CHƢƠNG 3 TRIỂN VỌNG CỦA QUAN HỆ ẤN ĐỘ ASEAN
3.2. Quan hệ Ấn Độ Việt Nam
3.2.2. Thuận lợi và khó khăn trong quan hệ Ấn Độ Việt Nam
Thuận lợi
Sự phát triển mạnh mẽ và ngày càng tốt đẹp của mối quan hệ Việt Nam - Ấn Độ đƣợc xây dựng trên nhiều cơ sở bền vững.
Thứ nhất, hai nƣớc có lịch sử quan hệ hữu nghị lâu đời, gắn chặt với sự ủng
hộ lẫn nhau trong suốt những năm cả hai nƣớc Việt Nam và Ấn Độ đấu tranh giành độc lập. Những thành tựu to lớn trong quan hệ hữu nghị, hợp tác giữa hai dân tộc trong hơn 50 năm qua, đặc biệt trong quá trình hợp tác, là hành trang và là cơ sở để hai nƣớc bƣớc vào thế kỷ 21 với những thành công hơn nữa trong mọi lĩnh vực.
Quan hệ hữu nghị truyền thống giữa Việt Nam và Ấn Độ đã đƣợc nâng lên một tầm cao mới, trở thành quan hệ đặc biệt, gần gũi, gắn bó tin cậy và là đối tác chiến lƣợc với việc ký Tuyên bố chung về Khuôn khổ hợp tác toàn diện giữa hai nƣớc 2003. Đó là tầm cao của quan hệ chính trị, là điểm tựa để tăng cƣờng quan hệ trên các lĩnh vực khác. Năm 2007 Việt Nam - Ấn Độ ký Tuyên bố chung về quan hệ đối tác chiến lƣợc đƣa quan hệ hai nƣớc lên đỉnh cao quan hệ mới, mối quan hệ mà chƣa từng đƣợc thiết lập trong quá khứ. Đây sẽ là nền tảng và động lực để hai nƣớc vận dụng thế mạnh của mình, cùng vƣơn cánh tay hợp tác ra khu vực và ra thế giới.
Ngoài các tuyên bố trên, hai bên đã ký kết nhiều hiệp định và các văn bản hợp tác khác, tạo cơ sở pháp lý khá vững chắc cho quan hệ hữu nghị và hợp tác toàn diện: Hiệp định thƣơng mại, Hiệp định tránh đánh thuế hai lần, Hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tƣ, Hiệp định hợp tác văn hóa, Hiệp định hàng không, Hiệp định hợp tác du lịch, Bảo vệ môi trƣờng và bảo vệ rừng, Hợp tác khoa học – công nghệ, Thỏa thuận hợp tác năng lƣợng nguyên tử vì mục đích hòa bình…
Hai là, Việt Nam có vị trí quan trọng đối với chính sách đối ngoại Ấn Độ ở
Đông Nam Á và châu Á, Ấn Độ có vị trí quan trọng trong đƣờng lối đổi mới của Việt Nam. Hai dân tộc có nhiều nét tƣơng đồng về lịch sử, về văn hóa, có nhận thức chung về nhiều vấn đề quốc tế và khu vực; hai nƣớc có nhiều lợi ích song trùng.
Ba là, cả hai nƣớc còn nhiều tiềm năng để phát triển hợp tác. Ấn Độ là cƣờng
quốc khu vực với GDP đứng thứ 11 thế giới (theo đánh giá của IMF “1.235.975 triệu USD” và World bank “1.296.085 triệu USD” năm 2009), với hơn 1 tỷ dân, tài nguyên thiên nhiên phong phú, cách không xa Việt Nam, đặc biệt lại là cƣờng quốc tin học… Việt Nam đang đổi mới thành công, chính trị ổn định, dân số trẻ, trình độ dân trí cao. Cả hai nƣớc đều tích cực hội nhập với khu vực và thế giới, vì vậy có thể khai thác thành công hợp tác đa phƣơng.
Bốn là, lãnh đạo hai nƣớc có quyết tâm cao thúc đẩy quan hệ giữa hai dân tộc
vì lợi ích chung của nhân dân hai nƣớc. Những cam kết đó cũng là cơ sở vững bền cho sự phát triển sâu rộng của quan hệ Việt - Ấn. Hai thủ tƣớng đã thỏa thuận tăng kim ngạch thƣơng mại, thúc đẩy đầu tƣ, hợp tác khoa học và công nghệ mà khoa học và công nghệ là trọng tâm hợp tác của Ấn Độ - Việt Nam tại thời điểm hiện tại và trong tƣơng lai.
Năm là, bản chất con ngƣời Ấn Độ hiền lành, không toan tính, ít tham vọng.
Đây là tiền đề quan trọng giúp Việt Nam có thể hợp tác với Ấn Độ trên nhiều lĩnh vực từ kinh tế, chính trị, văn hoá xã hội. Góp phần phát triển quan hệ Việt Nam Ấn Độ ngày một tốt đẹp hơn.
Sáu là, “chính sách hƣớng Đông” của Ấn Độ dù có mục tiêu hƣớng tới Đông
Nam Á xa hơn nữa là vƣơn tới Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc, Nga, Úc, Niu di Lân, Mỹ… nhƣng tham vọng thực chất hiện nay của Ấn Độ vẫn là giành đƣợc lợi
ích từ chiến lƣợc ở Ấn Độ Dƣơng, Nam Á, Trung Á, Trung Cận Đông, những khu vực liền kề với lợi ích sát sƣờn với Newdelhi hơn. Đồng thời chống lại sự gia tăng ảnh hƣởng của các cƣờng quốc khác đặc biệt là Trung Quốc ở khu vực này. Ấn Độ phải giữ vững đƣợc lợi ích chiến lƣợc tại khu vực này thì mới tạo cơ sở đƣa Ấn Độ từ một cƣờng quốc khu vực trở thành cƣờng quốc thế giới trong thế kỷ 21. Để trở thành cƣờng quốc thế giới, Newdelhi buộc phải có một ghế chính thức tại Hội đồng Bảo an, chiếc ghế quyền lực này đảm bảo cho Newdelhi có một vị trí vững chắc trên vũ đài chính trị thế giới. Hơn nữa, lịch sử cho thấy Ấn Độ là một nƣớc lớn nhƣng chƣa từng có tham vọng bành trƣớng ảnh hƣởng ra Đông Nam Á, tranh giành lợi ích của các nƣớc ASEAN trong đó có Việt Nam. Điều này tạo cơ sở thúc đẩy quan hệ Việt Nam - Ấn Độ ngày càng phát triển hơn nữa.
Những vấn đề khó khăn
Tuy cả hai nƣớc đều nhận thức đƣợc tầm quan trọng phải tăng cƣờng quan hệ, song quan hệ Việt Nam - Ấn Độ luôn chịu sự tác động của các cặp quan hệ khác, trƣớc hết là quan hệ của hai nƣớc với các đối tác chính nhƣ Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản, Liên minh châu Âu (EU). Các cặp quan hệ này lại luôn có những biến động nên không phải lúc nào cũng thuận lợi. Những hệ quả tiêu cực đƣơng nhiên sẽ đặt ra cho quan hệ Việt Nam - Ấn Độ những khó khăn không nhỏ.
Mặt khác, hợp tác song phƣơng trong thời gian qua tiếp tục phát triển, tuy nhiên lãnh đạo cả hai nƣớc đều nhất trí nhận định rằng mức độ hợp tác kinh tế còn thấp và tiến triển chậm, chƣa tƣơng xứng với quan hệ chính trị tốt đẹp và tiềm năng hai nƣớc, thể hiện qua các mặt:
Về thƣơng mại, kim ngạch buôn bán hai chiều giữa hai nƣớc còn quá thấp so với tiềm năng hai nƣớc (khoảng 2 tỷ USD năm 2009, trong khi đó kim ngạch thƣơng mại Việt Nam – Trung Quốc xấp xỉ 20 tỷ USD 2009) “Nguồn IMF và WB”. Bên cạnh đó, cán cân buôn bán giữa hai nƣớc rất mất cân đối, nghiêng về phía bất lợi cho Việt Nam. Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam chƣa tìm đƣợc chỗ đứng trên thị trƣờng Ấn Độ.
Về quan hệ đầu tƣ, mặc dù Việt Nam là một trong những thị trƣờng đƣợc Ấn Độ đầu tƣ nhiều nhất, nhƣng tổng vốn đầu tƣ từ Ấn Độ vào thị trƣờng Việt Nam
vẫn còn ở mức khiêm tốn (xấp xỉ 201 triệu USD năm 2009, trong khi đó Đài Loan đứng đầu danh sách với 21,334 tỷ USD, Hàn Quốc 22,573 tỷ USD, Nhật Bản 17,816 tỷ USD, Trung Quốc 2,741 tỷ …). Hiện nay Ấn Độ mới chỉ xếp thứ 29 (Đài Loan đứng đầu, Mỹ đứng thứ 6, Trung Quốc đứng thứ 15…) trong danh sách các nƣớc và khu vực đầu tƣ vào Việt Nam “Nguồn Bộ kế hoạch đầu tư – Cục Đầu tư nước ngoài”
Nguyên nhân
- Việt Nam và Ấn Độ đều là những nƣớc đang phát triển, đang trong quá trình chuyển đổi kinh tế, đều cần vốn, thị trƣờng và kỹ thuật cao để hiện thực hóa nền kinh tế. Trong khi đó, khả năng bổ sung cho nhau về kinh tế thấp do Ấn Độ và Việt Nam đều là những nƣớc nông nghiệp, các mặt hàng xuất khẩu: hàng may mặc, chè, gạo, cà phê, hạt tiêu… tƣơng tự nhau. Do vậy, việc thúc đẩy quan hệ thƣơng mại phát triển nhƣ hai bên mong muốn là điều rất khó khăn. Một số mặt hàng có thế mạnh riêng của mỗi nƣớc nhƣ máy móc, phần mềm, đƣợc phẩm của Ấn Độ và thủy hải sản, dầu thô, than đá của Việt Nam vẫn chƣa đƣợc phát huy tốt để trở thành mặt hàng bổ sung cho nhau.
- Thứ hai, cả hai nƣớc đều đang trong quá trình đổi mới và cải cách nên thủ tục hành chính còn rƣờm rà, chính sách có chỗ còn bất hợp lý. Về phía Việt Nam, môi trƣờng pháp lý chƣa đồng bộ, ít thuận lợi cho các doanh nghiệp kinh doanh và đầu tƣ. Thủ tục còn rƣờm rà, gây trở ngại cho các doanh nghiệp trong quá trình làm thủ tục hải quan. Tình trạng tham nhũng, thiên vị trong các dự án gọi thầu quốc tế khiến cho một số công ty Ấn Độ có đủ điều kiện vẫn không đƣợc trúng thầu. Thủ tục cấp Visa cho các doanh nghiệp nƣớc ngoài còn nhiều bất cập. Về Ấn Độ, tình trạng bao cấp, bảo hộ trong nền kinh tế còn khá nặng nề, các thủ tục hành chính cũng chƣa đƣợc thông thoáng, cản trở các doanh nghiệp của ta muốn thâm nhập thị trƣờng Ấn Độ. Tình trạng quan liêu, cửa quyền trong một số bộ máy nhà nƣớc đã dẫn tới việc một số doanh nghiệp Việt Nam khi nhập khẩu hàng hóa vào thị trƣờng Ấn Độ đã phải đóng thuế với mức thuế suất áp dụng cho các mặt hàng có nguồn gốc từ những quốc gia không đƣợc ƣu đãi. Bên cạnh đó, tình trạng tham nhũng ăn hối lộ khá phổ
biến trong các cơ quan hữu quan Ấn Độ đã gây ấn tƣợng xấu cho các doanh nghiệp Việt Nam.
- Thứ ba, theo đánh giá của các doanh nghiệp Việt Nam, chất lƣợng thiết bị, máy móc và hàng hóa của Ấn Độ chƣa cao và giá cả chƣa cạnh tranh đƣợc với hàng hóa các nƣớc công nghiệp mới NICs, ASEAN và đặc biệt là hàng Trung Quốc. Trong số các mặt hàng xuất khẩu truyền thống của Ấn Độ nhƣ máy móc, vải, hóa chất, dƣợc liệu, săm lốp… chỉ duy nhất dƣợc phẩm là có chất lƣợng khá, giá cả hợp lý, đƣợc khách hàng Việt Nam chấp nhận. Các mặt hàng khác của Ấn Độ có chất lƣợng thấp, không cạnh tranh nổi với các mặt hàng cùng loại của EU, Nhật Bản, Hàn Quốc. Về giá cả thì không hấp dẫn bằng hàng Trung Quốc và ASEAN.
- Thứ tƣ, việc thiếu đƣờng bay và đƣờng vận tải trực tiếp cũng phần nào ảnh hƣởng đến việc trao đổi hàng hóa và dịch vụ giữa hai nƣớc. Hiện tại, hàng hóa hai nƣớc đều phải qua Thái Lan (vận tải hàng không) hoặc qua Singapore (vận tải đƣờng biển) mới đến đƣợc thị trƣờng của nhau.
- Thứ năm, có lẽ hai nƣớc chƣa chú trọng đúng mức đến việc tìm hiểu và phổ biến kênh thông tin trị trƣờng của nhau. Có thể phía Việt Nam chƣa đánh giá hết về tiềm năng và sự phát triển của Ấn Độ, nhất là các ngành nhƣ công nghệ thông tin, chế tạo máy, khoa học và giáo dục. Còn phía Ấn Độ có thể chƣa đánh giá hết thị trƣờng tiêu thụ Việt Nam nên chƣa mạnh dạn đầu tƣ nhiều.
Triển vọng quan hệ hai nƣớc Việt Nam - Ấn Độ
Trƣớc mắt, rõ ràng quá trình hợp tác kinh tế Việt Nam - Ấn Độ vẫn còn không ít khó khăn. Song trên bình diện chiến lƣợc vĩ mô, sự hợp tác này không thể không duy trì và mở rộng. Ấn Độ luôn đánh giá cao thị trƣờng Việt Nam vì không những đây là một thị trƣờng đầy tiềm năng, lớn nhất nhì Đông Nam Á, mới bắt đầu mở cửa mà còn là đầu cầu để thâm nhập vào thị trƣờng Đông Dƣơng và Đông Nam Á. Về phần mình, Việt Nam cũng đánh giá cao tiềm năng kinh tế của Ấn Độ, muốn tranh thủ thế mạnh của Ấn Độ trên các lĩnh vực công nghiệp chế biến và một số ngành kỹ thuật cao nhƣ năng lƣợng nguyên tử, công nghệ sinh học, điện tử, công nghiệp phần mềm.
Nhiều nhà kinh tế trên thế giới dự báo rằng trong một vài thập kỷ tới, Ấn Độ sẽ trở thành một trong những cƣờng quốc kinh tế khu vực. Nền kinh tế Việt Nam lúc đó cũng sẽ đạt trình độ phát triển khá. Số liệu thống kê cũng cho thấy, trong những năm qua và dự báo trong những năm tới, thƣơng mại Nam – Nam có tốc độ phát triển mạnh hơn nhiều so với thƣơng mại Bắc – Nam. Cả hai nƣớc Việt Nam và Ấn Độ đều là nƣớc đang phát triển và cần đến thị trƣờng của nhau. Với dân số trên một tỷ ngƣời, Ấn Độ là một thị trƣờng rộng lớn tiềm năng nếu các doanh nghiệp Việt Nam biết khai thác tốt. Việt Nam và Ấn Độ cũng thỏa thuận mở đƣờng bay thẳng giữa hai nƣớc trong thời gian tới. Đây sẽ là một động lực và một tín hiệu tốt cho ngành du lịch hai nƣớc và tạo điều kiện thuận hơn nữa cho doanh nghiệp hai nƣớc tiếp cận thị trƣờng của nhau.
Một số hƣớng phát triển quan hệ Ấn Độ - Việt Nam trong thế kỷ 21
Duy trì mối quan hệ chính trị khăng khít, tình hữu hảo giữa Ấn Độ và Việt Nam từ thời lịch sử.
Tăng cƣờng hợp tác kinh tế, đặc biệt hợp tác trong lĩnh vực là thế mạnh của nhau nhƣ công nghệ thông tin, công nghiệp ô tô, nông nghiệp, ngoại ngữ…
Xây dựng các tuyến đƣờng giao thông thuận lợi cho việc giao lƣu đi lại giữa hai quốc gia.
Tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp Ấn Độ và Việt Nam muốn tìm hiểu thị trƣờng của nhau, mở ra các cơ chế ƣu đãi cho các doanh nghiệp đầu tƣ vào thị trƣờng của hai bên.
Hợp tác về mặt quân sự, đặc biệt an ninh biên giới biển, hợp tác khai thác dầu khí tại biển Đông, hợp tác và trao đổi công nghệ khai thác dầu khí ngoài biển Đông.
Khuyến nghị chính sách
Đẩy mạnh quan hệ chính trị giữa hai nƣớc
Mối quan hệ chính trị tốt đẹp là nền tảng vững bền cho quan hệ kinh tế thƣơng mại song phƣơng phát triển. Hai bên cần tiếp tục chủ động duy trì tiếp xúc cấp cao, nhằm kịp thời thống nhất biện pháp phối hợp hành động tại các diễn đàn quốc tế, thúc đẩy hợp tác kinh tế, thƣơng mại và khoa học công nghệ. Bên cạnh các
phái đoàn cấp Chính phủ, hai bên cần tăng cƣờng trao đổi các đoàn cấp Bộ để tìm kiếm, đánh giá đúng tiềm năng, phong cách làm ăn của đối tác hai nƣớc. Hai bên cần phối hợp tổ chức các cuộc hội thảo tại một số địa phƣơng Việt Nam và Ấn Độ để giúp các doanh nghiệp hiểu nhau hơn.
Để có thể thúc đẩy quá trình này, hai nƣớc cần phải cố gắng và nỗ lực hơn nữa trong việc thúc đẩy kim ngạch buôn bán cũng nhƣ hợp tác trên các vấn đề chính trị xã hội. Trƣớc hết mỗi bên nên lập một cơ quan chuyên trách cấp chính phủ về xúc tiến thƣơng mại, đầu tƣ và hợp tác khoa học kỹ thuật hai nƣớc; tiến tới hai nƣớc dành cho nhau quy chế tối huệ quốc và lập Khu vực mậu dịch tự do Ấn Độ - Việt Nam.
Tiến hành họp thƣờng kỳ Ủy ban Liên chính phủ về hợp tác kinh tế thƣơng mại và khoa học công nghệ nhằm thúc đẩy hợp tác có hiệu quả giữa hai nƣớc trên mọi lĩnh vực. “Nhóm công tác chung” cần gọn nhẹ hơn nữa, có thể chỉ bao gồm đại diện Văn phòng Chính phủ, Bộ Kế hoạch Đầu tƣ, Bộ Tài chính và Bộ Ngoại giao. Nhóm này phải có đủ khả năng và thẩm quyền điều tiết, chỉ đạo giải quyết các vấn đề nảy sinh liên quan đến thỏa thuận cấp cao và Ủy ban liên chính phủ.
Bên cạnh những mối liên hệ về ngoại giao chính thức, quan hệ bạn bè mang tính chất cá nhân giữa các nhà lãnh đạo hai nƣớc cũng cần đƣợc củng cố hơn nữa. Việc Đảng Quốc Đại đứng đầu Liên minh Tiến bộ Thống nhất (UPA) lên nắm quyền hiện nay tại Ấn Độ là thuận lợi lớn cho Việt Nam. Phía Việt Nam cần tăng cƣờng tìm kiếm các mối quan hệ với các nhà lãnh đạo Ấn Độ, nhất là những thành viên của Đảng Quốc Đại, là đảng vốn có truyền thống hữu nghị lâu đời với nƣớc ta.
Về hoạt động ngoại giao đa phƣơng, hai bên cần tăng cƣờng hợp tác đấu tranh tại các diễn đàn quốc tế mà ở đó Ấn Độ có nhiều thế mạnh và kinh nghiệm phong