2.7.1 .Phản ứng của Nhật Bản trước FTA giữa Trung Quốc và ASEAN
2.7.2.2. Hướng tới một FTA "Đại Châu Á"
Đối với những biến đổi trong chiến lược ngoại giao kinh tế của Trung Quốc, Nhật Bản đã thể hiện một số quan điểm chiến lược cơ bản. Đặc biệt về
vấn đề mang tính chính trị như bảo hộ nông nghiệp và đàm phán FTA, Nhật Bản đã ý thức được rằng, đường lối ngoại giao kinh tế không rõ phương hướng của mình sẽ dễ làm cho đối tác mất lòng tin. Vì vậy, Nhật Bản cho rằng, càng sớm càng tốt phải có được một chiến lược ngoại giao kinh tế nhất nguyên hóa. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là bỏ đi kết cấu chức năng vốn có, mà vấn đề là sự quyết đoán. Đặc trưng của ngoại giao FTA Trung Quốc là tốc độ. Trung Quốc dù phải đè nén tâm lý bất mãn của nông dân trong nước thì cũng phải quyết tâm giải phóng bằng được thị trường nông sản nội địa. Dĩ nhiên, sự khác nhau về thể chế chính trị không cho phép Nhật Bản làm điều giống như vậy. Tuy nhiên, Nhật Bản không thể buông xuôi. Dù không thể xem nhẹ lợi ích của người sản xuất nông nghiệp trong nước nhưng nếu coi trọng lợi ích cá nhân sẽ xảy ra tình trạng để mất lợi ích to lớn của quốc gia. Nếu cần sự bảo hộ với người sản xuất nông nghiệp thì đó có thể là chính sách viện trợ cho chuyển đổi nghề nghiệp,... để đi đến được một quyết đoán về chính trị, bởi bảo hộ nếu không tính đến các vấn đề quốc tế sẽ tạo ra chiến lược ngoại giao thiếu hiệu quả.
Nhật Bản nên đối phó với chiến lược của Trung Quốc như thế nào? Nhật Bản chắc chắn cần đối ứng một cách tích cực trong quan hệ ngoại giao kinh tế đối với Trung Quốc. Tuy nhiên, đối ứng không có nghĩa là đẩy sâu thêm sự đối lập, mà đó là cách thức để xây dựng quan hệ tương hỗ cùng có lợi. Ngoài ra, một sự cạnh tranh tích cực cũng có thể làm đẩy nhanh tốc độ của dòng chảy hội nhập. Đương nhiên, Nhật Bản cũng mong muốn nhanh chóng ký kết FTA với Hàn Quốc, nhưng nếu không có những chính sách thích hợp thì cũng đều có nguy cơ bị cô lập ở châu Á. Về dư luận của Hàn Quốc đối với FTA, người ta thấy, không hoàn toàn đáng lạc quan, còn Nhật Bản thì vẫn cần tiếp tục tiếp cận một cách kiên nhẫn.
Hiện tại, cả Nhật Bản, Trung Quốc và Hàn Quốc mỗi nước đều đã xúc tiến một FTA riêng rẽ với ASEAN. Đặc biệt, Hàn Quốc đã về đích trước cả
Nhật Bản và Trung Quốc khi ký kết FTA với ASEAN vào năm 2009. Tuy FTA giữa Nhật Bản và ASEAN có hiệu lực muộn hơn so với FTA giữa ASEAN và Trung Quốc, nhưng FTA giữa Nhật Bản với các nước khác lại đi trước FTA Nhật Bản - Trung Quốc một bước. Hơn nữa, Nhật Bản còn coi Ấn Độ là đối tượng ưu tiên đàm phán hàng đầu. Ngay từ đầu năm 2007, Nhật Bản đã bắt đầu đàm phán EPA (Thỏa thuận đối tác kinh tế) Nhật - Ấn, và dự định sau khi đạt được EPA với Ấn Độ mới khởi động đàm phán FTA Trung - Nhật - Hàn. Việc Nhật Bản tích cực lôi kéo Ấn Độ, Australia và New Zealand tham gia Hội nghị Cấp cao Đông Á, bộc lộ rõ chiến lược FTA/ EPA của Nhật Bản nhằm kiềm chế Trung Quốc [54, tr.11].
Thông qua việc ký kết EPA với các nước Đông Á, Nhật Bản muốn đạt được "mục đích kép" về ngoại giao kinh tế và chính trị [54, tr.11]. Tại Hội nghị cấp cao Nhật Bản - ASEAN tháng 12- 2003 tổ chức tại Tôkyô, Chính phủ Nhật đã tranh thủ thúc đẩy tiến trình FTA/EPA, xây dựng quan hệ đối tác chiến lược và tăng cường lòng tin với các nước ASEAN, thúc đẩy hợp tác toàn diện về kinh tế, chính trị,... Đặc biệt là Nhật Bản cam kết mở rộng quan hệ kinh tế - thương mại, tiếp tục viện trợ ODA cho các nước ASEAN, nhằm tiếp tục giành được sự cảm tình, ủng hộ của các nước ASEAN bằng lợi thế kinh tế. Năm 2005, Nhật Bản cũng phát huy triệt để vai trò ngoại giao kinh tế để tranh thủ sự ủng hộ của các nước cho việc giành một ghế Ủy viên thường trực Hội đồng Bảo an Liên hiệp Quốc. Nhật Bản đã thất bại trong việc trở thành Ủy viên thường trực Hội đồng Bảo an Liên hiệp Quốc, do bị Hàn Quốc và Trung Quốc phản đối quyết liệt, mặc dù đư ợc các nước ký kết EPA với Nhật đều ủng hộ.
Tiểu kết chương 2
Hiện nay, Trung Quốc đã vươn lên thành nền kinh tế lớn thứ hai trên thế giới. Nhật Bản đang bước nhanh trên con đường tìm cách trở thành cường
quốc chính trị. Chính những tham vọng như vậy và những mâu thuẫn nội tại từ trước đã dẫn đến quan hệ Nhật - Trung từ góc độ này, có thể nhận thấy rằng, bất luận vấn đề Đài Loan, vấn đề đảo Okinotori hay vấn đề cạnh tranh sức ảnh hưởng kinh tế đối với khu vực Đông Á không phải là vấn đề đơn giản, mà đằng sau nó đều có yếu tố cạnh tranh rất lớn, là ý đồ kiềm chế nhau giữa Trung Quốc và Nhật Bản và nhằm tranh giành nắm quyền chủ đạo ở khu vực Đông Á.
CHƢƠNG 3
XU HƢỚNG TIẾN TRIỂN TRONG QUAN HỆ NHẬT - TRUNG VÀ MỘT SỐ HÀM Ý CHO VIỆT NAM
3.1. Xu hƣớng tiến triển trong quan hệ an ninh, chính trị Nhật - Trung thời gian tới
Trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh, quan hệ Nhật - Trung lạnh nhạt chủ yếu do ảnh hưởng của cục diện đối kháng giữa hai cực và chiến lược của Đông - Tây. Giao lưu giữa hai nước Nhật - Trung trong thời kỳ này cũng không nhiều, vấn đề tồn tại trong quan hệ song phương cũng không lớn. Bước sang thời kỳ hậu Chiến tranh Lạnh, quan hệ Nhật - Trung trở nên bình thường hóa xuất phát từ nhu cầu chiến lược của cả hai bên, một vấn đề rất quan trọng nữa là sự thay đổi trong chính sách của Mỹ đối với Trung Quốc. Sau khi Nixon thực hiện chuyến thăm tới Trung Quốc vào năm 1972, Nhật Bản đã nhanh chóng tăng cường bước đi xích lại gần hơn với Trung Quốc. Trong thời kỳ này, nhu cầu chiến lược hữu nghị Nhật - Trung dường như đã áp đảo tất cả các vấn đề phát sinh trong quan hệ song phương, khiến cho quan hệ hai bên có vẻ ngày càng nồng ấm hơn, bất chấp những thăng trầm.
Sau khi kết thúc Chiến tranh Lạnh, cục diện chiến lược quốc tế xuất hiện nhiều thay đổi rất lớn, quan hệ chiến lược Nhật - Trung và định vị chiến lược lẫn nhau giữa hai nước đã liên tục không được xác định một cách rõ ràng. Xuất phát từ suy nghĩ phát triển kinh tế và ổn định môi trường xung quanh, Trung Quốc không muốn xuất hiện cục diện quan hệ không tốt đẹp với Nhật Bản. Tuy nhiên, khi xem xét Trung Quốc từ góc độ chiến lược, bản thân nước Nhật lại xuất hiện mâu thuẫn nội tại. Một mặt, Nhật Bản vẫn muốn có mối bang giao tốt với các nước láng giềng, và hy vọng chiếm được tỉ trọng ngày
càng lớn trong thị trường khổng lồ Trung Quốc đang từng bước phát triển, nhưng mặt khác, cũng đã có không ít nhân vật trong chính giới Nhật Bản lại lo lắng, thậm chí là hoang mang trước sự lớn mạnh của Trung Quốc. Cũng trong tình hình này, sự định vị chiến lược của Mỹ đối với Nhật Bản cũng có ảnh hưởng sâu sắc tới chính sách đối ngoại của Nhật Bản. Trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh, Mỹ đã lợi dụng Trung Quốc để kiềm chế Liên Xô, nhu cầu lợi dụng Nhật Bản để kiềm chế Trung Quốc chưa mạnh. Nhưng sau khi kết thúc Chiến tranh Lạnh, Mỹ phát hiện thấy rằng, trong bối cảnh Liên Xô đã sụp đổ, nước Nga bị kiệt quệ, còn Trung Quốc đang trỗi dậy nhanh chóng, Nhật Bản có thể phát huy tác dụng rất quan trọng trong việc kiềm chế Trung Quốc trong chiến lược toàn cầu của nước này. Gần đây, thái độ của Mỹ luôn khuyến khích Nhật đóng vai trò lớn hơn trong vấn đề an ninh khu vực. Điều này nằm trong chiến lược Đông Bắc Á của Mỹ lấy Nhật Bản làm hạt nhân, làm điểm tựa, đảm bảo địa vị chi phối của Mỹ ở khu vực Đông Á và kiềm chế sự trỗi dậy của Trung Quốc. Vì vậy, Mỹ vẫn là nước có khả năng tác động đến quan hệ Nhật - Trung theo chiều hướng tích cực hoặc tiêu cực tùy thuộc vào việc Mỹ có cảm thấy bị đe dọa đến lợi ích an ninh, kinh tế cũng như sức ảnh hưởng của Mỹ trong khu vực hay không.
Trong lĩnh vực quan hệ quốc tế, cạnh tranh giữa các quốc gia rất khó xuất hiện quan hệ cạnh tranh mang tính tích cực đơn thuần, trong đó, khó tránh khỏi xuất hiện một số mặt tiêu cực và thậm chí là nhân tố ác tính. Như đã trình bày ở trên, nếu xem xét vấn đề quan hệ Nhật - Trung hiện nay từ góc độ này, có thể phát hiện thấy rằng, bất luận là vấn đề Đài Loan, vấn đề đảo Điếu Ngư hay vấn đề khai thác mỏ dầu khí khu vực Biển Hoa Đông cũng đều không phải là vấn đề đơn giản, mà đằng sau nó đều có yếu tố cạnh tranh rất lớn, là ý đồ tranh giành quyền chủ đạo ở Đông Á hoặc có ý đồ kiềm chế quyết
Nhật Bản vẫn chưa thoát khỏi tình trạng trì trệ hay tăng trưởng với nhiều căn bệnh nghiêm trọng để bước vào giai đoạn tăng trưởng khá và ổn định. Hơn nữa, chính trường Nhật Bản luôn mất ổn định, thay đổi các đời Thủ tướng liên tục trong thời gian gần đây, cũng ảnh hưởng không nhỏ đến việc duy trì được tính kế thừa, sự nhất quán trong chính sách đối ngoại của Nhật Bản với Trung Quốc.
Bất chấp những vướng mắc kể trên, thực tế, Trung Quốc rất cần có những quan hệ tốt với Nhật Bản. Bởi lẽ, Trung Quốc luôn cần môi trường xung quanh ổn định để tập trung vào phát triển kinh tế, hiện đại hóa đất nước nhằm hướng tới những mục tiêu chiến lược xa hơn. Hơn nữa, việc duy trì mối quan hệ này còn giúp Trung Quốc nâng cao vị thế trên trường quốc tế nói chung và quan hệ với Mỹ nói riêng, giảm sức ép từ chính Liên minh Mỹ - Nhật và cũng là thách thức cân bằng trong khi Mỹ là siêu cường duy nhất muốn thao túng nền chính trị thế giới. Cũng cần phải thấy rằng, việc duy trì quan hệ tốt với Nhật Bản còn có yếu tố tương đồng về lịch sử và văn hóa. Chính sự tương đồng về văn hóa, trong một số quan niệm chuẩn mực về đời sống sẽ tạo cơ sở thuận lợi cho việc duy trì và tăng cường quan hệ song phương trong những tình huống và thời điểm lịch sử nhạy cảm.
Hiện tại, Trung Quốc vẫn tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, do vậy, nhu cầu về vốn và khoa học công nghệ rất lớn. Trong quan hệ với Nhật Bản, Trung Quốc nhìn thấy cơ sở giải quyết được những vấn đề nêu trên, vì vậy trong chiến lược kinh tế đối ngoại, Trung Quốc coi duy trì quan hệ đối ngoại với Nhật Bản là nội dung quan trọng mang ý nghĩa chiến lược. Và trên thực tế trong những năm qua, đầu tư của Nhật vào Trung Quốc luôn ở quy mô lớn, chiếm vị trí hàng đầu trong số các nhà đầu tư nước ngoài vào Trung Quốc đại lục. Trong lĩnh vực thương mại, kim ngạch mậu dịch song
phương giữa hai nước cũng liên tục tăng mạnh trong những năm gần đây. Hiện nay, mặc dù còn nhiều khó khăn, thách thức do vừa trải qua khủng hoảng và suy thoái kéo dài, song Nhật Bản vẫn là một nước công nghiệp phát triển cao, có nguồn lực tài chính dồi dào, là nước chủ nợ lớn thứ hai trên thế giới và một trong những nước có tiềm lực kinh tế và công nghệ hùng mạnh nhất thế giới. Trong những năm qua, Nhật luôn viện trợ ODA cho Trung Quốc nhiều hơn các nước khác. Mặc dù sức mạnh kinh tế tổng hợp của Trung Quốc hiện nay chưa bằng Nhật Bản, song GDP của Trung Quốc đã cao hơn Nhật Bản, và triển vọng phát triển của Trung Quốc trong một số năm tới thì ít ai có thể nghi ngờ. Đồng thời, cùng với sức mạnh kinh tế lớn dần, thì vai trò của Trung Quốc trong khu vực và trên thế giới sẽ phát triển ngày càng lớn hơn. Trong khi nền kinh tế của Nhật đang gặp khó khăn thì thị trường khổng lồ Trung Quốc chính là một trong những lối thoát quan trọng, bởi đây chính là một thị trường khổng lồ với sức mua lớn, giá nhân công rẻ và tiềm năng đầu tư lớn. Thực tế cho thấy, nhu cầu nhập khẩu và đầu tư của Trung Quốc chiếm phần nhiều trong các hoạt động kinh tế đối ngoại của Nhật Bản.
Có thể nói, quan hệ Nhật - Trung muốn cải thiện, vấn đề cốt lõi nhất vẫn là vấn đề chiến lược. Hơn nữa một khi vấn đề được nâng lên tới nấc chiến lược thì đương nhiên không phải là chuyện nhất thời, cũng không phải là vấn đề được giải quyết trong thời gian ngắn.
Nhìn chung, về xu hướng trong những năm tới, rõ ràng là Trung Quốc và Nhật Bản đều xem nhau là những đối tác quan trọng cần hợp tác và cũng là đối thủ lớn nhất của nhau ở khu vực. Điều này phản ánh trong tuyên bố của Trung Quốc coi Nhật Bản là láng giềng hữu nghị và cần xây dựng quan hệ hợp tác lâu dài ổn định với Nhật Bản. Và ngược lại, về phần mình, Nhật Bản cũng có động thái tương tự, thể hiện khá rõ qua một loạt các sự kiện: sau khi
công du ra nước ngoài của mình với tư cách là Thủ tướng. Thông qua chuyến thăm này, dù chỉ trong một ngày 8/10/2006, ông Abe đã làm dịu bớt dáng kể những căng thẳng chính trị giữa hai nước từ nhiều năm qua mà thời cựu Thủ tướng J.Koizumi đã không giải quyết được, thậm chí còn làm căng thẳng hơn như chúng ta đã biết. Một minh chứng rõ nét gần đây nhất là chuyến công du tới xứ sở hoa anh đào từ ngày 11-13/4/2007 của Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo sau 7 năm quan hệ "lạnh giá" giữa hai nước. Đây cũng được coi là chuyến thăm "phá băng" trong quan hệ giữa hai nước lớn ở Châu Á, sau chuyến thăm "phá băng" của Thủ tướng Abe tới Bắc Kinh vào tháng 10/2006. Trong một bữa tiệc chiêu đãi người đồng nhiệm Ôn Gia Bảo, Thủ tướng Abe khẳng định "Chúng ta cần phải xây dựng mối quan hệ Nhật - Trung ổn định hướng tới tương lai, cần phát triển những lợi ích chung thông qua đối thoại trên nhiều lĩnh vực, ..."[24,tr.23]. Trên thực tế, sau hai chuyến viếng thăm cấp cao này của lãnh đạo hai nước, đối thoại cấp cao về kinh tế giữa hai nước đã được thiết lập và trở thành cơ chế đối thoại cấp cao về kinh tế thường xuyên hàng năm giữa hai nước, và cho đến nay (ngày 28-8-2010), Đối thoại cấp cao về kinh tế Trung - Nhật lần thứ ba do Phó thủ tướng Trung Quốc Vương Kỳ Sơn và Bộ trưởng ngoại giao Nhật Bản Okada chủ trì đã kết thúc tại Bắc Kinh, Trung Quốc [60, tr.3]. Tại cuộc đối thoại này, ngoài chủ đề chính là các vấn đề hợp tác kinh tế giữa hai nước và khu vực, hai bên còn trao đổi các vấn đề khác ngoài kinh tế có tác động tới quan hệ hai nước và giữa hai nước với khu vực.
Sau chuyến thăm "phá băng" của Thủ tướng Abe, chuyến thăm Trung Quốc vào ngày 27-12-2007 của Thủ tướng Fukuda, một nhân vật được đánh giá là ôn hòa và luôn phản đối việc thăm ngôi đền Yasukuni được đánh giá là chuyến thăm làm "nồng ấm" quan hệ Trung - Nhật [67]. Hơn nữa, chuyến thăm Nhật Bản vào ngày 24-4-2009 của Thủ tướng Taro Aso đã tăng cường
sự tin cậy lẫn nhau trong quan hệ chính trị cũng như thúc đẩy sự phát triển ổn định của mối quan hệ song phương giữa Nhật Bản và Trung Quốc. Đặc biệt, từ khi lên cầm quyền, Chính phủ của Đảng Dân chủ ở Nhật Bản đã có những