Tư tưởng của Đạm Phương về vấn đề phụ nữ trong mối tương

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác giả đạm phương nữ sử trong bối cảnh hiện đại hóa đầu thế kỷ XX (Trang 82)

5. Cấu trúc của luận văn

2.3. Tư tưởng của Đạm Phương về vấn đề phụ nữ trong mối tương

với các học giả đương thời.

2.3.1. Vấn đề công - dung - ngôn - hạnh

Về đạo đức phụ nữ Đạm Phương vẫn đề cao bốn mục tiêu: Công – Dung – Ngôn – Hạnh, và lấy đó làm mục tiêu giáo dục phụ nữ đương thời. Bà muốn kế thừa và phát triển nền văn hiến lâu đời do ông cha để lại trên nền tảng đạo đức sẵn có. Hai câu đối của bà trên cột của Hội quán NCHH, do bà

sáng lập thể hiện rõ điều này: “Đạo đức sẵn nền xưa, Trung Bắc Nam dìu dắt chị em, xây đắp bồi thêm văn hiến cũ”. Nhưng cũng có lúc bà phê phán quyết liệt : “việc cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy, bắt đàn bà thủ tiết chờ chồng khi chồng chết, hạn chế sự học hành của phụ nữ , đều phải vứt bỏ đi cùng tam tòng tứ đức…” [36; tr 36]. Như vậy liệu trong tư tưởng của Đạm Phương có

sự mâu thuẫn khi đánh giá về đạo đức phụ nữ? Điều này thể hiện tính chất “hai mang” trong một nhân vật thuộc về giai đoạn giao thời như Đạm Phương. Chắc chắn rằng bà không thể gạt bỏ “thuyết tam tòng tứ đức” trong giáo lý Khổng Mạnh đã ăn sâu vào tiềm thức người Việt Nam qua mấy trăm năm. Tuy nhiên bà cũng lại là người tiếp thu được những tinh hoa của cuộc vận động Tam dân chủ nghĩa của Tôn Dật Tiên trong cách mạng Tân Hợi (1911) và của các nhà tư tưởng tiến bộ phương Tây, nên bà cũng không nhận thức “công, dung, ngôn, hạnh” theo hướng quá khắt khe, ràng buộc người phụ nữ. Như chính bà đã từng viết trong bài “Bồn phận con gái” trên báo Hữu Thanh số ra ngày 15/03/1922:

“Vậy thời không gì quý bằng sẵn có nền nếp cũ, lại thêm tư tưởng mới, mỹ thuật mới, kỹ nghệ mới ta nên điều hòa châm chước với nhau, điều hay nên thuộc, lẽ dở nên chừa” [17; tr74]

Trong bốn mục tiêu công, dung, ngôn, hạnh, bà đặc biệt coi trọng chữ công. Trong diễn văn tại lễ khánh thành NCHH, bà khẳng định “Lấy cái hiện

trạng của nữ giới xét mà xem thì nữ công vẫn là một phần tư của người đàn bà Việt Nam, từ bao giờ đến bây giờ, cái đường kim mũi chỉ, canh cửi, bánh trái, vẫn là cái công việc thường xuyên và cần kíp của người phụ nữ Việt Nam bất luận là con nhà khuê các hay thường dân” [17; tr 323]. Bà đã dành rất nhiều bài viết để bàn về chữ công với phụ nữ như: Một ưu điểm của đàn bà nước ta, Vấn đề lý tài, Phu nhơn công nghệ, Nghề làm bánh, Đàn bà ngày nay nên học nghề nghiệp, Đàn bà mình nhiều kẻ thất nghiệp; Muốn cho nữ lưu biết chức nghiệp phải có Nữ công học hội,… Chữ công cũng là điểm mấu

chốt trong lý thuyết về giải phóng phụ nữ của Đạm Phương. Theo bà phụ nữ muốn độc lập với nam giới thì trước tiên phải tự nuôi sống mình để không bị phụ thuộc vào nam giới như trước kia nữa.

Như vậy chữ công theo quan niệm của bà không còn bó hẹp trong

phạm vi công việc trong bếp, trong nhà của người phụ nữ như tư tưởng Nho

giáo mà nó đã phát triển thành chức nghiệp cho phụ nữ. Quan niệm chữ công

của bà đã phần nào tiếp cận với khái niệm giáo dục lao động và dạy nghề ngày nay.

Thời này, Phan Khôi cũng bàn về nữ công, ông nhấn mạnh đến lập

luận, không có công việc gì là của riêng ai: “Theo tôi, người ta ở đời bất kỳ là ai, hễ có ăn thì phải biết nấu nồi cơm, có mặc thì phải biết vá miếng dẻ, có ở cái nhà thì phải biết buộc lạt, tóm lại là mọi sự gì thiết đến thân mình thì mình đều phải biết hết mới được” [87]. Và nói nữ công là “những thứ việc

dành riêng cho đàn bà” theo quan niệm của ông Thánh, ông Hiền. Điểm mới

trong đánh giá của Phan Khôi về nữ công là tính chuyên nghiệp : chữ công có nghĩa là “việc” đã đành rồi, mà cũng có nghĩa là “thợ”, là “khéo” nữa. Vậy trong khi ta nói “nữ công” không nên chỉ biểu nó là ‘việc của đàn bà” mà thôi, mà phải hiểu là hết thảy đàn bà làm những việc mình làm, đều là tay “thợ” cả, đều là “khéo” cả, mới được. Phan Khôi cũng kết luận về mục đích

bàn về chữ nữ công của mình: “Song, cái bổ ý tôi vì muốn cho hết thảy người An Nam chúng ta từ nay về sau, làm việc gì cũng phải cho có phương pháp, cũng phải trông cho đến bậc hoàn thiện, đem cái tinh thần khoa học mà tưới vào mọi công ăn việc làm”.[87]

Như vậy đối với chữ công, cả Đạm Phương và Phan Khôi đều mở rộng

nội hàm cho khái niệm này.

Chữ công đã vậy, còn chữ dung thì sao? So với các khía cạch khác trong đạo đức người phụ nữ, Đạm Phương ít nói đến chữ dung nhất, bởi theo bà quan niệm dung là thuộc tính của người phụ nữ:

Lược gương là phận quần thoa Sao cho chải chuốt nết na dịu dàng.

Bà cũng làm nhiều bài thơ ca ngợi vẻ đẹp yểu điệu dịu dàng của người

phụ nữ, nhưng theo bà dù có được ca ngợi và nâng niu đến mấy, dung cũng

chỉ là cái hình thức bên ngoài, còn cái quý giá gấp muôn vạn lần, thuộc bản chất đó là chữ trinh:

Giữ gìn vóc ngọc mình vàng

Chữ trinh gấp mấy muôn vàn chữ dung

Về chữ ngôn bà có chú ý hơn, bà nêu gương bà Trưng, bà Triệu xướng

khởi những lời nói thơm tho, để ngàn năm sau vẫn làm nức lòng người. Bà có

viết một số bài báo về nội dung này như: Cái trình độ nữ ngôn đời bây giờ, Nói chuyện,…Các bài viết này khuyên phụ nữ “đã có sở ngôn phải có sở hành, chứ không phải nói một đường làm một nẻo”; hay việc phải giữ ý tứ trong khi nói chuyện: “Đem hết công việc ở nhà, chồng ở làm sao, bà gia ở làm sao, nhất nhất nói cho thiên hạ nghe hết, nghĩ như thế thật không phải cách nói chuyện”[17; tr 163]; và cách nghe nói chuyện: “Phải suy xét cho tường tận đã, chớ vội tin liền mà cũng không nên không tin, vì những lời nói

khéo thì êm ái dễ nghe, lời nói thẳng thì trái tai khó chịu. Nghe lời thẳng mà không giận mới răn mình được, chớ lấy lời người ta khen mình mà chắc mình không có lỗi,…”[17; tr 163]

Đối với chữ hạnh, bà dành sự quan tâm đặc biệt, bà thường nêu song song vấn đề học vấn và đức hạnh. Bà khẳng định: “Đức hạnh là cội gốc cho sự học vấn” [17; tr 63] và “Người đàn bà phải có đức hạnh làm bổn, nghĩa là dẫu có thiên cổ bất dịch, không những từ đây về trước đã thế, nhưng dẫu cho đến muôn ức ngàn năm về sau cũng không thể thay đổi bao giờ. Vậy cho nên học hạnh kiêm ưu mới là danh giá…”[17; tr 64]

Bà nhận xét người phụ nữ mắc phải cạm bẫy tình ái là không có nghị lực và trí suy xét nên mới sa đọa, mất cả trinh tiết, bà nhắc nhở phải luyện tập tâm tính cho có nghị lực, có can đảm. Bà nêu gương các bậc tiết tháo trong lịch sử Việt Nam và Trung Quốc, đồng thời viết một loạt các bài nhắc nhở

gia đình phải rèn tập khuôn phẩm hạnh: Cần kiệm, Dạy con gái nên dạy cách kiệm ước làm đầu, Con gái phải tập việc nhà cho quen, Cái cảm tình của người đàn bà, con gái phải nên biết điều chính, điều tà,…

Nhìn nhận công – dung – ngôn – hạnh theo hưởng thủ cựu hơn,

Nguyễn Đôn Phục cho rằng: “Xét ra cái tinh thần người đàn bà bên Đông phương ở về đường khuê các, đường nội trợ. Cho nên cái đức người đàn bà phương Đông ta không lo là phải đánh đông dẹp bắc, không lo là phải tranh nhau nam nữ bình quyền, không lo là phải nghiên cứu đến các vị hành tinh, không lo là phải suy xét đến phép tính kỷ hà học. Dù có học hành, cũng chỉ cốt trong tứ đức, nữ công sao cho chuyên cần, nữ dung sao cho yểu điệu, nữ ngôn sao cho hòa thuận, nữ hạnh sao cho chính chuyên; đối với cha mẹ giữ lấy chữ hiếu, đối với gia đình giữ lấy chữ hòa lạc, đối với con giữ lấy chữ từ ái, cù lao, đối với nhân quần giữ lấy chữ từ thiện, phúc đức. Thế là bậc nữ lưu đệ nhất, thế là đủ,…” [17; tr 436]

Chính vì quan điểm đó nên ông đã chủ trương dịch thuật, biên tập lại những câu chuyện về đức độ, tiết hạnh của người đàn bà phương Đông, tiêu

biểu là người đàn bà Tàu với mục đích: “Nay muốn sưu tập lấy những cái dấu tích người đàn bà bên Đông phương, để bảo tồn lấy cái tinh túy trong nữ giới của Đông phương”/ [77; tr 436 – 437]

Nhóm tác giả của Nữ giới chung – tờ báo dành riêng cho giới nữ mà

Sương Nguyệt Anh làm chủ bút cũng đề cao luân lý đạo Khổng với “tam

tòng”, “tứ đức”, mà bà coi là “cái đạo đàn bà ta xưa kia cha ông ta trải bao đời đời, kiếp kiếp truyền lại cho ta, thiệt là vàng ngọc chẳng sai” [10], hay như Nguyễn Thị Bổng cũng cho rằng “vốn đờn bà như cái đèn để trong nhà thì sáng, đem ra đường thì lu, việc tề gia nội trợ giúp chồng, dạy con cái là luật tự nhiên nên tam tòng tứ đức vẫn là tiêu chuẩn đạo đức cao nhất để đánh giá phụ nữ.” [10]

Có thể thấy rằng, Đạm Phương và hầu hết các tác giả cùng thời vẫn không thoát khỏi những quan niệm Nho giáo về tam tòng tứ đức, bà vẫn sử

dụng bốn chữ: công – dung – ngôn – hạnh để làm khuôn phép giáo dục người

phụ nữ theo truyền thống cũ. Xét về hoàn cảnh lịch sử, đây là giai đoạn xã hội Việt Nam có sự rạn nứt nghiêm trọng về những giá trị đạo đức cũ, song song với đó là sự hình thành những luồng tư tưởng mới từ Tây phương. Điều này dẫn đến hiện tượng thay đổi lối sống của những cô gái mới, lợi dụng Âu hóa để sống buông thả. Đạm Phương và những lớp người sinh ra, lớn lên trong truyền thống đạo đức cũ nhận thấy sự lố lăng của thời cuộc nên đề cao tư tưởng, truyền thống tốt đẹp của ông cha để răn dạy lớp trẻ cũng là điều dễ hiểu. Tuy nhiên, Đạm Phương cũng đã có sự nhìn nhận vấn đề về đạo đức phụ nữ theo một nghĩa mới, mở rộng hơn với nội dung phù hợp với thời đại hơn, nhằm bồi dưỡng cho người phụ nữ những đức tính cần thiết, góp phần phát triển bản thân người phụ nữ cũng như góp phần phát triển xã hội nói chung.

2.3.2. Vấn đề về trinh tiết

Trinh tiết là vấn đề được Đạm Phương nhắc đến không chỉ một lần, khi viết về trinh tiết bà thường viện dẫn ngạn ngữ Hán học, Kinh thi, Truyện

Kiều để khẳng định giá trị trinh tiết của người phụ nữ như: “nữ tử tòng nhất nhi chung” (người con gái trọn đời thờ một chồng), “chữ trinh đáng giá ngàn vàng”, “Đã đem vào bậc bố kinh, Đạo tòng phu lấy chữ trinh làm đầu”. “Vô thiểm nhĩ sở sinh” (chớ làm nhuốc đời này), … Bà quan niệm : “Người đàn bà mà phải giữ có chữ trinh, là cũng như người đàn ông phải giữ có chữ trung vậy. Trung trinh hai chữ ngang nhau” [17; tr 79]

Theo bà nữ nhi dễ cảm xúc, người ta không phải là cỏ cây gỗ đá nên cái tình nam nữ nảy sinh rất mau, nếu người con gái không cầm vững được lòng là tất phải xiêu lạc theo. Mà cái sự cầm lòng cho vững cũng rất khó, chi bằng lánh trước là hơn. Cách lánh trước mà bà đề cập đến là học theo phép khuê huấn của Nho gia, ở nhà nương theo bà mẹ, rèn tập nữ công, thêu thùa khâu vá, cho có công việc mà làm, tránh khỏi sự ngồi không. Bà giải thích:

“vì người con gái bẩm chất yếu đuối, nhẹ dạ hay tin người, mà cái hạnh phúc suốt đời của người đàn bà, thời có nhiều nguyên nhân gây lên, nhưng chữ trinh tiết là nguyên nhân thứ nhất, lớn nhất, cần nhất, để cho rõ ràng chứng minh rằng: cái quả tim của người đàn bà là chỉ có trọn một niềm đối với người mà mình đã ký thác cái đời của mình cho người. Cho nên trong khi động phòng hoa chúc, dìu dặt chén mời, chữ tình càng nặng, chữ duyên càng nồng, là đều bởi những người con gái biết thủ bổn phận, mới làm nên danh giá cho đời mình vậy” [17; tr 76 -77]

Và “tấm thân người con gái, cũng ví như cánh hoa thơm, hòn ngọc báu, dễ khiến cho người đời quý trọng, mà cũng dễ khiến cho người đời khinh bỉ lắm, khi hoa đương phong nhụy, ngọc còn đợi giá, quí biết ngần nào, thơm tho xiết bao, mà nếu đã để ngọc kia có vết, hoa nọ rời hương, thời

còn nói làm chi nữa, thân nghìn vàng để ô danh má hồng”.[17; tr 77]

Những lời lẽ trên cho thấy Đạm Phương có quan niệm bảo thủ về trinh tiết. Quan niệm ấy vẫn nằm trong quỹ đạo của lễ giáo phong kiến bắt buộc về trinh tiết của người phụ nữ, nó phản ánh thực tế thân phận phụ nữ với đòi hỏi khe khắt về trinh tiết vẫn rất nặng nề trong xã hội lúc giao thời. Song song với thái độ cảnh báo, răn dậy là thái độ đầy thương cảm vì Đạm Phương tính đến áp lực đáng sợ của môi trường văn hóa nho giáo áp đặt lên người phụ nữ. Không phải là người phụ nữ tự nguyện bảo toàn trinh tiết mà là họ bị sức ép của quan niệm đạo đức nho giáo nghiệt ngã. Có lẽ vì bản thân Đạm Phương lớn lên trong hoàng tộc cung cấm, bị lễ giáo phong kiến ràng buộc chặt chẽ, hơn nữa bà lại từng đảm nhiệm một chức nữ quan (“nữ sử” ) dạy dỗ các cung nữ, công chúa trong triều đình nên quan niệm về trinh tiết của bà hoàn toàn vẫn theo truyền thống cũ. Thời kỳ này, không chỉ có Đạm Phương, mà hầu hết các nhà nho vẫn nhìn nhận vấn đề trinh tiết một cách rất khắt khe. Đặc biệt là trước hiện trạng xã hội xuất hiện một tầng lớp các cô gái tân học, chịu ảnh hưởng của phương Tây, lợi dụng trào lưu “Âu hóa” để sống buông thả, tự do. Đạm Phương hết sức phê phán lối sống lìa xa cội rễ văn hóa dân tộc và ra sức tuyên truyền những tấm gương trinh liệt được người đời ngợi ca. Bà dịch sách truyện của Trung Quốc nói về “Gái trinh liệt”, trong bài bàn về “Chữ trinh” bà cũng dẫn những câu chuyện về nàng Thôi Oanh Oanh và nàng Tiểu Ngọc vì không giữ trọn trinh tiết nên phải chịu số phận thê thảm để răn dạy những thiếu nữ thời nay.

“Tuy chuyện nàng Thôi Oanh Oanh cùng nàng Tiểu Ngọc, cảnh ngộ có khác nhau, một người chịu nhẫn nhục mà lấy chồng khác, thời không kể làm chi, chớ một người đành phận, trót đã đa mang lấy chữ tình trăm năm thề chẳng ôm cầm thuyền ai, mà nào có danh giá gì đâu. Đời sau người ta cũng cho là một tiếng bất trinh, cho nên mới sinh ra nông nỗi như vậy.

Những người khuê các, nên trông cái gương to mà răn sợ”. [17; tr 79]

Cũng bàn về chữ trinh nhưng Phan Khôi, một học giả cùng thời với Đạm Phương lại có cái nhìn hết sức mới mẻ và sắc sảo về vấn đề này. Ông

thẳng thắn đặt ra câu hỏi: “Làm sao không buộc đàn ông phải trinh mà chỉ nội đàn bà thôi ?”. Ông truy nguyên nguồn gốc của chữ trinh và khẳng định nó là kết quả của việc “hấp thọ văn hóa Tàu” chứ “đàn bà thời thượng cổ không giữ trinh” . Ông lí giải: “Ở dưới chế độ phụ hệ , con gái thuận về cha, có chồng rồi thuộc về chồng. Con gái mất trinh mà có điều chi ra sẽ bị cha bỏ; kẻ có chồng mất trinh mà có điều chi ra sẽ bị chồng không nhìn. Bị bỏ, không nhìn, thì cái thân người đàn bà con gái ra bơ vơ, khốn nạn, nên phải giữ trinh. Ban đầu chỉ là do sự lợi hại của một người, mà sau thành ra cái phong thượng của cả xã hội, ai phạm điều bất trinh thì cũng bị xã hội loại ra nữa” [86]

Phan Khôi cũng rất sòng phẳng và rạch ròi khi chia chữ trinh ra thành

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác giả đạm phương nữ sử trong bối cảnh hiện đại hóa đầu thế kỷ XX (Trang 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(148 trang)