Sự hình thành và cuộc cách mạng trong phong cách tư duy khoa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mối liên hệ của các cuộc cách mạng trong sản xuất vật chất và khoa học tự nhiên (Trang 51 - 63)

8. Kết cấu

2.1.1.Sự hình thành và cuộc cách mạng trong phong cách tư duy khoa

học từ thời kỳ Hy Lạp cổ đại đến thế kỷ XVII

Cùng với vấn đề sản xuất vật chất và khoa học tự nhiên, tư duy khoa học cũng là mảng đề tài nhận được nhiều sự quan tâm nghiên cứu của các học giả. Tiếp nối con đường triết học của các vị tiền bối, bằng cách nhìn duy vật về lịch sử, Ăngghen thật có lý khi cho rằng: “Một dân tộc muốn đứng vững trên đỉnh cao của khoa học thì không thể không có tư duy lý luận” [31, tr. 489] và tư duy lý luận ấy là một sản phẩm của lịch sử. Nói như thế có nghĩa là, tư duy trong mỗi một thời đại lịch sử luôn mang trong mình những nội dung và hình thức khác biệt. Thừa nhận điều đó đồng nghĩa với việc thừa nhận rằng, mỗi thời đại lịch sử sẽ sản sinh ra một phong cách tư duy mang những đặc điểm riêng của mình.

Trong lĩnh vực khoa học tự nhiên, “phong cách tư duy khoa học tự nhiên” cũng được hình thành. Khái niệm này xuất hiện vào những năm 50 của thế kỷ XX qua thư từ trao đổi giữa N. Born và Pauli. Từ đó đến nay, thuật ngữ này thường xuyên xuất hiện trên sách báo triết học và khoa học tự nhiên. Tuy nhiên, cách hiểu về khái niệm này vẫn chưa được thống nhất.

Có ý kiến cho rằng, phong cách tư duy khoa học tự nhiên biểu thị những đặc điểm nổi bật của nhận thức khoa học tự nhiên hay bộ mặt của nhận thức khoa học tự nhiên; Ý kiến khác lại nhận định rằng, phong cách tư duy khoa học tự nhiên là tập hợp các tư tưởng tổng quát nhất hướng dẫn người ta xây dựng bức tranh khoa học tự nhiên về thế giới, định hướng các nhà khoa học khi xem xét các khách thể đang được nghiên cứu cũng như khi xác định

vị trí của chủ thể và vai trò của các nhân tố chủ quan trong tri thức đạt được về giới tự nhiên. Theo một cách khác, khái niệm này gắn liền với kiểu giải thích khoa học và những quan niệm đã trở thành mẫu mực, theo đó thế giới khoa học trong một giai đoạn phát triển lịch sử nhất định đã được xây dựng.

Với tư cách của người nghiên cứu, tôi đồng tình với quan điểm cho rằng, phong cách tư duy bao gồm những “những nguyên tắc xuất phát của việc xây dựng về mặt logic các lý thuyết khoa học; những nguyên tắc đó bao gồm nguyên tắc kết hợp những khái niệm tương ứng thành một hệ thống tương đối kín và những phương thức đưa những yếu tố mới vào hệ thống ấy” [52, tr. 139]. Cách hiểu này cho phép ta phân biệt được phong cách tư duy khoa học của thời đại này với phong cách tư duy khoa học của thời đại khác dựa trên những tiêu chuẩn khá cụ thể.

Vậy trong thời kỳ từ Hy Lạp cổ đại cho đến thế kỷ XVII, cuộc cách mạng trong phong cách tư duy khoa học đã được hình thành như thế nào?

Sự phát triển của nền khoa học Hy Lạp mang nhiều nét đặc thù. Nhu cầu thực tiễn của sản xuất thủ công nghiệp, nông nghiệp, thương nghiệp và hàng hải ở Hy lạp cổ đại đòi hỏi sự phát sinh và phát triển của những tri thức về thiên văn, khí tượng, toán học và vật lý học. Chính sự xuất hiện các tri thức khoa học sơ khai (phát minh ra lịch; những phát kiến về toán học của Talet; Pitago; hình học của Ơclit; vật lý học của Acsimet...) đã trở thành điều kiện và tiền đề cơ bản cho sự hình thành triết học tự nhiên. Khoa học lúc đó chưa phát triển và chưa có sự phân ngành. Các nhà triết học đồng thời là các nhà toán học, vật lý học, thiên văn học...

Đặc thù của nhận thức khoa học không chỉ ở chỗ, trong khi mang tính logic về bản chất, nó cung cấp quan niệm về các sự vật, về các thuộc tính và chức năng của chúng như vốn có, tương đối không phụ thuộc vào ý nghĩa cụ thể mà sự vật bộc lộ ra khi được cuốn hút theo cách xác định vào thực tiễn của chủ thể. Nhận thức khoa học còn là hình thức phản ánh tư tưởng vượt trước phát triển hết mức.

Khoa học kiến tạo những quan niệm về các sự vật vốn còn chưa một cách hiện thực tham gia vào sự tương tác trực tiếp của con người với tự nhiên. Nó là “sự sản xuất” tư tưởng ra các sự vật (là sự phản ánh lý luận) được khai triển không chỉ theo logic tương tác thực tiễn của con người với tự nhiên, như điều đó là đặc trưng đối với nhận thức logic thực tiễn, mà còn theo logic riêng của các đối tượng thế giới bên ngoài. Logic thứ nhất (logic của nhận thức thực tiễn) được xác định không chỉ bởi các quy luật khách quan của sự biến đổi các đối tượng tự nhiên mà còn bởi phương thức đặc thù cuốn hút các đối tượng đó vào thực tiễn con người. Nó là phương thức nhận thức các đối tượng tương ứng với đặc thù của sự cải biến thực tiễn chúng, còn logic riêng của các đối tượng thế giới bên ngoài chính là tổng thể các quy luật khách quan của sự biến đổi chúng vốn không chỉ được vạch ra nhờ sự cải biến thực tiễn các đối tượng, thông qua lăng kính thực tiễn con người, mà tự thân còn có thể làm phương tiện nhận thức hiện thực khách quan. Phương thức “công nghệ” sản xuất tri thức khoa học là sự phản ánh logic riêng của thế giới bên ngoài khác với phương thức “công nghệ” sản xuất tri thức thực tiễn vốn đồng thời cũng là phương thức công nghệ sản xuất các sự vật. Nếu tri thức thực tiễn về các sự vật chỉ được vạch thảo trong tiến trình sản xuất chính các sự vật, chỉ nhờ vào sự sản xuất chính các sự vật, thì tri thức khoa học về các sự vật được thực hiện bằng phương thức không gắn liền trực tiếp với phương thức sản xuất các sự vật. Sự sản xuất các quan niệm khoa học về các sự vật diễn ra theo bản tính khách quan riêng của các sự vật tương đối không phụ thuộc vào các phương thức cải biến sản xuất - thực tiễn và thực nghiệm - thực tiễn đối với chúng.

Sự hình thành phương thức “công nghệ” của sản xuất tri thức khoa học do bản tính thực tiễn của nhận thức chỉ có thể là quá trình củng cố thực tiễn bởi các hình thể logic mà cũng từ thời điểm xuất hiện của mình còn thể hiện với tư cách là phương tiện sản xuất tri thức một cách độc lập tương đối với thực tiễn. Quá trình đó chính là sự xuất hiện phong cách nhận thức khoa học

tư duy lý luận đầu tiên cho phép xếp đặt toàn bộ nội dung của nhận thức khoa học vào hệ thống lý thuyết đầu tiên trong lịch sử của khoa học. Có thể coi hệ thống khoa học do Arixtốt tạo ra là điểm kết thúc của quá trình đó. Nhờ Arixtốt mà lần đầu tiên hệ thống khoa học thâu tóm hết các kết quả quan sát và kinh nghiệm đã được xây dựng, thực ra, dưới ảnh hưởng quá mạnh của các khái niệm thuần túy trừu tượng nhưng đã loại bỏ được các định kiến tôn giáo, thần bí. Bởi, “các lý thuyết khoa học thời cổ Hy Lạp tuy còn thô sơ nhưng đều mang tính chất duy vật tự phát. Các triết gia và các nhà bác học cổ Hy Lạp, người thì giải thích vũ trụ bằng nước, người thì bằng lửa, người thì bằng nguyên tử, nhưng đều lấy vật chất để giải thích vật chất, mà không cần dùng đến thần linh, tôn giáo” [26, tr. 19 - 20].

Dĩ nhiên, khiếm khuyết cơ bản của hệ thống chính là việc khi xây dựng nó - các khái niệm trừu tượng thuần túy và không phải luôn chân thực một cách thực tiễn, đã được dùng ở quy mô quá lớn. Tuy nhiên, cũng không thể bỏ qua chuyện nó đã được xây dựng chính là nhờ sự xuất hiện và phát triển của các khái niệm thuần túy trừu tượng mà thiếu chúng thì đã không thể có khoa học như là sự phản ánh lý luận về hiện thực. Hệ thống tri thức lý luận đầu tiên trong lịch sử là kết quả của sự phân tích lý luận - nhận thức trong nội dung tri thức khoa học ra các thành phần chuyên biệt của nội dung đó - những thứ tạo thành các hình thức, phương pháp, các cơ sở logic và các nguyên tắc của tư duy khoa học. Việc vạch ra các thành phần đó trong nội dung đã được định hình của khoa học có thể diễn ra và đã chỉ diễn ra dưới hình thức xây dựng chính các khái niệm trừu tượng như là những phạm trù logic và nhận thức luận của tư duy khoa học. Quá trình xây dựng đó cũng là quá trình tạo lập

phong cách tư duy lý luận đầu tiên, chỉ quá trình đó mới cho phép quy tụ các tri thức khoa học vụn vặt thành hệ thống khoa học lý luận đầu tiên.

Việc sắp đặt toàn bộ nội dung tri thức khoa học đã có thành hệ thống lý luận tương ứng với nội dung đó đã biến khoa học Hy Lạp cổ đại thành nhận

thức lý luận, trừu tượng (tức là có khả năng phản ánh tự nhiên phi thực tiễn), hoàn tất việc tách rời của khoa học đó với hoạt động thực tiễn, hoàn tất việc hình thành nó thành hoạt động trí óc đặc biệt - sẽ chỉ là đặc quyền tuyệt đối của giai cấp thống trị. Vào lúc đó, bản thân trình độ phát triển của thực tiễn vốn dựa trên nền sản xuất vật chất thủ công, hầu như không đòi hỏi sử dụng các kết quả của tư duy lý luận để tiếp tục hoàn thiện sự cải biến thực tiễn đối với tự nhiên. Và vì vậy, hoạt động khoa học (lý luận), khi không chịu áp lực từ các nhu cầu thực tiễn, nên nói chung chỉ phụ thuộc rất yếu ớt vào hoạt động thực tiễn.

Nhìn chung, khoa học trừu tượng (nhận thức lý luận về tự nhiên) còn chưa trở thành điều kiện tất yếu để giải quyết các vấn đề thực tiễn mặc dù một số kết quả của nó đã có thể được dùng và thực sự đã được vận dụng trong thực tiễn. Nhận thức mang tính thực tiễn - sự suy ngẫm về các thuộc tính của các sự vật, vốn chỉ được làm rõ nhờ các thao tác thực tiễn với chúng, sự gia tăng tri thức về các đối tượng tự nhiên trong tiến trình của chính thực tiễn, phụ thuộc trực tiếp vào nó - vẫn tiếp tục là điều kiện tất yếu như vậy. Bản thân thực tiễn vẫn còn lại là phương thức sản xuất tri thức thiết yếu cho sự phát triển tiếp theo của nó.

Tóm lại, vào thời Arixtốt đã xong việc xây dựng hệ thống tri thức lý luận đầu tiên trong lịch sử, khoa học trừu tượng mà rốt cuộc nó phản ánh lý luận chỉ những dấu ấn thực tiễn của xã hội là tự nhiên tức một phân khúc của thế giới vật chất là khách thể của sự cải biến sản xuất - thực tiễn; khoa học trừu tượng đó phản ánh dấu ấn đó - một phân khúc của thế giới – hầu như tách biệt hoàn toàn với việc tạo ra cái dấu ấn đó, với hoạt động thực tiễn của con người. Chính vì vậy mà Ăngghen đã phải thốt lên rằng: “… chỉ có một chỗ khác nhau cơ bản là: cái mà ở người Hy Lạp là trực giác thiên tài thì đối với chúng ta nó là kết quả của một công trình nghiên cứu khoa học chặt chẽ dựa trên kinh nghiệm và vì vậy nó thể hiện ra dưới một hình thức dứt khoát và rõ ràng hơn nhiều…” [31, tr. 471].

Tòa nhà khoa học đầu tiên trong lịch sử (hệ thống tri thức trừu tượng) Hy Lạp cổ đại đã được xây cất trên nền móng thực tiễn mà cơ sở của nó là lực lượng sản xuất thủ công và mặc dù có sự cách biệt của nó với thực tiễn, khoa học Hy Lạp cổ đại đã tương ứng hết, nếu xét nó trong chỉnh thể nói chung, về mặt nội dung với đặc thù của nền móng thực tiễn của nó, nói khác, phong cách tư duy lý luận đầu tiên trong lịch sử đã là phong cách tư biện triết học tự nhiên đặc thù. Đó là một sự hình dung mang tính duy lý, giả thuyết - diễn dịch nhưng vẫn ở mức độ đáng kể lại là sự hình dung ngẫu hứng - logic, phần nhiều thuần tư biện về bức tranh thế giới; xuất phát từ một số tiền đề, giả định về định đề mà nói chung đều có nguồn gốc thực tiễn, nhưng thường lại kết hợp vào hệ thống hoàn toàn không tương ứng với hiện thực, mà theo sự tùy ý tư biện. Có thể hiểu sự xác lập phong cách tư duy đó là cuộc cách mạng khoa học chung theo chiều sâu đầu tiên có bản chất là sự hình thành những hình thức, phương pháp, các cơ sở nhận thức luận logic và những nguyên tắc đầu tiên của tư duy lý luận (cũng tức là khoa học) và sự sắp xếp có hệ thống trên cơ sở đó toàn bộ tri thức khoa học đã được tích lũy.

Việc mường tượng mang tính triết học tự nhiên, logic - tư biện về thế giới và coi đó như là phương pháp tư duy lý luận Hy Lạp cổ đại cơ bản (hình thái đầu tiên của khoa học trừu tượng) rất thường cho một bức tranh sai lệch về tình hình thực tế các sự vật. Nơi khoa học thâm nhập đều sinh ra ở đó những luận thuyết ngây thơ hoặc thần bí mà ở cơ sở của chúng đều là các yếu tố của tự nhiên và xuyên tạc sự nhận thức về tự nhiên. Tuy nhiên, khoa học trừu tượng Hy Lạp cổ đại vốn cố gắng rút ra một cách logic mọi chi tiết của vũ trụ, trong khi xuất phát từ những nguyên tắc khởi thủy tiên nghiệm, đã thường là sự phản ánh sai lệch về hiện thực, hoàn toàn không phải do các khiếm khuyết của chính phương pháp logic của nó, mà lại do sự tách rời của nó với thực tiễn. Viết về điều này, Ăngghen nhận định: “Chính vì người Hy

Lạp chưa đạt tới trình độ mổ xẻ, phân tích giới tự nhiên, cho nên họ hãy còn quan niệm giới tự nhiên là một chỉnh thể và đứng về mặt toàn bộ mà xét chỉnh thể ấy. Mối liên hệ phổ biến giữa các hiện tượng tự nhiên chưa được chứng minh về chi tiết; đối với họ, mối liên hệ đó là kết quả của sự quan sát trực tiếp. Đó chính là thiếu sót của triết học Hy Lạp, do đó mà sau này, nó buộc phải nhường chỗ cho những hình thức khác” [31, tr. 491]. Đồng tình với quan điểm này, nhà nghiên cứu Vũ Văn Viên cho rằng: “… đại bộ phận những tri thức ấy không được chứng thực bằng các tài liệu thực nghiệm cần thiết và do đó những mối liên hệ hiện thực mà nó chưa biết thường bị thay thế bởi những hư cấu tưởng tượng đơn thuần” [52, tr. 141].

Thế nhưng, ngày nay chúng ta lại đã quá rõ về công lực của phương pháp logic diễn dịch - giả thuyết lần đầu tiên được xây dựng bởi khoa học Hy Lạp cổ đại và các khả năng to lớn của nó. Nhưng cũng rất rõ cả chuyện, phương pháp đó chỉ hiệu quả ở nơi đã tiến hành quan sát và có thực nghiệm khoa học chuẩn bị to lớn để vạch ra các nguyên tắc xuất phát điểm phản ánh tình hình hiện thực các sự vật.

Khoa học Hy Lạp cổ đại do sự tách rời thực tiễn đã không có khả năng lẫn ý muốn thực hiện công việc chuẩn bị đó và vì thế, rất thường xuyên cho bức tranh sai lệch về thế giới bên ngoài. Bức tranh đó chỉ có thể tồn tại vì sự phát triển của khoa học tách rời với thực tiễn bị chế định bởi các nguyên nhân xã hội cũng như bởi trình độ của chính thực tiễn, tước đi ở nhận thức khoa học những phương tiện đào thải những sự kết hợp có thể về mặt logic của các bộ phận tự nhiên vốn không phù hợp với sự kết hợp thực của chúng. Trong khi phản ánh, xét đến cùng, chỉ dấu ấn thực tiễn của xã hội lên tự nhiên, chứ không phải toàn bộ tự nhiên như vốn có, khoa học Hy Lạp cổ đại, tuy nhiên,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mối liên hệ của các cuộc cách mạng trong sản xuất vật chất và khoa học tự nhiên (Trang 51 - 63)