Về kinh tế:

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Phong trào cánh tả Venezuela giai đoạn 1998 - 2000 (Trang 60 - 67)

2.2 Giai đoạn củng cố chính quyền 2003 – 2010

2.2.2 Về kinh tế:

Sau cuộc đảo chính không thành 4/2002 và cuộc đình công trong ngành dầu khí ngay sau đó của phe đối lập, Chính phủ của Tổng thống Hugo Chavez đã kiên quyết từ bỏ mô hình kinh tế tự do mới được áp dụng tại Venezuela từ gần 30 năm trước và bắt đầu thực hiện một mô hình kinh tế mới. Có thể nói

những cải cách trong lĩnh vực kinh tế ở Venezuela là rất triệt để bởi nó có mục tiêu tiến tới xoá bỏ và thay thế mô hình kinh tế cũ bằng một mô hình kinh tế mới. Mô hình phát triển kinh tế của Venezuela được hoạch định trên cơ sở vận động và phát triển hài hoà của các lực lượng và yếu tố tác động trực tiếp vào mọi mặt của đời sống kinh tế xã hội đất nước; trong đó chú trọng phát triển một nền kinh tế đa dạng và bền vững, có hiệu quả, có khả năng đảm bảo tạo ra nguồn của cải vật chất cũng như việc phân phối công bằng cho toàn dân, kết hợp hài hoà lợi ích cá nhân và lợi ích xã hội.

Tổng thống Hugo Chavez chủ trương xây dựng nền kinh tế nhiều thành phần định hướng XHCN thế kỷ XXI gồm: Thành phần kinh tế nhà nước (kinh tế công), kinh tế tập thể, kinh tế xã hội, kinh tế liên doanh, kinh tế tư bản tư nhân, trong đó kinh tế nhà nước chiếm vai trò chủ đạo.

Các thành phần kinh tế này dựa trên những hình thức sở hữu khác nhau

thậm chí đối lập nhau về bản chất kinh tế - xã hội. Sở hữu nhà nước là sở hữu

thuộc về bộ máy công quyền. Sở hữu xã hội là sở hữu toàn dân và được kế

thừa cho các thế hệ tương lai, sở hữu xã hội được chia thành hai loại: sở hữu

xã hội gián tiếp khi nhà nước thay mặt nhân dân quản lý tài sản, sở hữu xã hội

trực tiếp khi tài sản giao cho một hoặc nhiều cộng đồng quản lý. Sở hữu tập

thể là sở hữu thuộc một nhóm xã hội hoặc một nhóm cá nhân, liên kết với

nhau vì một mục tiêu chung, sở hữu tập thể có nguồn gốc từ sở hữu xã hội

hoặc cá thể. Sở hữu liên doanh, liên kết được hình thành thành trên cơ sở liên

doanh liên kết giữa các thành phần kinh tế khác nhau như nhà nước, xã hội, tập thể., tư nhân, nước ngoài, theo nhiều hình thức khác nhau nhằm tận dụng tối đa tiềm năng và lợi thế của từng khu vực, trên cơ sở tôn trọng chủ quyền kinh tế -

xã hội của dân tộc. Sở hữu tư nhân là sở hữu thuộc về các cá nhân hoặc pháp

nhân, mọi tài sản có nguồn gốc chính đáng đều được pháp luật bảo vệ.

Trong các thành phần kinh tế hợp thành nền kinh tế quốc dân thống nhất, kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo, là lực lượng vật chất quan trọng và

là công cụ để nhà nước định hướng và điều tiết nền kinh tế vĩ mô. Để nắm vai trò chủ đạo và định hướng cho nền kinh tế đất nước quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội thế kỷ XXI. Nhà nước chủ trương quốc hữu hoá các ngành kinh tế mang tính chiến lược như dầu khí, viễn thông… và đang thương lượng để mua lại các ngân hàng lớn. Trong thực tế, toàn bộ ngành khai thác và lọc hoá dầu đã thuộc về nhà nước. Chính vì nắm được các ngành kinh tế xương sống của đất nước, nhất là ngành dầu khí nên vai trò điều tiết của Nhà nước được thể hiện rất rõ; lợi nhuận từ ngành dầu khí đã được sử dụng để tái đầu tư cho sản xuất, phát triển cơ sở hạ tầng và cho các chương trình xã hội.

Sau cuộc đình công kéo dài của ngành dầu lửa 2002 và 2003 Chính phủ đã cải cách một bước ngành này. Cụ thể là đã thông qua luật dầu khí trong đó buộc các công ty tư nhân phải bán lại cho Nhà nước ít nhất 51% cổ phiếu. Tuy nhiên vẫn còn 32 hợp đồng khai thác dầu khí mà Chính phủ Venezuela trước đây ký kết với các công ty nước ngoài, trong đó nhiều công ty khai thác 100% là của nước ngoài; các hợp đồng này nhiều kẽ hở tới mức nhiều năm Nhà nước phả bù lỗ cho họ. Chính vì vậy, ngày 31/3/2006, Quốc hội đã thông qua Luật Dầu khí điều chỉnh trong đó quy định, cả 32 hợp đồng trên buộc phải trở thành liên doanh, trong đó Chính phủ Venezuela giữ ít nhất 60% cổ phần và nắm giữ quyền chi phối, điều hành việc khai thác và kinh doanh sản phẩm. Luật dầu khí còn quy định khi giá dầu trên thế giới vượt ngưỡng 70 USD/thùng thì các công ty khai thác dầu phải đóng góp 30% lợi nhuận cho Quỹ FONDEN (Quỹ phát triển Quốc gia Venezuela) và nếu giá dầu vượt mức 100 USD/thùng thì đóng góp 50U%. Chính phủ điều chỉnh chính sách thuế, theo đó các công ty liên doanh phải nộp 33% thuế tài nguyên, 50% lợi tức và một loại thuế đặc biệt, đảm bảo để nguồn thu nhập dầu mỏ không bao giờ ít hơn 50% tổng số bán ra. Chính sách này đã vấp phải sự phản đối quyết liệt của khu vực tư nhân và các công ty nước ngoài. Tuy nhiên, sau hơn một năm đàm phán, trong 32 hợp đồng thăm dò và khai thác dầu khí, chỉ có 2 hợp đồng

không thoả thuận được [22, tr. 75, 76, 77]; phần lớn các công ty còn lại, trong đó nhiều công ty của Mỹ và Châu Âu vẫn tiếp tục hợp đồng bởi các điều kiện do Chính phủ đưa ra vẫn đem lại lợi ích cho họ.

Luật dầu khí điều chỉnh đã mang lại cho đất nước hàng chục tỷ USD mỗi năm, giúp Chính phủ có điều kiện tiếp tục công cuộc cải cách và các chương trình xã hội đầy tính nhân văn và cách mạng của mình. Với chương trình cải cách ngành dầu khí, các nhà máy lọc dầu thuộc tập đoàn dầu khí CITGO của Venezuela trên đất Mỹ đã mang lại những lợi nhuận đầu tiên cho nước này sau hàng chục năm không sinh lợi nhuận. Venezuela hiện đang triển khai kế hoạch thúc đẩy khai thác dầu (2006-2012) nhằm tăng sản lượng khai thác đầu tư 3,3 triệu thùng/ngày hiện nay lên 5,8 triệu thùng/ngày vào năm 2012.

Cùng với việc thúc đẩy ngành công nghiệp dầu khí Chính phủ chủ trương đa dạng hoá nền kinh tế sản xuất để tránh việc nền kinh tế phụ thuộc vào dầu mỏ như hiện nay, góp phẩn vào sự phát triển bền vững của đất nước. Để thực hiện chính sách này Tổng thống Hugo Chavez đã đặt mục tiêu và nhiều chính sách khuyến khích phát triển các ngành dầu kinh tế và bước đầu đã có những kết quả tích cực. Chính phủ đã thành lập Tập đoàn Công nghiệp cơ bản Quốc gia (CONIBA) gồm 11 doanh nghiệp kiểu mới (EPS) hoạt động trong các lĩnh vực cơ khí, luyện kim, khai khoáng, dệt, sản xuất nguyên vật liệu, vật liệu xây dựng…Thu ngân sách từ các ngành kinh tế không dầu lửa ngày càng cao và từ năm 2006 đến 2010 đã vượt thu ngân sách tư ngành dầu lửa; tính chất tăng trưởng kinh tế theo chu kỳ bước đầu được khắc phục.

Venezuela cũng quan tâm đẩy mạnh các chương trình phát triển nông nghiệp với mục tiêu tiến tới tự túc được lương thực thực phẩm, đảm bảo an ninh lương thực trong nước. Là một nước có điều kiện tự nhiên rất thuận lợi cho phát triển nông nghiệp, như khí hậu nhiệt đới, nóng ẩm mưa nhiều, đất đai phì nhiêu nhưng hàng chục năm qua Venezuela phải nhập khẩu gần như

toàn bộ lương thực, thực phẩm và các hàng hoá khác. Hiện nay, Chính phủ đang khuyến khích nông dân phát triển nông nghiệp, xây dựng các hợp tác xã nông nghiệp. Tính đến năm 2010 cả nước có 108.870 hợp tác xã trong quy mô nhỏ (dưới 10 người) chiếm 81%. Sản phẩm của các đơn vị này trước hết là để thoả mãn nhu cầu của các xã viên, phần còn lại được bán cho hệ thống phân phối Mercal (hệ thống phân phối hàng hoá, lương thực, thực phẩm có trợ giá của Chính phủ). Năm 2010 nông nghiệp đóng góp 4%GDP của Venezuela [52].

Ngoài kinh tế nhà nước, mô hình kinh tế xã hội, tập thể, hợp tác xã, đồng quản lý giữa người lao động – Nhà nước; người lao động – tư nhân – Nhà nước…bước đầu hình thành và phát triển. Trên cơ sở những lợi thế tự nhiên của từng vùng như điều kiện đất đai, nguồn nước (để phát triển nông nghiệp), bãi biển, cảnh quan thiên nhiên (để phát triển du lịch), các cơ sở công, nông nghiệp cũ trước đây do làm ăn không có lãi phải đóng cửa (để phát triển công nghiệp, thủ công nghiệp) hoặc điều kiện đô thị (để phát triển dịch vụ)… người lao động có thể xây dựng dự án phát triển sản xuất, dịch vụ và đệ trình Chính phủ xin cấp vốn và kỹ thuật ban đầu để người lao động có thể triển khai dự án của mình. Hay nói cách khác đây là mô hình đồng quản lý giưa nhà nước và người lao động; Nhà nước cấp vốn và trợ giúp kỹ thuật; người lao động quản lý và tham gia sản xuất. Đã có nhiều dự án được cấp vốn; một số dự án phát triển khá tốt, làm ăn có lãi, nhưng số này chưa nhiều; các dự án còn lại làm ăn chưa hiệu quả do cơ chế sản xuất chưa khuyến khích người lao động. Cơ chế giám sát từ phía Nhà nước chưa chặt chẽ, ý thức của người lao động chưa cao, chưa đặt lợi ích tập thể lên trên lợi ích cá nhân; trình độ chuyên mô quản lý hạn chế; công nghệ lạc hậu. Thậm chí, nhiều dự án có tính khả thi rất cao, nhưng do chưa có cơ chế giám sát và chế tài cụ thể nên việc tham ô thường xuyên xảy ra, dẫn đến việc dự án phá sản, nhà nước mất vốn.

một lúc thực hiện nhiều chức năng hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ khác nhau trong tất cả các ngành công, nông nghiệp, dịch vụ. Hiện nhà nước đã đầu tư xây dựng một số mô hình phát triển đa ngành kiểu này nhưng thực tế còn nhiều vấn đề phải khắc phục, điều chỉnh để hoàn thiện hơn trong thời gian tới.

Các mô hình kinh tế tập thể, xã hội, hợp tác xã quản lý, tuy được khuyến khích phát triển và được Nhà nước hỗ trợ tối đa cả về vốn, kỹ thuật, thị trường nhưng trước mắt vẫn có nhiều khó khăn. Trình độ quản lý, sản xuất, phân phối, lưu thông, công nghệ của các thành phần kinh tế này nhìn chung còn kém, ít khả năng cạnh tranh với hàng hoá bên ngoài. Trước mắt, các sản phẩm do thành phần kinh tế này làm ra được nhà nước thu mua và phân phối với giá bao cấp tại hệ thống các cửa hàng của chương trình Mercal nên vẫn có lối ra. Nhưng một khi thị trường phát triển, hàng hoá của các công ty tư nhân trong nước và hàng nhập khẩu từ các nước khác vào thì thì chắc chắn hàng hoá do các thành phần kinh tế tập thể làm ra khó có thể cạnh tranh nổi. Hơn nữa đầu tư Nhà nước dành cho các sự án kinh tế tập thể này khá dàn trải, kém hiệu quả, cơ chế kiểm tra giám sát chưa thật chặt chẽ nên hiện tượng thất thoát là khá phổ biến.

Cùng tồn tại cùng kinh tế nhà nước, xã hội và tập thể, kinh tế tư nhân vẫn được tồn tại, kinh tế liên doanh, liên kết được khuyến khích phát triển. Nhiều công ty lớn của nhà nước, thậm chí trong ngành công nghiệp chiến lược như dầu khí cũng có sự tham gia của các công ty tư nhân và nước ngoài nhưng không chiếm quá 40%. Trong bài phát biểu với các doanh nghiệp tại khách san Caracas Hilton ngày 18/9/2004, Tổng thống Hugo Chavez nói: “Chúng tôi không muốn thay thế đầu tư tư nhân; điều mà chúng tôi muốn là liên kết với các doanh nghiệp tư nhân… Cần phải hiểu rằng khu vực kinh tế tư nhân được Hiến pháp công nhận và ủng hộ” [22, tr. 81]. Tuy nhiên, trong đề xuất cải cách 33 điều của Hiến pháp mà Tổng thống Hugo Chavez đưa ra

vào cuối năm 2007 có một điều đề cập tới việc trưng thu các tài sản và sở hữu tư bản tư nhân phục vụ cho mục tiêu phát triển kinh tế, xã hội đất nước, vì lợi ích chung của toàn xã hội trên cơ sở bồi thường thoả đáng. Rõ ràng nếu cải cách Hiến pháp được thông qua thì kinh tế tư bản tư nhân là thành phần không được khuyến khích phát triển; đây là một trong những điều bị phe đối lập phản đối và là một trong những nguyên nhân khiến việc trưng cầu dân ý sửa đổi Hiến pháp thất bại.

Trong thực tế, các công ty tư bản tư nhân, do bất đồng với Chính phủ nên sản xuất cầm chừng nhằm gây khó khăn cho nền kinh tế; các ngân hàng tư nhân không chịu cấp vốn cho các dự án kinh tế cho dù là các dự án khả thi; các loại hình thị trường chủ yếu đa số bị đầu cơ lũng đoạn. Trong thời gian tới, tại Venezuela sẽ vẫn tiếp tục tồn tại nhiều thành phần kinh tế; kinh tế nhà nước sẽ tiếp tục được củng cố, kinh tế tư bản tư nhân tiếp tục đấu tranh để tồn tại; cuộc đấu tranh “ai thắng ai” giữa hai con đường vẫn sẽ quyết liệt.

Nhiệm kỳ thứ hai của Tổng thống Hugo Chavez đã thu được những thành tựu kinh tế to lớn, từ năm 2004 đến nay (ngoại từ năm 2009 và 2010 kinh tế tăng trưởng âm) kinh tế Venezuela phát triển với tốc độ cao, trung bình trên 10%/ năm; trong 8 năm từ 1998 đến 2006 GDP tăng từ 90 tỷ USD lên 150 tỷ USD, tức là 67%. Tốc độ tăng trưởng năm 2004 là 18% cao nhất Mỹ Latinh; năm 2005 tăng 9%; năm 2006: 10,3%; năm 2007: 8,5%; năm 2008: 4,8%. Năm 2009 và năm 2010 do chịu ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế toàn cầu nên tăng trưởng âm; 2009: - 3%; 2010: - 2,8%. Dự trữ ngoại tệ đạt con số kỷ lục trong lịch sử Venezuela với 51,8 tỷ USD năm 2006 trong đó 36 tỷ là dự trữ ngoại tệ (năm 2005: 30,568 tỷ) còn 15,8 tỉ được chuyển giao cho quỹ Phát triển Quốc gia FONDEN. Đây là con số rất ấn tượng nếu biết rằng dự trữ năm 1998 chỉ là 6,6 tỷ USD [27, tr. 13] [22, tr. 81, 82].

Sự phát triển bền vững, liên tục với chỉ số tăng trưởng kinh tế cao trong nhiều năm đã giúp Venezuela hạ chỉ số lạm phát từ 103% năm 1996 khi

Chính phủ của Tổng thống Rafael Caldera ký thoả thuận điều chỉnh về cơ cấu với Quỹ Tiền tệ Quốc tế, xuống 12,5% năm 2006. Tuy nhiên, trong hai năm gần đây do khủng hoảng kinh tế, khủng hoảng lương thực và thực phẩm lạm phát lại cao hơn 25%.

Trong thời kỳ khủng hoảng kinh tế thế giới, Venezuela đã phải ký nhiều thoả thuận với các tổ chức tài chính và tiền tệ quốc tế để nhận được khoản vay của các tổ chức này. Việc này đã làm tăng nhanh khoản nợ nước ngoài và trở thành vật cản chính cho sự phát triển đất nước. Vì vậy, một trong những ưu tiên của Chính phủ là thanh toán các món nợ này. Hiện nay, Venezuela đã thanh toán xong các khoản nợ với Quỹ Tiền tệ Quốc tế IMF, không còn phụ thuộc vào sự điều chỉnh về chính sách của thể chế tiền tệ này.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Phong trào cánh tả Venezuela giai đoạn 1998 - 2000 (Trang 60 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)