1.2. Vấn đề dục tính trong văn học
1.1.2. Vấn đề dục tính trong văn học trung đại Việt Nam
Văn học trung đại Việt Nam phát triển liền mạch từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX. Nó hình thành và phát triển suốt chiều dài của chế độ phong kiến Việt Nam. Trong xã hội ấy, Nho giáo đã được lựa chọn thành quốc giáo. Nho giáo chủ trương cấm kỵ đối với cái bản năng tình dục:“Trong tất cả các thứ tình, thứ dục thì Nho
giáo sợ nhất là sắc đẹp đàn bà và tình u. Đó là thứ tình mạnh nhất, thứ dục thiết tha nhất, thứ đam mê da diết, dai dẳng, bất trị nhất. Cho nên đối với tình u, các nhà nho tỏ ra có nhiều nghi ngại, đặt ra nhiều lễ tiết, lo nghĩ, phòng phạm rất cẩn thận”. [78,tr.172].
Nho giáo đặt ra những lễ giáo, chuẩn mực hành vi để kiểm sốt tình dục. Nằm trong vịng kiềm tỏa của Nho giáo, con người khơng dám bộc lộ nhu cầu, khát vọng của chính bản thân mình. Con người vừa bị trói buộc bởi những quan niệm khắt khe vừa phải ép mình vào những khn khổ ln lý, đạo đức khắc nghiệt mà xã hội đặt ra nhằm tiết chế tình cảm, khơng cho phép con người sống hợp lẽ tự nhiên. Con người thánh nhân quân tử là người vượt lên trên mọi cám dỗ dục vọng, đứng cao hơn con người tự nhiên, bản năng.
Trong xã hội phong kiến Việt Nam cũng khơng có sự bình đẳng về giới tính. Đó là xã hội với nhiều yếu tố có tính nam quyền. Trong xã hội đó, người phụ nữ trở thành nạn nhân của sự chun quyền độc đốn của đàn ơng. Số phận của họ bị lệ thuộc vào đàn ơng. Họ khơng có quyền lựa chọn riêng cho mình một cách sống, cách ứng xử, làm chủ thân xác, tâm lý của mình. Người đàn ơng có quyền lấy năm thê bảy thiếp, phụ nữ chính chun chỉ được phép có một chồng. Người phụ nữ phải
theo trật tự lễ giáo “tại gia tòng phụ, xuất giá tòng phu, phu tử tòng tử” với quan
niệm hôn nhân “cha mẹ đặt đâu con ngồi đó”. Khơng may góa bụa, xã hội nam
quyền khuyến khích người phụ nữ góa chồng ở vậy “thờ chồng” “ni con”. Khi kết tội “gian dâm”, xã hội phong kiến thường qui trách nhiệm và thậm chí trừng
phạt nhằm vào người phụ nữ, cịn người đàn ơng “tịng phạm” có khi lại ngồi vịng pháp luật. Xã hội phân hóa giai cấp càng sâu sắc thì những kẻ có quyền lực chính trị và vật chất càng có quyền thế đối với người phụ nữ. Đặc biệt người phụ nữ có sắc đẹp chỉ là công cụ phục vụ cho ham muốn nhục dục của kẻ có quyền thế. Người phụ nữ đẹp là nạn nhân của chế độ phong kiến vô nhân đạo, vậy mà nhà Nho lại xem họ như đối tượng cần xa lánh vì cho rằng họ là nguyên nhân của mọi sự đổ vỡ bất hạnh.
Văn học Việt Nam trung đại đã bị chi phối bởi quan điểm Nho giáo, tác động đến nội dung tư tưởng, đề tài, chức năng lẫn hình thức thể hiện. Quan niệm chính thống xem văn chương dùng để thể hiện “tâm, chí, đạo” của con người Văn dĩ tải
đạo; Thi ngơn chí… Văn chương nhằm mục đích giáo huấn, thuyết lý cho một
nguyên lý đạo đức có sẵn. Để duy trì trật tự đạo lý, văn chương nhà Nho né tránh đề tài dục tính. Coi dục tính là thấp kém, xấu xa. Nhân vật của truyện thường là người thật việc thật, là những tấm gương mẫu mực về chí, đạo, đức, lễ, nhân, nghĩa, v.v... của các bậc thánh, các vị thần (nhân thần và thiên thần), của Phật, của các vương công, các anh hùng, liệt nữ... mang màu sắc giáo huấn trong sự ngợi ca, tán dương, đề cao... Đó là loại văn học chân dung, văn học tấm gương, văn học minh hoạ,"văn học chức năng"... mà các nhà nghiên cứu xem như là đặc trưng cơ bản cho một giai đoạn tư duy văn học quá khứ, tư duy quan phương – chính thống. Từ đó mà xuất hiện những cấm kỵ đối với dục tính.
Chính vì vậy, trước thế kỷ XVI, khơng hiếm tác phẩm viết về tính dục nhưng
với cái nhìn phê phán, tiêu biểu là truyện Hà Ơ Lơi trong Lĩnh Nam chích quái.
Xuất hiện ở giai đoạn văn học Lý - Trần (thế kỷ XI – XIV), tác phẩm Lĩnh Nam
chích quái của Trần Thế Pháp được coi là một trong những tác phẩm văn xuôi tự sự
đầu tiên thời trung đại, gồm 22 truyện, ghi chép "những chuyện quái lạ ở cõi Lĩnh
Nam". Nhà nghiên cứu nhận định: “Bên cạnh những truyện ghi chép lại những con người và sự việc có thật, hoặc được xem là có thật mà con người cần hướng tới và noi theo, cịn có những truyện mang tính chất hư cấu đề cập đến yếu tố dục tính. Đó là Truyện Hà Ơ Lơi”[28]. Truyện kể về một nhân vật có tính chất "chí qi" tên là
Hà Ơ Lơi với lẽ sống vì nhục dục, vì thanh sắc cùng những chuyện loạn luân, những thú vui vật dục từ vua đến quan, dân. Vừa ly kỳ vừa trào lộng, con người Hà Ơ Lơi, hay đúng hơn là "phong cách Hà Ơ Lơi", "triết lý sống Hà Ơ Lơi" là một hiện tượng đặc biệt "phi phàm", có sức sống hết sức dai dẳng, dù có đánh có giết cũng khơng chết, mà như lời kể trong truyện, phải "dùng chày mà giã mới chết". Nhưng dù có bị cho vào cối giã, đến khi sắp chết Hà Ơ Lơi vẫn còn cố ngoi dậy để làm thơ, để đọc thơ ca tụng cái lẽ sống của mình, ấy là cái lẽ sống vì nhục dục, vì thanh sắc.
Sinh tử là trời sá quản bao
Nam nhi miễn được tiếng anh hào Thác bề thanh sắc cam là thác Thác đảng nào nên cơm gạo nào?
Ở thế kỷ XVI, với hai thành tựu nghệ thuật là Thánh Tông di thảo (Lê Thánh Tông) và Truyền kỳ mạn lục (Nguyễn Dữ), văn xuôi tự sự Việt Nam đã tiến một bước mới trong quá trình phát triển đúng như PGS.TS Nguyễn Đăng Na đánh giá: "Bằng Thánh Tông di thảo, đặc biệt là Truyền kỳ mạn lục, Lê Thánh Tông và
Nguyễn Dữ đã phóng thành cơng con tàu văn xuôi tự sự vào quỹ đạo nghệ thuật:
văn học lấy con người làm đối tượng và trung tâm phản ánh" [33,19]. Với Hồng
Đức quốc âm thi tập của Lê Thánh Tông, GS.TS Trần Ngọc Vương nhận xét: Dưới thời Lê Thánh Tơng thịnh trị, khi Nho giáo được chính thức cơng bố vị trí độc tơn, cũng là lúc cái tục hé lộ ra dưới ngọn bút của những đấng thượng nhân, không loại bỏ khả năng dưới ngịi lơng của chính Tao đàn ngun súy. Thấp thống trong thơ Nôm Hồng Đức quốc âm thi tập đã có tiếng cười.
Vậy nên mới có lối vịnh chị Hằng:
Cày cạy nàng nào khéo hữu tình Mặt làu làu, vóc thỏ thanh thanh. Tròn tròn méo méo in đòi thuở Xuống xuống lên lên suốt mấy canh Tháng tháng liếc qua lầu đỏ đỏ Đêm đêm liền tới trướng xanh xanh.
Yêu yêu dấu dấu đàn ai gẩy, Tính tính tình tang tính tính tinh.
(Họa vần 10 bài vịnh trăng, bài X) Chẳng biết có dựa theo một điển cố nào khơng, chỉ biết dẫu dựa điển thì viết thế này vẫn cứ là bạo phổi: “Thượng đế tuy hay nghiêm cấm đốn – Có đêm lởm thởm đến phịng ta”. (Hằng Nga nguyệt).
Hẳn không phải là soạn giả về sau chép lẫn, mà từ thời điểm ấy, vua tôi Lê Thánh Tơng cũng hồn tồn có thể đã vui vẻ cười với nhau khi cùng đọc lại những lời vịnh Cây đánh đu:
Bốn cột lang nha cắm để chồng, Ả thì đánh cái, ả cịn ngong Tế Hậu thổ, khom khom cật Vái Hồng thiên, ngửa ngửa lịng Tám bức quần hồng bay phơi phới Hai hàng chân ngọc đứng song song Chơi xuân hết tấc xuân dường ấy Nhổ cột đem về để lỗ không.
Rồi bài thơ này sẽ được mượn lại như một thứ khuôn mẫu mới.[87,tr.284-285]
Đến thế kỉ XVIII – giữa thế kỉ XIX, nhà nước phong kiến khủng hoảng, tư tưởng của Nho giáo bị lung lay, các phong trào nông dân bùng nổ. Nhiều tác phẩm có giá trị nhân đạo nở rộ giai đoạn này như: Cung oán ngâm khúc, Chinh phụ ngâm,
thơ Nôm Hồ Xuân Hương, Song Tinh Bất Dạ, Truyện Kiều… thể hiện sự thức tỉnh
của con người, lên tiếng địi quyền sống, địi giải phóng tình cảm và những nhu cầu
thuộc về bản năng cho con người. Chính Trần Thanh Đạm trong bài viết : “Giới
tính và Văn nghệ” có nhận xét : “Khơng phải sang thời hiện đại thì con người mới có ý thức về giới tính, mới tiến hành cái gọi là cuộc “Cách mạng tình dục” như một vài người muốn rêu rao để tỏ ra mình hiện đại. Trong văn chương ta trên vấn đề này từ lâu đã có truyền thống dân gian, có thơ Hồ Xuân Hương, Truyện Kiều, Cung oán ngâm khúc… Nhân loại cũng như dân tộc từ lâu đã có ý thức được tính tất yếu,
và cả tính thẩm mĩ nữa của giới tính và quan hệ giới tính trong cuộc đời cũng như trong nghệ thuật”[14]. Như vậy, một số tác phẩm văn học Việt Nam trung đại ở
giai đoạn này đã trực tiếp hoặc gián tiếp đi vào khai thác vấn đề dục tính của con người. Khảo sát một số tác phẩm đề cập đến vấn đề này chúng ta sẽ thấy rõ điều đó.
Hai tác phẩm Chinh phụ ngâm của Đặng Trần Cơn- Đồn thị Điểm Cung
oán ngâm khúc của Nguyễn Gia Thiều và đã thể hiện những khát vọng ái ân, khát
vọng hạnh phúc lứa đôi của người cung nữ và chinh phụ thật tinh tế, sinh động.
Trong nỗi nhớ của người vợ đang tuổi hoa niên với chồng trong Chinh phụ ngâm
của Đặng Trần Cơn- Đồn thị Điểm có cả nỗi khao khát nhục cảm thân xác:
Hoa giãi nguyệt, nguyệt in một tấm Nguyệt lồng hoa, hoa thắm từng bông Nguyệt hoa, hoa nguyệt trùng trùng
Trước hoa dưới nguyệt trong lịng xiết đâu
Hình ảnh nguyệt – hoa, hoa – nguyệt quấn quýt bên nhau càng gợi thêm khao khát dục tính thân xác trong nỗi nhớ chồng của người chinh phụ. Nhà nghiên cứu Trần Đình Sử ca ngợi giá trị nhân đạo sâu sắc của tác phẩm ở việc khẳng định
quyền sống của con người trong tác phẩm: “Đặng Trần Cơn, Đồn Thị Điểm,
những người sáng tác khúc ngâm là những người mở đầu cho khuynh hướng văn học nhân đạo; cất lên tiếng kêu đau thương ốn hận thương thân. Xót mình thống thiết của những người trong cuộc.Đó là tiếng kêu thế hệ, tiếng kêu thời đại. Giờ đây các khúc ngâm đã đưa ra một quan niệm khác về con người. Họ khẳng định quyền sống và quyền hưởng hạnh phúc của con người” [64, tr.72]. PGS-TS Trần Nho Thìn
cho rằng tác phẩm đã bàn đến quyền được hưởng hạnh phúc của con người nhất là hạnh phúc thân xác, một nhu cầu thuộc bản năng chính đáng của con người.
Nguyễn Gia Thiều với thể ngâm khúc diễm lệ, ngơn từ bóng bẩy hoa mĩ, giọng điệu đắm say đã nói thay người phụ nữ nỗi oan trái và đánh thức nơi họ những khát khao tình yêu đầy bản năng mà vẫn tinh tế, không chút sống sượng.
Nguyễn Gia Thiều, trong Cung oán ngâm khúc khi miêu tả cảnh “mây mưa” của
Tai nghe nhưng mắt chưa nhìn, Bệnh Tề Tuyên đã nổi lên đùng đùng
Tề Tuyên Vương khi nói chuyện trị với Mạnh tử, có nói câu quả nhân hữu tật, quả nhân hiếu sắc: kẻ quả nhân (tự xưng) này có tật, kẻ quả nhân này ưa sắc. Bệnh Tề Tuyên đã nổi lên, tức bệnh ưa sắc đẹp của một đấng quân vương.
Nhà nghiên cứu Vương Trí Nhàn trong Rực rỡ và khắc khoải (Hay là tính
cách hiện đại của “Cung oán ngâm khúc”) cũng đánh giá cao những đóng góp của
Nguyễn Gia Thiều về nghệ thuật miêu tả yếu tố xác thịt trong khúc ngâm: “Xưa
nay, trong văn học cổ Việt Nam, mọi khoái cảm xác thịt chỉ được diễn tả một cách lấp lửng, nửa vời, nếu khơng nói là giấu biệt đi, bảo nhau không nên đả động đến. Ở Cung oán ngâm khúc, người phụ nữ mất hết vẻ e thẹn vốn có, nàng sẵn sàng khoe ra tài năng, vẻ đẹp và cả khả năng quyến rũ của mình” [42, tr.4]. Nhà nghiên cứu
Trần Thị Băng Thanh trong tham luận Nguyễn Gia Thiều và nhân vật người cung
nữ [72]cũng khẳng định yếu tố dục tính, coi đây là điều hợp lý với hồn cảnh riêng
của người cung nữ.
Nói đến văn chương thể hiện dục tính giai đoạn này, chúng ta không thể không nhắc đến bà chúa thơ nôm Hồ Xuân Hương mà hầu hết tác phẩm đều có nghĩa ngầm (cách nói của Xuân Diệu) tả sex. Nhận định về thơ Hồ Xuân Hương,
Nguyễn Lộc viết: Hồ Xuân Hương không giả dối, bà đã cơng khai nói lên cái sự
thật ấy. Thỏa mãn cuộc sống bản năng cũng là một khát vọng chính đáng của con người giống như bất cứ một khát vọng chính đáng nào ; và điều đáng chú ý hơn nữa ở nhà thơ này là đã cơng khai nói đến cuộc sống bản năng, dù viết về những đề tài cốt để người ta liên tưởng đến chuyện trong buồng kín của vợ chồng, nhưng bất cứ một bài thơ nào của bà cũng đều gợi lên một cảm giác đẹp hiếm có. Và chính điều này đã nâng nhà thơ lên hàng những nghệ sĩ lỗi lạc, chứ không phải là những kẻ tầm thường làm thơ, viết văn với mục đích khiêu dâm” [40, tr.11]. Lời nhận định đã
cho ta thấy được con người cá nhân bản năng trong thơ Hồ Xuân Hương khi thể hiện những vẻ đẹp đậm tính nhục thể, những biểu tượng phồn thực, những hoạt động tính giao trong thơ.
Vào khoảng thế kỷ XVIII, "Hoa viên kì ngộ" xuất hiện và được xếp vào loại tiểu thuyết sắc dục rất hiếm, rất đặc biệt của tiểu thuyết Việt Nam thời trung đại. Trên báo Tiền Phong, tác giả Nguyễn Khắc Phê có bài Văn chương về tình dục: Có
thật “Việt Nam lạc hậu trăm năm”? có đề cập đến một số chi tiết miêu tả có phần mạnh bạo về tính dục trong tiểu thuyết Hoa viên kì ngộ, xem đó như là một sự cung cấp “tư liệu tham khảo”, đặng cho thấy chẳng cứ phải Tây Tầu đâu xa, về chuyện văn chương tìnhdục, các “cụ” nhà ta mấy trăm năm trước đã rất ư sành sỏi [61].
Nhà nghiên cứu cho rằng: “Kì ngộ ở trại Tây tuy có bạo dạn trong việc miêu tả sắc
dục, tuy có cảnh “nhất dạ nhị giao” song tác giả vẫn phải ngụy trang lên chúng chút ít màu sắc ma qi, hồn tồn khơng giống truyện Hoa viên kì ngộ - rất người... Trong Hoa viên kì ngộ, việc miêu tả sắc dục không chỉ dừng lại ở cảnh “nhất dạ nhị giao”, chàng cơng tử họ Triệu liền một lúc có quan hệ với cả bốn cơ gái, mà cảnh nào cảnh nấy đều được miêu tả rất sinh động, không che đậy” [61].
Đặc biệt ở giai đoạn cuối thế kỷ XVIII đầu thế kỷ XIX, Truyện Kiều của
Nguyễn Du ra đời đã thể hiện giá trị nhân đạo sâu sắc, đề cập đến vấn đề thân xác, nhu cầu bản năng của con người. Có thể nói, thi hào Nguyễn Du là bậc thày miêu tả những cảnh sex. Trong Truyện Kiều, Nguyễn Du đã miêu tả cảnh khoả thân của nàng Kiều lúc tắm:
“Rõ màu trong ngọc trắng ngà,
“Dày dày sẵn đúc một toà thiên nhiên.”
Lời Tú Bà dạy Kiều cách phục vụ khách làng chơi thể hiện rõ dục tính:
“Này con thuộc lấy nằm lịng
Vành ngồi bảy chữ, vành trong tám nghề. Chơi cho liễu chán hoa chê,
Cho lăn lóc đá, cho mê mẩn đời.”
“Vành ngoài bảy chữ, vành trong tám nghề”, đã có trong Tố Nữ Kinh, tương truyền là ở thời Hoàng Đế của Trung Quốc (hơn 2000 năm trước công nguyên). “Vành
Nhận định về vấn đề thân trong Truyện Kiều, PGS-TS Trần Nho Thìn viết:
Trong Truyện Kiều, cái nhìn của tác giả đã đổi khác. Các mối tình của Kiều và các nhân vật chính diện, ở mức độ này khác, đều khơng thiếu màu sắc thân xác, nhục dục. Và điều quan trọng là nhà thơ tỏ thái độ tán đồng, thậm chí chăm sóc nâng niu những mối tình đó, tức là hồn tồn thốt li lập trường truyền thống đối với vấn đề tình yêu, thân xác” [78,tr.427]. Lời nhận định đó đã khẳng định rõ Truyện Kiều là