Tiện nghi sinh hoạt Tổng số hộ Thành thị (hộ) Tổng số hộ nông thôn (hộ) Tỷ trọng số hộ thành thị sử dụng TNSH (%) Tỷ trọng số hộ nông thôn sử dụng TNSH (%) 41.600 284.638 100,00 100,00 Ti vi 36.922 258.226 88,7 90,7 Điện thoại cố định 24.868 130.029 59,7 45,6 Máy vi tính 6.613 15.930 15,8 5,6 Máy giặt 11.358 21.342 27,3 7,4 Tủ lạnh 19.234 69.270 46,2 24,3 Điều hòa 3.571 3.686 8,5 1,2 Xe máy 29.185 183.272 70,1 64,4 Nguồn: [6, tr.208-209].
Bảng số liệu trên nói lên đời sống sinh hoạt của người dân ở khu vực nông thôn đã được cải thiện đáng kể. Tỷ lệ số hộ gia đình sử dụng ti vi và xe máy khá cao chiếm tỷ lệ là 90,7% và 64,4%, nhưng tỷ lệ số hộ ở nông thôn có điều kiện để sử dụng các tiện nghi sinh hoạt đắt tiền như: điều hòa, máy giặt,
máy vi tính so với khu vực thành thị là còn rất thấp. Điều này cũng thể hiện sự phân hóa giàu nghèo trong đời sống người dân là khá lớn trong khu vực nông thôn Hưng Yên nói riêng và giữa thành thị với nông thôn ở tỉnh Hưng Yên nói chung.
Đối với những hộ nông dân có diện tích đất nông nghiệp thu hồi dưới 50% thì thu nhập của họ vẫn tương đối ổn định do các hộ đó biết cách chuyển hướng sang dầu tư chăn nuôi hoặc đào ao thả cá, đồng thời họ vừa làm nông nghiệp kết hợp với việc tham gia làm các nghề phụ: đan nón, làm đậu phụ, nhặt phế liệu, chạy chợ… nên thu nhập có cao hơn nghề nông. Tuy nhiên, đối với các hộ bị thu hồi nhiều hoặc hết đất nông nghiệp thì cuộc sống của họ rất khó khăn, nguồn thu nhập chủ yếu là làm thuê với những công việc không ổn định và thu nhập bấp bênh.
Với một số hộ gia đình sau khi nhận được tiền đền bù có thể có khả năng mua sắm được các tiện nghi đắt tiền để sử dụng trước mắt như: máy giặt, tủ lạnh, điều hòa, máy tính và phần lớn là mua điện thoại di động tăng cao. Mặc dù tiện nghi sinh hoạt của các hộ gia đình có tăng lên đáng kể sau thu hồi đất nông nghiệp, nhưng cũng không thể khẳng định mức sống người dân được cải thiện tích cực do tác động của quá trình đó tạo nên, mặc dù người dân có khoản tiền lớn từ bồi thường hỗ trợ để đầu tư mua sắm là điều không thể phủ nhận. Tuy nhiên, đa số nguồn vốn vật chất này lại không phải là phương tiện để sản xuất nên việc duy trì sử dụng các tiện nghi này sẽ trở thành khó khăn nếu như những hộ gia đình đó không tìm được nguồn thu nhập mới thì sẽ rất khó ổn định cuộc sống. Đồng thời, các nhu cầu về giáo dục, vui chơi giải trí của người dân nông thôn cũng chỉ chiếm một phần rất nhỏ trong cơ cấu chi tiêu của họ. Đồng thời, cơ cấu hàng hóa mua sắm, tỷ trọng hàng rẻ, chất lượng thấp vẫn rất lớn như: xe máy trung quốc, xe đạp nội, quần áo may sẵn…; tỷ trọng những mặt hàng cao cấp và đắt tiền chưa trở
thành sự lựa chọn phổ biến với người dân nông thôn trong giai đoạn hiện nay. Điều này được thể hiện cụ thể ở bảng số liệu dưới đây:
Bảng 2.13. Tài sản sở hữu của các hộ điều tra phỏng vấn ở Dự án Dê ̣t may - huyê ̣n Yên Mỹ
Chỉ tiêu điều tra
Trƣớc thu hồi đất
Sau thu hồi đất Tăng (+), giảm (-) sau 5 năm Bình quân/hộ 1 năm 5 năm Số lượng trước khi thu hồi
Sau khi thu hồi 1 năm 5 năm Số hộ điều tra 135 135 135 Tài sản của hộ (số lƣợng) + Số xe máy 71 128 146 75 0,53 0,95 1,08 + Số xe đạp 121 127 140 19 0,90 0,94 1,04 + Số tivi 95 120 131 36 0,70 0,89 0,97 + Số ô tô 1 2 2 1 0,01 0,015 0,02 + Số tủ lạnh 8 14 25 17 0.06 0,10 0,18 + Số máy vi tính 1 2 4 3 0,01 0,015 0,03 + Số điện thoại 18 22 37 19 0,13 0,16 0,27 Nguồn: [19, tr.134]
Đời sống khó khăn của nông dân sau khi nhà nước thu hồi đất nông nghiệp có nhiều nguyên nhân khác nhau:
Một là, thời gian triển khai công tác thu hồi đất kéo dài nhiều năm gây bất lợi đến tâm lí cũng như việc ổn định đời sống và việc làm của các hộ nông dân nằm trong diện bị thu hồi đất. Các yếu tố trượt giá hầu như chưa được tính đến trong định giá đền bù cho người dân. Vấn đề mối quan hệ về lợi ích giữa Nhà nước - doanh nghiệp - nông dân chưa được giải quyết thỏa đáng, trong đó lợi ích của các doanh nghiệp luôn được đặt lên hàng đầu.
Hai là, khoản tiền bồi thường, hỗ trợ mà các hộ nông dân khi bị thu hồi đất nông nghiệp đáng ra phải dùng để đầu tư cho tái sản xuất, chuyển đổi
ngành nghề để tìm việc làm mới cho những lao động bị ảnh hưởng do diện tích đất nông nghiệp bị thu hồi, tạo ra thu nhập thay thế cho thu nhập từ sản xuất nông nghiệp trên phần diện tích đã mất thì đa số các hộ lại sử dụng không đúng mục đích: chủ yếu tập trung vào việc chi tiêu cho xây dựng, sửa chữa nhà, mua sắm tiện nghi; đầu tư cho tái sản xuất, chuyển đổi ngành nghề và tìm việc làm mới chiếm tỷ lệ rất nhỏ. Do vậy dẫn đến tình trạng sau khi đã chi tiêu hết số tiền đó, trong khi diện tích đất sản xuất đã bị thu hẹp thì hộ nông dân sẽ gặp rất nhiều khó khăn như: thất nghiệp, không có việc làm, không có thu nhập trong khi các CCN chỉ giải quyết được một số lượng lao động nhất định (lao động trẻ, có trình độ, tay nghề), kéo theo hệ lụy là TNXH như cờ bạc, rượu chè, trộm cắp,… ảnh hưởng tới cộng đồng và xã hội.
Ba là, đại bộ phận nông dân vốn quen với tác phong, nếp nghĩ của người tiểu nông, mang nặng tâm lý thụ động, trông chờ vào Nhà nước, vào thiên nhiên nên việc chuyển sang cơ chế sản xuất tự chủ, cạnh tranh trên thị trường… là rất khó khăn và lúng túng. Sản xuất không đáp ứng nổi yêu cầu của thị trường và thua lỗ, từ thua lỗ dẫn đến nợ nần hoặc san nhượng ruộng đất còn lại và cuối cùng trở nên thất nghiệp. Một số có thể thích ứng với cơ chế mới nhưng lại không có vốn, trình độ văn hóa thấp và trình độ kỹ thuật hầu như không có nên khi chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi họ còn nhiều bỡ ngỡ, nhiều khi không tiếp thu nổi kỹ thuật nuôi trồng tiên tiến nên cũng dẫn đến tình trạng bị thua lỗ trong sản xuất.
2.2.3. Thành tựu và hạn chế trong quá trình giải quyết vấn đề môi trường
Trong những năm qua, các KCN tập trung ở Hưng Yên là nhân tố đóng góp quan trọng cho sự phát triển KT - XH của tỉnh, biến Hưng Yên từ vùng đất thuần nông trở thành vùng kinh tế phát triển theo hướng công nghiệp hiện đại. Bộ mặt nông thôn cũng được đổi mới theo hướng văn minh, hiện đại. Các KCN đã và đang thu hút hàng trăm nghìn lao động nông thôn, tạo ra thị trường sức lao động mới để thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động
trong tỉnh. Nông dân Hưng Yên có nhiều cơ hội phá vỡ trạng thái trì trệ, lạc hậu để hướng tới việc giao lưu hội nhập, tiếp cận tới ánh sáng văn minh và hưởng thụ các phúc lợi xã hội. Đồng thời, vấn đề bảo vệ môi trường ở các KCN của tỉnh cũng bước đầu đã được quan tâm, một số địa phương rất kiên quyết trong việc bảo đảm môi trường khi tiếp nhận dự án đầu tư, đặc biệt là các dự án trong lĩnh vực có nguy cơ ô nhiễm cao như dệt, nhuộm, hóa chất. Nhiều chủ đầu tư cũng đã có ý thức trong việc xây dựng nhà máy nước thải và bảo vệ môi trường như tại khu công nghiệp Phố Nối B.
Với tốc độ tăng trưởng công nghiệp ngày càng cao, với giá trị sản xuất công nghiệp tăng 29,6%/ năm (2008), hoạt động sản xuất công nghiệp đã đóng góp không nhỏ vào tổng giá trị sản phẩm toàn tỉnh. Trước hết là sự quy hoạch một cách tổng thể làm cho không gian, cảnh quan và kiến trúc đô thị ngày càng khang trang, sạch đẹp, hiện đại hơn. Bên cạnh đó, hệ thống giao thông thuận lợi đến từng địa phương, đây là yếu tố quan trọng thúc đẩy sự giao lưu, hợp tác về mọi mặt giữa các địa phương trong toàn tỉnh được thuận lợi hơn. Cơ sở hạ tầng có điều kiện được đầu tư, xây dựng và hoàn thiện phục vụ cuộc sống con người. Sự phát triển thuận chiều với sự phát triển của CNH, HĐH, đô thị hóa và sự phát triển mạnh mẽ của các KCN cũng làm cho các loại hình dịch vụ khác phục vụ cho cuộc sống con người ngày càng tiến bộ, hiện đại hơn.
Tuy nhiên, chính quá trình phát triển các KCN ở Hưng Yên đã tất yếu dẫn đến những mặt tiêu cực gây nên những tác hại xấu đến môi trường ở địa bàn nông thôn mà bản thân người nông dân là người trực tiếp chịu tác động, ảnh hưởng nặng nề nhất. Những mặt tiêu cực này trước đây vốn chỉ thường tồn tại ở các trung tâm đô thị lớn, nhưng ngày nay nó đang từng ngày, từng giờ không chỉ len lỏi, xâm nhập mà thực sự trở thành làn sóng tràn vào các làng quê nông thôn, đặc biệt ở các địa bàn nông thôn gần KCN bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Hưng Yên là một vùng đất chật, người đông nên việc xây dựng
và phát triển các KCN đã làm cho diện tích đất nông nghiệp giảm dần, mật độ dân số ngày càng cao; trong khi đó các yếu tố có lợi cho môi trường sinh thái như nguồn nước sạch, cây xanh giảm dần. Các yếu tố gây ONMT như: bụi, nước thải công nghiệp, rác thải công nghiệp từ các KCN ngày càng gia tăng.
Ô nhiễm môi trường gây tác động mạnh mẽ và lâu dài đến các hệ sinh thái nông nghiệp và nông thôn. Nó hạn chế tính năng sản xuất của các thành phần môi trường, giảm năng suất cây trồng, vật nuôi, cản trở sự phát triển, bền vững. Những tác động xấu của môi trường làm cho sản xuất nông nghiệp gặp nhiều khó khăn, những chất độc hại của các nhà máy, xí nghiệp thải ra môi trường chưa qua xử lí đã làm ảnh hưởng tới sự phát triển của cây trồng, vật nuôi, gây ra một số bệnh dịch… và dẫn đến năng suất thấp. Các cơ sở có tiềm năng thải các chất thải gây ô nhiễm môi trường, trong đó chủ yếu là các cơ sở công nghiệp cũ với công nghệ lạc hậu và hầu như chưa có thiết bị xử lí các chất thải gây độc hại. Những cơ sở mới được xây dựng tập trung ở các KCN, nhưng chưa xử lí triệt để các khí thải độc hại nên vẫn gây ô nhiễm môi trường xung quanh như khí bụi khói, khí SO2, khí CO, gây ảnh hưởng xấu đến chất lượng môi trường. Ví dụ, ở khu công nghiệp Như Quỳnh các loại rác thải sắt thép, phế liệu, túi nilon được thải một cách bừa bãi.
Môi trường ở các KCN và làng nghề ngày càng bị ô nhiễm bởi nước thải, khí thải và chất thải rắn. Thời gian gần đây, các địa bàn nông thôn ở Hưng Yên đang chịu ảnh hưởng nặng nề từ nguồn rác, nước và khí xả thải từ các KCN đang phát triển trên địa bàn. Chính nguồn rác, nước và khí thải này cũng đang phá hủy nghiêm trọng sự trong lành của môi trường nông thôn. Hàng ngày người dân nơi đây phải đối mặt với nhiều loại chất thải khác nhau nhưng việc đầu tư xử lý, giảm thiểu ÔNMT lại dường như bị bỏ ngỏ.
Phố nối A là một trong những CCN nằm trong Quy hoạch phát triển tổng thể KT - XH của tỉnh Hưng Yên được xây dựng từ năm 2004 và đi vào hoạt động từ năm 2008 đã gặp một số vấn đề tác động làm biến đổi môi
trường sinh thái khu vực: môi trường không khí và môi trường nước đã có những dấu hiệu ô nhiễm.
Tại một số con sông có nguồn nước thải của các KCN thải ra cũng bị ô nhiễm nặng, điển hình như sông Bún và sông Bần thuộc địa phận của khu công nghiệp Phố Nối A. Nước trên sông Bún là đường thoát nước chính cho KCN đã bị ô nhiễm một số thành phần hữu cơ, amoni, chất rắn lơ lửng gây mùi khó chịu. Các chất thải từ sông Bún đổ ra sông Bần cũng gây ô nhiễm nước sông Bần. Sông Bần - Vũ Xá là hệ thống các sông tưới, tiêu nước phục vụ sản xuất nông nghiệp của các xã: Minh Hải (huyện Văn Lâm), Phan Đình Phùng, Cẩm Xá, Dương Quang và Hòa Phong (huyện Mỹ Hào). Tuy nhiên Nước sông Bần - Vũ Xá đang trong tình trạng bị ô nhiễm nghiêm trọng, ảnh hưởng lớn đến sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản và sức khỏe nhân dân dọc hai bờ sông.
Theo kết quả quan trắc của Sở Tài nguyên - Môi trường tỉnh Hưng Yên về mức độ ô nhiễm nguồn nước tại hai con sông trên với giá trị giới hạn cho phép của các thông số và nồng độ các chất ô nhiễm trong nước mặt (TCVN 5942 - 1995), (xem phụ lục trang 116) thấy: nước trên sông Bún có thông số BOD5 - 16 mgO2/l vượt tiêu chuẩn loại A 4 lần, hàm lượng amoni (tính theo N) - 15,25 mg/l vượt tiêu chuẩn loại A 31 lần, chất rắn lơ lửng - 790mg/l vượt tiêu chuẩn loại A gần 400 lần, nước có mùi khó chịu. Nước trên sông Bần - vũ xá có BOD5 - 21mgO2/l vượt tiêu chuẩn loại A hơn 5 lần, COD - 86 mgO2/l vượt tiêu chuẩn loại A 8,6 lần, hàm lượng amoni (tính theo N) - 4,9 mg/l vượt tiêu chuẩn cho phép 4,9 lần, chất rắn lơ lửng vượt hơn 4 lần so với tiêu chuẩn loại A, nước trên sông Bần có màu đen và mùi khó chịu. Riêng mùa khô sông Bần chỉ nhận nguồn nước là nước thải sinh hoạt và nước thải công nghiệp nên không có khả năng tự làm sạch. Sự ô nhiễm môi trường càng trở nên nặng nề hơn. Thời gian gần đây mức độ ô nhiễm nghiêm trọng hơn, cụ thể từ 08 - 11 tháng 1 năm 2010 do ô nhiễm quá nặng, xí nghiệp khai thác công trình thủy
lợi và các hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp không thể bơm nước sông vào ruộng phục vụ sản xuất vụ đông xuân 2010, ảnh hưởng lớn đến kế hoạch lấy và giữ nước của huyện, trong khi tình trạng khô hạn kéo dài và trên diện rộng.
Ngoài ra, hàng chục tuyến kênh, mương trên địa bàn huyện Mỹ Hào đã bị ô nhiễm, rác thải được xả xuống khiến lòng kênh bị thu hẹp và làm cho nguồn nước tưới tiêu cũng bị ô nhiễm nghiêm trọng.
Ngoài khu công nghiệp Phố Nối A, Công ty cổ phần Phát triển hạ tầng Dệt may Phố Nối cũng thực hiện không đúng quy định. Nước thải không được sử lí vi sinh và trực tiếp đổ ra kênh Trần Thành Ngọ nên đã gây ra ô nhiễm làm cho dòng kênh này bị tê liệt không thể phục vụ cho tưới tiêu sản xuất nông nghiệp vẫn còn tồn tại tình trạng sản xuất gây ONMT và làm ảnh hưởng đến sức khỏe người dân xung quanh.
Theo kết quả giám sát môi trường của Sở Tài nguyên - Môi trường Hưng Yên cho thấy: tình trạng ONMT nước, không khí ở các KCN trên địa bàn tỉnh đang ở tình trạng báo động: ở các KCN Như Quỳnh A, Như Quỳnh B, Phố Nối A, B; Mỹ Hào có hàm lượng bụi cao hơn TCCP đều từ 1,2 - 4,2 lần; hàm lượng NO2, SO2 và hơi hữu cơ cao hơn TCCP từ 1,2 - 3,5 lần; trong môi trường nước của các khu công nghiệp xả thải ra môi trường có tổng chất rắn lơ lửng đều cao hơn TCCP từ 1,2 - 3 lần; hàm lượng oxy hóa học và sinh học cao hơn TCCP từ 1,2 - 3,5 lần. Trong nước có chứa cả kim loại nặng có