ODA của Nhật Bản cho Việt Nam từ 2008 2012

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quan hệ kinh tế việt nam nhật bản từ năm 2006 đến nay (Trang 67 - 93)

Đơn vị tính: tỉ Yên

Năm tài khóa Vốn vay ODA Viện trợ không

hoàn lại Tổng cộng 2008 83,2 1,4 84,6 2009 145,6 3,5 149,1 2010 86,6 3,5 90,1 2011 270 5,4 275,4 Tổng lũy kế 1992- 2012 1.836 83,4 1.914,9

Nguồn: JICA [Error! Reference source not found.]

Có thể khẳng định, Nhật Bản luôn dành cho Việt Nam vị trí ưu tiên cao nhất trong chính sách ODA của mình. Đặc biệt, sau khi hai nước ký tuyên bố chung thiết lập quan hệ đối tác chiến lược, ODA của Nhật Bản dành cho Việt Nam đã tăng rất nhanh.

Năm 2009, hai bên chính thức tuyên bố đưa khuôn khổ quan hệ lên tầm đối tác chiến lược. Viện trợ ODA của Nhật Bản cho Việt Nam đạt 154,56 tỉ Yên, cao nhất trong vòng 17 năm từ 1992 đến 2009, trong đó, khoản vay chiếm145,6 tỉ Yên, viện trợ không hoàn lại chiếm 3,5 tỉ Yên. Cũng trong năm 2009, tổng cộng có 7 dự án vốn ODA Nhật Bản được thực hiện, bao gồm 4 dự án trong tháng 3 có tổng vốn 83,1 tỉ Yên, và 7 dự án trong tháng 11 có tổng vốn 119,8 tỉ Yên, nâng tổng số vốn cam kết năm 2009 lên hơn 202 tỉ Yên, tương đương 2,2 tỉ USD. Đây là con số kỷ lục kể từ khi Nhật Bản nối lại viện trợ ODA cho Việt Nam.

Sang đến năm 2010, tổng vốn cam kết ODA của Nhật Bản cho Việt Nam trong năm tài khóa này là 86,6 tỉ yên (tương đương 1 tỉ 041 triệu USD).

Năm 2011, trong bối cảnh phải gánh chịu những hậu quả nặng nề của trận động đất, sóng thần và sự cố hạt nhân ngày 11 tháng 3, ngân sách ODA của Nhật Bản phải cắt giảm mạnh để phục vụ cho nhu cầu tái thiết các khu vực bị thiệt hại

sau thảm họa kép đó, song ODA của Nhật Bản dành cho Việt Nam vẫn tăng mạnh và đạt mức 270 tỉ Yên, tương đương 3,4 tỉ USD. Theo ngài Đại sứ Nhật Bản tại Việt Nam ông Yasuaki Tanizaki đây là mức kỷ lục trong lịch sử cung cấp ODA ra nước ngoài của Nhật Bản.

Vậy nguyên nhân nào đã thúc đẩy Nhật Bản dành ưu tiên rất lớn cho Việt Nam trong lĩnh vực ODA? Theo ông Tsuno Motoroni, Trưởng đại diện JICA tại Việt Nam, có 3 lý do chính. Thứ nhất, ODA dành cho Việt Nam đã và đang được sử dụng hiệu quả. Thứ hai là ODA của Nhật Bản không những đóng góp cho sự phát triển của Việt Nam, mà trong đó còn là mối quan hệ lợi ích song phương, cùng phát triển thông qua việc Nhật Bản và Việt Nam cùng hợp tác với tư cách là đối tác chiến lược. Thứ ba, ODA của Nhật Bản đã và đang góp phần to lớn vào việc tăng cường mối quan hệ hữu nghị giữa hai chính phủ và nhân dân hai nước Nhật Bản - Việt Nam. Từ trước đến nay, Việt Nam là nước có mối quan hệ lịch sử lâu dài với Nhật Bản và người dân Nhật Bản luôn cảm thấy gần gũi nhất trong các nước Đông Nam Á.

Trong 2 năm tiếp theo 2012 và 2013, Việt Nam vẫn luôn là đối tác ODA quan trọng của Nhật Bản. Trong Hội nghị các nhà tài trợ tổ chức vào tháng 12 năm 2012, Chính phủ Nhật Bản xác nhận ODA cấp mới trong năm tài khóa 2012 cho Việt Nam vào khoảng 110 tỉ yên (1,4 tỉ USD). Đến tháng 1/2013, trong chuyến thăm Việt Nam, Thủ tướng Nhật Bản Abe đã tuyên bố cấp thêm 46,6 tỉ yên (500 triệu USD) ODA cho Việt Nam [Error! Reference source not found.]. Bước sang năm tài khóa 2013, trong cuộc hội đàm với Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tại Tokyo ngày 15/12, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe công bố : Nhật Bản dành 1 tỉ USD vốn ODA cho 5 dự án hạ tầng cơ sở thuộc đợt 2 và ký kết công hàm trao đổi cho 3 dự án thuộc đợt 1 tài khóa 2013, tổng giá trị hơn 550 triệu USD. Như vậy, từ đầu năm tài khóa 2013 (1/4/2013 đến 31/3/2014), Nhật Bản đã cam kết dành cho Việt Nam 1,55 tỉ USD vốn ODA.

03 dự án ODA đợt 1 bao gồm: xây dựng nhà ga T2 cảng hàng không quốc tế Nội Bài; mở rộng nhà máy thủy điện Đa Nhim; và xây dựng cầu cạn đoạn Mai Dịch-Nam Thăng Long thuộc vành đai 3 Hà Nội.

05 dự án thuộc đợt 2 gồm: Xây dựng đường bộ cao tốc Bắc-Nam đoạn TP. Hồ Chí Minh – Long Thành – Dầu Giây; Đường bộ cao tốc Bắc-Nam đoạn Đà Nẵng – Quảng Ngãi; Phát triển cơ sở hạ tầng Cảng Lạch Huyện (phần hạ tầng cảng); Phát triển cơ sở hạ tầng Cảng Lạch Huyện (phần cầu và đường); và Chương trình hỗ trợ ứng phó với biến đổi khí hậu, hỗ trợ Việt Nam nâng cao năng lực cạnh tranh, ứng phó với biến đổi khí hậu, xem xét nghiêm túc đề xuất của phía Việt Nam về Dự án Bệnh viện Hữu nghị Việt-Nhật và việc mở rộng quy mô tiếp nhận ứng viên điều dưỡng viên, hộ lý từ Việt Nam [42].

Nhìn chung, ODA của Nhật Bản cho Việt Nam được tập trung chủ yếu vào việc xây dựng các cơ sở hạ tầng, đặc biệt là cơ sở hạ tầng giao thông quan trọng phục vụ cho công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa của Việt Nam. Nhật Bản coi việc xây dựng và trang bị cơ sở hạ tầng bằng nguồn vốn ODA là một yếu tố quan trọng để cải thiện môi trường đầu tư và góp phần thúc đẩy đầu tư của Nhật Bản vào Việt Nam. Đến nay, Nhật Bản đã và đang hỗ trợ nhiều dự án xây dựng cơ sở hạ tầng mang tầm chiến lược của Việt Nam như: cảng biển (cảng Hải Phòng, cảng Lạch Huyện Hải Phòng, cảng Cái Mép Thị Vải); sân bay (Tây Sơn Nhất, Nội Bài, Long Thành); đường bộ cao tốc (quốc lộ 1, 10, Đại lộ Đông Tây); đường sắt (đường sắt Bắc Nam, đường sắt nội đô tại Hà Nội và TPHCM); cầu và đường hầm (cầu Bãi Cháy, cầu Tân Đệ, cầu Cần Thơ, cầu Nhật Tân, đường hầm Hải Vân, đường hầm Thủ Thiêm); năng lượng (nhà máy nhiệt điện Phả Lại, nhà máy nhiệt điện Phú Mỹ, nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận 2); khoa học công nghệ (khu công nghệ cao Hòa Lạc…) [21]

Trong giai đoạn này, chính sách ODA dành cho Việt Nam của Nhật Bản cũng có những chuyển biến căn bản về lĩnh vực ưu tiên tài trợ. Trước đây ODA của Nhật Bản cho Việt Nam được tập trung vào 5 lĩnh vực cơ bản bao gồm: (1) phát triển nguồn nhân lực và xây dựng thể chế; (2) xây dựng và cải tạo các công trình

giao thông và điện lực; (3) phát triển nông nghiệp và xây dựng hạ tầng cơ sở nông thôn; (4) phát triển giáo dục đào tạo và y tế; (5) bảo vệ môi trường. Từ năm 2006, Nhật Bản công bố chính sách ODA mới nhất cho Việt Nam ưu tiên hàng đầu vào 3 lĩnh vực: 1) Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế; 2) cải thiện đời sống và các lĩnh vực xã hội; 3) hoàn thiện thể chế pháp luật. Nhìn chung, sự điều chỉnh chính sách ODA của Nhật Bản cơ bản phù hợp với kế hoạch phát triển kinh tế xã hội Việt Nam và đáp ứng mong muốn của Chính phủ và nhân dân Việt Nam – Nhật Bản.

2.3.3. Đánh giá chung về tình hình tiếp nhận và sử dụng ODA của Nhật Bản tại Việt Nam Việt Nam

Theo Báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, trong giai đoạn 1993-2012 các nhà tài trợ quốc tế đã cam kết hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) cho Việt Nam lên tới 80 tỉ USD. Đến nay đã có khoảng 50 nhà tài trợ song phương và đa phương đang hoạt động, cung cấp nguồn ODA và vốn vay ưu đãi cho nhiều ngành, lĩnh vực kinh tế, xã hội của Việt Nam. Tổng vốn ODA ký kết trong các điều ước quốc tế cụ thể từ năm 1993 đến 2012 đạt trên 58,4 tỉ USD, chiếm 71,69% tổng vốn ODA cam kết, trong đó vốn vay ưu đãi đạt 51,6 tỉ USD và chiếm khoảng 88,4%, vốn ODA không hoàn lại đạt 6,76 tỉ USD và chiếm khoảng 11,6%. Trong hai thập kỷ qua, tổng nguồn vốn ODA giải ngân đạt 37,59 tỉ USD, chiếm trên 66,92% tổng vốn ODA ký kết. Có thể thấy mức giải ngân vốn ODA đã có tiến bộ qua các năm song chưa tương xứng với mức cam kết.

Đơn vị tính: tỉ USD 78.1 58.4 51.6 6.76 37.59 0 10 20 30 40 50 60 70 80 90

Cam kết Ký kết ODA ƣu đãi Viện trợ không

hoàn lại Giải ngân

Biểu đồ 15- 2.13. Tổng vốn ODA cam kết, ký kết, giải ngân giai đoạn 1993-2012

Riêng 2 năm trở lại đây, nhờ quyết tâm cao của Chính phủ, nỗ lực của các ngành, các cấp và nhà tài trợ, giải ngân của một số nhà tài trợ quy mô lớn (Nhật Bản, Ngân hàng Thế giới - WB) đã có tiến bộ vượt bậc. Tỉ lệ giải ngân vốn ODA của Nhật Bản tại Việt Nam năm 2011 đứng thứ nhì và năm 2012 đứng thứ nhất thế giới, tỉ lệ giải ngân của WB tại Việt Nam tăng từ 13% năm 2011 lên 19% năm 2012 [32]. Tuy nhiên, mức ODA cam kết từ các nhà đầu tư dành cho Việt Nam đang giảm. Năm 2011, tổng mức ODA cam kết từ các nhà tài trợ là 7,3 tỉ USD, giảm so với con số 7,9 tỉ USD tại Hội nghị CG (Hội nghị nhóm tư vấn các nhà tài trợ cho Việt Nam) 2010 hay 8 tỉ USD hồi năm 2009. Trong khi trước đó, suốt từ Hội nghị

CG đầu tiên năm 1993 đến Hội nghị 2009, mức cam kết của các nhà tài trợ liên tục tăng. Đơn vị tính: Tỉ USD 1.8 1.9 2.3 2.4 2.3 2.1 2.1 2.4 2.3 2.4 2.8 3.4 3.7 4.4 5.4 5.9 8 7.9 7.3 6.4 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 1993 1994 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012

Cam kết Ký kết Giải ngân

Biểu đồ 16- 2.14. Cam kết, ký kết, giải ngân vống ODA thời kỳ 1993-2012

Phát biểu tại Hội nghị CG diễn ra ở Hà Nội ngày 10/12, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đánh giá cao sự hỗ trợ của các nhà tài trợ 20 năm qua. Việt Nam từ một quốc gia nghèo nay đã vươn lên thành một quốc gia thu nhập trung bình, với thu nhập đầu người tăng từ 140 USD năm 1990 lên đến gần 1.600 USD, đồng thời sớm hoàn thành các mục tiêu thiên niên kỷ, xóa đói giảm nghèo. Thủ tướng nhận định, bối cảnh kinh tế trong nước và thế giới tiếp tục khó khăn đòi hỏi Chính phủ điều hành linh hoạt hơn, huy động mọi nguồn lực trong nước, thực hiện quyết liệt các giải pháp tháo gỡ khó khăn trong ngắn hạn, đạt tăng trưởng cao hơn trong năm 2013 và tạo sự phát triển bền vững trong dài hạn như chủ đề của Hội nghị năm nay.

Trong 11 tháng của năm 2012, Việt Nam đã giải ngân được 3,56 tỉ USD, vượt 17% so với kế hoạch cả năm. Tốc độ giải ngân vốn ODA của Việt Nam những năm gần đây luôn ở mức cao, từ mức 1,785 tỉ USD năm 2006 lên 3,541 tỉ USD năm 2010 và 3,65 tỉ USD năm 2011. Tính đến hết năm 2011, đã có khoảng 33,414 tỉ USD vốn ODA cho Việt Nam được giải ngân kể từ Hội nghị CG đầu tiên, chiếm 61% tổng vốn ODA đã ký kết [31].

Có thể nói, ODA của Nhật Bản trong thời gian qua có ý nghĩa to lớn trong việc nâng cao vị thế của Việt Nam trên thị trường thế giới, đặc biệt trong bối cảnh Việt Nam đã gia nhập WTO, đã là thành viên không thường trực của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2008-2009. Thêm vào đó, mối quan hệ hai nước đang ngày càng phát triển trở thành đối tác chiến lược của nhau là những điều kiện thuận lợi cho Việt Nam có nhiều triển vọng trong việc thu hút và sử dụng ODA Nhật Bản trong thời gian tới.

2.4. Tiểu kết

Có thể thấy, quan hệ kinh tế Việt Nam – Nhật Bản trong hơn một thập kỷ qua đã phát triển rất ngoạn mục. Kết quả của sự phát triển này là nhờ những nỗ lực của cả hai bên, trong đó phải kể đến những điều chỉnh quan trọng trong chính sách của Nhật Bản đối với Việt Nam theo hướng xây dựng đối tác chiến lược.

Trong lĩnh vực thương mại, những kết quả mà hai bên đạt được rất tốt đẹp với quy mô thương mại ngày càng gia tăng, cơ cấu thương mại có tính chất bổ sung

lẫn nhau. Đặc biệt, sau Hiệp định VJEPA đi vào thực thi, những ưu đãi thuế quan của Nhật Bản đã tạo điều kiện mở rộng thị phần cho các sản phẩm Việt Nam tại thị trường Nhật Bản. Việt Nam có thêm cơ hội gia tăng kim ngạch xuất khẩu những mặt hàng tiềm năng sang Nhật Bản.

Trong lĩnh vực đầu tư, sự hỗ trợ của Nhật Bản đã giúp cải thiện một cách căn bản môi trường đầu tư của Việt Nam, tạo điều kiện cho Việt Nam thu hút vốn, kinh nghiệm quản lý và công nghệ mới từ Nhật Bản và các nước khác, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hiện đại. Thực tiễn cho thấy, làn sóng đầu tư của Nhật Bản vào Việt Nam đang ngày càng “nóng lên”, với sự gia tăng cả về số lượng và quy mô dự án. Hiệu quả của các dự án đầu tư này không chỉ góp phần gia tăng lợi nhuận cho phía nhà đầu tư mà còn đóng góp vào việc thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, gia tăng lượng hàng xuất khẩu, nâng cao trình độ công nghệ sản xuất và góp phần quan trọng tạo ra việc làm, tăng thu nhập cho người lao động Việt Nam làm việc trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư của Nhật Bản.

Trong lĩnh vực ODA, sự ưu tiên trong chính sách ODA của Nhật Bản cho Việt Nam đã và đang góp phần cải thiện một cách căn bản cơ sở hạ tầng kinh tế của Việt Nam, giúp Việt Nam đẩy nhanh tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa để trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020.

CHƢƠNG 3:

TRIỂN VỌNG VÀ GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY QUAN HỆ KINH TẾ VIỆT NAM – NHẬT BẢN TRONG THỜI GIAN TỚI

Việc nâng tầm mối quan hệ hai nước từ “quan hệ đối tác chiến lược” (Tuyên bố chung tháng 10/2006) đến “quan hệ đối tác chiến lược sâu rộng” (Tuyên bố chung tháng 3/2014) đã thể hiện sự tin cậy về chính trị và phản ánh sự phát triển ngày càng sâu rộng của quan hệ hai nước trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa… Dù vẫn còn gặp phải không ít khó khăn, song đến nay có thể khẳng định, quan hệ Việt Nam – Nhật Bản đã có những bước phát triển vững chắc và hai nước đang kỳ vọng vươn tới trở thành đối tác chiến lược toàn diện trong tương lai. Vậy triển vọng của quan hệ kinh tế Việt Nam – Nhật Bản trong thời gian tới sẽ như thế nào?

Khi xem xét triển vọng quan hệ kinh tế hai nước trong thời gian tới, cần làm rõ những thành công và hạn chế cũng như những thuận lợi và trở ngại chủ yếu chi phối các hoạt động hợp tác trong mỗi lĩnh vực thương mại, đầu tư, ODA. Trên cơ sở đó có thể nêu lên những suy nghĩ về các giải pháp khả thi nhằm khắc phục những hạn chế, trở ngại; tận dụng và phát huy những thuận lợi, lợi thế để phát triển các mối quan hệ này.

3.1. Một số đánh giá về quan hệ kinh tế Việt Nam – Nhật Bản giai đoạn hiện nay nay

3.1.1. Điều kiện thuận lợi

Sau 40 năm kể từ khi hai nước thiết lập quan hệ ngoại giao, có thể nói, những kết quả hợp tác đã đạt được trong lĩnh vực kinh tế đã có ý nghĩa hết sức quan trọng. Nó không chỉ góp phần vào sự phát triển kinh tế của riêng mỗi quốc gia, mà còn là động lực thúc đẩy hơn nữa mối quan hệ ngoại giao chiến lược Việt Nam - Nhật Bản. Là một lĩnh vực thu được nhiều kết quả cụ thể và thiết thực nhất, hợp tác kinh tế Việt Nam – Nhật Bản đã có được những điều kiện thuận lợi cơ bản nhất định.

Thứ nhất đó là tính chất bổ sung lẫn nhau, ít mang tính cạnh tranh, đối đầu trực tiếp của cơ cấu hàng hóa xuất nhập khẩu. Do yếu tố nội tại của mỗi quốc gia,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quan hệ kinh tế việt nam nhật bản từ năm 2006 đến nay (Trang 67 - 93)