Tác giả Nguyễn Dữ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tìm hiều sắc thái dục tính trong truyền kỳ mạn lục (Trang 38 - 41)

1.3. Một số nét khái quát về tác giả Nguyễn Dữ và Truyền kỳ mạn lục

1.3.1. Tác giả Nguyễn Dữ

Đến nay, tài liệu viết về thân thế, cuộc đời Nguyễn Dữ, tác giả của Truyền kỳ

mạn lục không nhiều. Bài tựa Cựu biên Truyền kỳ mạn lục của Hà Thiện Hán viết

năm 1547 là tài liệu cổ nhất có ghi về Nguyễn Dữ và tác phẩm của ông: “ Tập lục

này là trứ tác của Nguyễn Dữ, người Gia Phúc, Hồng Châu. Ông là con trưởng vị tiến sĩ triều trước Nguyễn Tường Phiêu. Lúc nhỏ rất chăm lối học cử nghiệp, đọc rộng nhớ nhiều, lập chí ở việc lấy văn chương truyền nghiệp nhà. Sau khi đậu hương tiến, nhiều lần thi Hội đỗ trúng trường từng được bổ làm Tri huyện Thanh Tuyền. Được một năm ông từ quan về ni mẹ cho trịn đạo hiếu. Mấy năm khơng đặt chân tới chốn thị thành, thế rồi ông viết ra tập lục này, để ngụ ý…” [4,tr.69].

Trong Kiến văn tiểu lục, Lê Quý Đôn cũng giới thiệu về Nguyễn Dữ như

sau: “Nguyễn Dữ người xã Đỗ Tùng, huyện Gia Phúc. Cha là Nguyễn Tường Phiêu,

tiến sĩ khóa Bính Thìn đời Hồng Đức (1496), làm quan đến Thượng thư Bộ hộ. Dữ từ nhỏ đã nổi tiếng học rộng nhớ nhiều, có thể lấy văn chương nối nghiệp nhà. Đỗ Hương tiến, nhiều lần thi hội trúng tam trường, được bổ chức Tri huyện Thanh Tuyền, mới được một năm lấy cớ nơi làm việc xa xơi, xin về phụng dưỡng cha mẹ. Sau vì ngụy Mạc thốn đạt, thề không đi làm quan nữa; ở làng dạy học không đặt chân đến chốn thị thành, viết Truyền kỳ mạn lục bốn quyển văn từ thanh lệ, người đương thời rất khen” [16].

Theo đó chúng ta thấy Nguyễn Dữ cịn có tên khác là Nguyễn Tự, chưa rõ năm sinh năm mất, người Gia Phúc, Hồng Châu, nay là xã Đoàn Tùng, huyện Thanh Miện, tỉnh Hải Dương, là con trưởng của Nguyễn Tường Phiêu, Tiến sĩ triều Lê. Ông sinh ra trong dòng dõi khoa hoạn, từ nhỏ đã ham học, nhớ nhiều. Làm quan được một năm thì ơng từ quan về nhà ni mẹ, mấy năm không bước chân tới chốn thị thành. Tư tưởng của Nguyễn Dữ về cơ bản là tư tưởng của một nhà Nho chính

thống. Tư tưởng này đã để lại dấu ấn trong Truyền kỳ mạn lục và thể hiện khá rõ nét trong nghệ thuật kể, tả người phụ nữ của tập tác phẩm này.

Về thời đại Nguyễn Dữ sống cịn có nhiều nghi vấn. Nguyễn Phương Đề trong

“Cơng dư tiệp kí”, Bùi Huy Bích trong “Hồng Việt thi tuyển” cho rằng Nguyễn

Dữ là học trò của Nguyễn Bỉnh Khiêm và Nguyễn Bỉnh Khiêm sửa chữa Truyền kỳ

mạn lục. Trần Ích Nguyên trong “Nghiên cứu so sánh Tiễn đăng tân thoại và

Truyền kỳ mạn lục”, Lại Văn Hùng dẫn theo lại cho rằng Nguyễn Dữ là người sống

cùng thời với Nguyễn Bỉnh Khiêm. Lại Văn Hùng dự đoán “Nguyễn Dữ sinh vào

khoảng thập niên cuối thế kỉ XV và mất khoảng thập niên thứ tư thế kỉ XVI, thọ 50 tuổi”[24].

Trần Nho Thìn khẳng định: “Nguyễn Dữ chắc chắn sống cùng thời với

Nguyễn Bỉnh Khiêm nhưng thuyết của Vũ Khâm Lân nói ơng là học trò Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491 – 1585) và Nguyễn Bỉnh Khiêm sửa chữa Truyền kỳ mạn lục không đáng tin” [80,tr373]. Căn cứ vào những tư liệu đáng tin cậy hiện có, chúng ta

có thể khẳng định rằng: Nguyễn Dữ sinh ra vào khoảng cuối thế kỉ XV và lớn lên vào nửa đầu thế kỉ thứ XVI, sống cùng thời với Nguyễn Bỉnh Khiêm. Đấy là thời kì nhà nước phong kiến Việt Nam bắt đầu bước vào con đường suy yếu, và sự suy yếu đã nhanh chóng trở nên trầm trọng. Sau khi Lê Thành Tơng mất, triều đình nhà Lê khủng hoảng. Vua thì hoang dâm, xa xỉ, bọn gian thần đua nhau tranh quyền đoạt vị. Nhân dân phải chịu cảnh loạn lạc,đại hạn, đói khổ, thất nghiệp. Các cuộc nổi dậy của nhân dân nổ ra liên tiếp, điển hình là cuộc nổi dậy của Trần Cảo được nhân dân ủng hộ và uy hiếp sự tồn tại của nhà Lê. Năm 1527 Mạc Đăng Dung đã cướp ngôi nhà Lê lập nên nhà Mạc. Tiếp đó các tập đồn phong kiến Lê, Mạc. Đứng trước một hiện thực như vậy, những nhà nho có khí tiết đã khơng tránh khỏi sự chán chường bởi sự đổ vỡ của niềm tin, lí tưởng. Khơng ít người đã từ quan mà về, trong đó có Nguyễn Dữ. Ơng đã chọn cho mình con đường ẩn dật sống tách biệt với cuộc sống trần tục, hòa nhập với thiên nhiên, cộng đồng. Qua những nhân vật nho sĩ trong tác phẩm TKML, phần nào ta thấy được hình ảnh của nhà nho ẩn dật Nguyễn Dữ. Với ông ở ẩn là tránh xa công danh lợi lộc“khơng thể vì số lương năm đấu gạo mà buộc

mình trong đám lợi danh”[11,tr.107] như Từ Thức, khơng theo quan qn vơ đạo

“đắm mình vào trong cái triều đình trọc loạn”. Ơng chọn cho mình sống“náu vết

chốn núi rừng”, “một chiếc giường mây”, “một túp lều tranh”, “giữa nơi đất thẳm rừng sâu, chim núi kêu ran, muông rừng chạy vẩn” “ chỉ biết đông kép mà hè đơn, nằm mây mà ngủ khói, múc khe mà uống, bới núi mà ăn”, “làm bạn cùng hươu, nai, tôm, cá, quẩn quanh bên tuyết nguyệt phong hoa…”[11,tr.143] như người tiều

phu núi Na. Giữa cuộc đời ô trọc với những gị đống lợi danh, lối sống đó thật cao khiết biết bao! Nguyễn Dữ sống lánh đời nhưng không quên đời.Những âm vang của cuộc đời vẫn vọng đến tâm hồn người ẩn sĩ. Để rồi trong những trang văn của ơng vẫn in đậm bóng hình của cuộc đời với tâm tư của người ẩn sĩ.

Nguyễn Dữ sống chủ yếu vào đời nhà Mạc (1527- 1592). Về kinh tế và xã hội, nhà Mạc cũng đã tạo ra được một khơng khí thịnh trị từ thành thị đến thơn q,

trong Đại Việt sử kí tồn thư có chép về thời yên bình đó của nhà Mạc như sau:

“Mạc có lệnh cấm trong ngồi người ta khơng được cầm giáo mác và binh khí hồnh hành ở đường sá, ai trái thì cho pháp ty bắt. Từ đấy, người buôn bán và người đi đường đều đi tay khơng, ban đêm khơng có trộm cướp, trâu bị thả chăn không phải đem về, chỉ mỗi tháng điểm sốt một lần, hoặc có sinh đẻ cũng khơng thể biết là vật của nhà mình. Trong khoảng vài năm, đường sá khơng nhặt của rơi, cổng ngoài khơng đóng, thường được mùa to, trong cõi tạm n” [80,tr.379]. Về đời

sống văn hóa tư tưởng nhà Mạc, do nhà nước phong kiến khơng kiểm sốt chặt chẽ nên nổi lên hiện tượng tam giáo đồng ngun. Nho giáo khơng cịn giữ vị trí độc tơn, Phật giáo và đạo giáo được phục hồi. Nhà nghiên cứu Trần Quốc Vượng nhận xét: chưa biết lấy gì thay được Nho giáo tuy là thấy mơ hình qn chủ là bế tắc, họ

Mạc vẫn đành dùng Nho nhưng không quá khắt khe với hệ thống phi Nho như thời Lê sơ. Vì vậy, Phật- Đạo lại khởi lên, tuy thời toàn thịnh của nó đã vĩnh viễn qua rồi…Tình hình tư tưởng trong triều ngồi nội đỡ “nghẹt thở” hơn thời độc tôn Nho gi Lê sơ trước; tín ngưỡng dân gian, các xóm làng ngồi việc cúng Phật, cũng đủ các thần thánh nội ngoại sinh; Phật điện ở Bắc Việt Nam đơng đúc các loại hình, hỗn hợp “tiền thần, hậu Phật, tiền Phật, hậu thần” [89,tr.814]. Trong hoàn cảnh đất

nước rối ren, thiết chế chính trị, tư tưởng Nho giáo bị lung lay, rạn vỡ, đời sống tinh thần của con người có những biến động dữ dội. Đây cũng là giai đoạn mà con người phần nào đó có điều kiện tự bộc lộ và khẳng định mình. Nguyễn Đỗ Cung đã có nhận xét “Đó là giai đoạn gian khổ đầy những chiến tranh và vật lộn giữa các họ

cầm quyền, giai đoạn phong kiến rối loạn mà các nhà Khổng học không ngừng nhắc đến một cách ngậm ngùi, chua cay, nhưng lại là lúc mở ra những khả năng làm cho nhân dân ít bị ức hiếp hơn, ít bị chà đạp dã man hơn, mà thậm chí cịn được tơn trọng hơn chút ít” [5]. Xã hội Việt Nam giai đoạn này đã có dấu hiệu của

xã hội thị dân, tư tưởng tự do phóng khống trong tình u, dục tính đã xuất hiện.

Viết Truyền kỳ mạn lục, Nguyễn Dữ ít nhiều đã ảnh hưởng từ hoàn cảnh lịch sử

biến động này.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tìm hiều sắc thái dục tính trong truyền kỳ mạn lục (Trang 38 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)