Từ truyện thơ Nôm khuyết danh đến thơ Hoàng Đức Hậu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sự vận động của văn học viết tày từ truyện thơ nôm khuyết danh đến thơ hoàng đức hậu (Trang 81 - 87)

Chương 2 TRUYỆN THƠ NÔM TÀY KHUYẾT DANH

3.3 Từ truyện thơ Nôm khuyết danh đến thơ Hoàng Đức Hậu

Đến thời cận đại, những tác phẩm đƣợc sáng tác theo thể loại truyện thơ đã dần dần vắng bóng. Với sự xuất hiện của thầy đồ Hậu giỏi thơ, các sáng tác theo thể thất ngôn Đƣờng luật đƣợc lên ngôi và thật sự gây hứng thú bởi nó đƣợc ứng tác phần lớn bằng tiếng Tày.

Từ truyện thơ Nôm khuyết danh đến thơ Hoàng Đức Hậu là một sự tự nỗ lực, tự khẳng định mạnh mẽ của văn học viết Tày, thể hiện ý thức tự tôn dân tộc rất lớn. Những pho truyện thơ Nôm ra đời từ thời trung đại đã xây dựng tiếp kho tàng phong phú của văn học dân gian và lát những viên gạch vững chắc đầu tiên cho văn học thành văn của một tộc ngƣời thiểu số. Sự bồi đắp, sự cố gắng không mỏi mệt của các tác giả khuyết danh đã tạo nên một gia tài đủ để ngƣời Tày tự hào: một số lƣợng không nhỏ những truyện thơ Nôm đƣợc ghi chép bằng chữ Nôm Tày.

Sự giống nhau của truyện thơ Nôm và thơ Hoàng Đức Hậu ở chỗ chúng đều đậm đà tính dân tộc. Khi đọc truyện thơ Nôm, các tộc ngƣời khác sẽ cảm thấy lạ, cảm thấy ngạc nhiên về một văn hóa khác, một phong tục khác. Còn những ngƣời con dân tộc Tày lại cảm thấy thích thú vì nó quá quen thuộc, quá gần gũi dù tính về mặt thời gian lại khá xa xôi. Những nếp cảm, nếp nghĩ, nếp sống của ngƣời Tày vẫn thế. Họ vẫn luôn thật thà, đôn hậu, yêu quý và ngƣỡng vọng cái thiện, luôn hƣớng đến chân, thiện, mỹ. Họ ghét cay ghét đắng sự bất công, ghét những kẻ ăn ở bất nhân thất đức. Cái đẹp đối với họ chính là hiện thân của cái thiện, của chính nghĩa.

Qua truyện thơ Nôm, ngƣời ta cũng dễ dàng nhận thấy rằng đó là những cuốn bách khoa thƣ về văn hóa, phong tục, tập quán của ngƣời Tày. Ngƣời Tày xƣa quan niệm vũ trụ gồm ba cõi thì ngƣời Tày nay cũng vậy.

Ngƣời Tày xƣa tôn thờ Bụt, Pựt Luông…những đấng tối cao tối thƣợng trong tín ngƣỡng tộc ngƣời thì ngƣời Tày nay cũng không có gì đổi khác. Ngƣời Tày nay vẫn theo nếp cũ, thờ phụng những gì mà tổ tiên truyền dạy, thờ cúng tổ tiên chu đáo. Trẻ nhỏ đầy tháng đƣợc làm lễ cúng Mẻ Bjoóc, tức là bà mụ phù hộ cho trẻ con. Đến ngày cƣới, nhà gái vẫn thách cƣới (dù chỉ là hình thức), đến đám ma ngƣời ta cũng phải khóc lóc thở than có bài có bản…Có nghĩa rằng dù nền kinh tế thị trƣờng đã len lỏi vào từng ngõ xóm, dù sự văn minh tiến bộ có chiếm lĩnh đến đâu thì tộc ngƣời Tày vẫn giữ nguyên đƣợc những gì truyền thống nhất.

Tính dân tộc trong thơ Hoàng Đức Hậu cũng rất đậm nét. Điều đó rất dễ hiểu bởi Hoàng Đức Hậu là một nhà thơ Tày, một ngƣời đƣợc sinh ra và tắm mình trong nguồn cội của văn học dân gian Tày. Đặc biệt hơn nữa, quê hƣơng Hoàng Đức Hậu là vùng đất hiếu học bậc nhất khu vực Đông Bắc, nơi sinh ra nhiều văn nhân nổi tiếng (của khu vực này). Tính dân tộc trong thơ Hoàng Đức Hậu không chỉ biểu hiện ở những nếp cảm, nếp nghĩ, nếp sống của ông, không chỉ biểu hiện ở các khía cạnh cuộc sống của những con ngƣời xung quanh ông mà biểu hiện trƣớc hết ở việc Hoàng Đức Hậu đã sử dụng tiếng nói của dân tộc mình để làm thơ Đƣờng luật.

Sử dụng tiếng Tày để làm thơ Đƣờng luật, những bài thơ mang đậm dấu ấn cá nhân, đƣợm phong cách riêng, quả thật đã làm văn học viết Tày có một bƣớc chuyển mạnh mẽ. Từ chỗ phải chia sẻ địa hạt của mình cho văn học dân gian, bị làm nhòa bởi văn học dân gian thì nay văn học viết Tày tự tin “là chính mình”. Đến Hoàng Đức Hậu, văn học viết Tày đã có một diện mạo, một phong cách rất rõ ràng.

Hoàng Đức Hậu có một vị trí rất quan trọng trong văn học viết Tày. Bởi nếu không có ông, văn học viết Tày sẽ bị đứt quãng, sẽ không có chiếc cầu kết nối giữa xƣa và nay. Nhƣ một dòng chảy rất tự nhiên của lịch sử văn học, thể loại truyện thơ Nôm ra đời, rộ lên đến đỉnh điểm và đến cuối thế kỉ XIX thì dần tắt lụi. Thơ Đƣờng luật lại lên ngôi, phản ánh kịp thời hơn những vấn đề sâu sắc, nóng bỏng của cuộc sống thƣờng ngày và lịch sử dân tộc.

Hoàng Đức Hậu sinh ra và lớn lên trong bối cảnh ấy. Thơ ông là bức tranh trọn vẹn về xã hội khu vực Đông Bắc những năm trƣớc cách mạng.

Đọc thơ Hoàng Đức Hậu, chúng ta thấy đƣợc sự khó khăn, đói khổ của ngƣời dân khi bị quan trên quan dƣới hành hạ, khi thực dân Pháp đã bình định xong khu vực này. Chúng ta cũng thấy đƣợc sự hấp dẫn của tình yêu nam nữ, thấy đƣợc cảnh chua chát của những gia đình có vợ cả vợ lẽ…Nếu truyện thơ Nôm khuyết danh là bức tranh toàn cảnh, trọn vẹn và sâu sắc về xã hội Tày thời xƣa thì thơ Hoàng Đức Hậu là bức tranh thu nhỏ về xã hội Tày trƣớc cách mạng tháng Tám. Những bức vẽ chính xác và cô đọng làm ngƣời đọc không khỏi xúc động, xót thƣơng cho thân phận của những con ngƣời trong xã hội cũ.

Từ truyện thơ Nôm khuyết danh đến thơ Hoàng Đức Hậu, chúng ta nhìn nhận sâu sắc hơn sự liền mạch của văn học thành văn Tày. Giữa truyện thơ Nôm và thơ Hoàng Đức Hậu không chỉ có những khoảng cách về mặt lịch đại mà còn là sự đổi thay mạnh mẽ trong cách nhìn nhận, tiếp cận đời sống hiện thực. Trong thơ Hoàng Đức Hậu, hiện thực là gam màu chủ đạo và đặc biệt nó là sáng tác mang đậm màu sắc cá nhân. Điều này khác biệt với Truyện thơ Nôm – thể loại đƣợc coi là sự giao thoa giữa văn học dân gian và thành văn.

Từ truyện thơ Nôm khuyết danh đến thơ Hoàng Đức Hậu, văn học viết Tày đã đi đƣợc một chặng đƣờng đủ dài để tạo đƣợc những dấu ấn, để tự khẳng định mình. Nếu không có truyện thơ Nôm thì văn học Tày mất hẳn đi một khoảng thời gian dài nỗ lực và phấn đấu. Nếu không có Hoàng Đức Hậu thì văn học viết Tày lại không có sự nối kết giữa xƣa và nay, làm mất đi tính liền mạch mà các thế hệ trí thức Tày đã dày công vun đắp.

* Tiểu kết

Hoàng Đức Hậu là nhà thơ lớn của văn học viết Tày thời cận đại. Thơ ông mang đậm phong cách riêng, mang đậm dấu ấn cá nhân – yếu tố bị làm nhòa trong truyện thơ Nôm khuyết danh. Nhờ có Hoàng Đức Hậu mà văn học thành văn Tày tạo nên một dòng chảy từ trung sang cận đại, làm kho tàng văn học viết Tày trở nên phong phú hơn, đa dạng hơn và giàu có hơn.

KẾT LUẬN

Tộc ngƣời Tày đã xuất hiện ở Việt Nam từ lâu đời và có một phong tục, tập quán hết sức phong phú. Văn học dân gian Tày trở nên đa dạng vì đƣợc bắt nguồn từ một cái nôi nhƣ vậy là điều hoàn toàn dễ hiểu. Nhƣng sự ra đời của chữ Nôm Tày và sau đó là sự ra đời của văn học viết Tày mới là điều đáng lƣu tâm hơn vì nó khẳng định một điều rằng: ngƣời Tày có ý thức tự giác dân tộc rất lớn và rất sớm. Nó chứng tỏ sự cố gắng phát triển về văn hóa, phát triển về học thuật của các lớp thế hệ ngƣời Tày trên con đƣờng giao lƣu và hòa nhập với các tộc ngƣời khác hùng mạnh hơn, giàu có hơn, văn minh hơn.

Cũng nhƣ các tộc ngƣời khác, ngƣời Tày từ cổ chí kim cũng ƣơm trồng, nuôi dƣỡng và không ngừng phát triển một không gian văn hóa, văn học đa dạng và có chiều sâu. Tất nhiên kho tàng văn học của ngƣời Tày nhỏ hơn rất nhiều so với sự đồ sộ, muôn tầng nhiều vẻ của nền văn học Việt, nhƣng những thành tựu về văn học mà một tộc ngƣời thiểu số đóng góp cho nền văn học nƣớc nhà cũng đã tạo ra một dấu ấn rất đáng nghiên cứu.

Ngƣời Tày có một kho tàng truyện thơ Nôm khá đồ sộ (nếu tính trên số dân). Qua truyện thơ Nôm, ngƣời đọc có thể hình dung về xã hội Tày thuở xƣa một cách chân thực nhất. Truyện thơ Nôm cũng cung cấp những góc nhìn về nhân sinh quan, về thế giới quan của tộc ngƣời Tày. Có thể khẳng định rằng đó chính là nơi lƣu giữ văn hóa, phong tục tập quán của ngƣời Tày bằng thơ.

Từ khi văn học thành văn Tày xuất hiện nó liên tục đƣợc khẳng định bằng những tác phẩm truyện thơ nôm ngày càng đƣợc hoàn thiện về chất lƣợng. Trong tiến trình phát triển, dòng văn học này không bị đứt quãng mà tạo thành một dòng chảy liên tục nối liền trung – cận – hiện đại và ở mỗi giai đoạn đều có những tác phẩm tiêu biểu.

Từ truyện thơ nôm khuyết danh đến thơ Hoàng Đức Hậu, chúng ta nhìn nhận sâu sắc hơn sự liền mạch của văn học thành văn Tày. Trong thơ Hoàng Đức Hậu, hiện thực là gam màu chủ đạo và đặc biệt nó là sáng tác cá nhân,

mang đậm màu sắc cá nhân. Điều này khác biệt với Truyện thơ nôm – thể loại đƣợc coi là sự giao thoa giữa văn học dân gian và thành văn.

Đến thời cận đại, rất ít những tác phẩm đƣợc sáng tác theo thể loại truyện thơ nôm xuất hiện.Với sự xuất hiện của thầy đồ Hậu giỏi thơ, các sáng tác theo thể thất ngôn Đƣờng luật đƣợc lên ngôi và thật sự gây hứng thú bởi nó đƣợc ứng tác phần lớn bằng tiếng Tày.

Hoàng Đức Hậu có một vị trí rất quan trọng trong văn học viết Tày. Bởi nếu không có ông, văn học viết Tày sẽ bị đứt quãng, sẽ không có chiếc cầu kết nối giữa xƣa và nay. Nhƣ một dòng chảy rất tự nhiên của lịch sử văn học, truyện thơ Nôm ra đời, rộ lên đến đỉnh điểm và đến cuối thế kỉ XIX thì dần tắt lụi. Thơ Đƣờng luật lại lên ngôi, phản ánh kịp thời hơn những vấn đề sâu sắc, nóng bỏng của cuộc sống thƣờng ngày và lịch sử dân tộc. Hoàng Đức Hậu là đại diện tiêu biểu của tộc ngƣời Tày ở địa hạt này.

Hình thành từ thế kỉ XVII, sau đó văn học viết Tày đƣợc nuôi dƣỡng và bồi đắp suốt chiều dài thời trung – cận đại cho đến ngày nay và ngày sau…là một sự hình dung hợp lí và khoa học. Cho dẫu văn học viết Tày chỉ là một bộ phận rất nhỏ xét về cả kết cấu, kích thƣớc, số lƣợng, những sự so sánh hơn kém về bút pháp, nội dung…thì nó vẫn là một bộ phận hữu cơ của nền văn học Việt Nam, góp phần làm cho kho tàng văn học Việt Nam thực sự là sự tổng hòa các sắc màu văn hóa của một cộng đồng thắm tình đoàn kết giữa các dân tộc anh em.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO * Tác phẩm văn học

1. Hoàng Đức Triều (chủ biên), Thơ Hoàng Đức Hậu, Nxb Việt Bắc, 1974.

2. Hoàng Văn Páo (Chủ biên), Lượn tày Lạng Sơn, Nxb Văn hóa dân tộc,

H, 2003.

3. Lục Văn Pảo, Lượn cọi, Nxb Văn hóa dân tộc, H, 1994.

4. Nông Quốc Chấn (chủ biên), Truyện thơ Tày Nùng, Nxb Văn học, H, 1964.

5. Nông Quốc Chấn (chủ biên), Hợp tuyển thơ văn Việt Nam – Tập 4, Nxb

Văn học, 1964.

6. Nguyễn Thị Yên (Chủ biên), Tục ngữ ca dao tày vùng hồ Ba bể, Nxb

Văn hóa dân tộc, H, 2007.

7. Triều Ân, Hoàng Quyết…, Tổng tập truyện thơ Nôm các dân tộc thiểu

số Việt Nam, Nxb Khoa học xã hội, H, 2008.

8. Triều Ân (chủ biên), truyện thơ Nôm Tày, Nxb Văn hóa dân tộc, H, 1994.

9. Triều Ân, Then Tày – những khúc hát, Nxb Văn hóa dân tộc, H, 204.

Tác phẩm nghiên cứu

10. Chu Xuân Diên, Văn hóa dân gian mấy vấn đề thi pháp luận và nghiên

cứu thể loại, Nxb Giáo dục, H, 2001.

11. Kiều Thu Hoạch, Truyện nôm nguồn gốc và bản chất thể loại, Nxb

Khoa học xã hội, H, 1993.

12. Nông Quốc Chấn, Đường ta đi: Phê bình – Tiểu luận, Nxb Việt Bắc, 1972.

13. Nhiều tác giả, Văn hóa dân gian những lĩnh vực nghiên cứu, Nxb Khoa

học xã hội, H, 1989.

14. Nhiều tác giả, Văn hóa dân gian những phương pháp nghiên cứu, Nxb

Khoa học xã hội, H, 1990.

15. Nhiều tác giả, Các dân tộc Tày Nùng ở Việt Nam, Viện Dân tộc học

xuất bản, H, 1992.

17. Phƣơng Lựu, Góp phần xác lập hệ thống quan điểm ăn học trung đại

Việt Nam, Nxb Văn hóa thong tin, H, 2002.

18. Phan Đăng Nhật, Văn học các dân tộc thiểu số Việt Nam, Nxb Văn hóa,

H, 1981.

19. Trần Ngọc Vƣơng (chủ biên), Văn học Việt Nam thế kỷ X – XIX, những

vấn đề lý luận và lịch sử, Nxb Giáo dục, H, 2007.

20. Trần Nho Thìn, Văn học trung đại Việt Nam dưới góc nhìn văn hóa,

Nxb Giáo dục, H, 2007.

21. Trần Đình Sử, Thi pháp học văn học trung đại Việt Nam, Nxb

ĐHQGHN, 2005.

22. Vũ Anh Tuấn, Truyện thơ Tày nguồn gốc, quá trình phát triển và thi

pháp thể loại, Nxb ĐHQGHN, 2004.

23. Vũ Anh Tuấn, Về một số biểu tượng văn học dân gian miền núi, tạp chí

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sự vận động của văn học viết tày từ truyện thơ nôm khuyết danh đến thơ hoàng đức hậu (Trang 81 - 87)