Về nội dung và nghệ thuật thơ Hoàng Đức Hậu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sự vận động của văn học viết tày từ truyện thơ nôm khuyết danh đến thơ hoàng đức hậu (Trang 70 - 81)

Chương 2 TRUYỆN THƠ NÔM TÀY KHUYẾT DANH

3.2 Về nội dung và nghệ thuật thơ Hoàng Đức Hậu

Hoàng Đức Hậu là ngƣời đi nhiều và trải nghiệm nhiều. Theo Hoàng Triều Ân, mỗi lần về nhà Hoàng Đức Hậu không ở đƣợc quá hai tháng mà

ông lại xách tay nải rong ruổi khắp Cao Bằng, Bắc Cạn, theo lối đó xuống Hà Nội. Chính từ những chuyến đi ấy các bài thơ ra đời. Có thể nói rằng chính cuộc sống ắp đầy biến chuyển là nguồn cảm hứng trong các bài thơ của ông. Nội dung thơ Hoàng Đức Hậu là tất cả những trải nghiệm mà ông đã từng kinh qua trong cuộc đời mình, có vui có buồn, có uất ức, có đắng cay, có phóng khoáng, có hồn nhiên, mộc mạc nhƣ bản chất ngƣời dân xứ sở Việt Bắc.

Đọc xong tập thơ của Hoàng Đức Hậu, chúng tôi có cảm giác rằng bất cứ chuyện gì nhà thơ bắt gặp ông cũng “xuất khẩu thành thơ”. Từ những chuyện đắng cay của ngƣời làm phu cho tới những chuyện cƣời ra nƣớc mắt trong nhà pha; từ những chuyện dễ khiến ngƣời ta sẵn sàng vứt bỏ tất cả để lao đầu vào nhƣ đánh bạc đến những chuyện trai gái lăng nhăng…Hay những đề tài vốn rất “bình dân” nhƣ trèo cây roọc để lấy dầu đốt, cây cau, đàn cá ở một mỏ nƣớc trong vắt nào đó mà nhà thơ đi qua nhìn thấy…Tất cả đều có thể gợi lên trong ông cảm xúc mãnh liệt trƣớc cuộc đời.

Thời kì Hoàng Đức Hậu sống, về cơ bản chính quyền thực dân đã bình định xong khu vực Việt Bắc. Thơ ông đã phản ánh đƣợc chính xác những gì mà ngƣời dân nghèo Việt Bắc phải trải qua nhƣ hình ảnh ngƣời dân phu trong các bài thơ Khôm phu (Đắng phu), Quan pắt phu (Quan bắt phu), Nhà pha (Nhà pha)…Cảnh những ngƣời dân đắm chìm trong nghiện ngập, cảnh đánh bạc, cảnh lên đồng…Một bức tranh thu nhỏ về muôn vàn tệ nạn trong xã hội cũ.

Hãy tƣởng tƣợng cảnh những ngƣời dân nghèo, da bọc xƣơng, áo quần rách rƣới, vậy mà vẫn phải làm việc đêm ngày dƣới làn roi sắt, sẽ thấy đƣợc nỗi cực nhọc của họ:

Mảy cạ khôm nò, páy chử khôm! Khôm phu: vằn cẳm hap ham tôm. Tẩu mừng cuôc xản quay luồng nặm Nƣa bá càn quang pảo mạ lồm.

Dịch thơ:

Măng đắng rồi sao? Chƣa đắng đâu! Đắng phu: chuyển đất ngày đêm thâu. Tay đƣa cuốc xẻng nhƣ luồng nƣớc Vai gánh đòn quang tựa vó câu.

(Đắng Phu)

Còn cảnh quan đi bắt phu trong bài thơ Quan pắt phu (Quan bắt phu),

không có tiếng khóc, không có tiếng xé gào mà chỉ bật lên một niềm căm giận, một nỗi uất hận nghẹn đắng lòng. Ngƣời dân bị quan bắt phu phải dừng lại tất cả những công việc nhà mình để lo việc quan. Và kết quả:

Cậy quan khuay láu chèn thiên hạ Hẩu pậu thiệt thòi lợi pản puôn.

(Quan pắt Phu) Dịch thơ:

Cậy quan dễ vét tiền tùy kiếm

Khiến họ khôn buôn, lãi chẳng xong.

(Quan bắt Phu) Và đây là bức tranh sinh hoạt trong nhà pha, nơi lƣu đày những ngƣời dân nghèo của thực dân Pháp. Với lối viết mỉa mai, châm biếm, Hoàng Đức Hậu đã cho thấy cảnh “phong lƣu” trong nhà pha, khi mà những việc “tế nhị” cũng đƣợc quân lính “tháp tùng”:

Pjầu ngài, ti tẹt kèn Tây châu Khỉ nẻo pây e, lỉnh tặp hầu.

(Nhà pha) Dịch thơ:

Uống ăn kèn Pháp ti toe thổi Đái ỉa, thầy quyền hầu rƣớc ra.

Cuộc sống khốn khó dƣới chế độ thực dân không từ bỏ bất cứ một vùng miền nào của Việt Nam, cho dẫu vùng miền ấy là nơi xa xôi hẻo lánh nhất đất nƣớc. Những chuyện quan bắt dân đi phu, chuyện bị giam cầm đánh đập, chuyện áo quần ngƣời dân rách rƣới (do nghèo đói) nhƣ con cá săn sắt… là chuyện không hiếm gặp. Hoàng Đức Hậu cảm thƣơng và ngẫm nghĩ nhiều trƣớc những xót xa ấy nhƣng ông chẳng thể làm gì hơn ngoài việc gửi gắm những nỗi niềm ấy qua thơ. Có lúc ông mạnh bạo tuyên bố:

Đã đến văn minh ngày tiến bộ Anh hùng nổi dậy chớ nên hòng.

(Quan bắt phu) Có lúc ông chua chát, mỉa mai:

Đôi chữ lƣu truyền nhắn bạn ta Thực phong lƣu đấy cảnh nhà pha.

(Nhà pha) Cũng có lúc ông quặn mình đau đớn:

Thân ai cũng tím mình săn sắt Còn bọn cầm roi ốp trƣớc sau.

(Đắng phu) Trong thơ Hoàng Đức Hậu ẩn chứa nhiều cảm hứng lớn về thế sự, về cuộc đời. Nhƣng con ngƣời ông cũng quyện hòa quá nhiều tính cách, thế nên bên cạnh nỗi đau đời, lo đời, ông cũng thƣơng bản thân mình tha thiết. Mấy phút trƣớc ông vừa tỏ ra là ngƣời cao khiết, mấy phút sau ông đã kịp la toáng lên rằng đánh bạc thật là hay. Ông vừa lo không mở đƣợc trƣờng thì đã vội khoe khoang đi buôn “trốn thuế” trót lọt…

Đọc thơ Hoàng Đức Hậu thấy rõ ông không hẳn là ngƣời ngƣời khôn ngoan, nhƣng qua thơ ông, chúng tôi nhận ra một bản tính đậm đặc của ngƣời Tày trong đó: thật thà và chân thành quá đỗi.

Thử đặt những dòng suy nghĩ này của ông cạnh nhau: Bảng lảng đầu non ác xế miền

Nóng nhà, đông bích vội cài then. Sử thi: là bãi chuột lăn lóc

Thi lễ: thành kho mọt khoét rền. Nhƣ mũi kim han, lời Mạnh Tử Bằng tai cỏ rậm, lối Văn Tuyên. Rối ren bụng dạ nào ai biết

Ngẫm nghĩ chửa xong, cạn nửa đèn.

(Cấm mở trƣờng) Nên trƣờng chƣa đấy anh đồ à?

Thoắt đã tới rồi tiết tháng ba. Mở lịch thấy đâu ngày Nhập học Bấm tay gặp phải chữ Hồng sa. Tìm câu “Nhi lập” khôn tìm thấy Gọi chữ “Tây tân” chẳng tới mà. Bỏ xó chữ hiền, đành thế nhỉ Làm sao khúc ấy hỡi thầy ta?

(Chƣa mở đƣợc trƣờng) Và:

Đánh bạc vui hơn cả mọi nghề Áo trăm mụn vá khối chàng kia. Cơn may, rủng rỉnh, nhiều ngƣời đãi Lúc đƣợc tiền nong, lắm điếu chìa. Sách vở ngại xem, lo sửa ống

Ruộng nƣơng chẳng đoái, chỉ nằm mê. Thôi thôi cái kiếp nhƣ nhau hết

Chớ bắt chƣớc Tồn kẻo họ chê.

Tịnh Oa phiên chợ họp xôn xao Giƣờng bạc trai tài với má đào. Đĩa dƣới mở ra, ba cái trắng Ống trên xóc đậy, bốn đồng nâu. Em thua cay cú vê vê túi

Anh thắng mừng rơn vỗ vỗ bao.

Ván đoạn, ván thêm, ngày chẳng chán Miễn là hồ đóng ván hai hào.

(Đánh bạc ở chợ Tịnh Oa) Đọc những dòng thơ trên, ngƣời đọc tƣởng rằng nhà thơ đang chê bai những kẻ chỉ biết cúi đầu vào sới bạc, để rồi mất tất cả, tiếng xấu để đời nhƣ lão Tồn mà nhà thơ nhắc đến. Nhƣng đó cũng là tâm sự thật của Hoàng Đức Hậu khi chính bản thân nhà thơ không đủ mạnh mẽ để cƣỡng lại sức hấp dẫn của ván bài đỏ đen này. Ông cũng từng có tiền là đánh bạc, cũng từng thua “đau đớn”, nên ông vừa khuyên ngƣời vừa khuyên mình: “Thôi, thôi cái kiếp nhƣ nhau hết/ Chớ bắt chƣớc Tồn kẻo họ chê”. Khuyên là vậy, tự dặn lòng là vậy, nhƣng cũng biết bao lần Hoàng Đức Hậu đổ sạch vốn liếng đi buôn cho những ván bài này.

Chúng tôi đặt những bài thơ trên cạnh nhau là muốn làm bật lên tính cách Hoàng Đức Hậu: lúc thì mang nét ƣu tƣ, ngẫm ngợi của một nho sĩ thực thụ, lúc lại rất đời thƣờng với những thói xấu khó bỏ của con ngƣời bình thƣờng. Hai nét tính cách ấy không bị làm nhòa hay mất đi trong con ngƣời Hoàng Đức Hậu. Ông luôn ý thức đƣợc rằng mình là một thầy đồ và luôn tự hào, cố gắng phấn đấu vì điều đó. Nhƣng thầy đồ Hậu giỏi thơ nhƣ thế gian thƣờng gọi không gò mình theo khuôn mẫu mà lễ giáo đặt ra đối với những ngƣời đi gõ đầu trẻ. Thầy đồ Hậu sống phóng khoáng, sống tự do tự tại, bƣớc chân của ông đi khắp các vùng núi rừng Việt Bắc vừa là để gieo chữ, vừa là chiêm ngẫm, vừa để ngắm nhìn, tận hƣởng cuộc sống xung quanh.

Với tấm lòng yêu quê hƣơng tha thiết, Hoàng Đức Hậu rất day dứt trƣớc những cảnh này:

Giữ chay vừng lạc đã bao thu Mới luyện đƣợc nên cái phép phù. Bắt quyết: rồng hùm chầu cửa ngó Vặn cang: phƣợng hạc đến song gù. Đắp che thiên hạ cơn mƣa nắng Cứu vớt quần sinh lúc mịt mù. Tấc dạ từ bi hơn biển cả

Cheng cheng chập chập: túi đầy xu.

(Túi đầy xu) Hoặc:

Đình chùa cảnh ấy ngẫm mà hay Vắng ngắt đêm ngày dƣới gốc cây. Thần tƣợng bày cao hoa án nọ

Phƣợng rồng chầu đón ngõ loan này. Bao ngƣời mê tín, xin phù hộ

Lắm kẻ đắm say cỗ cúng bày Thấy đủ trên đời trò quỷ lạ

Ngƣời thời không lạy, lạy bùn đây?

(Ngắm chùa) Ông đau đớn trƣớc cảnh ngƣời dân quê mình hút thuốc phiện:

Bốn mặt trần gian túm tụm ngồi Ả phiền, ngƣời đặt hay ông trời? Mùi nhƣ hố rác lùa hôi thối Màu tựa nhựa xâu, sặc ngái hôi. Dòng rƣỡi tre Nâm ồn mọi tối Một hòn tẩu đất nạo liên hồi. Cạn dầu, giốc mỡ tra đèn hút Rau luộc trách ai quá dại tồi?

Bài thơ Túi đầy xu nói về cảnh những ngƣời dân Việt Bắc bị mê hoặc bởi Mo Then – một thứ tín ngƣỡng, tập tục của ngƣời dân bản địa. Những ngƣời làm nghề Mo Then thƣờng đƣợc coi là những ngƣời “trung gian” giữa thần thánh và ngƣời thƣờng. Họ tin rằng các thầy Mo Then có một năng lực siêu phàm, có thể chuyển tiếp nguyện vọng của ngƣời đang sống đến các đấng bậc trên mƣờng trời và cũng có thể thay các đấng bậc ấy ban ơn cho ngƣời phàm tục. Thế nên dễ hiểu vì sao khi trong nhà có vận hạn, có ngƣời bị ốm, có ngƣời bị chết…ngƣời ta đều mời thầy Mo Then về giải hạn và làm lễ cúng bái. Dẫu sao đó cũng là một hoạt động tín ngƣỡng lâu đời của tộc ngƣời Tày nên chúng tôi không muốn bàn quá sâu. Cái chúng tôi muốn nói tới ở đây, đó là Hoàng Đức Hậu có một cái nhìn “khá hiện đại” và cũng rất “vô thánh vô thần”. Sau tất cả một loạt hành động ra tay cứu vớt quần sinh lúc đang cơn bĩ cực của thầy Mo Then, nhà thơ chỉ tổng kết trong một câu, ngắn gọn mà đầy ý nghĩa: “Cheng cheng chập chập túi đầy xu”. Không biết ngƣời cứu rỗi chúng sinh thật sự làm đƣợc những gì, có ban ân huệ của các đấng bậc trên thƣợng giới cho ngƣời phàm hay không, nhƣng có một điều chắc chắn: túi tiền của họ đang đƣợc làm đầy một cách nhanh chóng, dễ dàng trong khi ngƣời dân lao động – những ngƣời tin vào thầy Mo Then một cách tuyệt đối lại chẳng dễ dàng chút nào để kiếm đƣợc đồng tiền dù là ít ỏi.

Bài Ngắm chùa cũng vậy. Đó là một cách nhìn rất Hoàng Đức Hậu:

“Thấy đủ trên đời trò quỷ lạ / Ngƣời thời không lạy, lạy bùn đây”. Hoàng Đức Hậu hầu nhƣ không biểu hiện sự kính trọng đối với “niềm tin tôn giáo”. Tuy nhiên, ông lại dành niềm tin và tình yêu sâu sắc cho Nho học, cho cuộc sống đời thƣờng. Hoàng Đức Hậu trân trọng những kho sử thi dù đã bị chuột khoét lăn lóc, trân trọng cuộc liên hoan của anh chị em công nhân ở một nhà máy điện nào đó ông đi qua và thấy, trân trọng gia đình ngƣời bạn vừa sinh đƣợc hai đứa con đủ đầy nếp tẻ…Thơ Hoàng Đức Hậu, có thể nói đó là dòng thơ viết về đời thƣờng, về cuộc sống và những con ngƣời bình thƣờng.

Này là niềm vui của trai gái khi đƣợc hội ngộ: Chẳng trò nào thú hơn trò ấy Rằng chẳng hồ keo cũng kẹo hồ.

Cũng là tình yêu trai gái, trong bài thơ Soi ếch hội, tác giả vừa có ý trêu đùa vừa pha sự hóm hỉnh:

Ọp ẹp bờ mƣơng, to cõng nhỏ Thì thầm bến nƣớc, một thành đôi.

(Soi ếch hội) Nhân một lần đến chơi nhà ngƣời bạn giàu sang, có hai vợ vừa mới sinh con: một trai, một gái, ông viết tặng một bài thơ thú vị thế này:

Ngƣời gặp phong lƣu, chuối gặp thì Gốc đơn hai bắp bởi hai chi.

Lá vàng gói ngọc ba nghìn bẹ

Nải bạc buồng châu trăm chục thùy. Nắng giải ngoài sân giƣơng cánh phƣợng Trăng soi cửa sổ ánh đầu quy.

Nhà ta có phúc điềm lành báo Rằng của giàu sang chẳng thiếu gì.

(Cây chuối có hai bắp hoa) Nhà thơ khéo léo viết “giƣơng cánh phƣợng” và “ánh đầu quy”, ám chỉ hai ngƣời con đủ đầy trai gái của ngƣời bạn nọ. Đó là một điềm lành, báo hiệu phúc lộc dầy dặn, của cải chất đầy của gia tộc mà Hoàng Đức Hậu đến thăm. Nhƣng nhà thơ cũng nhìn rõ điều sẽ xảy ra với những gia đình mà các ông chồng muốn kiếm cho mình nhiều vợ:

Hai mèo ngoeo ngoéo tại điều chi? Ra thế, gầm giƣờng cƣớp miếng bì. Giƣơng vuốt, còng lƣng, cùng cấu xé Nhe răng, trợn mắt, thở phù phì Mẹ già cậy sức mẹ già khỏe Con bé thi gan con bé lì.

Khiến chủ nhà không yên giấc ngủ Muốn đòn sao, hỡi súc sinh mi?

Bài thơ này ra đời khi nhà thơ gặp cảnh vợ cả vợ lẽ một nhà nọ đánh chửi nhau, bèn mƣợn chuyện hai con mèo để vịnh.

Trên đƣờng phiêu du, Hoàng Đức Hậu cũng nhiều lần ngất ngây trƣớc vẻ đẹp của núi non quê mình. Cảnh ở Việt Bắc thì có gì ngoài suối, ngoài sông, ngoài núi non, cây cỏ…Nhƣng nhà thơ yêu hết mình những phong cảnh bình dị ấy.

Này là:

Cá mỏ Thông Nông đẻ lạ thƣờng Võng đào chép trắng lội từng phƣờng. Vào xuân sắp sửa đẻ tràng trứng Ra hạ xôn xao hội gốc mƣơng.

(Cá Thông Nông) Này là hồ Ba Bể nƣớc – hồ trên núi:

Giả Mải bãi bằng chen sóng bể Rù Vài vực thẳm lẫn non mây.

Ngƣờm Puông phƣợng đậu kêu vang núi Hua Tạng cá đàn vỗ manh vây.

Cảnh ấy trông ra nhiều cảnh quý Xƣa ai khéo tạc để ngày nay.

(Ba Bể) Này là cảnh vật ở Trùng Khuôn – một xã của huyện Hòa An, Cao Bằng:

Non cao rộc thẳm hoa đua nở

Đêm vắng trăng thanh chim hót dồn. Năm nọ đi về thƣờng nhớ mãi

Bây giờ mới nỗi giở ra ôn.

(Xã Trùng Khuôn) Nét nghệ thuật đặc sắc nhất trong thơ Hoàng Đức Hậu đó chính là ông đã “Đƣờng luật hóa thơ Tày”. Các bài thơ đều giữ vững niêm luật, đủ đầy “đề, thực, luận, kết”, các vế đối nhau rất chuẩn…Thậm chí Hoàng Đức Hậu

còn “cao tay” ở chỗ ông sử dụng những từ ngữ Tày rất đắt. Trong khuôn khổ luận văn này chúng tôi điểm qua nghệ thuật của bài thơ Slao báo hăn căn

(Trai gái gặp nhau) nhƣ là một ví dụ để chứng minh cho sự tinh túy ấy của Hoàng Đức Hậu. Mở đầu bài thơ là hai câu đề:

Vui nhất là vui slậu toọng dùa Hăn căn slao báo vận tua rua

Câu đề gợi mở cho điều mà Hoàng Đức Hậu muốn bàn đến ở đây: trai gái gặp nhau nhờ chùm sao tua rua và đó cũng là cái vui nhất trong mọi cái vui. Hai câu thực miêu tả kỹ đến từng chi tiết, cảm giác nhƣ đƣợc chiêm ngƣỡng một thƣớc phim quay chậm niềm vui đến tột đỉnh của trai gái gặp nhau:

Tha nƣa păc pí lƣ lừ mủng

Pác tẩu nhùm nhìm nhúm nhím khua.

Câu thơ tả rất thực: đôi mắt của chàng trai chăm chú đến đờ đẫn để ngắm cô nàng, còn cô gái thì tủm tỉm cƣời có ý thẹn thùng. Chàng trai cứ muốn sấn tới, mạnh bạo hơn, cô gái luôn ý tứ vì là phận nữ nhi. Ở đây, tác giả đã sử dụng từ láy rất tinh tế: păc pí lƣ lừ/ nhùm nhìm nhúm nhím. Trong bản dịch của Hoàng Triều Ân, Hoàng Quyết thì phần dịch đã không chuyển hết đƣợc cái tinh tế, cái lấp lửng của câu thơ trên. Cái thuở ban đầu bao giờ cũng bẽn lẽn là vậy nhƣng nhƣ hai thái cực càng trái dấu lại càng hút nhau:

Tú tí tù tì xằng lẹo toẹn Cù kỳ cú ký liện pền tua.

Câu luận có nghĩa là thậm thà thậm thì chƣa hết câu chuyện thì đã vội kết thành đôi và có con so. Vế đối chuẩn với hai cặp từ láy: tú tí tù tì/ cù kỳ cú ký. Trong hai câu luận này, các học giả bản tộc đã tìm đƣợc một cặp từ láy trong tiếng Việt có nghĩa gần giống thế: rủ rỉ rù rì/ thậm thà thậm thụt. Nghĩa nguyên gốc, cặp từ ấy vừa có chút bông lơn, khôi hài vừa có chút lém lỉnh, tinh quái, ai nghe xong cũng phải bật cƣời và thầm khen nhà thơ quá tài tình,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sự vận động của văn học viết tày từ truyện thơ nôm khuyết danh đến thơ hoàng đức hậu (Trang 70 - 81)