Gây dựng phẩm chất cá nhân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu cổ nhân ngôn hành lục của đặng xuân bảng luận văn ths hán nôm 60 22 01 04002 (Trang 28 - 40)

6. Cấu trúc của luận văn

2.1. Giá trị nội dung tác phẩm Cổ nhân ngôn hành lục 古人言行錄

2.1.1. Gây dựng phẩm chất cá nhân

Đặng Xuân Bảng rất chú trọng vào việc tu dưỡng bản thân, ông gọi đó là Lập

nhân phẩm (立人品), ông cho rằng làm người thì trước hết phải xây dựng được

phẩm chất cốt cách của bản thân, phải là người có đạo đức thì mới dạy người khác được.

Con người cần nhất là có ý chí, để nói về ý chí của con người Đặng Xuân Bảng chép đoạn: 人不能無错念只須要扯得轉來/Nhân bất năng vô thác niệm, chỉ

tu yếu xả đắc chuyển lai/ Người ta không thể không có ý nghĩ sai lệch, chỉ là cuối

cùng muốn bộc lộ ra không”. [1, 8a]. Chép đoạn này Đặng Xuân Bảng muốn cảnh tỉnh con em xem lại bản thân, xem bản thân tu dưỡng đến đâu, có bị suy nghĩ xấu xâm hại chưa, có bị những ý nghĩ sai lệch muốn bộc lộ ra chưa, con em nên tự vấn sự tu tỉnh bản thân và nếu có những tà niệm thì nên bỏ đi, bởi ai chẳng có những lúc

có suy nghĩ lầm lỗi, trừ bỏ được nó bằng sự tu dưỡng vậy mới gọi là thành công trong việc tu dưỡng. Con người ta ai chẳng có ham muốn, người muốn của cải, người muốn quyền lực…, có càng nhiều ham muốn càng nảy sinh những ý nghĩ xấu để thực hiện được ham muốn, có được những điều ham muốn người ngay thẳng làm theo cách ngay thẳng, kẻ tiểu nhân làm theo cách của kẻ tiểu nhân, làm người ngay thẳng mà để mặc cho ham muốn của bản thân đi quá xa thì rồi cũng sẽ trở thành kẻ tiểu nhân không ngại gây ra những chuyện xấu xa để thỏa mãn ham muốn của mình. Đặng Xuân Bảng có chép đoạn răn con em trừ bỏ đi ham muốn ắt giảm đi được

chuyện xấu:“愼風寒節嗜欲是從吾身上却病法省憂愁戒煩惱是從吾身上却疾法/

Thận phong hàn, tiết thị dục, thị tòng ngô thân thượng khước bệnh pháp, tỉnh ưu, sầu giới phiền não thị tòng ngô thân, thượng khước tật pháp/ Cẩn trọng sương gió,

hạn chế ham muốn ở trên thân ta. Phép đuổi bệnh, bỏ ưu sầu, ngừa phiền não ở trên

thân ta”. [1, 8b], suy nghĩ thấu đáo đáo trước sau sẽ trừ bỏ được những ý nghĩ xấu

chen vào, biết cẩn trọng thì bản thân sẽ giảm được ưu phiền, chép đoạn trên Đặng Xuân Bảng có ý răn con em trước sau nên biết nghĩ ngợi, bỏ được một việc xấu thì bản thân cũng bớt đi tật bệnh vậy, việc gì cũng từ bản thân ta mà ra, rèn luyện bản thân rất quan trọng trừ bỏ được ham muốn là cội nguồn của việc trừ bỏ ưu sầu, tất cả phiền não cũng từ bản thân ta mà ra, tiết chế được những ham muốn chính là bước đầu tiên để thoát khỏi những ưu phiền.

Có ý chí thì mới có thể rèn luyện được bản thân, không có kẻ ý chí kém cỏi mà bản thân tu dưỡng thành công, ý chí của con người là căn bản để lập phẩm chất cá nhân. Tuy nhiên rèn luyện và tu dưỡng đạo đức không thể ngày một ngày hai là hoàn thành, tu dưỡng cần thực hiện bền bỉ, lâu dài, không phải chỉ ngày một ngày hai là được, việc tu dưỡng lặp đi lặp lại sẽ trở thành thói quen, người ta sẽ hành động như chuyện tất nhiên mà không rơi vào sa ngã. Thế nhưng sự rèn luyện tu thân ấy là dành cho người có sự giáo dục tốt, tự biết phân biệt phải trái đúng sai, biết gần người “quân tử” để học tập, tránh xa kẻ “tiểu nhân” để tránh bị lây nhiễm thói hư tật xấu của họ. Và điều đó cần thực hiện bền bỉ suốt đời, chiến thắng được cám dỗ, thoát ra được khỏi “lòng tà” thì con người sẽ đến gần hơn với “thành đức”. Làm điều nhân nghĩa còn quan trọng hơn giữ gìn thân thể, tài sản có nhiều bao nhiêu đi

chăng nữa rồi lại lo lắng cất giấu, chi bằng tích cóp việc thiện để làm gương cho con cháu, cũng là tài sản vô giá để lại cho đời sau, Đặng Xuân Bảng chép đoạn: “護體面不如重廉恥立黨羽不如昭信義恣毫不如樂名教廣田宅不如教義方/Hộ

thể diện bất như trọng liêm sỉ, lập đảng vũ bất như chiêu tín nghĩa, tứ hào bất như lạc cách giáo. Quảng điền trạch bất như giáo nghĩa phương/ Bảo hộ thể diện không

bằng trọng liêm sỉ, lập bè đảng không bằng làm sáng tín nghĩa, một chút phóng túng

không bằng vui danh giáo, ruộng đất rộng không bằng dạy đạo nghĩa”. [1, 8b]. Lại

có đoạn chép: “心術不可得罪於天地言行要留好樣與兒孫/Tâm thuật bất khả đắc

tội ư thiên địa, ngôn hành yếu lưu hiếu dạng dữ nhi tôn/ Bày tỏ tấm lòng mà không

phải tội ở trời đất, ngôn ngữ hành động phải lưu lại tốt đẹp cho con cháu” [1, 9a]. Đoạn này Đặng Xuân Bảng muốn nói rằng, bề ngoài qua năm tháng sẽ thay đổi, chỉ có liêm sỉ mới không thay đổi theo thời gian, giữ được liêm sỉ mới khiến người khác nể phục, kẻ không có liêm sỉ không đáng để kết giao, kết giao với họ bản thân học tập theo và cũng trở nên mất liêm sỉ; bạn bè có nhiều đi chăng nữa mà không dùng tín nghĩa để đối đãi với nhau thì không có ý nghĩa; phóng túng rồi sẽ mất đi đạo nghĩa, bản thân cũng chán nản, phóng túng nhiều tài sản sẽ theo đó mà tiêu tán đi chi bằng học tập những điều hay ở đời, học những điều tốt và làm theo những điều đó, đem những điều hay dạy bảo cho người khác, vậy chẳng phải là có ý nghĩa hơn sao, bày tỏ lòng mình ra, con em nhìn vào đó mà học tập, lễ nghĩa trong nhà cũng từ đó mà được bảo toàn vậy.

Con người ta vốn luôn muốn đề cao bản thân, luôn cho mình hơn người khác và đều muốn mọi việc được tốt đẹp, con người biết tư duy suy nghĩ đúng sai thiệt hơn, điều ấy phân biệt con người với loài vật khác, thế nhưng có kẻ biết là xấu

nhưng vẫn cứ lao vào, vậy chẳng là không khác vật sao, Cổ nhân ngôn hành lục có

đoạn:“人於外物奉身者事事要好只有自家一箇身與心却不要好苟得外物好時不

知道自家身與心巳自先不好也/ Nhân ư ngoại vật phụng thân giả, sự sự yếu hảo,

chỉ hữu tự gia nhất cá thân dữ tâm. Khước bất yếu hảo, câu đắc ngoại vật hiếu thời bất tri đạo tự gia thân dữ tâm kỷ tự tiên bất hiếu dã/ Người khác vật, luôn muốn đề

không muốn tốt, được lúc thuận lợi mà không biết đường làm hết thân mình, chính

là tự biết trước không tốt rồi”. [1, 3a], đoạn này Đặng Xuân Bảng có ý nhắc nhở con

cháu phải biết tùy thời cơ mà làm, việc tốt đến thì hãy làm tận tâm tận lực rồi sẽ có trái ngọt, nếu chỉ làm nửa vời mà mong được quả ngọt, chuyện ấy là không có, chỉ có làm trái đạo thì mới được.

Bàn về chuyện “mệnh trời” Đặng Xuân Bảng chép lời Viên Quân Tải4 ghi trong

sách Thế Phạm rằng: “富貴自有定分然造物旣設爲一定之分又設爲不則之

機使天下之人朝夕奔趨至老而不覺奔趨而得者不遇一二不得者千萬人人以其一 二之得者至於降心費用老死而無成者多矣不知奔趨而得亦其定分之所當有者雖 不奔趨亦终必得前輩謂死生富貴生來注定君子贏得為君子小人枉為小人人自不 知耳/Phú quý tự hữu định phận, nhiên tạo vật tức thiết vi nhất định chi phận, hữu

thiết vi bất tắc chi cơ sử thiên hạ chi nhân, triều tịch bôn xu, chí lão nhi bất giác bôn xu nhi đắc giả, bất ngộ nhất nhị bất đắc giả thiên vạn nhân, nhân dĩ kỳ nhất nị chi giả, chí ư giáng tâm phí dụng, lão tử nhi vô thành giả đa hỹ. Bất tri bôn xu nhi đắc diệc kỳ định phận chi sở đương hữu giả, tuy bất bôn xu diệc chung tất đắc, tiền bối vị tử sinh phú quý, sinh lai chú định, quân tử doanh đắc vi quân tử, tiểu nhân uổng vi tiểu nhân, nhân tự bất tri nhĩ/ Phú quý tự có phân định rồi, tạo vật đã sắp

đặt chia làm nhất định, lại sắp đặt cơ hội không theo khuôn phép, khiến người thiên hạ sớm tối vội vàng, đến già không hiểu ra vội vàng mà được gì, không mắc phải một hai, chẳng được gì đến ngàn vạn người, người được một hai của họ đến lúc nén lòng phí dụng, già chết mà không được nhiều việc, chẳng biết rằng vội vàng mà được việc cũng là cái đã phân định rồi, tuy không vội vàng đến cuối cùng vẫn được vậy, người đi trước sống chết vì phú quý, lúc sinh chỉ chú ý cái đã phân định, quân tử thắng được làm quân tử, tiểu nhân gian tà làm tiểu nhân, người ta tự không biết mà thôi”. [1, 3a-3b], sống ở trên đời ai mà chẳng ham thích phú quý, thế nhưng phú quý – bần tiện là do trời phân định, hơn thế nữa mệnh trời thì không theo khuôn khổ để người ta cứ theo đó mà làm, điều ấy gây nghi hoặc cho người đời có hay không có mệnh, người không tin cứ “vội vội vàng vàng” “tranh tranh giành giành” suốt

4

Viên Quân Tải (-1195), người nước Tống, tác giả của sách Viên thị thế phạm (nội dung về giáo dục lập thân, gồm 4 quyển.)

cuộc bươm chải cuối cùng chưa chắc được gì, có người ung dung tự tại vẫn được giàu sang phú quý. Chép đoạn trên, hẳn rằng Đặng Xuân Bảng cũng tin vào chữ mệnh, vì mệnh chi phối rồi cho nên suốt cuộc đời ông không nghi ngờ, việc nào cũng làm đâu ra đấy, nhân đó ông răn con cháu sớm nhận ra mệnh của mình, người người đều được sắp đặt sẵn, nếu nghi hoặc làm việc gì cũng không hoàn thành, đến già vẫn nghi hoặc không được việc gì, vậy là phí dụng một đời. Tin vào chữ mệnh, cho nên cứ tận tâm đi rồi mệnh sẽ ứng.Cho nên có chuyện người ta nỗ lực để kiếm tìm phú quý không màng tới nhân phẩm, đạo đức mà họ không tự biết rằng, nhân phẩm thì tu dưỡng được còn mệnh trời thì khó cải, có vội vàng cũng chẳng được. Lại có đoạn Đặng Xuân Bảng chép: “體認天理只在吾心安不安人情安不安上

/Thể nhận thiên lý, chỉ tại ngô tâm an bất an, nhân tình an bất an thượng/ Thân thể chịu lẽ trời, chỉ ở lòng ta yên hay không, tâm tình người yên hay không yên”. [1,

8a], lòng yên ổn tự nhiên sẽ biết chấp nhận mệnh trời, chuyện giàu nghèo, sống chết cũng không bị phân tâm, làm việc cũng sẽ hết sức để đợi mệnh trời ứng tới. Nói đến mệnh có đoạn Đặng Xuân Bảng chép lời Tạ Thượng Tế5: “謝上察嘗言萬事有命人 力計較不得平生未嘗干人在書局亦不謁執政或勤之曰他安得陶鑄我自有命在 若信不及風吹草動便生恐懼信得命在便養得氣不坐折/Tạ Thượng Tế thường

ngôn vạn sự hữu mệnh, nhân lực kế giác bất đắc, bình sinh vị thường can nhân, tại thư cục diệc bất yết chấp chính, hoặc cần chi viết: tha yên đắc đào chú, ngã tự hữu mệnh tại, nhược tín bất cập, phong xuy thảo động, tiện sinh khủng cụ, tín đắc mệnh tại, tiện dưỡng đắc khí bất tọa chiết/ Tạ Thượng Tế từng nói muôn việc có mệnh,

sức người mưu tính rõ ràng chẳng được. Bình sinh chớ thử mạo phạm người, trong sách cũng không bái kẻ chấp chính. Hoặc chăm chỉ việc của mình, nói: người ta yên ổn được hun đúc, tôi tự có mệnh rồi. Nếu tin không đủ, gió thổi cỏ động, bèn sinh sợ hãi; tin được ở mệnh, liền nuôi dưỡng được khí chẳng vì thế hao tổn”[1, 16b]. Có

câu: “Mưu sự tại nhân, hành sự tại thiên.”[14, 20], con người có mưu tính thế nào

đi chăng nữa cũng không được, vì mọi việc trời đã sắp đặt, mệnh chi phối cả việc người ta làm quan, đỗ đạt, bản thân thấy mọi việc thuận lợi mà tùy ý mạo phạm

5

người khác cho rằng không hại mình, dù không hại nhưng không được người khác tôn bái. Người yếu ớt không tin có mệnh, cứ lo lắng sợ hãi, cả đời sẽ không làm được nhiều việc. Người biết việc của mình, nói bản thân có mệnh, cứ nỗ lực hết mình, không nên đổ tại người thân gia đình, nếu không được là do tu tập chưa đến, hoặc là do mệnh chưa tới mà thôi, cho nên có đoạn Môn Doãn Xuyên6 nói: “或門伊川曰家貧親老應舉求仕不免得失之累先生曰此只是志不勝氣然得之不 得曰有命又問在己固可為親奈何曰為己為親者只一事若不得其如命何/Hoặc

Môn Y Xuyên viết: gia bần thân lão, ứng cử cầu sĩ, bất miễn đắc thất chi lũy, tiên sinh viết: thử chỉ thị chí bất thắng khí nhiên đắc chi bất đắc viết: hữu mệnh, hựu vấn tại kỷ cố khả, vị thân nại hà, viết: vị kỷ vị thân giả chỉ nhất sự, nhược bất đắc, kỳ như mệnh hà/ Hoặc Môn Doãn Xuyên nói: nhà nghèo người thân già, ưng cử ra

làm quan, không tránh khỏi bỏ qua trói buộc. Tiên sinh nói: đó chỉ là ý chí không thắng số mạng. Như thế được cái gì không được. Nói: mệnh đó. Lại hỏi bản thân kiên quyết thế nào, vì người thân ra sao. Nói: vì bản thân, vì người thân chỉ là một

việc, nếu không được, ấy theo đúng mệnh thôi”. [1, 16b]. Chữ “Mệnh” được thấy nhiều trong tư tưởng Nho giáo, như trong Luận ngữ, Nhan Uyên 顏淵:

“死生有命, 富貴在天 (Tử sanh hữu mệnh, phú quý tại thiên/Sự sống chết có số, phú

quý do trời) [7, 182], sống chết, giàu nghèo không còn lo lắng tự nhiên bản thân sẽ được thanh thản, ung dung tự tại, sống trên đời con người có lễ giáo và vui vẻ với đạo

đó là điều đáng quý nhất, Luận ngữ, Học nhi có đoạn: “子貢曰 貧而無諂 富而無驕 何如曰可也未若貧而樂 富而好禮者也/Tử Cống viết: “Bần nhi vô xiểm, phú nhi vô

kiêu. Hà như.” Viết: “ Khả dã. Vị nhược bần nhi lạc, phú nhi hiếu lễ giả dã.” / Tử

Cống hỏi : “ Nghèo mà không hổ thẹn, giàu mà không kiêu căng, thì sao?” Khổng Tử đáp : “ Có thể, nhưng không bằng nghèo mà vui vẻ, giàu mà chuộng lễ vậy”[7, 12].

Làm việc gì cũng phải nỗ lực hết sức mình, kết quả có ra sao cũng phải vui vẻ hòa mục, chẳng nên bao che cho việc xấu, chớ lấy làm vui thích với việc xấu của người khác, người sống không tốt, cái ác tích tụ lâu dài sẽ gây ra ở con cháu người

ấy, Cổ nhân ngôn hành lục có đoạn: “凡人為不善事而不成不必怨尤此乃天之所

6

愛終無禍患如見人為不善事而常稱意者不須歆羨乃天之所桌待其惡積而後威 之不在其身必在其子孫也/ Phàm nhân vi bất thiện sự nhi bất thành, bất tất oán

vưu, thử nãi thiên chi sở ái, chung vô họa hoạn, như kiến nhân vi bất thiện sự, nhi thường xưng ý giả, bất tu hâm tiện , nãi thiên chi sở trác, đãi kỳ ố tích, nhi hậu uy chi bất tại kỳ thân, tất tại kỳ tử tôn dã/ Phàm người ta vì việc không tốt mà thường

gọi là ý nghĩ, không được ắt có oán hận, điều đó đúng với ý của trời, cuối cùng sẽ không gặp tai họa hoạn nạn. Như thấy người làm việc xấu, và thường thỏa mãn với việc đó, không rèn luyện để lòng ham muốn việc tà, việc ấy trái với ý của trời, việc ác tích nhiều, hậu họa không ở thân người đó, ắt xảy ra ở con cháu họ”[1, 4a], sự thỏa mãn của người quân tử là cầu được đạo, còn sự thỏa mãn của kẻ tiểu nhân là ở chỗ thấy người khác khốn khó. Kẻ tiểu nhân thấy người khác tốt đẹp liền nảy sinh lòng thèm khát khiến bản thân tự tức giận dẫn tới oán hận mà làm chuyện trái đạo, vậy nên bản thân cần nghị lực tu dưỡng không để cái suy nghĩ xấu điều khiển bản thân. Đoạn này răn người ta rằng làm chuyện xấu ắt sẽ nhận được điều xấu, chuyện không xảy ra ở bản thân ta, cuối cùng sẽ xảy ra ở con em ta mà thôi, con em biết điều nghĩa lý, làm điều nhân về sau sẽ được viên mãn.

Để nói về việc chuyên chú, Đặng Xuân Bảng chép lời của Chu Tử, sách đọc lâu có thể hiểu được, nghĩa lý của sách dù sâu xa đến đâu, nhưng bỏ công sức nghiên cứu đến tận cùng thì cũng sẽ sáng tỏ: “書不記熟讀可記 義不精細思可精

/Thư bất ký, thục độc khả ký, nghĩa bất tinh, ti ý khả tinh / Sách không ghi chép, đọc

quen có thể hiều. nghĩa không rõ ràng, suy nghĩ sâu xa có thể rõ ràng” [1, 3a], đọc sách không thể tùy tiện đọc, nếu đọc tùy tiện sẽ không chú tâm và không hiểu được nội dung chưa kể là hiểu sâu hay không. Đọc sách như một thói quen có thể hiểu được nhưng nghĩa lý sâu xa thì khó để hiểu, cần có suy nghĩ, con người có tư duy cho nên với bất cứ chuyện gì cũng phải phải suy nghĩ kỹ, người có ý chí thì mới có thể chuyên tâm đọc sách và hiểu sâu xa. Tuy đề cao ý chí, Đặng Xuân Bảng cũng nhắc nhở người ta phải tự xem lại bản thân, không thể có suy nghỉ chỉ thấy người

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu cổ nhân ngôn hành lục của đặng xuân bảng luận văn ths hán nôm 60 22 01 04002 (Trang 28 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)