chiếm lĩnh lý luận đối với tự nhiên. Loại hình khoa học cơ bản này chuyên nghiên cứu các hiện tượng, quy luật và phương pháp lý thuyết chung để triển khai khoa học ứng dụng. Nó ở tầm lý thuyết cao, mức độ khái quát lớn, cách xa với kỹ thuật và sản xuất, khó hoặc chưa thể trực tiếp áp dụng vào sản xuất mà phải thông qua các công đoạn triển khai khác. Do vậy, giữa khoa học tự nhiên lý thuyết và sản xuất vật chất khá thường xuyên không có mối liên hệ trực tiếp nào. Trong quá trình chiếm lĩnh lý luận đối với tự nhiên, những nhiệm vụ nhận thức hoàn toàn không có quan hệ trực tiếp nào tới các nhiệm vụ chinh phục nó về mặt sản xuất thực tiễn có thể được giải quyết. Còn khoa học tự nhiên thực tiễn (khoa học ứng dụng) - sự nhận thức tự nhiên đi liền với quá trình cải biến nó về mặt thực tiễn, chừng nào con người, trong khi tiến hành quá trình đó, tất yếu phải suy tư về những thuộc tính khách quan của các đối tượng tự nhiên được đưa vào guồng máy sản xuất, rõ ràng, luôn trực tiếp gắn với sản xuất vật chất, bị bao gồm vào nó.

Nhưng cả khoa học tự nhiên lý thuyết lẫn thực tiễn đều là sự phản ánh vào đầu óc con người giới tự nhiên đang được cải biến một cách thực tiễn, hay, chính xác hơn, khoa học tự nhiên (khác nhau về trình độ và phương tiện) là sự phản ánh giới tự nhiên qua lăng kính sự cải biến nó về mặt thực tiễn. Khoa học tự nhiên thực tiễn là sự phản ánh giới tự nhiên chỉ thông qua lăng kính thực tiễn sản xuất. Khoa học tự nhiên lý thuyết là sự phản ánh giới tự nhiên qua lăng kính sự cải biến nó không chỉ trong thực tiễn sản xuất mà còn trong thực tiễn thực nghiệm, tức thông qua lăng kính sự cải biến nó về mặt vật chất nhằm không chỉ thoả mãn các nhu cầu vật chất của con người mà còn các nhu cầu nhận thức các quy luật tự nhiên.

Thực sự vĩ đại việc khám phá ra rằng, tư duy, nhận thức con người là sự phản ánh vào đầu óc con người thế giới vật chất được biến đổi về mặt thực tiễn. Khám phá đó là công lao của triết học duy vật biện chứng. Chủ nghĩa

duy tâm đã và vẫn đang phủ nhận mối tuơng quan giữa tư duy và hiện thực khách quan như là sự phản ánh tư tưởng và nguyên mẫu vật chất của nó. Chủ nghĩa duy tâm xuyên tạc phép biện chứng hiện thực của thực tiễn và nhận thức, tước đi ở nhận thức vai trò là cơ sở cho sự phản ánh sự phát triển của thực tiễn.

Chủ nghĩa duy vật siêu hình, dù cũng xem xét tư duy con người ở tư cách là sự phản ánh thế giới khách quan, nhưng lại bám giữ lập trường trực quan, xem nhẹ vai trò của thực tiễn với tư cách là cơ sở của sự phản ánh. Chủ nghĩa duy vật này cho rằng, thế giới khách quan, giới tự nhiên, tạo ra những dấu ấn trong đầu óc con người, những hình ảnh tư tưởng của các sự vật hiện thực khách quan, trong khi đó, thực ra thì những hình ảnh đó xuất hiện trong đầu óc con người phụ thuộc vào việc con người tạo ra các dấu ấn thực tiễn lên chính giới tự nhiên, tức là phụ thuộc vào sự cải biến vật chất đối với các sự vật của tự nhiên nhằm thoả mãn các nhu cầu con người. Theo Mác: “Khiếm khuyết chủ yếu của toàn bộ chủ nghĩa duy vật từ trước đến nay – kể cả chủ nghĩa duy vật của Phoi-ơ-bắc – là sự vật, hiện thực, cái cảm giác được, chỉ được nhận thức dưới hình thức khách thể hay hình thức trực quan, chứ không được nhận thức là hoạt động cảm giác của con người, thực tiễn, không được nhận thức về mặt chủ quan” [30, tr. 1] hay “Đời sống xã hội, về thực chất, là có tính chất thực tiễn. Tất cả những sự thần bí đang đưa lý luận đến chủ nghĩa thần bí, đều được giải đáp một cách hợp lý trong thực tiễn của con người và trong sự hiểu biết thực tiễn ấy” [30, tr. 12].

Ở mọi thời kỳ lịch sử của mình, chỉ bằng thực tiễn của mình mà con người thực hiện nhờ kỹ thuật thực nghiệm và sản xuất, họ mới lấy ra được từ vũ trụ vô tận một đoạn hữu hạn, biến nó thành khách thể nhận thức. Và khúc đoạn nào của tự nhiên ở thời kỳ lịch sử nhân loại nào đó trở thành khách thể nhận thức, thì nói chung đều được xác định bởi những đặc thù của trình độ phát triển kỹ thuật ở thời kỳ đó, bởi đặc thù của kỹ thuật đã được nhân loại

tạo ra. Khoa học nhận thức chính cái khúc đoạn hữu hạn đó, bất chấp sự vô hạn thực sự của thế giới vật chất. Và khoa học có thể chuyển từ sự phản ánh một đoạn, phân khúc thế giới vật chất này sang đoạn, khúc rộng hơn thì rút cuộc vẫn lại bị phụ thuộc vào sự mở rộng và làm sâu sắc hơn sự tương tác thực tiễn của con người với tự nhiên.

Bản chất của thực tiễn như là cơ sở của nhận thức và hẹp hơn, của sản xuất vật chất như là cơ sở của khoa học tự nhiên là ở chỗ, khách thể của nhận thức luôn là giới tự nhiên bị và được cải biến, chứ không đơn thuần là giới tự nhiên tự thân như vốn có. Và điều đó có nghĩa là, thực tiễn đi vào nhận thức với tư cách là cơ sở của nó hoàn toàn không chỉ bởi hệ vấn đề của nó, mà trước hết bởi các ý nghĩa mà các khách thể tự nhiên có được nhờ con người cải biến chúng một cách thực tiễn, hay chính xác hơn, bởi những ý nghĩa mà chúng phô bày ra cho con người do sự tương tác vật chất của con người với chúng. Như một thể xã hội (chứ không phải sinh học), con người tiếp nhận các khách thể tự nhiên chỉ khi phù hợp với các ý nghĩa mà chúng có được trong thực tiễn của họ, trong hoạt động xã hội cải biến vật chất của con người.

Tóm lại, mọi hình thức nhận thức của con người đều là sự phản ánh giới tự nhiên đã được cải biến một cách thực tiễn bởi nhân loại ở thời kỳ phát triển đó của họ. Đó là sự phản ánh vận dụng với tư cách là các sự vật khởi điểm mà phương tiện duy nhất thiết lập chúng là sự tương tác thực tiễn, đối tượng - cảm tính, cải biến - vật chất của con người như là sinh thể sản xuất một cách xã hội và nhờ kỹ thuật với chúng. Tuy nhiên, trong khi bắt đầu vận dụng chỉ các ý nghĩa của các đối tượng thế giới bên ngoài vốn được thiết lập trong tiến trình tương tác thực tiễn trực tiếp với chúng, nhận thức vạch rõ hơn những mối liên hệ khách quan giữa chúng, khám phá các quy luật biến đổi của các đối tượng tự nhiên được cuốn vào guồng quay của thực tiễn. Và trên cơ sở đó, một cách logic, nó rút ra các ý nghĩa mới của những đối tượng đó, cũng như xác lập khả năng tồn tại của các đối tượng tự nhiên đó và của các

thiết bị nhân tạo mà nhân loại chưa hề tương tác với chúng một cách thực tiễn. Nhờ cách đó mà nhận thức con người trở thành sự phản ánh về thế giới đã và đang được cải biến bởi thực tiễn, vượt trước thực tiễn đang tồn tại.

Thực tiễn (vốn nó vẫn không đổi về phương thức công nghệ của sản xuất vật chất nằm trong cơ sở của nó), chỉ cho phép khám phá các quy luật vận động khách quan của một phân khúc hiện thực hữu hạn, xác định. Nhưng bản tính riêng của nhận thức cho phép nó rút ra từ các quy luật đó khả năng tồn tại của những cấu hình vật chất vốn còn chưa phải là khách thể cả của thực tiễn thực nghiệm lẫn thực tiễn sản xuất. Thế giới mà nhân loại chinh phục nhằm thoả mãn các nhu cầu vật chất và tinh thần của mình, tức thực tiễn sản xuất, là nền tảng mà trên đó nhân loại đưa vào lĩnh vực chinh phục thực tiễn - thực nghiệm – chinh phục bởi hoạt động thực nghiệm khoa học - một thế giới còn rộng lớn hơn rất nhiều. Và trên cơ sở của thế giới đó, nhân loại lại tiếp tục chinh phục về mặt lý luận thế giới còn rộng hơn nữa - thế giới các khách thể vật chất giả định, mà nhân loại một cách thực tiễn chưa hề tương tác với cả về mặt sản xuất lẫn về mặt thực nghiệm, nhưng họ đã xác lập được khả năng tồn tại của chúng trên cơ sở các quy luật vận động của các khách thể vật chất đã được nhận thức và đã chịu sự cải biến thực tiễn.

Tuy nhiên, thế giới mà trên một thời kỳ phát triển lịch sử của mình nhân loại có thể chinh phục về mặt lý luận, bị xác định hoàn toàn bởi thế giới mà nhân loại đã có thể cải biến một cách thực tiễn trong các quá trình sản xuất của cải vật chất và thực nghiệm khoa học. Nếu các hình thức cải biến thực tiễn thế giới vẫn không thay đổi về bản chất và chưa cho phép mở rộng về chất phân khúc của tự nhiên được cải biến một cách thực tiễn thì cả nhận thức cũng không thể thoát ra khỏi phạm vi sự chinh phục lý luận đối với thế giới vốn được xác định về chất bởi bản chất của các hình thức thực tiễn đã có. Nhận thức khoa học do bản tính thực tiễn của nó, rút cục không thể khai khẩn bất kỳ xu hướng phát triển mới, chủ yếu hay thứ yếu nào mà lại thiếu cuộc

cách mạng trong phương thức công nghệ của sản xuất vật chất. Chỉ có sự thay thế phương thức công nghệ sản xuất đã có mới có khả năng dỡ bỏ các giới hạn phát triển do thực tiễn đặt ra đối với nhận thức lý luận. Lịch sử nhân loại cũng đã chỉ ra rằng, muốn có cuộc cách mạng trong thực tiễn thì trước hết phải có cuộc cách mạng trong tư duy và không gì khác, sự thay thế các phương thức công nghệ của sản xuất phải gắn liền với sự thay đổi của phong cách tư duy ở mỗi một giai đoạn lịch sử nhất định. Điều này tiếp tục được làm rõ ở các luận giải tiếp theo, gắn bó chặt chẽ với tính chất của các cuộc cách

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mối liên hệ của các cuộc cách mạng trong sản xuất vật chất và khoa học tự nhiên (Trang 32 - 37)