Kết hợp sức mạnh của tỉnh Hưng Yên và của cả nước với sức mạnh

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Giải quyết những vấn đề xã hội nảy sinh khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp của nông dân tỉnh Hưng Yên hiện nay (Trang 114)

mạnh của thời đại trong việc giải quyết các vấn đề xã hội nảy sinh khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp của nông dân

Trong điều kiện nước ta đang chủ động, tích cực hội nhập quốc tế thì việc giải quyết các VĐXH của cả nước nói chung và của Hưng Yên nói riêng càng yêu cầu phải kết hợp nội lực với sức mạnh thời đại để tranh thủ thời cơ, thuận lợi và vượt qua những thách thức, khó khăn trong việc giải quyết các VĐXH có hiệu quả nhất. Với tình hình hiện nay, để tạo sức mạnh tổng hợp của dân tộc và quốc tế trong việc giải quyết tốt hơn các VĐXH nảy sinh khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp của nông dân ở Hưng Yên, có thể cần tập trung vào một số giải pháp lớn sau đây:

Một là, cần bổ xung chi tiết hơn những quy định về trách nhiệm của các đối tác nước ngoài khi thực hiện các dự án kinh tế và dịch vụ ở các nơi có sử dụng đất nông nghiệp của nông dân trong việc giải quyết những VĐXH nảy sinh từ quá trình đó. Những quy định đó phải bao gồm cả nghĩa vụ về tài chính, về thời gian và cả về những rủi ro mà nông dân gặp phải trong thời gian tìm việc hoặc tái định cư, hoặc chuyển đổi nghề nghiệp. Xóa bỏ tình trạng chỉ đền bù một cục đối với đất được thu hồi là hết trách nhiệm.

Hai là, cần có những ưu tiên và khuyến khích các dự án của nước ngoài đầu tư theo mô hình “dự án có các khu dịch vụ liền kề” như tập đoàn thương

mại và dịch vụ đang triển khai ở Văn Giang - Hưng Yên hiện nay.

Ba là, Nhà nước ở các cấp cần tạo điều kiện về thông tin, cơ sở pháp lý, tài chính… để mở rộng sự liên kết giữa các dự án có thu hồi đất nông nghiệp trong nước với các tập đoàn hoặc cơ sở kinh doanh - dịch vụ ở nước ngoài để tăng thêm các nguồn lực tài chính, nhân lực, KHCN để giải quyết nhanh và có hiệu quả hơn các VĐXH nảy sinh do Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp.

Bốn là, đẩy mạnh công tác xuất khẩu lao động và có cơ chế được ưu tiên đối với lao động được thu hồi đất.Với hoạt động này ở Việt Nam nói chung và ở Hưng Yên nói riêng trong thời gian vừa qua cũng đạt được một số thành tựu quan trọng. Tuy nhiên, số lượng lao động thuộc diện thu hồi đất tham gia xuất khẩu lao động rất ít, họ không thích một số thị trường lao động ở Malaysia, Đài Loan vì lương thấp, vất vả. Họ thích sang Nhật Bản, Hàn Quốc trong khi trình độ tay nghề, ngoại ngữ không đáp ứng nổi.

Để thúc đẩy việc đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài, nhất là đối với những người lao động nông thôn khi không còn đất canh tác, Hưng Yên cần thực hiện những giải pháp cụ thể như:

- Cần có sự phối hợp giữa tỉnh Hưng Yên với các cơ quan xúc tiến việc làm Trung ương tiến hành nghiên cứu thị trường một cách nghiêm túc, xác định được nhu cầu về số lượng và chất lượng lao động… cần phải xây dựng các chương trình, chiến lược cạnh tranh, quảng bá lao động Việt Nam trên thị trường thế giới bằng nhiều biện pháp khác nhau.

- Tổ chức đào tạo lao động kỹ thuật cho các lao động trẻ của các hộ nông dân được thu hồi đất như: công nghệ thông tin, thợ hàn, thợ điện, thợ xây dựng, thợ điều khiển tự động, ngoại ngữ theo yêu cầu của nước tiếp nhận lao động.

- Tăng cường hoạt động thông tin tuyên truyền về nhu cầu và thị trường lao động nước ngoài để người lao động có những hiểu biết về chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước về các chương trình ưu tiên cho các gia

đinh có đất được thu hồi trong việc đưa lao động đi lao động ở nước ngoài và ngăn ngừa hành vi tiêu cực trong việc đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài.

Việc thực hiện đồng bộ các giải pháp đó, Hưng Yên sẽ tạo được sức mạnh tổng hợp của nội lực và ngoại lực để phục vụ cho nhiệm vụ phát triển KT - XH nói chung và cho quá trình giải quyết các VĐXH nảy sinh khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp nói riêng, góp phần đưa sự nghiệp đổi mới đất nước đến thắng lợi

KẾT LUẬN

Kinh tế nước ta sau những năm đổi mới đang có những chuyển biến tích cực, tốc độ tăng trưởng kinh tế cao trong nhiều năm liên tục. Thu hồi đất nói chung và thu hồi đất nông nghiệp nói riêng để phục vụ cho quá trình CNH, HĐH đất nước là một yêu cầu tất yếu, khách quan và là chủ trương, chính sách đúng đắn của Đảng, Nhà nước trong quá trình hoạch định, thực hiện đường lối phát triển KT - XH của đất nước và đã đạt được nhiều thành quả cao, đồng thời cũng đã chứng minh được tính đúng đắn của nó trong thực tế.

Tuy nhiên, trong quá trình thu hồi đất, đặc biệt là thu hồi đất nông nghiệp của nông dân đã để lại một số VĐXH không tránh khỏi không chỉ ở môi trường nông thôn mà còn tác động đến quá trình phát triển KT - XH chung của cả nước, đặc biệt là ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của những người nông dân có đất phải thu hồi như: vấn đề thất nghiệp, thiếu việc làm, phân hóa giàu nghèo, TNXH và ô nhiễm môi trường.

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng nảy sinh các VĐXH khi Nhà nước thu hồi đất của nông dân, một trong số đó là do chúng ta chưa hiểu hết đường lối, chính sách đúng đắn của Đảng và Nhà nước. Do đó, trong quá trình thực hiện, do các bước đi của chúng ta đã không đồng bộ, làm sai nguyên tắc nên càng làm cho các VĐXH đó diễn ra nghiêm trọng hơn, làm nảy sinh nhiều VĐXH không đáng xảy ra. Những điều đó cho thấy, những mâu thuẫn vẫn còn chưa được giải quyết triệt để trong quá trình phát triển KT - XH ở nước ta và nếu không giải quyết triệt để những vấn đề này và kịp thời phát hiện những VĐXH mới có khả năng xuất hiện sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự ổn định chính trị, an toàn xă hội và sự suy giảm niềm tin của nhân dân vào sự lănh đạo của Đảng và Nhà nước khi có các thế lực thù địch lợi dụng tình hình để thực hiện “Diễn biến hòa bình” nhằm lật đổ chế độ xã

Hưng Yên là một tỉnh Bắc Bộ, nằm trong tiến trình phát triển KT - XH chung của cả nước. Trong những năm qua đã đạt được tốc độ tăng trưởng khá cao cả về phát triển nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ. Nhưng đi liền với nó là việc xuất hiện những VĐXH nảy sinh do việc thu hồi đất nông nghiệp của nông dân để xây dựng các KCN, khu đô thị đang diễn ra trong toàn tỉnh.

Ngoài những điểm giống với những VĐXH nảy sinh ở các vùng, miền khác thì những VĐXH nảy sinh do thu hồi đất ở nông thôn Hưng Yên có những đặc điểm riêng biệt do điều kiện tự nhiên, KT - XH của tỉnh quy định. Từ đó trong cách giải quyết cũng có những phương thức khác nhau và những bài học kinh nghiệm rút ra cũng không hoàn toàn giống với những nơi khác. Việc giải quyết những VĐXH nảy sinh nêu trên về cơ bản ở các địa phương trong tỉnh Hưng Yên đã tương đối ổn định, nhưng không có nghĩa là trong những năm tới những vấn đề đó không còn xảy ra nữa vì nguyên nhân trực tiếp cũng như nguyên nhân gián tiếp cho sự hình thành những VĐXH ở Hưng Yên vẫn còn tiềm ẩn. Do vậy, chúng ta phải biết chủ động tiến hành các giải pháp để ngăn ngừa không để những VĐXH đó tiếp tục xảy ra. Đồng thời, phải khẳng định được tính đúng đắn, hợp quy luật khách quan của việc thu hồi đất nông nghiệp phục vụ CNH, HĐH trong tiến trình phát triển KT - XH của Việt Nam nói riêng (trong đó có Hưng Yên) và của thế giới nói chung, chúng ta phải làm thế nào để người nông dân mong chờ được thu hồi đất nông nghiệp của mình hơn là tâm lí sợ “bị thu hồi đất” nông nghiệp đang diễn ra ở nhiều địa phương như hiện nay.

Kết hợp giữa phát triển kinh tế và giải quyết các VĐXH trong chiến lược phát triển toàn diện KT - XH cả nước nói chung, ở Hưng Yên nói riêng, đặc biệt là giải quyết mối quan hệ này trong quá trình thu hồi đất nông nghiệp của nông dân cần phải thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp và có sự tham gia của nhiều cấp, ngành, tổ chức xã hội khác nhau. Giải pháp cơ bản và quan trọng nhất trong giai đoạn đầu của quá trình CNH, HĐH nông nghiệp, nông

thôn là đẩy mạnh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn, chuyển nền kinh tế thuần nông, tự cung, tự cấp sang nền kinh tế hàng hóa trên cơ sở khai thác hợp lý tiềm năng và thế mạnh của địa phương. Đó là điều kiện cơ bản, lâu dài để xóa đói giảm nghèo và giải quyết việc làm, từng bước cải thiện và nâng cao đời sống người dân. Đây là giải pháp có tính trọng tâm, lâu dài, nền tảng để phát triển bền vững KT - XH Hưng Yên và là điều kiện để giải quyết, ngăn chặn, đẩy lùi những VĐXH nảy sinh khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp của nông dân nói chung và ở Hưng Yên nói riêng.

Giải quyết những VĐXH nảy sinh khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp của nông dân nói chung và ở Hưng Yên nói riêng để phát triển KT - XH là một vấn đề lớn, mang tính chiến lược. Vì vậy, việc nghiên cứu cần phải được tiếp tục nhằm làm rõ thêm cơ sở lí luận và thực tiễn cho quá trình giải quyết những VĐXH nảy sinh khi Nhà nước tiếp tục thu hồi đất nông nghiệp (trong trường hợp cần thiết), góp phần tạo ra động lực phát triển bền vững của đất nước nói chung và ở Hưng Yên nói riêng, góp phần thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng và văn minh.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Ph.Ăngghen (1995), Toàn tập, tâ ̣p 22, “Vấn đề nông dân ở Pháp - Đức”,

Nxb. Sự thật, Hà Nội.

2. Hoàng Bền (24/6/2010), Cuộc chiến chống ma túy ở Văn Lâm, www.cpv.org.vn.

3. Phương Châm (6/7/2010), “Hưng Yên: Tổng kết 5 năm phối hợp liên ngành phòng, chống tệ nạn mại dâm và công tác cai nghiện phục hồi”, Báo Hưng Yên.

4. Phạm Văn Chung (2005), Học thuyết về hình thái kinh tế - xã hội và lý luận về con đường phát triển xã hội chủ nghĩa ở nước ta, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.

5. Cục thống kê tỉnh Hưng Yên (2011), Kết quả chủ yếu tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009 tỉnh Hưng Yên, Nxb. Thống kê, Hà Nội.

6. Nguyễn Sinh Cúc (2008), “Phát triển khu công nghiệp vùng đồng bằng sông Hồng và vấn đề nông dân mất đất nông nghiệp”, Tạp chí Cộng sản điện tử, (14/158)

7. Cục thống kê Hưng Yên (2011), Niên giám thống kê tỉnh Hưng Yên 2010, Nxb. Thống kê, Hà Nội.

8. Nguyễn Hữu Dũng, Trần Hữu Trung (1997), Về chính sách giải quyết việc làm ở Việt Nam, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.

9. Đảng cộng sản Việt Nam (1987), Văn kiện Đại hội đại biể u toàn quốc lần thứ VI, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.

10. Đảng cộng sản Việt Nam (1991), Văn kiện Đại hội đại bi ểu toàn quốc lần thứ VII, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.

11. Đảng cộng sản Việt Nam (1996), Văn kiện Đại hội đại bi ểu toàn quốc lần thứ VIII, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.

12. Đảng cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội đại bi ểu toàn quốc lần thứ IX, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.

13. Đảng cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội đại biể u toàn quốc lần thứ X, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.

14. Đảng cộng sản Việt Nam, tỉnh ủy Hưng Yên (2010), Văn kiện Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII, Hưng Yên.

15. Đảng cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.

16. Phạm Thị Việt Hà (2008), Thái độ của nông dân đối với nghề nông trong giai đoạn chuyển đổi kinh tế hiện nay, Luận văn tha ̣c sĩ Tâm lý học, Trường ĐHKHXH & NV.

17. Cao Thị Thu Hằng (2005), Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở tỉnh Hưng Yên, Luâ ̣n văn tha ̣c sĩ Kinh tế chính tri ̣, TTĐTBDGVLLCT. 18. Đặng Thị Thanh Hoa (2009), Đảm bảo an ninh nông thôn ĐBSH trước

yêu cầu của CNH, HĐH, Luận văn tha ̣c sĩ Khoa ho ̣c chính tri ̣ , Trường ĐHKHXH & NV.

19. Trần Thị Hợi (2008), Nghiên cứu tác động của việc thực hiện chính sách bồi thường giải phóng mặt bằng đến đời sống và việc làm của người dân khi Nhà nước thu hồi đất của một số dự án trên địa bàn huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên, Luâ ̣n văn tha ̣c sĩ Quản lí đất đai, Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội.

20. Lý Thị Huệ (2009), Vấn đề phân hóa giàu nghèo ở tỉnh Vĩnh Phúc hiện nay, Luận văn tha ̣c sĩ Triết học, TTĐTBDGVLLCT.

21. Nguyễn Đình Hương(1999), Sản xuất và đời sống của các hộ nông dân không có đất hoặc thiếu đất ở đồng bằng Sông Cửu Long. Thực trạng và giải pháp, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.

trình cách mạng Việt Nam ở thế kỷ XX - trong cuốn: Lý luận chính trị và truyền thông - Những điểm nhìn từ thực tiễn đào tạo (Học viện Báo chí và Tuyên truyền), Nxb. Chính trị - Hành chính, Hà Nội, tr.235-247. 23. TS. Bùi Thị Ngọc Lan (2007), Việc làm của nông dân vùng đồng bằng

sông Hồng trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, Nxb. Lý luận chính trị, Hà Nội.

24. TS. Bùi Thị Ngọc Lan (2007), Giải quyết những vấn đề xã hội nảy sinh từ việc thu hồi đất nông nghiệp trong quá trình đô thị hóa và phát triển khu công nghiệp ở vùng đồng bằng sông Hồng hiện nay, Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh, Báo cáo tổng hợp kết quả nghiên cứu đề tài khoa học cấp bộ 2007, Mã số B07 - 04, Hà Nội.

25. V.I.Lênin (1976), Toàn tập, tập 3, “Sự phát triển chủ nghĩa tư bản chủ nghĩa ở Nga”, Nxb. Sự thật, Hà Nội.

26. V.I.Lênin (2001), Tuyển tập, tập 3, “Bàn về chế độ Hợp tác xã”, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.

27. V.I.Lênin (1986), Toàn tập, tập 36, “Những nhiệm vụ trước mắt của Chính quyền Xô viết”, Nxb. Sự thật, Hà Nội.

28. V.I.Lênin (2006), Toàn tập, tập 43, “Bàn về thuế lương thực”, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội

29. C.Mác - Ph.Ăngghen (1980), Tuyển tập, tập 1, Nxb. Sự thật, Hà Nội. 30. C. Mác - Ph.Ăngghen (1986), Tuyển tập, tập 6, Nxb. Sự thật, Hà Nội. 31. C. Mác - Ph.Ăngghen (1986), Toàn tập, tập 7, Nxb. Sự thật, Hà Nội. 32. C.Mác (1995), Toàn tập, tập 19, “Phê phán cương lĩnh Gôta”, Nxb. Sự

thật, Hà Nội.

33. C. Mác - Ăngghen (1995), Toàn tập, tập 22, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.

35. Hồ Chí Minh (2002), Toàn tập, tập 9, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội. 36. TS. Trần Thị Minh Ngọc (2010), Việc làm của nông dân trong quá trình

CNH, HĐH vùng đồng bằng sông hồng đến năm 2020, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.

37. Mai Ngoan (TTXVN/Vietnam), “Nước thải nhà máy phá hủy đồng ruộng Hưng Yên”, Tinkinhte.com.

38. Phạm Xuân Nguyên (2009), Giải quyết điểm nóng khiếu kiện liên quan đến đất đai ở nông thôn ĐBBB trong thời kỳ CNH, HĐH, Luận văn thạc sĩ Khoa học Chính trị, Trường ĐHKHXH & NV.

39. Mai Nhung (10/5/2012), “Thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất:

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Giải quyết những vấn đề xã hội nảy sinh khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp của nông dân tỉnh Hưng Yên hiện nay (Trang 114)