CHƢƠNG 3 TRIỂN VỌNG CỦA QUAN HỆ ẤN ĐỘ ASEAN
3.1. Triển vọng của quan hệ Ấn Độ ASEAN
3.1.2. Những thuận lợi và khó khăn
Thuận lợi
Ấn Độ và các nƣớc ASEAN đều là các quốc gia đang phát triển và đang chịu nhiều thiệt thòi trong một trật tự thế giới với vị trí bá chủ của Mỹ nhƣ hiện nay và phải đối mặt với nhiều vấn đề an ninh mới. Do đó, hai bên đều có nhu cầu hợp tác để tạo dựng một môi trƣờng thuận lợi cho xây dựng và phát triển đất nƣớc.
Sau chiến tranh lạnh, khoảng cách giàu nghèo giữa các nƣớc phát triển và đang phát triển cũng nhƣ giữa Bắc và Nam ngày càng lớn. Do đó, Ấn Độ và các nƣớc ASEAN đều cùng có mục tiêu đấu tranh cho một trật tự kinh tế quốc tế mới công bằng hơn bao hàm cả việc thúc đẩy quan hệ với các nƣớc phát triển. Vì vậy, đẩy mạnh quan hệ hợp tác Nam – Nam là tất yếu. Đó là câu trả lời cho câu hỏi vì sao Ấn Độ và ASEAN phải đẩy mạnh hợp tác để giải quyết các vấn đề nhƣ: an ninh lƣơng thực, kiểm soát dân số, quản lý nợ và phát triển bền vững. Thực tế, trong nhiều lĩnh vực nhƣ kinh tế, chính trị, văn hóa hay các vấn đề khác (môi trƣờng, nhân quyền, tiêu chuẩn lao động…), Ấn Độ và ASEAN đều có cùng quan điểm nhằm ủng hộ lẫn nhau trên các diễn đàn khu vực và quốc tế.
Năm 2003, Ấn Độ đã đề ra chính sách ngoại giao nƣớc lớn, trong đó nhấn mạnh quan hệ với ASEAN. Ấn Độ coi ASEAN nhƣ là ván bật để Ấn Độ bƣớc vào thị trƣờng châu Á – Thái Bình Dƣơng. Ảnh hƣởng của Ấn Độ ở đây sẽ góp phần duy trì đƣợc các mục tiêu chiến lƣợc của Ấn Độ, kiềm chế Trung Quốc, tạo ra một sự cân bằng quyền lực mới có lợi cho Ấn Độ (và cũng cho ASEAN) trong một thế giới đang thay đổi nhanh chóng. Quan hệ Ấn Độ - ASEAN sẽ đảm bảo cho hai bên
không bị phụ thuộc vào bất cứ một siêu cƣờng nào hay một sự áp đặt bất bình đẳng, do đó sẽ mang lại lợi ích cho cả hai phía, đảm bảo an ninh, ổn định ở khu vực châu Á – Thái Bình Dƣơng trong đó có Đông Nam Á.
Ấn Độ và ASEAN nói chung vẫn thuộc hàng các quốc gia đang phát triển. Tỷ lệ ngƣời nghèo đói ở cả hai bên (đặc biệt phía Ấn Độ) rất cao. Ấn Độ và ASEAN hiện có khoảng 400 triệu ngƣời nghèo đói. Với điểm tƣơng đồng nhƣ vậy cả ASEAN và Ấn Độ đều phải bổ trợ, hợp tác và tạo cơ hội cho nhau cùng phát triển.
Ngoài ra, những thế mạnh khác về khoa học kỹ thuật của Ấn Độ nhƣ: công nghệ phần mềm, công nghiệp đóng tàu, công nghiệp ô tô, công nghệ chế tạo máy, là những nhân tố thúc đẩy quan hệ Ấn Độ - ASEAN phát triển. Hiện nay, trung tâm công nghệ cao của Ấn Độ ở Bangalore đƣợc gọi là thung lũng Silicon thứ hai của thế giới. Mặt khác, do nắm đƣợc cơ hội phát triển ngành kinh tế mũi nhọn trong thời đại công nghệ thông tin, ngành công nghiệp phần mềm của Ấn Độ đã phát triển mạnh mẽ. Xuất khẩu phần mềm tăng bình quân mỗi năm 50%. Các sản phẩm tin học của Ấn Độ chiếm khoảng 30% thị trƣờng phần mềm của thế giới và trở thành nƣớc xuất khẩu mềm máy tính lớn thứ hai thế giới chỉ sau Mỹ [32 tr 63-67]. Ngƣợc lại, thế mạnh về khoa học công nghệ (nhƣ sản xuất đồ điện tử, linh kiện máy tính, đồ gia dụng…) của một số nƣớc ASEAN phát triển nhƣ Singapore, Malaysia, môi trƣờng đầu tƣ thông thoáng của các nƣớc ASEAN, hay sự tƣơng đồng về văn hóa cũng tạo thuận lợi cho việc đẩy mạnh quan hệ giữa hai bên.
Từ năm 1991, GDP của Ấn Độ đã tăng trƣởng nhanh chóng, bình quân 6,5%/năm. Những năm gần đây tốc độ còn đạt từ 7-8%/năm. Ngoài ra, nền kinh tế của các nƣớc ASEAN những năm gần đây liên tục đạt mức tăng trƣởng cao nhất thế giới. Do đó, hai bên có nhiều tiềm năng thúc đẩy hợp tác kinh tế. Theo một số nhà nghiên cứu, việc đẩy mạnh hợp tác kinh tế Ấn Độ - ASEAN là bƣớc đầu tiên của quá trình hội nhập kinh tế Đông Á của Ấn Độ. Điều này đã thể hiện qua việc Ấn Độ ký kết Hiệp định thƣơng mại tự do với Thái Lan năm 2003; ký văn kiện “Đối tác vì Hòa bình, tiến bộ và thịnh thƣợng chung” năm 2004; thiết lập Trung tâm phát triển doanh nghiệp tại các nƣớc thành viên của ASEAN nhƣ Lào, Việt Nam, Campuchia, Myanma; Tham gia các tổ chức khu vực nhƣ BIMSTEC, CECA, Chƣơng trình hợp
tác sông Hằng và sông Mekong; Ấn Độ cũng trở thành thành viên của Hội nghị thƣợng đỉnh Đông Á 2005 và mới nhất là Hiệp định thƣơng mại tự do ký tại Băng Cốc (Thái Lan) 2009 tạo bƣớc ngoặt lớn cho quan hệ Ấn Độ - ASEAN trong thế kỷ mới, đánh dấu một giai đoạn thành công mới của “chính sách hƣớng Đông”
Khó khăn, thách thức
Trọng tâm của “chính sách hƣớng Đông” của Ấn Độ hiện nay phần lớn vẫn hƣớng tới những thị trƣờng lớn và năng động ở Châu Á – Thái Bình Dƣơng nhƣ Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Nga, Úc, Niuzilan và một số nƣớc phát triển ở ASEAN nhƣ Singapore, Thái Lan, Malaysia… Điều này ít nhiều cũng tạo nên những khó khăn nhất định trong quan hệ Ấn Độ - ASEAN. Thực lực kinh tế Ấn Độ so với các cƣờng quốc khu vực và thế giới nhƣ Trung Quốc, Nhật, Mỹ còn nhiều hạn chế. Chiến lƣợc “chính sách hƣớng Đông” vẫn đang trong giai đoạn hoàn thiện và phát triển. Ngoại trừ công nghệ thông tin, chế tạo máy và một số lĩnh vực tiên phong khác, hầu hết các ngành sản xuất của Ấn Độ vẫn còn lạc hậu. Trong khi đó các nƣớc ASEAN lại rất cần vốn, kỹ thuật, kinh nghiệm sản xuất hiện đại để phát triển đất nƣớc của mình. Điều này đã gây cản trở cho quan hệ kinh tế Ấn Độ - ASEAN.
Mặc dù đã thực hiện cải cách về nhiều mặt nhƣ mở cửa hội nhập, khuyến khích đầu tƣ, chủ động và linh hoạt trong hợp tác thƣơng mại. Tuy nhiên sự chậm trễ trong đổi mới kinh tế cũng nhƣ sự thiếu thống nhất trong chính sách đối ngoại và thƣơng mại đã làm cho nền kinh tế Ấn Độ kém năng động và linh hoạt, gây không ít khó khăn cho các nƣớc ASEAN muốn làm ăn với Ấn Độ.
Sự chênh lệch về phát triển giữa các nƣớc ASEAN cũ và mới sẽ gây khó khăn cho quan hệ Ấn Độ - ASEAN. Cho đến nay, quan hệ thƣơng mại, đầu tƣ giữa Ấn Độ và ASEAN chủ yếu là quan hệ giữa Ấn Độ và các nƣớc ASEAN cũ nhƣ Thái Lan, Singapore, Malaysia, Indonesia.
Quyết định của ASEAN khi công nhận Ấn Độ là nƣớc đối thoại đầy đủ dựa trên sự đánh giá chiến lƣợc về vai trò cƣờng quốc của Ấn Độ, về sức mạnh kinh tế cùng những tiềm năng và thế mạnh có thể bổ sung cho ASEAN. Tuy nhiên, quan hệ đối thoại đầy đủ đã đặt ra thách thức cho các nhà hoạch định chính sách, các nhà
chiến lƣợc rằng liệu mối quan hệ này có đem lại những lợi ích về kinh tế - chính trị không? Ấn Độ tất nhiên nhìn ASEAN nhƣ một tổ chức có vai trò quan trọng trong việc tạo ra lợi thế so sánh của nền kinh tế cũng nhƣ lợi thế cạnh tranh của các doanh nghiệp Ấn Độ. Quan hệ đối thoại đầy đủ là một mối quan hệ mang tính thể chế chính thức, mặc dù có nhiều điểm đồng về văn hóa giữa Ấn Độ và ASEAN tuy nhiên vẫn tồn tại những điểm khác biệt về tính hệ thống cũng nhƣ quan niệm mà có thể cản trở hoạt động hợp tác Ấn Độ - ASEAN.
Có nhiều ngƣời cho rằng, quan hệ Ấn Độ - ASEAN sẽ gặp nhiều khó khăn do một số nƣớc ASEAN e ngại sẽ ảnh hƣởng đến quan hệ song phƣơng với Trung Quốc nếu tỏ ra quá thân thiết với Ấn Độ, hay sự chậm chân của Ấn Độ so với Nhật Bản và Trung Quốc trong việc thiết lập quan hệ với ASEAN, sự lãng quên của Ấn Độ với khu vực này trong gần ba thập kỷ. Tuy nhiên, có một nguyên nhân cơ bản đó là lý do kinh tế. Sự đóng cửa của nền kinh tế Ấn Độ trong một thời gian dài, mặc dù Ấn Độ đã tiến hành công cuộc cải cách kinh tế từ sau chiến tranh lạnh và đạt đƣợc một số thành tựu đáng khích lệ nhƣng nền kinh tế Ấn Độ vẫn chƣa đáp ứng đƣợc các nƣớc Đông Nam Á nhƣ một số nền kinh tế lớn khác. Ấn Độ cũng đang cần vốn và công nghệ cao là những thứ mà ASEAN cũng đang cần trong hợp tác kinh tế.
Bên cạnh đó tình hình chính trị nội bộ của Ấn Độ cũng không mấy ổn định do lãnh thổ rộng lớn, nhiều bang, đất nƣớc đa sắc tộc đa tôn giáo, đa ngôn ngữ, đa tín ngƣỡng, dân số đông, đói nghèo còn nhiều. Các hoạt động đánh bom, khủng bố, ly khai vẫn thƣờng xuyên diễn ra luôn gây đau đầu cho các nhà lãnh đạo Ấn Độ từ xƣa tới nay. Tại Đông Nam Á, một số quốc gia cũng có tình hình chính trị không mấy ổn định, các cuộc biểu tình, ly khai, hồi giáo cực đoan, khủng bố… thƣờng xuyên diễn ra, nhất là ở Thái Lan, Philipin, Indonesia.
Có thể nói, khu vực Đông Nam Á là trọng tâm trong tổng thể chính sách của Ấn Độ đối với khu vực châu Á – Thái Bình Dƣơng không chỉ vì sự gần gũi về văn hóa, truyền thống quan hệ tốt đẹp mà còn về vị trí chiến lƣợc quan trọng, về các lợi ích kinh tế. Những thành tựu bƣớc đầu của “chính sách hƣớng Đông” đối với quan hệ Ấn Độ - ASEAN đã đem lại lợi ích cho cả hai phía trong đó có Việt Nam, tăng
cƣờng vị thế của Ấn Độ trong khu vực và trên thế giới. Bên cạnh những khó khăn, thách thức mà quan hệ Ấn Độ - ASEAN gặp phải, “chính sách hƣớng Đông” giai đoạn này của Ấn Độ là một bƣớc phát triển mới nhằm khai thác những tiềm năng và thế mạnh của hai bên, thúc đẩy hơn nữa quan hệ Ấn Độ - ASEAN trong tƣơng lai.
Một số hướng phát triển trong quan hệ Ấn Độ - ASEAN thế kỷ 21
Cả Ấn Độ và ASEAN tích cực thúc đẩy hoàn thiện AIFTA theo đúng lộ trình hai bên đã đặt ra để sớm đƣa khu vực mậu dịch tự do Ấn Độ - ASEAN trở thanh thị trƣờng lớn và trung tâm hàng hóa thế giới trong thế kỷ này.
Đẩy mạnh hợp tác theo cơ chế hợp tác tiểu khu vực BIMSTEC và MGC sao cho những hợp tác này tận dụng đƣợc thế mạnh của nhau, cùng xúc tiến giúp nhau phát triển và có những cơ chế hợp tác tiểu khu vực vững chắc hơn nữa.
Đẩy mạnh FTA song phƣơng, xây dựng các hành lang và vành đai kinh tế, xây dựng các tuyến đƣờng giao thông, hợp tác và trao đổi về chuyển giao công nghệ cũng nhƣ hợp tác đào tạo về mặt con ngƣời.
Hợp tác về lĩnh vực biên giới đặc biệt an ninh biên giới biển, tổ chức tập trận chung, đào tạo sĩ quan quân đội và chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực hằng hải.