6. Cấu trúc của luận văn
2.1. Giá trị nội dung tác phẩm Cổ nhân ngôn hành lục 古人言行錄
2.1.2. Thận trọng trong lời ăn tiếng nói
Dùng lời nói phải hết sức cẩn trọng. Người có học thức thì không thể khinh nhờn lời nói, văn hay chữ tốt đến đâu mà không dùng lời nói để diễn tả được thì có
12
ích gì. Lời nói ra phải được trau chuốt gọt giũa, không thể tùy tiện phát ra. Nhận thấy sự quan trọng của lời nói trong giao tiếp Đặng Xuân Bảng đặc biệt nhắc nhở
con cháu phải Thận ngôn ngữ (愼言語).
Tuân Tử nói: “Lời nói hay, giúp người ấm hơn vải lụa. Lời nói dở, hại người
như gươm dao.” [14, 28], lời nói trong từng hoàn cảnh có thể xoa dịu lòng người
cũng có thể làm hại người khác, dùng ngôn ngữ giỏi là ở chỗ biết tùy cơ ứng biến cho hợp với lòng người, nhưng không phải ai cũng biết dùng lời hay lời đẹp. Trước hết trong giao tiếp không nên hùa theo người khác để nói về điểm mạnh yếu của người khác, đó không phải là hòa mục, mà là thói xấu của con người, càng không nên nói về lỗi lầm của người ta, chỉ có kẻ tiểu nhân mới làm như vậy. Đặng Xuân Bảng chép lời của Mã Thụ Giới13 rằng: “馬授誡子書曰吾欲汝曹聞人過失如聞父 母之名耳可得聞口不可得言也好儀論人長短妄是非正法此吾所大惡也寧死不 願聞子孫有此行也/Mã Thụ giới tử thư viết: ngô dục nhữ tào, văn nhân quá thất,
như văn phụ mẫu chi danh, nhĩ khả đắc văn, khẩu bất khả đắc ngôn dã. Hiếu nghị luận nhân trưởng đoản, vong thị phi chính pháp, thử ngô sở đại ác dã. Ninh tử, bất nguyện văn tử tôn hữu thử hành dã/ Sách Mã Thụ Giới Tử nói rằng: ta mong các
ngươi nghe người khác mắc lỗi như nghe tên cha mẹ, tai có thể nghe được, miệng không thể nói được vậy. Người thích bàn luận mạnh yếu của người khác, khen bừa không phải là phép ngay thẳng, ấy là cái xấu lớn của ta, thà chết không muốn nghe
thấy con cháu có hành động đó”. [1, 25a]. Lời Mã Thụ Giới nhấn mạnh tầm quan
trọng của lời nói, cần tôn trọng như chính cha mẹ vậy, dùng lời nói tùy tiện, khen chê không rõ ràng để mưu cầu việc riêng, điều đó thật hổ thẹn vậy.
Kết bạn phải cùng chí hướng có vậy mới có mục tiêu phấn đấu, kết bạn với những người không coi trọng ta, lâu dài sẽ không bền vững. Khi biết có kẻ không coi trọng ta, nên an nhiên, không nên lấy đó làm tức giận, sự tức giận sẽ che lấp ý chí của bản thân; biết có kẻ phỉ bang ta, có thể vẫn ôn hòa nói chuyện với kẻ đó, nhưng không thể làm bạn lâu dài được: “人之謗我也與其能辨不如能容人之侮我 也與其能防不如能 hóa/Nhân chi báng ngã dã, dữ kỳ năng biện, bất như năng
13
dung. Nhân chi vũ ngã dã, dữ kỳ năng phòng, bất như năng hóa/ Người khác mỉa
mai ta, cùng họ có thể tranh biện, nhưng không thể bằng mặt. Người khác khinh bỉ
ta, có thể ngăn ngừa họ, nhưng không thể cảm hóa” [1, 29a]. Giao tiếp với người khác, không những cần “Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau” mà còn cần chân thành,
sự chân thành có tác dụng nhiều hơn rất nhiều kẻ có nhiều bạc vàng mang cho người khác, đối với người không chân thành thì sao mong cầu người chân thành với ta. Có tác dụng hơn cả là dùng lời nói với người khác phải suy nghĩ chọn lựa, phải
“Uốn lưỡi bảy lần trước khi nói”, lời nói nghèo nàn là sự thể hiện của sự không chân thành, lời nói là “Cái bóng của hành động”, đã không nói được thì sẽ không
làm được, ắt hẳn sẽ bị đánh giá là không làm được việc, mức độ cao nhất là chỉ nhận được sự mỉa mai khinh bỉ của người khác. Lời nói hay ho đến mấy nhưng chỉ là nói suông thì cũng không có tác dụng, kẻ không coi trọng lời nói thì khó làm nên
việc lớn. Lời nói phải đi kèm với hành động mới lôi kéo được người. Luận Ngữ, Vi
chính, bàn về lời nói có đoạn: “子貢問君子曰 先行其言 而後從之/Tử Cống vấn
quân tử. Viết: “ Tiên hành kỳ ngôn, nhi hậu tòng chi.” /Tử Cống hỏi về người quân
tử. Khổng Tử nói : “ Nói ra thì phải theo lời nói của mình.”[7.20]. Đặng Xuân Bảng
chép trong Cổ nhân ngôn hành lục rằng: “人前做得出的方可說人前說得出 的方可做/Nhân tiền tố đắc xuất đích phương khả thuyết, nhân tiền thuyết đắc xuất
phương khả tố/ Người ta trước làm được ắt có phương pháp nói, người ta nói trước
nói ắt có phương pháp làm” [1, 29a]. Chung quy lại ý nghĩa ở đây là người ta phải
thận trọng trong lời nói, nói được hãy làm, làm được hãy nói, lời nói chỉ để mua vui thì phải tùy hoàn cảnh, nhưng lời nói mà mua vui mà khiến người ta tin vào đó thì bản thân cũng gặp lỗi lầm. Đặng Xuân Bảng chép lời của Hạ Dương Hưởng14 cũng bàn về chuyện nói được thì phải làm được, nhất là kẻ sĩ quân tử, một lời không thể xem nhẹ, ỷ bản thân tài giỏi mà nói ra rồi để đấy, hoặc ỷ vào tài học nói rất nhiều nhưng lại không chịu làm càng khiến người ta thêm chán ghét: “士君子一言當百不可多言多言取厭虛言取簿輕言取侮/Sĩ quân tử nhất ngôn
đương bách, bất khả đa ngôn, đa ngôn thủ yếm, hư ngôn thủ bạc, khinh ngôn thủ
14
vũ/ Kẻ sĩ quân tử một lời nên gắng sức, không thể nhiều lời. Nhiều lời nhận chán
ghét, lời không thật nhận sự coi khinh, xem nhẹ lời nói nhận sự coi thường” [1,
27b]. Càng là người được tôn vinh thì càng phải thận trọng lời nói, vì kẻ tiểu nhân sẽ dựa vào đó mà hãm hại, người bình thường dựa vào đó mà coi thường; lời nói mà xem nhẹ để người ta coi thường thì dù cốt cách có tốt đến đâu cũng chưa được coi là bậc toàn tài toàn năng, là trang quân tử, lời nói ít nhưng có ý nghĩa tốt hơn nhiều nhiều lời mà vô dụng.
Gặp việc không mong muốn mà lòng không để tâm, việc làm vẫn tận tâm, lời nói và hành động nhất trí với nhau thì cuộc đời sẽ được yên ổn dư dả, nói về điều đó Đặng Xuân Bảng chép lời của Lưu Trung Định Công15 hỏi Ôn công Tư Mã Quang16
về tận tâm: “劉忠定公元城見溫公司馬光問盡心行己之要可以終身行之者公
曰其誠乎劉公問行之何先公曰自不妄語始劉公初甚易之及退而自隱示括日之 所行與凡所言自相矛盾者多矣力行七年而後成自此言行一致遇事坦然常有餘 裕/Lưu Trung Định công Nguyên thành kiến Ôn Công Tư mã Quang vấn tận tâm
hành kỷ chi yếu, khả dĩ chung thân hành chi giả. Công viết: kỳ thành hồ. Lưu công vấn hành chi, hà tiên công viết: tự bất vọng ngữ thủy. Lưu công sơ thậm dị chi, cập thoái nhi tự ẩn thị quát nhật chi sở hành, dữ phàm sở ngôn, tự tương mâu thuẫn giả đa hĩ. Lực hành thất niên nhi hậu thành, tự thử ngôn hành nhất trí, ngộ sự thản nhiên, thường hữu dư dụ/ Lưu Trung Định người Nguyên Thành yết kiến Ôn Công
Tư Mã Quang hỏi về việc làm tận tâm quan trọng của bản thân, có thể suốt đời làm việc đó chăng? Ông nói: đó là tấm lòng thành của họ. Lưu Công hỏi về việc làm tận tâm, tại sao tiên công nói: tự mình không tùy tiện ngôn ngữ ban đầu. Lưu công ban đầu rất coi thường chuyện đó, đến lúc lui xuống và bản thân ở ẩn xem lại việc mà ông ta làm hàng ngày, cái mà ông ta nói gần gũi với người thường, tự nó mâu thuẫn nhiều vậy. Hết sức làm trong bảy năm và sau đó thành công, từ lời nói hành động
nhất trí với nhau, gặp việc thì thản nhiên, thường được dư dả giàu có” [1, 25a].
Người có lòng thành thì làm một việc có nhàm chán lặp đi lặp lại cũng không cảm thấy khó chịu, người không có lòng thành làm việc không nhanh chóng có kết quả
15
Lưu Trung Định Công: chưa rõ. 16
liền sinh ra chán nản và bỏ cuộc. Người bỏ cuộc rồi sẽ mất hết, người tin tưởng làm thì sẽ có kết quả, lời nói và hành động mà nhất trí với nhau thì dù có trắc trở gian nan nào cũng an nhiên, chuyện giàu nghèo cũng chẳng quan trọng nữa.
Kinh Dịch từng viết rằng: "Quân tử tiến đức tu nghiệp. Trung tín sở dĩ tiến đức dã; tu từ lập kỳ thành, sở dĩ cư nghiệp dã / Người quân tử tiến lên đạo đức, sửa cho
sự nghiệp hoàn thành. Trung tín để mà tiến đức, sửa lời nói cho thành khẩn để nên sự nghiệp” [14, tr.10], Nho giáo coi trọng chữ Tín, trong Ngũ thường tuy nó đứng thứ năm cuối cùng, nhưng nó bổ sung cho những đức tính kia phát triển, chữ Tín là sự kết hợp bởi bộ nhân (亻) và bộ ngôn (言), làm người phải làm được việc mà lời
mình đã nói ra, được như vậy thì sẽ giữ được cốt cách của bản thân và khiến người khác tin tưởng. Dùng lời nói để làm vui lòng người để đạt được mục đích thì không phải là bậc quân tử, có chăng chỉ có kẻ tiểu nhân xu nịnh mới như vậy. Vui thích, chìm đắm trong sự nịnh nọt nhún nhường của người khác mà không biết rằng ở
đằng sau người ta đang cười mỉa mai ta, để nói về vấn đề ấy, Cổ nhân ngôn hành
lục có đoạn: “人有誦我之美使我喜聞而不覺其諛者小人之最點也彼之面諛我而
我喜及其退而與他人語未必不竊笑我為他所愚也/Nhân hữu tụng ngã chi mỹ, sử
ngã hỉ văn nhi bất giác kỳ du giả, tiểu nhân chi tối điểm dã, bỉ chi diện du ngã nhi ngã hỉ, cập kỳ thoái nhi dữ tha nhân ngữ, vị tất bất thiết tiếu ngã vị tha sở ngu dã/
Người ta khen ngợi cái đẹp của ta, khiến ta nghe vui mà không nhận ra cái nịnh nọt của họ, đó là điểm lớn của kẻ tiểu nhân. Phần nịnh nọt ta đó khiến ta vui. Sự nhún nhường của họ cùng người khác nói, không hẳn là không lén cười ta làm khác cái ngu suẩn của họ vậy”[1, 26a]. Ý nghĩa ở đây cho thấy con người ta cần minh mẫn, không vì vui mà mà đánh mất sự sáng suốt rơi vào sự lừa dối nịnh nọt mưu cầu riêng của những kẻ tiểu nhân, không những bị chúng coi thường mà bản thân ta cũng bị thiệt hại.
Dùng ngôn ngữ một cách chân thành sẽ tạo được chữ Tín, nhưng dùng lời nói
tùy tiện sẽ gây tai họa cho người nói. Cổ nhân ngôn hành lục chép rằng:
“與人相争就事論事不可揭其父母之短揭人其閨門之惡比họa冊殺身也/Dữ nhân
chi ác, bỉ họa sách sát thân dã/ Cùng người tranh giành, là việc bàn luận việc,
không thể tỏ lộ sở đoản của cha mẹ họ, tỏ lộ người cái ác của khuê môn họ, đó là hoạ sát thân” [1, 28b]. Cũng là việc bàn luận, nhưng biết thận trọng thì sẽ không
xảy ra tranh giành, đã có tranh giành rồi thì càng phải cẩn thận không để “nóng giận
mất khôn”, không để mọi việc đi quá xa, “mũi tên đã phóng đi thì không quay lại được, lời đã nói ra cũng không rút lại được”, “bệnh tật là từ miệng ta mà vào, họa là do miệng ta mà ra vậy.”, biết rằng con người có mệnh, nhưng biết tùy cơ ứng
biến, biết thuận theo lẽ thường tình thì việc phải suy nghĩ cũng ít đi, tật bệnh cũng vì thế mà tiêu trừ. Hay như đoạn khác chép rằng: “攻人之惡無太嚴當思其堪受 教人之善毋過高當使其可從/Công nhân chi ác vô thái nghiêm, thường tư kỳ kham
thụ. Giáo nhân chi thiện vô quá cao, đương sử kỳ khả tòng/ Chê trách cái xấu của
người khác không quá hà khắc, nên nghĩ họ chịu nhận không. Dạy cái tốt của người khác không quá cao, nên khiến họ có thể theo”[1, 28b]. Là người hiểu biết càng nên kiệm lời, và phải biết tùy người mà nói, với người đang tức giận thì không nên
“thêm dầu vào lửa”. Chê trách người khác thì phải biết nói lựa có căn cớ, chỉ chê
trách suông ắt người ta sẽ không phục, người ta ắt sẽ không nhận đó là lỗi của mình, bản thân ta lại thành người có lỗi. Không nên dùng lời khen một cách tùy tiện, khen người khác mà không thật lòng thì có ích gì. Dạy người khác thì phải tùy vào sự nhận thức của người ta mà dạy bảo, người kém nhận thức mà dùng lời hoa mĩ hay những kiến thức cao siêu để dạy cho người ta thì người ta cũng không hiểu, sự dạy như thế là thất bại. Và dù có như thế nào đi chăng nữa thì cũng phải nghĩ tới người ta có nghe ta nói hay không, người không nghe mà ta cứ nói thì có ích gì. Lời nói bộc phát lúc tức giận thường không được suy nghĩ kỹ, lời nói phát ra khi ấy đa phần nguy hại. Tu dưỡng chưa đến nơi, không biết kìm nén bản thân mà nói lời oán trách người khác, thắng người ta thì chưa thấy, nhưng bản thân ta trở thành người không
ngay thẳng: “忿怒之際最不可指人隱諱之事而異其人祖父之惡吾之一辰怒氣所
激必欲指其切寔而言之不知彼之怨恨深入骨髓古人謂傷人之言深於矛戟俗所 謂打人莫打膝道人莫道實/Phẫn nộ chi tế, tối bất khả chỉ nhân ẩn húy chi sự, nhi
nhi ngôn chi, bất tri bỉ chi oán hận, thâm nhân cốt tủy, cổ nhân vị thương nhân chi ngôn, thâm ư mâu kích, dục sở vị đả nhân mạc đả thắng, đạo nhân mạc đạo thực /Giữa lúc phẫn nộ, hơn cả không thể oán trách người khác ẩn giấu tránh né việc mà
lấy làm lạ cái xấu của cha ông họ. Cái phát ra lúc ta tức giận ắt hẳn muốn nói lời oán trách lỗi lầm của họ, không biết cái đó là oán hận, ăn sâu vào xương tủy. Người xưa nói lời làm bị thương người khác sâu như bị mâu kích đâm, thường lời của người đánh người, chưa đánh thắng, người ngay thẳng chưa thực ngay thẳng”[1, 26a]. Nói bản thân là ngay thẳng thì phải xem sự xử sự của bản thân những lúc nguy cấp, khi tức giận bản thân có giữ được ôn hòa mà xử sự với người khác không, lúc khó khăn có dùng lễ nghĩa sử xự với người khác không… người biết kiềm chế và thận trọng trong từng lời ăn tiếng nói mới là kẻ thắng được người. Và cùng người khác tranh luận không nên mang cả những chuyện riêng tư của người ta vào, điều ấy chỉ gây thêm tức giận dẫn tới oán hận, không được chỉ nghĩ cho bản thân mà còn phải nghĩ đến người nghe để không khiến bản thân gặp tai vạ, cao nhất của tai vạ là họa sát thân. Ngay cả thời đại bây giờ, một lời nói cũng phải hết sức thận trọng, xã hội không thiếu gì những chuyện đánh nhau, giết nhau chỉ vì tức nhau một câu nói. Đặng Xuân Bảng chép lời của Ngụy Thúc Tử17 để răn con cháu: “魏叔子曰遇疾惡 太嚴之人不可輕異在他前道人短此是油入火其害與助惡等/ Ngụy Thúc Tử viết:
ngộ tật ác thái nghiêm chi nhân, bất khả khinh dị tại tha tiền đạo nhân đoản, thử thị du nhập hỏa, kỳ hại dữ trợ ác đẳng/ Ngụy Thúc Tử nói: gặp người bệnh ác quá
khẩn cấp, không thể tùy tiện ở trước đó nói sở đoản của người đó, ấy là cho dầu vào
lửa, cái hại của nó cũng giúp việc xấu thêm” [1, 27b]. Có đoạn Đặng Xuân Bảng
chép lời của Trương Nam Hiên18 nói chuyện làm người ngay thẳng thì không nên đi
bình luận về người khác: “張南軒曰工于論列者察己嘗疎濶輕于訐直者發言多弊
病/Trương Nam Hiên viết: công vu luận liệt giả sát kỷ thường sơ khoát khinh vu kiệt
trực giả, phát ngôn đa tệ bệnh/ Trương Nam Hiên nói: khéo đi đàm luận thứ hạng,
tự xét bản thân từng bỏ cái viển vông đi bới móc cái ngay thẳng. Lời nói bộc phát ra đa phần xấu bệnh”[1, 25b], người giỏi đi bình luận người khác mà không thấy được
17
Ngụy Thúc Tử: chưa rõ. 18
bản thân cũng có lỗi lầm, việc làm ấy hóa ra lại là viển vông, những lời ấy thật vô dụng, chỉ khiến bản thân rước vào tật bệnh. Nói đến cách xử sự của bậc quân tử,
Đặng Xuân Bảng chép đoạn : “彼之理是我之理非我讓之彼之理非我之理是我容
之容人之過順人之非以順非為有容非君子也/Bỉ chi lý thị, ngã chi lý phi, ngã
nhượng chi, bỉ chi lý phi, ngã chi lý thị, ngã dung chi, dung nhân chi quá thuận nhân chi phi, dĩ thuận chi quá, thuận nhân chi phi, dĩ thuận/ Lý lẽ đúng của nó, lý
lẽ sai của ta, ta nhường nó. Lý lẽ sai của nó, lý lẽ đúng của ta, khoan đãi nó. Khoan đãi lỗi của người khác thuận theo cái sai của người khác, để thuận theo cái sai làm