Sau khi đã trải qua quá trình đào tạo và thi cử, các sĩ tử đỗ đạt tùy theo trình độ mà được phân cho làm những chức quan khác nhau.
- Tuyển dụng quan lại:
Cơ quan tuyển dụng là Bộ Lại, có nhiệm vụ tuyển dụng, lựa chọn quan lại; khảo xét, thăng giáng các quan; phong tước vị cho các quan. Đứng đầu bộ Lại là Thượng thư, tiếp theo là Lại bộ tả, Hữu thị lang. Bộ Lại là bộ đứng đầu lục bộ nên vị trí quan trọng nhất. Chính vì tính chất quan trọng ấy mà bộ Lại phải phối hợp với nhiều cơ quan trung ương và địa phương trong việc tuyển chọn quan lại. Lục bộ triều đình sẽ có sự ràng buộc, liên quan, kết hợp với nhau nhưng chủ chốt vẫn là bộ Lại trong việc tuyển bổ quan lại.
Đối tượng tuyển dụng sẽ là những người chưa làm quan và đang làm quan. Những người chưa làm quan sẽ qua thi cử đỗ đạt sẽ được giao cho chức vụ, vị trí phù hợp với bằng cấp người đỗ đạt, gọi là tuyển bổ. Người đang làm quan mà cần thăng giáng, thuyên chuyển đi nơi khác, phải đào tạo lại thì gọi là chọn bổ.Ở giai đoạn đầu thời Lê sơ, tiêu chuẩn tuyển chọn quan lại là “thân huân” – là những vị công thần, những người có họ hàng với vua. Sau đó khoa cử được lấy làm tiêu chuẩn chính để tuyển chọn hiền tài. Ban đầu, hiền tài chỉ là những người giỏi sử dụng giấy bút, văn thư, nhưng rồi sau để đánh giá trí tuệ của một người lại dựa vào việc am hiểu những tri thức Nho gia. Nho giáo có vị trị độc tôn trong toàn bộ việc học hành. Bởi vậy, ta cũng có thể thấy rằng tiêu chuẩn chọn người hiền tài cũng là theo quan niệm của Nho giáo. Hiền tài dưới thời Lê Thánh Tông theo đó sẽ có tiêu chuẩn là phải có đạo đức, tư cách; phải có kiến thức, am hiểu Nho gia; và phải có năng lực quản lý, điều khiển những công việc trong chức vụ của bản thân trong khi thử việc cũng như trong suốt quá trình làm quan sau này.
- Cách thức tuyển dụng: có ba cách thức tuyển dụng
Đầu tiên là nhiệm tử (tập ấm) là định lệ của nhà nước, một người dựa vào ân trạch của cha ông sẽ được ban cho một chức quan phù hợp với mức độ công lao của tiền bối và được thử đảm nhiệm trọng trách cho đến khi đỗ đạt tương ứng chức vị. Ở thời Hồng Đức, lệ nhiệm từ còn dành cho con trưởng mà còn dành cho con thứ và các cháu của quan viên. Vua đã ban nhiều chỉ dụ để hoàn thiện những thể lệ, chính sách về việc tuyển chọn quan lại thông qua phép nhiệm tử.
Thứ hai là bảo cử và tiến cử. Tiến cử là chọn người có tài trong nhân dân, không phân biệt tầng lớp xã hội. Chế độ này cũng được Lê Thánh Tông khá khuyến khích, vua giao cho các quan từ tam phẩm trở lên phải tiến cử một người trong triều hoặc ở bên ngoài, đã làm quan hoặc chưa làm quan đều được chấp nhận. Những người làm quan lấy uy tín, chức vụ của mình cùng con mắt nhìn người của mình để tiến cử một người có đức, có tài, xứng đáng với chức vụ mà vua ban.
Bảo cử - chọn những quan lại có quá trình công tác tốt, có tài và đức để bổ nhiệm vào những chức vụ quan trọng trong triều đình[9, tr.580]. Thủ tục bảo cử được tiến hành như sau: các quan đứng đầu nha môn, có chức khuyết sẽ giới thiệu người mình thấy xứng đáng lên bộ Lại. Các quan ở Lại khoa và Ngự sử đài sẽ phải ghi chép lại bản đề nghị rõ ràng và xem xét người được giới thiệu có thực sự xứng đáng hay không, nếu họ xứng sẽ tấu lên vua, khi có chiếu chỉ của vua ban xuống thì chuyển qua quan chính đường xét lại, rồi quay trở về cho Lại khoa xét lại lần nữa thì bộ Lại mới ban sắc mệnh và bằng khám hợp để ban chức quan cho người đó, rồi cử họ đi làm việc theo chức vụ. Trong sắc chỉ ban năm 1482: “Từ nay quan thừa ty các xứ có khuyết, Lại bộ đưa lên rồi đưa xuống cho triều thần (tức các quan ở chính đường) như lệ bảo cử hai ty Đô Hiến bảo củ các quan trong, quan ngoài, ai đương được chức ấy thì đưa sang Lại bộ thi hành” [9, tr.580]. Năm 1489, năm Hồng Đức thứ 20, lại có sắc của vua rằng: “Từ nay chức viên ngoại, Hình bộ có khuyết mấy viên, thì Lại bộ làm bản tâu trong thì đường quan sáu bộ, Ngự sử đài và sáu tự khanh, ngoài thì quan ty Thừa, Hiến công đồng bảo cử người mình biết, cùng quan các nha môn đã từng trải qua hai kỳ khảo khóa trở lên thanh liêm, thạo việc, am
hiểu hình luật. Sáu bộ làm một bản, hai ty Thừa, Hiến bản xứ ty một bản khai rõ họ tên người được bảo cử dâng lên, được chỉ thì đưa sang Lại bộ bổ dụng” [9, tr. 580].
Cuối cùng là khoa cử, lựa chọn nhân tài thông qua thi cử. Dưới thời Lê Thánh Tông chế độ khoa cử phát triển mạnh mẽ, trở thành hình mẫu tiêu biểu cho các triều đại phong kiến sau này. Đây là phương thức chủ yếu để triều đình tuyển chọn nhân tài vào đội ngũ quan lại. Các khoa thi đã tìm rất rộng, rất kỹ những hiền tài, lấy được nhiều người tài, xán lạn hơn đời trước. Việc thông qua khoa cử để tuyển chọn quan lại được tiến hành đầu tiên vào năm 1075, thời vua Lý Nhân Tông. Dưới thời Lê sơ, ngay từ buổi đầu, Lê Thái Tổ đã rất coi trọng khoa cử tuyển chọn hiền tài. Lê Thái Tông đưa ra chiếu chỉ vào năm 1434 với nội dung: “Muốn có được nhân tài, trước hết phải chọn lựa kẻ sĩ, mà phép chọn lựa kẻ sỉ phải lấy thi cử làm đầu” [14, tr.380]. Lê Thái Tông cũng định rõ luôn “Nay định rõ thể lệ khoa thi, kỳ thi: Bắt đầu từ năm Thiệu Bình thứ 5 (1453), thi hương ở các đạo, năm thứ 6, thi hội tại sảnh đường ở Kinh đô. Từ đấy về sau, cứ 3 năm một lần thi lớn, coi đó làm quy định lâu dài, người nào thi đỗ đều được ban danh hiệu tiến sĩ xuất thân” [14, tr.380]. Chiếu chỉ này đã trở thành nền móng cho chế độ tuyển chọn quan lại bằng con đường khoa cử. Dưới thời Lê Thánh Tông thì khoa cử trở thành con đường chính, lấy đỗ được vô số người tài, số sĩ tử dự thi cũng cả nghìn người trong mỗi kỳ thi hội, “trung hưng bậc nhất, lấy được nhiều người giỏi, xán lạn hơn đời trước” [9, tr. 240].
- Sắp xếp, bố trí quan lại:
Có hai lưu ý khi sắp xếp, bố trí quan lại, thứ nhất là phải dựa vào năng lực, trình độ, bằng cấp; thứ hai là thực hiện luật hồi tỵ trong bố trí, sắp xếp quan lại.
Tùy vào năng lực, học vấn, thành quả đỗ đạt mà triều đình sẽ giao cho những chức vụ, vị trí khác nhau để phát huy sở trường và thực lực của họ. Với những sĩ tử đã thi đỗ trong các kỳ thi hội, thi đình, có bằng tiến sĩ nhà nước sẽ có quy định cho viên Thị lang bộ Lại căn cứ vào đó để giao ty Thuyên khảo, có ấn của bản bộ, khi cử hành lễ khâm ban ở cửa Đoan môn, thì các tân tiến sĩ phải ra đợi lệnh để cử hành lễ phụng ban. Trạng nguyên sẽ được ban cho chức thị giảng, Bảng nhãn trao cho chức thị thư. Thám hoa chức thị chế, Hoàng giáp chức hiệu lý, những tiến sĩ khác sẽ
ban cho chức giám sát hoặc cấp sự trung…Năm Hồng Đức thứ 3 (1472), vua Lê Thánh Tông đã đưa ra định lệ cho các những người đỗ đại khoa. Tháng 5 năm 1496, vua có chiếu quy định tuyển chức quan Hiến sát sứ ty, và chức quan ở phủ, huyện, châu, “chọn người đỗ tiến sĩ, quan văn võ các nha môn, nho chỉ huy các vệ, ty đã trúng các kỳ thi hội, thực đúng là đã giữ phép công, làm việc giỏi, cương trực, không né sợ kẻ quyền quý, không phạm lỗi để thuyên bổ chức Hiến sát phó sứ.” [14, tr.514]. Vua Lê Thánh Tông còn thực hiện chế độ thử việc đối với quan lại. Chức vụ ban đầu là không chính thức, sau một thời gian thử việc nếu làm tốt, không phạm lỗi sẽ được nhậm chức chính thức hoặc thăng chức. Chế độ này quy định rõ trong sắc chỉ năm 1471: “Các chức quan văn, võ trong Kinh, (trung quan cũng thế), người nào mới được bố trí chức thì Lại bộ tâu lên để ban cấp cho giấy khám hợp, chu mũ, đai và cấp cho một phần ba tiền lương, con cháu vẫn như dân thường. Sau ba năm mà xứng chức và không phạm lỗi gì thì được thăng cấp cho thực thụ. Người nào không xứng chức thì đuổi về làm các hạng quân sắc cũ. Nếu là người có tài năng lỗi lạc được bổ dụng theo đặc ân, thì không phải theo lệ này. Người vị nhập lưu dẫu được thực thụ cũng chỉ cấp giấy khám hợp, không có cấp sắc mệnh. Từ nay về sau, khi có sắc chỉ hay các thể lệ lớn nhỏ, thì bộ, sứ ty và các nha môn phủ, huyện, châu đều phải viết ra bảng treo dán lên để dân chúng theo đó mà thi hành” [14, tr.474]. Có thể thấy việc sử dụng quan lại của vua Lê Thánh Tông rất linh hoạt, rõ ràng. Quan lại được sử dụng không phải chỉ căn cứ vào kết quả thi mà chủ yếu phụ thuộc vào kết quả công việc, năng lực thể hiện qua công việc được giao.
Lê Thánh Tông còn cho thực hiện luật hồi tỵ trong bố trí và sắp xếp quan lại. Nội dung chính của luật hồi tỵ là: “quan lại không được lấy vợ, kết làm thông gia với người ở nơi mình cai quản; không đưa quan lại về quê hương, bản quán nhậm trị; quan lại không được tậu đất, vườn, ruộng, nhà tại nơi cai quản; quan lại không được lấy người cùng quê làm người giúp việc; người có quan hệ thầy trò, bạn bè, không được làm việc tại cùng một công sở” [84, tr.113]. Với luật hồi tỵ này thì vua muốn ngăn cản sự xây bè kéo cánh giữa các quan hệ thân tộc, đảm bảo làm việc khách quan, công bằng, tránh việc thao túng bộ máy chính quyền phục vụ cho lợi
ích cá nhân. Trong điều 316, Quốc triều hình luật (1483) viết rõ: “các quan ty ở trấn ngoài mà lấy đàn bà con gái ở trong hạt mình, thì xử phạt 70 trượng, biếm ba tư và bãi chức”. Còn nếu quan lại ở biên trấn kết thông gia với tù trưởng vùng đó sẽ phải tội đồ hay lưu quy định rõ trong điều 334, Quốc triều hình luật. Luật hồi tỵ được thực thi rất nghiêm ngặt trong tất cả các kỳ thi và cả với đội ngũ quan lại. Vào năm Hồng Đức thứ 19 (1488), nhà vua ban chiếu rằng: “Từ nay, các quan phủ, huyện, châu xét đặt xã trưởng, hễ là anh em ruột, anh em con chú con bác và bác cháu, cậu cháu với nhau thì cho 1 người làm xã trưởng, không được cho cả hai cùng làm để trừ mối tệ bè phái hùa nhau” [14, tr.507]. Đây được coi là một luật rất quan trọng và cũng được áp dụng rất thành công dưới xã hội phong kiến.
- Chế độ giám sát, quản lý quan lại:
Công việc giám sát, quản lý diễn ra thường xuyên hoặc bất thường. Nội dung công tác này được vua Lê Thánh Tông rất coi trọng. Ngự sử đài là cơ quan được giao nhiệm vụ giám sát quan lại trong triều. Cơ quan này được đặt ra từ thời Lý – Trần. Dưới thời Lê Thánh Tông thì vẫn giữ nguyên chức vụ của cơ quan này và phần nào đưa lên vị trí quan trọng hơn, “có đủ chức đô ngự sử (chánh tam phẩm), phó đô ngự sử (chánh tứ phẩm), thường do những người có học vị tiến sĩ nắm giữ” [84, tr.116]. Ngoài Ngự sử đài còn có Lục khoa, là cơ quan thanh tra sáu bộ, cơ quan này sẽ thanh tra, giám sát 6 bộ để tâu lên vua những việc sai trái, không đúng với quy định của mỗi bộ. Việc thanh tra, giám sát là việc độc lập, có thể báo cáo vượt cấp. Lê Thánh Tông cho lập các cơ quan giám sát, kết hợp giữa thường xuyên và đột xuất chính đích thân vua thường xuyên thực hiện. Qua công tác kiểm tra, giám sát nếu thấy có sai phạm, vua sẽ xử phạt, trị tội theo đúng luật, giáng chức, thải loại những viên quan không làm tròn trách nhiệm của mình. Nhờ có chế độ giám sát, kiểm tra thường xuyên, chặt chẽ mà triều đình đã phát hiện sớm tiêu cực và xử lý sớm để tránh hậu quả, ngăn chặn được nhiều hành vi sai trái, tạo nên một nề nếp làm việc quy củ, thanh liêm cho quan lại.
Khảo khóa được hiểu là “việc đánh giá, xem xét hiệu quả công việc của quan lại theo định kỳ, theo khóa để làm cơ sở cho việc thực hiện chế độ thăng, giáng, chuyển đổi cũng như thưởng, phạt hay biếm chức” [84, tr. 119]. Đối tượng khảo khóa là tất cả những người đứng trong đội ngũ quan lại từ cao đến thấp, từ trung ương tới địa phương, cả các công thần và con cháu của họ mà làm quan thì đều thực hiện khảo khóa. Nội dung khảo khóa là xét duyệt định kỳ những công trạng, thành tích và tinh thần trách nhiệm của các quan, phân loại theo từng chức quan, địa vị mà xem quan đó có xứng đáng với chức vụ hay không. Phép khảo khóa có vai trò rất lớn trong việc quản lý, giám sát quan lại, góp phần tạo nên một đội ngũ quan lại trong sạch, có tài năng để đảm nhận chức vụ tốt nhất. Việc này được tiến hành khá nề nếp và trở thành quy chế hoàn chỉnh. Công việc khảo khóa sẽ nhận xét, đánh giá quan lại thông qua những khía cạnh sau: thứ nhất là có được dân yêu mến khống; thứ hai là thương yêu dân không, thứ ba là dân có trốn đi nơi khác không. Lê Thánh Tông cũng quy định rõ lệ khảo khóa là ba năm một lần sơ khảo, sáu năm thì tái khảo, 9 năm thì thông khảo khi ấy mới có cơ sở để thăng chức người có công và giáng chức, xử phạt người có tội. Việc khảo khóa có vai trò rất quan trọng trong quá trình quản lý, giám sát quan lại, nó góp phần phân loại được những người làm việc tốt và những người làm việc không hiệu quả. Phép khảo khóa được diễn ra thường xuyên, công tác tổ chức và thực hiện rất chặt chẽ, cụ thể đã góp phần tạo nên đội ngũ quan lại thanh liêm, luôn trau dồi năng lực của bản thân để thực hiện tốt nhiệm vụ.
- Chế độ luân chuyển quan lại:
Dưới thời Lê Thánh Tông, việc luân quan được diễn ra dồn dập và có quy mô lớn. Quan lại cao cấp ở trung ương được điều động đi nơi khác, những quan lại địa phương nếu có tài, làm tốt công việc của mình sẽ điều động về Trung ương. Quan lại từ địa phương này sẽ chuyển qua địa phương kia, các quan giữ các địa phương sẽ luân chuyển với nhau ở mọi vị trí và chức vụ to nhỏ. Những công thần bị tước quyền có thể được bổ nhiệm lại nếu có tài năng, còn nếu không sẽ không trọng dụng.Năm Quang Thuận thứ 8 (1467), Lê Thánh Tông ra sắc chỉ: “Từ nay về sau, người nhận chức ở tại nơi biên giới xa phải đủ 9 năm mới được đổi về các huyện
dưới kinh” [14, tr.452]. thể lệ điều động quan lại đến năm 1468 thì đã được sửa đổi ít nhiều, những viên quan ở biên ải xa xôi, trong vòng 6 nếu hoàn thành nhiệm vụ có thể về nhưng nếu không thì sẽ lại cho đi vùng biên cương xa hơn, khi nào đủ 6 năm mới có quyết định lại. Quan lại được điều động ở các địa phương, mọi chức vụ trong triều đình đã phần nào nâng cao được chất lượng quan lại, ngăn chặn sự cát cứ, kết bè cánh ở các địa phương.
- Lệ giản thải:
Lê Thánh Tông quy định rõ những quan lại không đáp ứng được yêu cầu của