FDI theo ngành của Nhật Bản vào Việt Nam giai đoạn 1988-2002

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quan hệ kinh tế việt nam nhật bản từ năm 2006 đến nay (Trang 53 - 67)

Đơn vị tính: Triệu USD

STT Chuyên ngành Số dự án Tổng vốn

đầu tƣ

Tổng vốn thực hiện

1 Công nghiệp 266 3.178,46 2.548,50

2 Nông, lâm nghiệp 26 77,77 50,45

3 Dịch vụ 77 968,75 474,81

Tổng số 369 4.222,98 3.073,76

Tính đến cuối tháng 8 năm 2008, lĩnh vực công nghiệp vẫn chiếm tỉ trọng lớn với 690 dự án với tổng số vốn đầu tư là 14,5 tỉ USD (chiếm 67,7% số dự án và 85,6% tổng số vốn đăng ký); lĩnh vực dịch vụ có 265 dự án với tổng vốn đầu tư là 2,24 tỉ USD (chiếm 26% số dự án và 13,2% tổng vốn đầu tư); còn lại là các dự án trong lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp với 64 dự án, tổng vốn đầu tư là 193,1 triệu USD (chiếm 6,3% số dự án và 1,1 % vốn đầu tư).

Đơn vị tính: Triệu USD

266 690 3178.46 14500 77 265 968.75 2240 26 64 75.77 193.1 0% 20% 40% 60% 80% 100% Dự án ~2002 Dự án ~2008 Vốn ~2002 Vốn ~2008

Công nghiệp Dịch vụ Nông, lâm nghiệp

Biểu đồ 11- 2.11. FDI theo ngành của Nhật Bản vào Việt Nam

Bên cạnh các dự án tập trung vào các ngành sản xuất có hàm lượng công nghệ cao và khả năng cạnh tranh lớn như: sản xuất ô tô, linh kiện phụ tùng, thực phẩm chế biến, nước giải khát, hàng tiêu dùng..., thời gian gần đây các doanh nghiệp Nhật Bản còn đầu tư vào lĩnh vực đô thị, xây dựng kết cấu hạ tầng, vào bất động sản, thương mại và dịch vụ, đặc biệt là công nghiệp chế biến, chế tạo - lĩnh vực đang được Việt Nam khuyến khích. Theo Cục đầu tư nước ngoài, tính đến tháng 11 năm 2012, trong số khoảng 1.700 dự án của doanh nghiệp Nhật Bản có khoảng 990 dự án thuộc lĩnh vực công nghiệp chế biến chế tạo, với tổng vốn đầu tư khoảng 23,3 tỉ USD, chiếm 81% tổng vốn đầu tư từ Nhật Bản vào Việt Nam [31].

Đánh giá khái quát về xu hướng đầu tư của doanh nhân Nhật Bản hiện nay, ông Koichi Takano, Phó trưởng đại diện Tổ chức Xúc tiến Thương mại Nhật Bản (JETRO) tại Hà Nội cho biết những nhà đầu tư thông qua tổ chức này để tìm hiểu cơ hội đầu tư vào Việt Nam thời gian gần đây đã có sự thay đổi về nhu cầu đầu tư. Theo đó, sự quan tâm phát triển hoạt động chế biến, chế tác đã giảm hơn so với giai đoạn trước, trong khi các ngành như xây dựng, phân phối bán lẻ và dịch vụ khác đang được quan tâm ngày càng nhiều [52]

Từ ngày 11 đến 14 tháng 11 năm 2012, đoàn doanh nghiệp lớn của Nhật do Bộ Công thương Nhật (METI) và báo Mainichi tổ chức sang Việt Nam tìm hiểu cơ hội hợp tác, đồng thời chuẩn bị triển khai dự án Cool Japan của METI tại Việt Nam cho thấy rõ sự chuyển hướng trong lĩnh vực đầu tư của Nhật Bản vào Việt Nam. Ông Naoyuki Kawagoishi - Phó Giám đốc dự án Cool Japan cho biết Cool Japan là dự án đưa những sản phẩm, ngành nghề, kỹ thuật tinh túy nhất của các vùng miền nước Nhật ra thế giới. Nó khác với việc đầu tư ra nước ngoài của các doanh nghiệp Nhật Bản trước đây ở chỗ không phải đầu tư một chiều, mà sẽ hợp tác với doanh nghiệp nước ngoài để bán sản phẩm Nhật Bản tại nước đó theo tiêu chí hai bên cùng có lợi.

Như vậy, trong thời gian tới, các doanh nghiệp Nhật Bản sẽ phối hợp với doanh nghiệp Việt Nam tập trung phát triển các ngành nghề dịch vụ tại Việt Nam. Đây vừa là lĩnh vực tiềm năng của Việt Nam đồng thời là một thế mạnh của các doanh nghiệp Nhật Bản. Sự hợp tác giữa doanh nghiệp hai nước sẽ tạo ra các sản phẩm dịch vụ mới tốt hơn, hiệu quả sẽ lâu bền hơn.

Cơ cấu vốn đầu tƣ theo vùng

Cơ cấu FDI theo vùng, lãnh thổ trong những năm vừa qua đã có chuyển biến tích cực.

Theo số liệu từ Vụ Quản lý dự án đầu tư – Bộ Khoa học và Công nghệ, giai đoạn trước năm 2000, cả nước có 27/61 tỉnh thành có các dự án đầu tư của Nhật Bản được triển khai thực hiện. Đây là những tỉnh thành có cơ sở hạ tầng thuận lợi hơn so với các địa phương khác và có nguồn lực được đào tạo có tay nghề như Hà

Nội, Tp. Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đồng Nai… Tổng số dự án giai đoạn này là 298 dự án với số vốn đầu tư đạt 3.805,61 triệu USD. Trong đó, Thành phố Hồ Chí Minh tập trung được nhiều dự án cũng như vốn đầu tư nước ngoài với 118 dự án, chiếm 40%, vốn đầu tư đạt 745,14 triệu USD, chiếm 20% tổng số vốn đầu tư. Hà Nội đứng thứ hai về số dự án với 59 dự án (chỉ bằng ½ Tp. Hồ Chí Minh) nhưng đứng đầu về số vốn với 867,93 triệu USD, chiếm 23% trong tổng số. Tiếp đến là Đồng Nai 28 dự án, Hải Phòng 18 dự án, Bình Dương 17 dự án. Các dự án FDI giai đoạn đầu có xu hướng tập trung ở khu vực phía Nam.

Tuy nhiên, xét về quy mô của dự án, Tp. Hồ Chí Minh có số dự án lớn nhưng quy mô trung bình chỉ khoảng 6,31 triệu USD/dự án, tương đương với các dự án ở Hải Phòng. Các dự án ở Hà Nội có quy mô lớn hơn khoảng 14,71 triệu USD/dự án. Trong khi đó, Thanh Hóa chỉ có 2 dự án nhưng số vốn đầu tư đạt 373,60 triệu USD, Bắc Ninh chỉ có 1 dự án nhưng quy mô lên tới 126 triệu USD. Các tỉnh thành phố có dự án quy mô lớn khác là Vĩnh Phúc, Đồng Nai, Bà Rịa Vũng Tàu có số vốn từ khoảng 25-35 triệu USD/dự án. Như vậy, có thể thấy quy mô dự án ở các thành phố lớn khá nhỏ. Trong khi đó ở các tỉnh Thanh Hóa, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc… là những địa phương mà Nhật Bản đặt cơ sở sản xuất nhà xưởng với nhiều dự án có quy mô rất lớn…

Sau 10 năm hoạt động đầu tư, tính đến hết năm 2010, trừ 4 dự án trong lĩnh vực thăm dò, khai thác dầu khí, các dự án đầu tư của Nhật Bản có mặt tại 42 tỉnh, tập trung nhiều nhất vẫn ở các địa phương có cơ sở hạ tầng tương đối phát triển là Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương và Đồng Nai. Bốn địa phương này có 910 dự án với tổng vốn đầu tư đăng ký là 7,9 tỉ USD. Trong đó, Hà Nội với 344 dự án có tổng số vốn đăng ký 3 tỉ USD; Thành phố Hồ Chí Minh với 378 dự án có tổng vốn đăng ký 2,39 tỉ USD; Bình Dương với 247 dự án có tổng vốn đăng ký 1,26 tỉ USD; Đồng Nai với 96 dự án có tổng vốn đăng ký 1,52 tỉ USD [Error! Reference source not found.]

Có thể nói rằng cơ cấu đầu tư theo vùng lãnh thổ của FDI Nhật Bản tại Việt Nam không cân đối, biểu hiện nổi bật là sự tập trung vào một số địa phương. Điều

này cho thấy Nhật Bản rất kén địa điểm đầu tư. Sự phân bố này tương ứng với tính chất, mức độ và tiềm năng kinh tế của các vùng. Và không thể phủ nhận FDI nói chung và FDI của Nhật Bản nói riêng đã góp phần hình thành nên các vùng kinh tế trọng điểm quốc gia.

Gần đây, dòng FDI chủ yếu vẫn tập trung ở các tỉnh, thành phố lớn nhưng đã có xu hướng dịch chuyển dần ra các tỉnh phía Bắc, hình thành các khu công nghiệp lớn ở Hải Phòng, Hưng Yên, Bắc Ninh, Hải Dương…

Đơn vị tính: Số dự án 495 457 179 124 90 53 51 49 46 40 0 100 200 300 400 500 600 TP HCM Hà Nội Bình Dƣơng Đồng Nai Hải Phòng Long An Hƣng Yên Bắc Ninh Hải Dƣơng Đà Nẵng

Biểu đồ 12- 2.12. 10 địa phƣơng thu hút nhiều đầu tƣ của doanh nghiệp Nhật Bản tính đến năm 2012

Nguồn: JETRO [Error! Reference source not found.]

2.2.3. Hình thức đầu tư

Đầu tư trực tiếp nước ngoài có 3 hình thức chính: Hợp đồng hợp tác kinh doanh, Công ty/xí nghiệp liên doanh và Công ty/xí nghiệp 100% vốn nước ngoài.

Hợp đồng hợp tác kinh doanh là hợp đồng ký kết giữa chủ đầu tư nước ngoài và chủ đầu tư trong nước để tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh ở

nước nhận đầu tư trên cơ sở quy định về trách nhiệm và phân phối kết quả kinh doanh mà không thành lập nên một công ty, xí nghiệp hay không ra đời một tư cách pháp nhân mới nào. Thời hạn của hợp đồng do hai bên thỏa thuận, phù hợp với tính chất hoạt động kinh doanh và sự cần thiết để hoàn thành mục tiêu của hợp đồng.

Công ty/xí nghiệp liên doanh được thành lập giữa một bên là thành viên của nước nhận đầu tư và một bên là các chủ đầu tư nước ngoài. Công ty/xí nghiệp liên doanh có thể gồm 2 hoặc nhiều bên tham gia liên doanh. Thời gian hoạt động, cơ cấu tổ chức quản lý công ty/xí nghiệp liên doanh được quy định tùy thuộc vào luật pháp cụ thể của mỗi nước. Các bên tham gia góp vốn và phân chia lợi nhuận hay rủi ro theo tỉ lệ góp vốn.

Công ty/xí nghiệp 100% vốn nước ngoài là các công ty/xí nghiệp hoàn toàn thuộc quyền sở hữu của tổ chức, cá nhân nước ngoài, do bên nước ngoài tự thành lập, tự quản lý và hoàn toàn chịu trách nhiệm về kết quả kinh doanh, đồng thời hoạt động dưới sự chi phối của luật pháp nước nhận đầu tư.

Ngoài ra còn có các hình thức khác như đầu tư vào các khu chế xuất, khu phát triển kinh tế, thực hiện những hợp đồng xây dựng-vận hành-chuyển giao (Build – Operate - Transfer - BOT). Những dự án BOT thường được Chính phủ các nước đang phát triển tạo mọi điều kiện thuận lợi để thực hiện việc nâng cấp cơ sở hạ tầng kinh tế.

Tại Việt Nam, FDI từ các doanh nghiệp của Nhật Bản nói riêng chủ yếu tập trung ở 3 hình thức trên. Trong đó, hình thức doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài hiện được các nhà đầu tư Nhật Bản quan tâm nhất, hình thức liên doanh có xu hướng giảm dần. Hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh chiếm tỉ lệ rất nhỏ.

Trong giai đoạn đầu thực hiện hoạt động đầu tư tại Việt Nam liên doanh là hình thức đầu tư được các doanh nghiệp Nhật Bản sử dụng nhiều nhưng đang giảm dần. Có thể lí giải xu hướng này diễn ra là do trong giai đoạn đầu, khi các doanh nghiệp Nhật Bản bắt đầu tìm hiểu và đầu tư vào thị trường Việt Nam thì lựa chọn hình thức liên doanh với một doanh nghiệp nước sở tại sẽ giúp họ tiếp cận và hiểu

về thị trường, hệ thống pháp luật cũng như phong tục tập quán ở địa phương. Do vậy các đối tác liên doanh với Nhật Bản trong hình thức này chủ yếu là các doanh nghiệp Nhà nước và phần góp chủ yếu dưới dạng đất đai, bất động sản. Điều này dẫn tới nảy sinh một số khó khăn trong việc thỏa thuận phương hướng phát triển làm giảm hiệu quả của các doanh nghiệp trong quá trình liên doanh.

Hình thức 100% vốn đầu tư nước ngoài vẫn là hình thức rất được các nhà đầu tư Nhật Bản quan tâm nhất và có xu hướng ngày càng tăng. Nguyên nhân chủ yếu của xu hướng này là do hiệu quả của các dự án đầu tư theo hình thức này cao hơn nhiều so với các dự án thuộc hình thức liên doanh và hợp đồng hợp tác kinh doanh. Hơn nữa, nếu đầu tư theo hình thức 100% vốn đầu tư nước ngoài, các nhà đầu tư được tự chủ hoàn toàn về phương thức hoạt động kinh doanh cũng như việc nhanh chóng đưa ra các quyết định thay đổi cần thiết khi thị trường có sự biến động mà không cần thông qua ý kiến của bên đối tác. Đây là điểm mạnh mà không phải hình thức đầu tư nào cũng có được.

Trong khi đó, các dự án đầu tư theo hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh chiếm tỉ lệ rất ít. Hình thức này chủ yếu tập trung trong lĩnh vực thăm dò khai thác dầu khí.

2.2.4. Đánh giá chung về tình hình hợp tác đầu tư

Thực tiễn phát triển cho thấy, làn sóng đầu tư của Nhật Bản vào Việt Nam đang ngày càng “nóng lên”. Lý do cơ bản khiến cho các nhà đầu tư Nhật Bản chọn Việt Nam làm địa điểm đầu tư vì Việt Nam có thể chế chính trị xã hội ổn định, nhịp độ tăng trưởng và phát triển kinh tế cao, lao động dồi dào giá rẻ, Việt Nam và Nhật Bản có nhiểu điểm tương đồng về văn hóa lại có quan hệ hợp tác phát triển từ nhiều năm qua. Chính vì thế, khi Luật Doanh nghiệp và Luật đầu tư của Việt Nam được ban hành và bắt đầu có hiệu lực thực thi kể từ ngày 01/7/2006, cùng với việc Chính phủ hai nước tiếp tục thực hiện giai đoạn 3 của Chương trình hành động “Sáng kiến chung Việt Nam – Nhật Bản” về cải thiện môi trường đầu tư đã khiến cho làn sóng đầu tư Nhật Bản vào Việt Nam càng trở nên sôi động hơn. Đó cũng là lý do chính

khiến cho năm 2006 là năm đột phá, đánh dấu bước chuyển lớn về đầu tư của Nhật Bản vào Việt Nam.

Nhìn chung các dự án đầu tư của Nhật Bản tại Việt Nam đã phát huy hiệu quả khá tốt, không chỉ góp phần gia tăng lợi nhuận cho phía nhà đầu tư mà còn đóng góp vào việc thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, gia tăng lượng hàng xuất khẩu, nâng cao trình độ công nghệ sản xuất và góp phần quan trọng tạo ra việc làm, tăng thu nhập cho người lao động Việt Nam làm việc trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư của Nhật Bản.

Có thể thấy, trong giai đoạn đầu, các doanh nghiệp Nhật Bản khá thận trọng khi đầu tư vào thị trường Việt Nam, nhưng đến nay số lượng vốn đầu tư của Nhật Bản ngày càng tăng và trở thành một trong số những nhà đầu tư hàng đầu trên thị trường Việt Nam. Nhờ thực hiện khảo sát thị trường tốt, các dự án đầu tư của Nhật c có tỉ lệ rút giấy phép rất thấp. Bên cạnh đó, tốc độ triển khai của các dự án từ Nhật Bản cao hơn so với dự án của các đối tác khác. Điều này thể hiện ở tỉ lệ giải ngân của dự án. Vốn thực hiện của các dự án luôn đứng đầu với tỉ lệ vốn thực hiện/ vốn đăng ký cao hơn mức trung bình chung.

Tuy nhiên, nguồn vốn đầu tư Nhật Bản gần đây có xu hướng giảm ở lĩnh vực công nghiệp và xây dựng và gia tăng ở lĩnh vực dịch vụ, điều này phù hợp với xu hướng chung của dòng vốn nước ngoài vào Việt Nam nhưng không phải là lĩnh vực được khuyến khích khi Việt Nam đang trong giai đoạn công nghiệp hóa, hiện đại hóa, cần đẩy mạnh phát triển hơn nữa ở lĩnh vực công nghiệp. Nếu so sánh với tiêu chí thu hút “vốn FDI tốt” của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) - tức là các dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đổ vào khu vực chế tác, thuộc công nghệ cao và đầu tư dài hạn - thì dường như Việt Nam đang đi những bước thụt lùi.

Bên cạnh đó, cơ cấu lãnh thổ của nguồn vốn đầu tư tuy đã có sự chuyển biến tích cực nhưng nhìn chung vẫn tập trung tại các vùng kinh tế trọng điểm là chủ yếu. Điều này thực tế rất khó để điều chỉnh bởi bản thân các nguồn vốn luôn chảy đến nơi nào có điều kiện hạ tầng thuận lợi hơn kể cả trong phạm vi quốc gia cũng như trên phạm vi quốc tế.

Một xu hướng nữa của nguồn vốn đầu tư đó là tỉ trọng vốn của các doanh nghiệp liên doanh đang ngày càng giảm, đồng thời tỉ trọng trong các doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài tăng rất nhanh. Tuy nhiên nếu xét theo quy mô dự án, có thể thấy loại hình 100% vốn nước ngoài thường là các dự án quy mô nhỏ. Điều này xuất phát từ chiến lược đầu tư thận trọng của các nhà kinh doanh Nhật Bản nên với những dự án tương đối lớn về quy mô chủ yếu vẫn là hình thức liên doanh. Dự án

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quan hệ kinh tế việt nam nhật bản từ năm 2006 đến nay (Trang 53 - 67)