Các khía cạnh biểu hiện tâm trạng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tâm trạng của cha mẹ có con tự kỷ (Trang 87 - 91)

0 0.75 1.5 2.25 3

Tâm trạng chung Tâm trạng về bản thân Tâm trạng về gia đình Tâm trạng về xã hội Điểm trung bình 1.63 1.52 1.21 1.61 Điểm trung bình

Các khía cạnh biểu hiện của tâm trạng như tâm trạng về bản thân, tâm trạng về gia đình, tâm trạng về xã hội thể hiện khá gần với biểu hiện tâm trạng chung vì nó bao trùm tồn bộ các trải nghiệm của cha mẹ có con tự kỷ trong một khoảng thời gian xác định.

Tựu chung lại có thể thấy, giữa các nhóm có xu hướng tâm trạng tích cực và nhóm có xu hướng tâm trạng tiêu cực khơng có sự khác biệt đáng kể. Nhóm có xu hướng tâm trạng tích cực nhất là tâm trạng về gia đình, cịn lại các nhóm tâm trạng về bản thân và về xã hội có xu hướng tiêu cực nhiều hơn.

3.1.5. Mối tƣơng quan giữa tâm trạng chung với các khía cạnh của tâm trạng

Ở phần trên, chúng tơi đã tìm hiểu tâm trạng của cha mẹ có con tự kỷ ở các khía cạnh biểu hiện khác nhau, trong phần này chúng tôi sẽ xem xét biểu hiện giữa các khía cạnh của tâm trạng chung có tương quan gì với nhau và nếu có thì mức độ tương quan giữa chúng như thế nào?

Sơ đồ 3.1. Mối tƣơng quan giữa các khía cạnh biểu hiện tâm trạng của cha mẹ có con tự kỷ

TÂM TRẠNG CHUNG TÂM TRẠNG VỀ

0.927 BẢN THÂN

0.740 0.926

0.851 0.841

TÂM TRẠNG VỀ 0.817 TÂM TRẠNG VỀ GIA ĐÌNH XÃ HỘI

Hệ số tương quan nhị biến Pearson r giữa từng cặp biến số được biểu thị ở sơ đồ 3.1. chỉ những tương quan có ý nghĩa về mặt thống kê với p<0.01.

Kết quả cho thấy các khía cạnh biểu hiện tâm trạng được xem xét trong nghiên cứu này có mối quan hệ qua lại rất chặt chẽ và khăng khít. Mỗi khía cạnh đều có mối tương quan có ý nghĩa về mặt thống kê với các khía cạnh khác và tất cả tạo nên một tổng thể có cấu trúc chặt chẽ. Điều này được thể hiện ở các hệ số tương quan mạnh và có ý nghĩa về mặt thống kê ở tất cả các biểu hiện tâm trạng.

Mối tương quan chặc chẽ giữa từng cặp của các khía cạnh tâm trạng gồm: Tâm trạng về bản thân, tâm trạng về gia đình và tâm trạng về xã hội cho thấy logic của các mối quan hệ này. Hệ số tương quan của từng cặp biến số là:

- Tâm trạng chung – tâm trạng về bản thân: r = 0.927, p<0.01;

- Tâm trạng chung – tâm trạng về gia đình: r = 0.740, p<0.01;

- Tâm trạng chung – tâm trạng về xã hội: r = 0.841, p<001;

- Tâm trạng về bản thân – tâm trạng về gia đình: r = 0.851, p<0.01;

- Tâm trạng về bản thân – tâm trạng về xã hội: r = 0.926, p<0.01;

- Tâm trạng về gia đình – tâm trạng về xã hội: r = 0.817, p<0.01.

Từ những hệ số tương quan như trên cho thấy, giữa tâm trạng chung và tâm trạng về bản thân, về gia đình, về xã hội đều là tương quan thuận và mạnh. Điều đó có nghĩa là, khi tâm trạng về bản thân, về gia đình và về xã hội là tích cực thì tâm trạng chung cũng tích cực và ngược lại, khi các tâm trạng về bản thân, về gia đình và về xã hội có xu hướng tiêu cực thì tâm trạng chung cũng có xu hướng tiêu cực. Kết quả này là hợp lý, bởi vì khi

cha mẹ cảm thấy những việc bản thân đã làm được cho con là tích cực, mối quan hệ trong gia đình lành mạnh, các mối quan hệ xã hội hài hịa, tích cực...thì họ sẽ thường xuyên có trạng thái vui vẻ hơn. Ngược lại, khi những điều trên khơng được đáp ứng thì sẽ dẫn đến các tâm trạng buồn rầu, căng thẳng, chán nản...

Tương tự như vậy, mối tương quan giữa các khía cạnh của tâm trạng với nhau cũng thể hiện chiều tương quan thuận và mạnh. Điều đó cho thấy, tâm trạng về bản thân, tâm trạng về gia đình và tâm trạng về xã hội có tác động qua lại với nhau, có thể bổ sung cho nhau. Khi tâm trạng về bản thân tích cực thì tâm trạng về gia đình và tâm trạng về xã hội cũng có xu hướng tích cực, và ngược lại, khi tâm trạng về gia đình, về xã hội có xu hướng tiêu cực thì tâm trạng về bản thân cũng có xu hướng tiêu cực. Kết quả này một lần nữa khẳng định tính thống nhất, chặt chẽ của kết cấu tâm trạng, giữa các khía cạnh biểu hiện của tâm trạng.

3.1.6. So sánh tâm trạng của các nhóm khác nhau

Để tìm hiểu rõ hơn tâm trạng của cha mẹ có con tự kỷ, chúng tơi đã so sánh các biểu hiện tâm trạng giữa các nhóm khác nhau theo giới tính, chức vụ, và tình trạng hơn nhân của các khách thể.

Kết quả nghiên cứu đã liệt kê sự khác nhau về tâm trạng chung, tâm trạng về bản thân, tâm trạng về gia đình, tâm trạng về xã hội theo giới tính, chức vụ, tình trạng hơn nhân. Mức độ biểu hiện của các khía cạnh này khơng giống nhau và kết quả cho thấy có sự khác biệt có ý nghĩa về mặt thống kê (p<0.05).

Kết quả cho thấy giữa nam và nữ có sự khác biệt về tâm trạng chung và cả các tâm trạng về bản thân, tâm trạng về gia đình và tâm trạng về xã hội. Trong đó, có điểm chung là cả nam và nữ đều có tâm trạng về gia đình tương đối tích cực, cịn lại các tâm trạng chung, tâm trạng về bản thân và tâm trạng về xã hội đều ở mức tương đối tiêu cực.

Sự khác biệt về tâm trạng giữa nam và nữ tuy rằng khơng lớn lắm nhưng vẫn có ý nghĩa về mặt thống kê. Các tâm trạng đó giữa nam và nữ được biểu thị qua biều đồ sau:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tâm trạng của cha mẹ có con tự kỷ (Trang 87 - 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)