Giá trị nghệ thuật của tác phẩm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu cổ nhân ngôn hành lục của đặng xuân bảng luận văn ths hán nôm 60 22 01 04002 (Trang 63 - 121)

6. Cấu trúc của luận văn

2.3. Giá trị nghệ thuật của tác phẩm

Giá trị nghệ thuật của tác phẩm chủ yếu là nghệ thuật sử dụng điển cố điển tích. Điển cố điển tích đóng vai trò khá quan trọng trong văn học Việt Nam và Trung Hoa thời kỳ trung đại. Dùng điển cố, người sáng tác xưa không chỉ vận dụng nó như một phương tiện diễn đạt mà còn thể hiện vốn kiến thức dồi dào về lịch sử, văn học, xã hội, văn hóa, kinh nghiệm sống của người xưa. Tuy ngày nay sử dụng điển cố điển tích không còn đóng vai trò quan trọng trong việc sáng tác như xưa, nhưng nhìn lại nền văn học quá khứ, điển cố thực sự chiếm lĩnh một vai trò và thể hiện một chức năng mạnh mẽ trong sáng tác. Có giai đoạn, điển cố là phương tiện hàng đầu và hữu hiệu cho người cầm viết, từ tác giả của những bài thơ, bài văn, đến nhà ngoại giao, chính khách, thậm chí kẻ đi học cũng tự trang bị cho mình vốn kiến thức trong mười năm đèn sách và thể hiện điển cố trong bài thi.

Cổ nhân ngôn hành lục chép lại lời từ các sách cổ Trung Hoa, chuyện từ cuộc

sống hàng ngày để răn dạy con người, trong sách có dùng nhiều điển cố điển tích điển hình như:

Hoàng Hương黄香 (Hoàng Hương, tự là Văn Cường, người đời Hậu Hán, mới

9 tuổi thì mẹ mất. Hoàng Hương thương nhớ mẹ khóc thảm thiết, thờ cha rất mực cung kính, thức khuya dậy sớm hầu cha, không dám xao lãng. Vào mùa đông, Hoàng Hương nằm ủ vào chăn chiếu để truyền hơi ấm cho cha khỏi lạnh; đến mùa hè thì quạt mùng gối cho cha được mát mẻ luôn. Nhờ vậy mà người cha sống thoải mái vui tươi, không biết có mùa đông hay mùa hè. Quan Thái Thú Lưu Hộ ở quận biết Hoàng Hương là người con hiếu nên làm sớ tâu lên vua Hán xin ban thưởng để làm gương tốt cho mọi người).

Lục Tích陸績 (sanh vào đời Đông Hán, lên được 6 tuổi. Một hôm, Lục Tích

theo cha sang Quận Cửu Giang viếng Viên Thuật. Viên Thuật làm tiệc thết đãi, Lục Tích thấy trên bàn tiệc có nhiều quít ngon, bèn lấy 2 trái giấu vào túi áo. Khi mãn tiệc, đến chào Viên Thuật ra về, Lục Tích vô ý để quít lọt ra ngoài. Viên Thuật thấy vậy nói đùa: Sao cháu lấy quít giấu như thế? Lục Tích liền quì thưa rằng : Mẹ con thích ăn quít lắm! Nhân thấy trong tiệc có nhiều quít ngon, con giấu 2 trái đem về biếu mẹ. Viên Thuật khen ngợi Lục Tích còn nhỏ mà có hiếu.).

Tử Lộ子路 (Trọng Do tự là Tử Lộ, người ở ấp Biện, thuộc nước Lỗ, sinh vào đời

Xuân Thu, học trò Khổng Tử. Thờ cha mẹ rất có hiếu. Nhà nghèo, ông thường đi đội gạo đường xa hàng trăm dặm về nuôi cha mẹ. Nhà không có tiền mua thức ăn, ông phải tìm các thứ rau về nấu canh dâng lên cha mẹ dùng tạm. Sau khi cha mẹ mất, ông sang nước Sở, được vua Sở trọng dụng, phong ban tước cao sang, cấp nhiều bổng lộc. Ông thường than phiền là không còn cha mẹ để được phụng dưỡng như xưa, để ngày ngày đội gạo, bữa bữa nấu canh rau. Khổng Tử thường khen Tử Lộ là người hiếu để và thận trọng từng hành vi.).

Trong dung lượng nghiên cứu cho thấy, điển cố điển tích trong tác phẩm Cổ

nhân ngôn hành lục tuy không được dùng nhiều dày đặc, nhưng những điển cố

được dùng đến thì rất quen thuộc trong văn học nói chung. Tiểu kết

Cổ nhân ngôn hành lục vốn là tuyển tập chép lại hành động và ngôn ngữ của

người xưa - những danh nhân của Trung Quốc, cho nên trên tinh thần Nho giáo, trong khuôn khổ tu dưỡng, tác phẩm làm ra cũng có ý răn dạy người ta từ lập phẩm

chất đạo đức cá nhân cho đến chuyện thận trọng trong lời ăn tiếng nói, trong quan hệ giao tiếp trong nhà, trong họ tộc ra đến làng xóm. Làm người thì luôn phải tu dưỡng không ngừng nghỉ, đối với gia đình phải trọng chữ Hiếu; đối với anh em trong nhà thì phải Hữu; đối với tôn tộc, hương đảng thì phải Hòa mục; với lời nói và chức vị của mình thì phải Thận; với bạn bè thì phải Tín, với kẻ hầu người hạ thì phải Ngự… Tác phẩm mang giá trị nội dung gần gũi, giá trị văn hóa giáo dục sâu sắc và giá trị nghệ thuật nổi bật. Tác phẩm ra đời đã được mấy trăm năm, người biết đến tác phẩm thì nhiều, nhưng nghiên cứu về tác phẩm còn hạn chế, tìm hiểu các giá trị của tác phẩm góp phần cập nhập thông tin tới mọi người.

KẾT LUẬN

Đặng Xuân Bảng 鄧春榜 tự là Hy Long 希龍, hiệu Thiện Đình 善亭 và Văn

Phủ 文甫, sinh năm Mậu Tý (1828). Đặng Xuân Bảng sinh ra tại làng Hành Thiện,

xuất thân trong gia đình có truyền thống Nho học. Năm 18 tuổi, Đặng Xuân Bảng thi đỗ Tú tài. Năm 22 tuổi, Đặng Xuân Bảng thi đỗ Cử nhân, ông liền được bổ chức Giáo thụ Ninh Giang (Hải Dương), dù đi dạy học nhưng ông vẫn luôn trau dồi sự học. Năm 1856, Đặng Xuân Bảng thi đỗ Tiến sĩ khoa Bính Thìn (cùng khóa với ông Đình Nguyên Thám Hoa Ngụy Khắc Đản). Sau khi đỗ Tiến sĩ, Đặng Xuân

Bảng được vào làm việc ở Nội các, tham gia chỉnh lý bộ sách Khâm định nhân sự

kim giám 欽定人事金監, bàn về đạo trị nước của các bậc đế vương. Trên chặng

đường làm quan, ông giữ các chức Tri phủ Yên Bình, Giám sát Ngự sử, Chưởng ấn ở Lại khoa, Án sát sứ Quảng Yên, Bố chính sứ Tuyên Quang, Bố chính sứ Thanh Hóa, Bố chính Hà Nội, Bố chính Sơn Tây, Tuần phủ Hưng Yên. Tuần phủ Hải Dương, v.v… Cuối đời, ông về quê nhà dạy học, viết sách và tổ chức khắc in nhiều tác phẩm chữ Hán và chữ Nôm. Cuộc đời Đặng Xuân Bảng có nhiều thăng trầm, khi thì được thăng chức, lúc lại bị đẩy đi xa, nhưng dù là với chức vụ nào thì ông cũng làm hết sức mình, cả cuộc đời ông luôn giữ đức hạnh cao khiết, khiến người đời nhìn vào đó hết sức cảm phục. Dù làm việc hết sức mình, Đặng Xuân Bảng cũng không quên trau dồi kiến thức, tích lũy sách vở, học hỏi không ngừng nghỉ, cuộc đời ông là tấm gương sáng cho người đời sau học tập. Đặng Xuân Bảng đã để

lại nhiều tác phẩm cho hậu thế, như: Nam phương danh vật bị khảo, Tuyên Quang

tỉnh phú, Việt sử cương mục tiết yếu, Cổ nhân ngôn hành lục, v.v...

Tác phẩm Cổ nhân ngôn hành lục được in năm Thành Thái thứ 7 (1895), khi

mà xã hội có nhiều biến động, cũng là lúc Đặng Xuân Bảng rời chốn quan trường, lui về dạy học, ông tiến hành biên soạn lại những thứ mình đã ghi chép được trong

suốt cuộc đời, Cổ nhân ngôn hành lục làm ra với mục đích để giáo dục con em trong nhà. Cổ nhân ngôn hành lục chép lại lời nói và hành động của những bậc “cổ

để tu tập bản thân. Hiện tại sách được lưu trữ tại Viện Nghiên cứu Hán Nôm với các ký hiệu: A.1058, VHb.285/1-3, VHb.121 (chỉ có Q3), VHb.122 (chỉ có Q3). Các dị bản đều là bản in bằng chữ Hán, theo lối chữ chân. Sau khi đối chiếu so sánh các bản, chúng tôi chọn bản A.1058 làm bản nền để biên dịch và giới thiệu.

Đặng Xuân Bảng biên soạn tác phẩm Cổ nhân ngôn hành lục với mục đích

khuyên răn dạy bảo con em trong nhà, sách với mục đích giáo dục cho nên nội dung của sách xoay quanh các mối quan hệ của một con người trong việc đối nhân xử thế với cha mẹ, anh em, tông tộc, kẻ hầu trong nhà, và với làng xóm, bạn bè. Bất kể là trong mối quan hệ nào thì ưu tiên trước hết vẫn là phải tu dưỡng bản thân. Bản thân trước hết phải có đạo đức tốt, và phải có ý chí, giữ được chí vững vàng, không xa rời chí thì mới tận tâm làm việc, bản thân phải luôn luôn học tập, học không ngừng nghỉ, không biết mệt mỏi để củng cố kiến thức, thu nạp tri thức, cũng là để tu dưỡng bản thân không làm trái đạo lý. Người có đức tính tốt, có ý chí vững vàng thì dù trong hoàn cảnh nào cũng không sợ hãi, lo lắng. Người không giữ được ý chí sẽ khiến bản thân trở nên phóng túng, từ đó mà làm việc cũng không được đến nơi, không những làm hổ thẹn cho gia đình, dòng tộc mà còn khiến người đời nhìn vào

đó cười chê. Cổ nhân ngôn hành lục còn răn dạy con người rèn luyện về ngôn ngữ.

Dùng ngôn ngữ thì phải rất thận trọng không được tùy tiện nói. Tùy người và hoàn cảnh cụ thể mà có lời nói phù hợp, vì với mỗi người lời nói lại có ý nghĩa khác nhau. Lời nói phải tín nghĩa, nói được ắt phải làm được, lời đã nói ra mà để đấy không làm sẽ đánh mất sự tín nhiệm, một khi đã mất đi niềm tin thì tu dưỡng bao nhiêu cũng khó mà lại được. Những lúc tức giận thì lời nói càng cần được xem xét kỹ lưỡng, không được nói mà không suy nghĩ những lúc như vậy, lời nói lúc tức giận thường bộc phát ra không được suy xét, như thế mối hại của lời nói gây ra thì rất to lớn, có thể khiến cho bản thân gặp hoạn nạn. Tóm lại lời nói phải tín nghĩa, lời nói phải được suy xét thận trọng trước khi nói ra. Trong gia đình, cha mẹ không chỉ có trách nhiệm nuôi dưỡng con cái mà còn phải dạy dỗ con cái. Để dạy được con cái, trước tiên cha mẹ phải làm gương cho con cái, trong cách hành xử của cha mẹ phải mẫu mực, nghiêm khắc không nên nuông chiều quá đáng theo mong muốn không chính đáng của con. Đầu tiên dạy con em là phải dạy cung kính, bởi cung kính là bắt

đầu của lễ giáo, trẻ biết lễ giáo là có đạo nghĩa, đó cũng là khởi nguồn của sự học, học tập và tu dưỡng không ngừng nghỉ trong sự dạy bảo của cha mẹ, làm theo những điều phải, tránh xa những điều trái, học tập người quân tử, tránh xa kẻ tiểu nhân. Dạy bảo con cái thành người có đức, trở thành bậc học lớn trong thiên hạ, hay đơn giản là thành người biết đạo lý, làm được như vậy cũng thấy được công lao của cha mẹ vô cùng to lớn.

Cuộc đời và sự nghiệp của Đặng Xuân Bảng khiến người đời nhìn vào đó mà nể phục, ông sống trong giai đoạn lịch sử đầy biến động, nhưng với đạo đức thuần khiết, chí hướng vững vàng, ông hoàn thành tốt được mọi chức vụ của mình, không những thế, sự học tài trí của ông càng làm người khác nể phục. Sự nghiệp nghiên cứu của Đặng Xuân Bảng trải rộng trong nhiều lĩnh vực: địa lý, lịch sử, văn hóa, giáo dục, y học, thơ ca…, với mỗi lĩnh vực Đặng Xuân Bảng đều có những thành

công đáng kể, trong đó ông nổi bật hơn hết với sử học, đặc biệt là tác phẩm Việt sử

cương mục tiết yếu, tác phẩm rất có giá trị cả về lịch sử, nội dung, nghệ thuật; đến

nay tác phẩm vẫn được nhiều học giả nghiên cứu đánh giá. Mặc dù Đặng Xuân Bảng làm quan đến 30 năm, nhưng ông luôn trăn trở về nghiệp dạy học và ham thích nghiên cứu tìm tòi, sau khi cáo quan lui về, ông mở lớp dạy học, và có lẽ việc dạy học mới là phù hợp với ông hơn cả. Đặng Xuân Bảng dạy người không biết mệt mỏi, nhiều học trò của ông đỗ đạt cao, nhờ có ông, truyền thống hiếu học của làng Hành Thiện trở nên phát triển, làng có tiếng có nhiều người tài, đưa truyền thống dòng họ, gia đình sang một trang sử mới, mà cháu nội của cụ là Đặng Xuân Khu

(tức Trường Chinh) là đại diện tiêu biểu nhất. Tác phẩm Cổ nhân ngôn hành lục là

tác phẩm tiêu biểu trong những tác phẩm còn lại của Đặng Xuân Bảng về giáo dục gia đình, có thể xếp tác phẩm thuộc nhóm gia huấn chép những câu sưu tầm từ sách cổ. Nghiên cứu những giá trị của tác phẩm, cập nhập những nghiên cứu về Đặng Xuân Bảng và tác phẩm, biên dịch tác phẩm góp một phần vào việc xã hội hóa di sản Hán Nôm.

TÀI LIỆU THAM KHẢO I. Chữ Hán:

1. 古人言行錄Cổ nhân ngôn hành lục, ký hiệu A.1058, Viện Nghiên cứu Hán Nôm.

II. Tiếng Việt:

2. Đào Duy Anh (1955), Lịch sử cách mạng Việt Nam từ 1862-1930, Nxb Xây dựng, Hà Nội

3. Đào Duy Anh (1961), Đất nước Việt Nam qua các đời, Nxb (Nhà xuất bản). KHXH (Khoa học Xã hội), H (Huế).

4. Đào Duy Anh (2002), Việt Nam văn hóa sử cương, Nxb VHTT (Văn hóa thông tin),

Hà Nội.

5. Võ Ngọc Châu (dịch) (1994), Điển cố Trung Hoa, Nxb Trẻ, tp (Thành phố) Hồ

Chí Minh.

6. Đặng Thị Vân Chi (2011), “Gia huấn, nữ huấn và giáo dục phụ nữ dưới thời

phong kiến qua một số tác phẩm về giáo dục gia đình của Đặng Xuân Bảng”,

Việt Nam học và tiếng Việt - Các hướng tiếp cận, Nxb. KHXH, Hà Nội.

7. Đoàn Trung Còn (dịch giả) (2006), Tứ thư, Nxb Thuận Hóa.

8. Vũ Dũng (1998), Tâm lý học tôn giáo, Nxb KHXH, Hà Nội.

9. Nguyễn Thạch Giang (2002), Điển nghĩa văn học Nôm Việt Nam, Nxb Từ điển

Bách khoa, Hà Nội.

10. Trần Văn Giáp (1990), Tìm hiểu kho sách Hán Nôm, Nxb KHXH, Hà Nội.

11. Trần Văn Giáp (1970), Lược truyện các tác gia Việt Nam, Tập I, Nxb, KHXH, H.

12. Nguyễn Văn Hiệu (2000), “Quan hệ và tiếp nhận văn hóa Trung Quốc ở Việt

Nam đầu thế kỷ XX”, Tạp chí Hán Nôm, Số 4 (45).

13. Nguyễn Duy Hinh (2007), Một số bài viết về tôn giáo học, Nxb KHXH, Hà Nội.

14. Lưu Văn Hy, Từ điển danh ngôn thế giới, Nxb Tổng hợp tp.HCM

15. Đinh Gia Khánh (1977), Điển cố văn học, Nxb KHXH, Hà Nội.

16. Đặng Nguyên Khu (1929), Hy Long dĩ thặng, Nam phong, số 139-140, tháng 6-7.

17. Hoàng Văn Lâu (1995), “Việt sử cương mục tiết yếu - vài nét về tác gia tác phẩm”, Tạp chí Hán Nôm, số 3.

18. Hoàng Văn Lâu (1995), “Bước đầu kiểm kê lại những tác phẩm của Đặng

Xuân Bảng trong kho sách Hán Nôm”, Tạp chí Hán Nôm, số 4.

19. Hoàng Văn Lâu (1996), Khảo sát văn bản bộ “Việt sử cương mục tiết yếu”

của Đặng Xuân Bảng, Luận án Tiến sĩ, Viện Nghiên cứu Hán Nôm.

20. Đặng Thai Mai (1974), Văn thơ cách mạng Việt Nam đầu thế kỷ XX, Nxb Văn học,

Hà Nội.

21. Trịnh Khắc Mạnh (2012), Tên tự tên hiệu các tác gia Hán Nôm Việt Nam,

Nxb.KHXH. Hà Nội.

22. Trịnh Khắc Mạnh (2014), Văn bản học Hán Nôm, Nxb.KHXH. Hà Nội.

23. Trịnh Khắc Mạnh (2014), Tiếp cận di sản Hán Nôm, Nxb.KHXH. Hà Nội.

24. Trần Nghĩa - François Gros đồng chủ biên (1993), Di sản Hán Nôm Việt Nam

Việt Nam - Thư mục đề yếu, Nxb KHXH, Hà Nội, 3 tập.

25. Nguyễn Tôn Nhan (1999), Từ điển văn học cổ Trung Quốc, Nxb Văn nghệ, tp

Hồ Chí Minh.

26. Niên biểu Việt Nam đối chiếu với năm dương lịch và niên biểu Trung Quốc (in

lần 3) (1984), Nxb KHXH, Hà Nội.

27. Trần Ngọc Thêm (1999), Cơ sở văn hóa Việt Nam, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

28. Trần Ngọc Thêm (1996), Tìm về bản sắc văn hóa Việt Nam, Nxb tp Hồ Chí Minh.

29. Ngô Đức Thọ, Trịnh Khắc Mạnh (2006), Cơ sở văn bản học Hán Nôm, Nxb

KHXH, Hà Nội.

30. Lao Tử, Thịnh Lê (2001), Từ điển bách khoa Nho Phật Đạo, Nxb Văn học, Hà

Nội.

31. Đặng Xuân Viện (1974), Hành Thiện xã chí, Hành Thiện tương tế hội ấn hành.

PHỤ LỤC 1. Phiên âm, Dịch nghĩa

Cổ nhân ngôn hành lục tự

Quân tử chi học đại mạc chi ngôn hành, Cổ nhân ngôn hành tải ư ngũ kinh tứ tử bị hỹ, nhi Chu Tử tiểu học hựu kỳ tự dư dã, đãn cổ nhân chi ngôn giane nhi tận, duy kỳ giản nhi tận, cố cao minh nãi năng thông, hậu thế chi ngôn sướng nhi minh, duy kỳ sướng nhi minh, cố sơ học diệc dị hiểu, cận thế tác giả lâm lập, như gia huấn Nhan Chi Thôi thế phạm Viên Quân Tải độc thư kính Trần Kế Nhu nguyên thể tập, Lại Tấn Thần dĩ chí nhân sinh tất độc Đường Bưu ngũ loại di quy, Trần Hoành Mưu yếu giai tỉnh thế cách ngôn, hữu bị ư hậu học, nhi vi kinh tử Tiểu học chi phụ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu cổ nhân ngôn hành lục của đặng xuân bảng luận văn ths hán nôm 60 22 01 04002 (Trang 63 - 121)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)