Một số hàm ý cho Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quan hệ an ninh, chính trị nhật trung từ sau chiến tranh lạnh thực trạng, vấn đề và xu hướng tiến triển (Trang 78 - 92)

2.7.1 .Phản ứng của Nhật Bản trước FTA giữa Trung Quốc và ASEAN

3.2. Một số hàm ý cho Việt Nam

trong thời kỳ sau Chiến tranh Lạnh, từ xu hướng tiến triển tương lai của mối quan hệ này, và từ vị thế và nhu cầu phải tạo dựng được môi trường quốc tế và khu vực hòa bình và ổn định cho sự phát triển bền vững của mình, thiết nghĩ, Việt Nam chúng ta cần quán triệt những nguyên tắc và phép ứng xử sau đây trước sự biến động của mối quan hệ an ninh, chính trị Nhật - Trung và trong quan hệ với hai cường quốc trong khu vực này:

Thứ nhất, trong quan hệ với các nước, nhất là các nước láng giềng khổng

lồ như Trung Quốc và Nhật Bản, luôn phải xuất phát từ lợi ích quốc gia、lợi ích dân tộc là trên hết, luôn phải tuân thủ nguyên tắc "chủ quyền quốc gia của Việt Nam là lợi ích tối thượng, bất khả xâm phạm";

Thứ hai, cùng với việc giữ vững chủ quyền quốc gia trong quan hệ với

hai nước, nhất là trong quan hệ với Trung Quốc, nước luôn có tham vọng bá quyền ở khu vực, chúng ta cũng tôn trọng nguyên tắc không can thiệp vào công việc nội bộ và quan hệ nội bộ của hai nước này, và cũng yêu cầu hai nước không can thiệp vào công việc nội bộ của chúng ta;

Thứ ba, trong quan hệ với hai nước và cũng thuyết phục hai nước này,

khi quan hệ với nhau, cần luôn đề cao và coi trọng nguyên tắc "láng giềng thân thiện", "tôn trọng hòa bình và an ninh ở khu vực và thế giới", "mọi việc đều phải giải quyết thông qua thương lượng và bằng giải pháp hòa bình";

Thứ tư, bất cứ vấn đề nào phức tạp, cần được giải quyết trên cơ sở luật

pháp và thông lệ quốc tế, hoặc có thể thông qua đàm phán đa phương, theo hướng quốc tế hóa, tránh để bị các nước lớn lôi kéo theo ý đồ của họ là "gác tranh chấp cùng khai thác", "hay giải quyết thông qua đàm phán song phương", ... vì thế và sức mạnh của Việt Nam trong khu vực chưa đủ mạnh, thậm chí còn quá yếu so với hai cường quốc trên.

chúng ta cần có những đường lối và chính sách tốt để tạo ra được sự đồng tâm, hiệp lực của cả dân tộc, của mọi tầng lớp, có được chiến lược phát triển bền vững để tránh nền kinh tế nước ta rơi vào bẫy thu nhập trung bình thấp và sớm đạt được sức mạnh kinh tế khá trong khu vực, ngoài nước, cần có đường lối ngoại giao mềm dẻo, linh hoạt để có thể giành được sự tin cậy, huy động được sự ủng hộ, giúp đỡ và hậu thuẫn của cộng đồng quốc tế, nhất là các nước lớn và các nước ASEAN láng giềng.

Thứ sáu, trong quan hệ với hai quốc gia này, nhất là với Trung Quốc,

chúng ta phải vừa linh hoạt, mềm dẻo, nhưng cũng phải tỏ rõ sự cứng rắn và cương quyết khi cần thiết.

Thứ bảy, phải thầm nhuần và vận dụng hiệu quả cao nhất tư tưởng ngoại

giao Hồ Chí Minh (hòa bình, hòa hiếu, nhân nghĩa, thủy chung, dĩ bất biến ứng vạn biến, biết địch biết ta trăm trận trăm thắng...,) vào trong chính sách đối ngoại với hai quốc gia này.

Nếu làm được như vậy, chúng tôi tin rằng chúng ta sẽ có thể tận dụng được những ưu thế vốn có của mình, những cơ hội mà quan hệ của hai nước này tạo ra, và khắc phục được những điểm yếu của mình và những thách thức mà quan hệ của hai nước này gây ra, và nhờ vậy, dù mối quan hệ an ninh, chính trị của hai nước khổng lồ này có biến động như thế nào, có "nóng - lạnh" ra sao, thì chắc chắn chúng ta vẫn sẽ duy trì được môi trường hòa bình lâu dài cho sự phát triển bền vững của chúng ta.

Tiểu kết chương 3

Hàng loạt các chuyến thăm thăm viếng lẫn nhau của nguyên thủ quốc gia giữa hai nước diễn ra trong thời gian gần đây thể hiện động thái quyết tâm của lãnh đạo Nhật - Trung sẵn sàng đối mặt với những vấn đề lịch sử cũng như những thách thức, xóa bỏ những hiểu lầm và thiếu tin cậy lẫn nhau, thiết lập mối quan hệ chiến lược cùng có lợi, đồng thời cũng mở đường cho mối quan hệ song phương tốt đẹp trong tương lai. Tuy nhiên, sự “đối đầu” trong quan hệ giữa hai nước trong vụ việc va chạm giữa ngư thuyền của Trung Quốc và hai tàu tuần tra của hải quân Nhật Bản vào tháng 9/2010 vừa qua là một minh chứng rõ nét cho mối quan hệ “nóng lạnh bất thường” giữa hai quốc gia này bởi trong cặp quan hệ này luôn tồn tại những mâu thuẫn liên quan tới lợi ích chiến lược quốc gia. Có thể dự đoán, quan hệ giữa hai bên trong những năm tới sẽ tiến triển theo xu hướng phức tạp, cả hai luôn đều cần đến nhau, nhưng vẫn theo động thái kiềm chế, cạnh tranh quyết liệt lẫn nhau, vừa hợp tác để phát triển. Trong bối cảnh đó, để có thể tồn tại và phát triển bền vững, thiết nghĩ Việt Nam chúng ta cần tuân thủ những nguyên tắc ứng xử như đã trình bày ở trên.

KẾT LUẬN

Sau khi Chiến tranh Lạnh kết thúc, tình hình quốc tế đã có những biến động to lớn tác động mạnh đến chính sách đối ngoại cũng như đối nội của hầu hết các quốc gia trên thế giới. Cùng với sự thay đổi trong chính sách của Mỹ đối với Trung Quốc, quan hệ Nhật – Trung trở nên bình thường hóa xuất phát từ nhu cầu chiến lược của hai quốc gia này. Kể từ đó quan hệ Nhật – Trung phát triển một cách nhanh chóng và toàn diện, tuy nhiên, cặp quan hệ này đã trải qua những bước thăng trầm “nóng - lạnh” về mặt chính trị, nhưng luôn “nóng” về quan hệ kinh tế. Tính nhị nguyên luôn tồn tại trong cặp quan hệ này. Một mặt, tính nhị nguyên tạo nhân tố tích cực cho sự phụ thuộc lẫn nhau ngày một cao hơn (lợi ích kinh tế) và đồng thời ở một khía cạnh khác đã xuất hiện những căng thẳng về chính trị và về mối đe dọa an ninh lẫn nhau (lĩnh vực quân sự). Có thể nhận thấy rằng, bất luận vấn đề tranh chấp biển và hải đảo, vấn đề lịch sử, hay vấn đề cạnh tranh sức ảnh hưởng kinh tế đối với khu vực Đông Á trong quan hệ hai nước không phải là vấn đề đơn giản, mà đằng sau nó đều có yếu tố cạnh tranh rất lớn, là ý đồ cạnh tranh và kiềm chế lẫn nhau giữa Trung Quốc và Nhật Bản và nhằm tranh giành nắm quyền chủ đạo ở khu vực Đông Á. Chính bởi những mâu thuẫn kể trên đã “tích tụ” và “phun trào” tạo nên sự căng thẳng trong quan hệ an ninh và chính trị, đẩy mối quan hệ hai nước rơi xuống mức thấp nhất trong giai đoạn Thủ tướng Koizumi cầm quyền. Mối quan hệ “lạnh giá” về chính trị giữa hai bên chỉ được cải thiện khi Thủ tướng Abe tiến hành chuyến thăm “phá băng” tới Trung Quốc. Trong các chuyến thăm liên tục lẫn nhau của nguyên thủ quốc gia giữa hai quốc gia diễn ra trong thời gian gần đây đã “ xua tan sự lạnh giá” và làm “nồng ấm” mối quan hệ Nhật – Trung. Trong các cuộc gặp lãnh đạo cao cấp hai bên đều bày tỏ thiện chí xóa bỏ những hiểu lầm, thiếu

tin cậy lẫn nhau, thiết lập mối quan hệ chiến lược hai bên cùng có lợi, xây dựng mối quan hệ tốt đẹp trong tương lai.

Nhưng khi xem xét quan hệ Nhật – Trung có thể nhận thấy, tuy luôn trải qua sự thăng trầm “nóng – lạnh” trong quan hệ chính trị, nhưng quan hệ kinh tế mới đóng vai trò chủ đạo. Đây chính là nét đặc thù trong quan hệ Nhật- Trung khi so với các cặp quan hệ song phương của Nhật Bản và Trung Quốc với các nước khác, cũng như giữa các nước trên thế giới. Bởi thông thường trong quan hệ giữa hai quốc gia thì quan hệ kinh tế phụ thuộc rất lớn vào quan hệ chính trị. Tuy nhiên, lợi ích kinh tế chính là “chất keo tự nhiên” gắn kết, gìn giữ mối quan hệ Nhật –Trung.

Sau 3 thập kỷ liên tục tăng trưởng ngoạn mục, Trung Quốc đã lần đầu tiên vượt qua Nhật Bản trở thành nền kinh tế lớn thứ hai trên thế giới trong quý II/2010, và hy vọng sẽ sớm tranh chấp vị trí siêu cường số 1 thế giới với Mỹ. Nhật Bản đang nỗ lực bước nhanh trên con đường tìm cách trở thành cường quốc chính trị tương xứng với tiềm lực kinh tế của mình và cũng đang tìm mọi cách để lấy lại vị trí siêu cường kinh tế thứ hai trên thế giới mà Nhật Bản đã nắm giữ trong 40 năm qua.

Chính vì vậy, có thể dự đoán rằng, trong tương lai quan hệ giữa hai bên trong những năm tới sẽ tiến triển theo xu hướng phức tạp, bởi sự mâu thuẫn về lợi ích chiến lược giữa hai quốc gia. Xu hướng vận động quan hệ giữa hai nước vẫn theo động thái kiềm chế, cạnh tranh quyết liệt lẫn nhau để giành ưu thế trong việc chiếm lấy quyền chủ đạo ở khu vực Đông Á. Tuy nhiên, cán cân lực lượng sẽ dần dần nghiêng về phía Trung Quốc bởi Trung Quốc đang sở hữu những thế mạnh chiến lược (vị thế của đất nước nắm giữ ngế thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc, cường quốc quân sự sở hữu vũ khí hạt nhân, nguồn tài nguyên chiến lược, thị trường lao động và tiêu thụ khổng lồ, nguồn nhân lực dồi dào và trẻ trung...,) mà Nhật Bản không có . Tuy vậy, vì

mục đích phát triển kinh tế hai bên vẫn phải cần tới nhau, vì vậy, hai bên vẫn phải hợp tác để cùng phát triển thực hiện mục tiêu chiến lược quốc gia của riêng mình.

Tµi liÖu tham kh¶o 1. Tiếng Việt

1. Đỗ Thị Ánh (2008), Ngoại giao kinh tế của Nhật Bản trong bối cảnh hội

nhập Đông Á: chiến lược cạnh tranh và điều chỉnh đối với Trung Quốc,

Tạp chí Nghiên cứu Đông Bắc Á, (số 2), tr. 17-26.

2. Ngô Xuân Bình (2000), chủ biên, Chính sách đối ngoại của Nhật Bản sau

chiến tranh lạnh, Nxb. Khoa học xã hội, Hà nội.

3. Ngô Xuân Bình (2008), Chính sách của Trung Quốc đối với Đông Á-Thái

Bình Dương, Tạp chí Nghiên cứu Đông Bắc Á (số2), tr. 5-10.

4. Nguyễn Thanh Bình (2004), Quan hệ Nhật-Trung từ sau chiến tranh thế giới II đến nay, Nxb. Khoa học xã hội, Hà nội.

5. Nguyễn Thanh Bình (2008), 30 năm hợp tác kinh tế Nhật Bản – Trung Quốc, Tạp chí Nghiên cứu Đông Bắc Á (số 9), tr. 25-39.

6. Đỗ Minh Cao (2007), Quan hệ Nhật- Trung xung quanh vấn đề năng lượng, Tạp chí Nghiên cứu Đông Bắc Á, số 4. tr. 18-25.

7. Đỗ Minh Cao (2009), Trung Quốc và an ninh Biển Đông, Tạp chí Nghiên cứu Đông Bắc Á (số 2), tr. 9-21.

8. Đỗ Minh Cao(2005), Hợp tác năng lượng Nga – Trung những năm đầu thế

kỷ, Tạp chí Nghiên cứu Châu Âu, (số 4), tr. 7-12.

9. Đỗ Minh Cao (2009), Nhật – Trung: những trở ngại tiềm tàng trong quan

hệ song phương, Tạp chí Nghiên cứu Đông Bắc Á (số 10), tr. 11-20.

10. Đỗ Minh Cao (2007), Đền Yasukuni và quan hệ Nhật – Trung trong thập

niên đầu thế kỷ XXI, Tạp chí Nghiên cứu Đông Bắc Á số 9, tr. 20-25.

11. Ngô Hồng Diệp (2007), Xác lập vai trò an ninh chính trị của Nhật Bản ở

Đông Nam Á trong thập niên đầu thời kỳ sau Chiến tranh Lạnh, Tạp chí

12. Trần Anh Đức (2008), Một số trở ngại trong quan hệ Nhật – Trung từ sau

Chiến tranh Lạnh đến nay, Tạp chí Nghiên cứu Đông Bắc Á (số 3), tr.

22-27.

13. Vũ Văn Hà (2007), Quan hệ Trung Quốc – ASEAN – Nhật Bản trong

bối cảnh mới và tác động của nó tới Việt Nam, Nxb. Khoa học xã hội, Hà

nội.

14. Kokubun Ryhoshi (1997), (chủ biên), Nhật Bản – Mỹ - Trung Quốc- Kịch

bản cho sự hợp tác, Nxb TBS- Britanica, Tôkyô.

15. Hoa Lý (2008), Thỏa thuận Nhật Bản – Trung Quốc “cùng khai thác” tại

biển Hoa Đông – một sự lựa chọn thông minh, Tạp chí Nghiên cứu Đông

Bắc Á, (số 7), tr. 3-4.

16. Trần Hoàng Long (2007), Quan hệ Nhật – Trung hiện nay: Thách thức và

triển vọng, Tạp chí Nghiên cứu Đông Bắc Á, (số 7), tr.7-13.

17. Hà Phương, Triển vọng mới trong quan hệ Trung- Nhật, Báo điện tử

Đảng Cộng sản Việt Nam, ngày 3/3/2007.

18.Trần Anh Phương (2008), Các quan hệ quốc tế trọng yếu tại khu vực Đông

Bắc Á năm 2007, Tạp chí Nghiên cứu Đông Bắc Á (số 1), tr. 11-23.

19. Đức Minh Hoài Phương (2009), Vấn đề đền Yasukuni, Tạp chí nghiên cứu Đông Bắc Á (số 2), tr.44-52.

20. Trần Anh Phương (2007), Chính trị khu vực Đông Bắc Á từ sau Chiến tranh Lạnh, Nxb KHXH, Hà nội.

21. Park – Hong Yuong (2009),Ứng phó của Nhật Bản đối với vấn đề hạt

nhân của CHDCND Triều Tiên, Tạp chí Nghiên cứu Đông Bắc Á (số 9),

tr. 15-24.

22. Đỗ Trọng Quang (2007), Cuộc tranh cãi xung quanh ngôi đền Yasukuni ở

23. TTXVN, Tài liệu tham khảo đặc biệt, ngày 10-5-2007, tr. 7.

24. TTXVN, Tài liệu tham khảo đặc biệt, ngày 12-3-2008,Triển vọng tốt đẹp của quan hệ Trung – Nhật, tr. 21-25.

25. TTXVN, Tài liệu tham khảo đặc biệt, ngày 1-10-2009,Quan hệ Trung – Nhật dưới thời DPJ, tr. 1-6.

26. TTXVN, Tài liệu tham khảo đặc biệt, ngày 6-1-2010,Nhật Bản: Từ “thoát Á nhập Âu “ đến “xa Mỹ thân Trung Quốc”, tr. 8-15.

27. TTXVN, Tài liệu tham khảo đặc biệt, ngày 16-3-2010,Trung Quốc vươn ra biển trong tranh chấp với Nhật Bản, tr. 1-7.

28. TTXVN, Tài liệu tham khảo đặc biệt, ngày 2-4-2010, Vấn đề năng lượng

của Nhật Bản, tr. 15-21.

29. TTXVN, Tài liệu tham khảo đặc biệt, ngày 27-3-2006, Ảnh hưởng của việc Nhật Bản tăng cường quan hệ với Đài loan, tr. 11-18.

30. TTXVN, Tài liệu tham khảo đặc biệt, ngày 16-2-2009, “Cuộc chiến ngầm” giữa Trung Quốc và Nhật Bản tại biển Hoa Đông, tr. 4-5.

31. TTXVN, Tài liệu tham khảo đặc biệt, ngày 1-8-2010, Khu vực Đông Á đang “động đất” về chính trị, tr. 4-7.

32. TTXVN, Tài liệu tham khảo đặc biệt, ngày 17-06-208, Nhật Bản, Trung Quốc đạt được thỏa thuận cùng khai thác khí đốt, tr. 6-7.

33. TTXVN, Tài liệu tham khảo đặc biệt, ngày 3-5-2010,Quan hệ giữa Nhật Bản với láng giềng gần: Thách thức mới đối với khu vực Đông Á, tr. 9-

29.

34. TTXVN, Tài liệu tham khảo đặc biệt, ngày 17-12-2005, Những “Nấc thang nước lớn quân sự” và chiến lược ngoại giao của Koizumi, tr. 9-14.

an ninh ở Đông Á và sách lược đối phó, tr. 1-8.

36. TTXVN,Tài liệu tham khảo đặc biệt, ngày 31-7-2008, Quan hệ Trung – Nhật đằng sau Hiệp định đảo Điếu Ngư và Hoa Đông, tr. 6-12.

37. TTXVN, Tài liệu tham khảo đặc biệt, ngày 9-12-2006, Cạnh tranh và thách thức mậu dịch tự do song phương giữa Nhật Bản và Trung Quốc, tr.

11-14.

38. TTXVN, Tài liệu tham khảo đặc biệt, ngày 10-9-2009, Các vấn đề biển đảo và tranh chấp chủ quyền ở Đông Á, tr. 6-27.

39. TTXVN, Tài liệu tham khảo đặc biệt, ngày 2-10-2010, Giải pháp cho

tranh chấp lãnh thổ giữa Nhật Bản và Trung Quốc, tr. 1-6.

40. TTXVN, Tài liệu tham khảo đặc biệt, ngày 11-4-2010, Nhật Bản đáp lại sự trỗi dậy của Trung Quốc: can dự trong khu vực, kiềm chế trên toàn cầu, những nguy cơ xung đột, tr. 25-27

41. TTXVN, Tài liệu tham khảo đặc biệt, ngày 1-1-2009, Quan hệ Nhật – Trung dưới thời DPJ, tr. 1-6.

42. TTXVN, Tài liệu tham khảo đặc biệt, ngày 26-10-2009, Ý tưởng cộng đồng khó thành hiện thực hiện do sự ganh đua Trung – Nhật, tr. 11-14.

43. TTXVN, Tài liệu tham khảo đặc biệt, ngày 28-9-2009, Động lực mới trong chính sách đối ngoại của chính phủ mới ở Nhật Bản, tr. 5-10.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quan hệ an ninh, chính trị nhật trung từ sau chiến tranh lạnh thực trạng, vấn đề và xu hướng tiến triển (Trang 78 - 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)