Một số kinh nghiệm phù hợp với tỉnh Bắc Ninh trong việc thu hút vốn FDI:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vấn đề thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào bắc ninh giai đoạn 1997 2013 (Trang 33 - 44)

PHẦN 1 : LỜI MỞ ĐẦU

7. Kết cấu của luận văn

1.2. Cơ sở thực tiễn:

1.2.3. Một số kinh nghiệm phù hợp với tỉnh Bắc Ninh trong việc thu hút vốn FDI:

định. Trong đó, tỉnh Bắc Ninh cũng được hưởng lợi không nhỏ. Không chỉ tạo điều kiện cho hoạt động thương mại của Việt Nam, hiệp định thương mại tự do Việt - Hàn đang giúp cho môi trường đầu tư của Việt Nam nói chung và Bắc Ninh nói riêng minh bạch hơn, thu hút nhiều hơn nữa các nhà đầu tư Hàn Quốc hơn. Trong thực tế những năm gần đây, Hàn Quốc là một trong những quốc gia có vốn đầu tư trực tiếp vào Bắc Ninh rất lớn với các dự án quy mô lớn như Tập đoàn Sam Sung với tổng số vốn đăng ký là 670 triệu USD (chiếm 65,04% tổng vốn FDI Hàn Quốc vào Bắc Ninh), thuê 42 ha đất; Công ty TNHH thực phẩm Orion ViNa với tổng vốn

đầu tư là 47 triệu USD (chiếm 4,56%)…16

1.2.3. Một số kinh nghiệm phù hợp với tỉnh Bắc Ninh trong việc thu hút vốn FDI: FDI:

1.2.3.1. Kinh nghiệm quốc tế

FDI ngày càng khẳng định tầm quan trọng của mình với vai trò là bổ sung vốn cho các nước đang phát triển để phần nào giải quyết bài toán vốn, công nghệ và thị trường trong chiến lược tăng trưởng. Chính vì vậy, các nước đang phát triển trên thế giới đã và đang thực hiện rất nhiều chính sách nhằm thu hút nguồn vốn này.

Thống kê hiện tại của UNCTAD ghi nhận nhiều thay đổi trong chính sách thu hút FDI của hơn 100 quốc gia trên thế giới. Tùy vào điều kiện kinh tế- xã hội cụ thể, các biện pháp, chính sách thu hút FDI của từng nước có những đặc điểm riêng. Vì vậy, trong thực tế không tồn tại một mô hình kiểu mẫu nào đối với thu hút FDI, không thể áp dụng nguyên mẫu kinh nghiệm của một quốc gia này áp dụng vào một

16

UBND tỉnh Bắc Ninh, Đầu tư của Hàn quốc tại các KCN Bắc ninh- kết quả và xu hướng trong thời gian tới

quốc gia với điều kiện cụ thể khác. Theo đó, các kinh nghiệm thu hút FDI trước hết được đưa ra trên cơ sở phân tích những nhóm chính sách, biện pháp chính.

- Ưu đãi tài chính có định hướng tạo động lực thu hút FDI:

Ưu đãi tài chính là một biện pháp phổ biến thường được sử dụng để thu hút các nhà đầu tư nước ngoài. Ưu đãi tài chính có thể có nhiều hình thức: miễn thuế, giảm thuế, hỗ trợ tài chính dưới một số hình thức trợ cấp. Với xu hướng chung của tự do hóa thương mại và đầu tư hiện nay, ưu đãi về thuế trở thành công cụ chủ yếu trong số những biện pháp ưu đãi tài chính mà chính phủ các nước đưa ra. Tuy nhiên, ưu đãi tài chính có thể là một chính sách thu hút FDI quan trọng nhưng không có ý

nghĩa quyết định đối với các nhà đầu tư17

.

Malaysia, Singapore, Thailand và một số quốc gia ở Đông Nam Á khác là những ví dụ cụ thể về thành công trong việc sử dụng ưu đãi tài chính có định hướng cụ thể. Những quốc gia này đều đưa ra những ưu đãi cho FDI vào những ngành công nghiệp mũi nhọn. Singapore ban hành Luật khuyến khích mở rộng kinh tế, cho phép giảm 90% thuế của các khoản lợi nhuận từ hoạt động xuất khẩu, đồng thời hoàn thuế cho các chi phí liên quan đến sản xuất hàng xuất khẩu. Năm 1964, Philipines cũng xác định một danh sách hạn chế các ngành công nghiệp ưu tiên và ban hành Luật Khuyến khích Đầu tư với một loạt các biện pháp miễn thuế nhập khẩu, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp. Để cạnh tranh với các nước láng giềng, Malaysia ban hàng Luật Khuyến khích Đầu tư năm 1968 với các biện pháp ưu đãi dành cho đầu tư vào khu vực sử dụng nhiều lao động và sản xuất hàng xuất khẩu. Thailand cũng

“nhập cuộc” sau đó bằng Luật Khuyến khích Đầu tư Công nghiệp18.

Mức độ cạnh tranh trong thu hút FDI trong khu vực trở nên khốc liệt hơn do những chính sách ưu đãi tài chính và sự hấp dẫn của Trung Quốc. Từ nửa cuối thập niên 1980, Trung Quốc trở thành nước đang phát triển đi đầu trong thu hút dòng FDI từ nước ngoài. Từ giữa thập kỷ 90, sự hấp dẫn của Trung Quốc trong con mắt của các nhà đầu tư nước ngoài dẫn đến sự hình thành chiến lược “Trung Quốc cộng”. Với chiến lược này, nhiều nhà đầu tư nước ngoài có xu hướng coi Trung

17 Theo Blomstrom và Kokko (2003)

18

Quốc là địa bàn đầu tư chiến lược, trong khi vẫn có thể vân nhắc khả năng đầu tư vào các nước ASEAN.

Mức độ cạnh tranh trong thu hút FDI ngày càng tăng làm cho những ưu đãi tài chính không thể chỉ dừng lại ở phạm vi các quy định được thể chế hóa bằng luật. Ngoài những ưu đãi chung theo quy định, chính quyền (trung ương và địa phương) ở các nước đang phát triển còn đưa ra những ưu đãi tài chính bổ sung cho từng từng trường hợp cụ thể, đặc biệt là với các dự án đầu tư giá trị lớn. Như vậy, dù ưu đãi tài chính chỉ là một trong số các biện pháp khuyến khích đầu tư nhưng sự gia tăng cạnh tranh giữa các nước đang phát triển trong thu hút FDI làm cho những ưu đãi này trờ nên phổ biến và đa dạng về phạm vi, mức độ ưu đãi và tính thể chế hóa của ưu đãi. Bên cạnh những quy định ưu đãi đã được thể chế hóa thành luật, cạnh tranh thu hút FDI bằng những ưu đãi tài chính còn được thực hiện bởi các quyết định ưu đãi từ cấp lãnh đạo chính trị tối cao, và là nguyên nhân dẫn đến những sửa đổi pháp lý nhằm tăng sức hút với các nhà đầu tư nước ngoài.

- Thu hút sự tham gia của chủ đầu tư tư nhân vào cải thiện điều kiện cơ sở hạ

tầng:

Cơ sở hạ tầng được xem xét trên khía cạnh: mức độ sẵn có, chất lượng hạ tầng và chi phí sử dụng hạ tầng, đây là yếu tố quan trọng đối với tăng trưởng kinh tế. Những yếu tố này cũng là thành phần quan trọng của môi trường đầu tư, và vì vậy có ý nghĩa quan trọng đối với khả năng thu hút FDI.

Hạ tầng trong thu hút FDI thường gồm ba nhóm chính: hạ tầng giao thông; hạ tầng thông tin, viễn thông và hạ tầng cung cấp năng lượng. Trong điều kiện cụ thể của các nước đang phát triển, cải thiện điều kiện cơ sở hạ tầng đòi hỏi nguồn lực khổng lồ là một thách thức lớn.

Liên quan đến đầu tư cơ sở hạ tầng để kích thích sự tăng trưởng kinh tế, thu hút FDI, nhiều tổ chức quốc tế có trọng tâm hỗ trợ cho tăng trường kinh tế của nước đang phát triển gặp nhau ở quân điểm khuyến khích sự tham gia của khu vực tư nhân vào đầu tư, cung cấp cơ sở hạ tầng. Cũng cần lưu ý rằng, mặc dù huy động sự tham gia của tư nhân vào cung cấp cơ sở hạ tầng là một giải pháp khá phổ biến và ngày càng trở nên quan trọng trong điều kiện hiện nay, nhưng thống kê chính thức

cho thấy các nhà đầu tư tư nhân chủ yếu tập trung vào lĩnh vực viễn thông và cung cấp điện năng còn cơ sở hạ tầng chỉ nhận được khoảng 18% tổng giá trị đầu tư. Vì vậy, đầu tư công cộng vẫn là cơ bản và cần thiết, đặc biệt là trong xây dựng công trình giao thông, để cải thiện môi trường đầu tư trong bối cảnh cạnh tranh thu hút đầu tư nước ngoài đang ngày càng gay gắt như hiện nay.

- Thu hút FDI thông qua các tổ chức xúc tiến đầu tư:

Từ đầu thập kỷ 90, việc thành lập các cơ quan xúc tiến đầu tư đã trở thành một bộ phận quan trọng trong hệ thống chính sách thu hút FDI của hầu hết các quốc gia. Theo thống kê sơ bộ của UNCTAD, đến cuối năm 2012, có ít nhất 179 cơ quan xúc tiến đầu tư quốc gia và khoảng 250 các tổ chức thuộc một số địa phương tham gia tích cực vào xúc tiến đầu tư. Để đạt được những mục tiêu này, các tổ chức xúc tiến đầu tư trên thế giới thường lựa chọn thực hiện các hoạt động sau:

 Quảng bá hình ảnh, thông tin đầu tư trên các phương tiện thích hợp

 Tham gia vào các triển lãm, hội thảo đầu tư ở các cấp độ khác nhau

 Tổ chức các đoàn làm việc xúc tiến đầu tư, tìm hiểu cơ hội đầu tư, tìm hiều

đối tác

 Cung cấp thông tin theo yêu cầu của các nhà đầu tư tiềm năng

 Thực hiện các cuộc vận động, quảng bá cơ hội đầu tư trong nước

 Cung cấp các dịch vụ cần thiết cho các nhà đầu tư, đặc biệt trong giai đoạn

tìm hiều và thiết kế tiền khả thi

 Cung cấp các dịch vụ tư vấn, hỗ trợ” sau đầu tư”

Tùy thuộc vào giai đoạn cụ thể mà một tổ chức xúc tiến đầu tư có thể ưu tiên các nguồn lực cho một trong số bốn mục tiêu kể trên. Theo kinh nghiệm của nhiều cơ quan như Cơ quan Xúc tiến Đầu tư Malaysia (MIDA), Ủy ban Điều phối Đầu tư Indonesia (BKPM), Hội đồng Phát triển Kinh tế Singapore (EDB)… thì trong giai đoạn hoạt động ban đầu, những tổ chức này thường tập trung vào marketing hình ảnh quốc gia. Còn từ đầu thập niên 90 đến nay, trọng tâm hoạt động của những cơ

quan này chuyền sang tạo cơ hội đầu tư19.

19

Về thể chế hoạt động, các cơ quan xúc tiến đầu tư có nhiều hình thức thể chế hoạt động khác nhau. nhưng hình thức phổ biến nhất là một cơ quan xúc tiến đầu tư trực thuộc chính phủ ( Anh, Canada, Thailand…). Bên cạnh đó, thể chế hỗn hợp dưới dạng một tổ chức tư nhân điều phối cũng khá phổ biến (Malaysia, Singapore…). Tuy nhiên, dù có được tổ chức dưới hình thức nào đi chăng nữa thì trung bình 70% kinh phí hoạt động của các tổ chức xúc tiến đầu tư là do chính phủ tài trợ.

- Tích cực cải thiện môi trường đầu tư địa phương, giảm thiểu thủ tục hành chính là chính sách thu hút đầu tư chủ đạo:

Cải thiện môi trường đầu tư, giảm thiểu thủ tục hành chính là một nỗ lực phổ biến và có lẽ là quan trọng nhất của chính phủ các nước trong thu hút FDI. Phản ứng về chính sách của hầu hết các nước trong giai đoạn sụt giảm FDI (2001-2003) là tiếp tục đưa ra những biện pháp cụ thể nhằm cải thiện môi trường đầu tư. Tính trung bình trong giai đoạn 1991-2004, khoảng 87% những thay đổi về chính sách do các quốc gia thực hiện có chiều hướng thuận lợi hơn FDI.

Ở châu Á, hai nền kinh tế thu hút FDI lớn nhất thế giới là Trung Quốc và Ấn Độ trong thời gian gần đây tiếp tục đưa ra các thay đổi chính sách nhằm cải thiện môi trường đầu tư. Tại Trung Quốc, “Danh mục Hướng dẫn Đầu tư công nghiệp” được sửa đổi đưa thêm vào các cam kết tự do hóa đầu tư trong khuôn khổ WTO, trong đó một số lượng lớn các ngành công nghiệp mới được đưa vào danh mục các ngành ưu tiên kêu gọi đầu tư, nới lỏng các hạn chế tham gia của nước ngoài vào lĩnh vực dịch vụ tài chính, phân phối, truyền thông và giáo dục, đặc biệt là các lĩnh vực dịch vụ tài chính.

Tại Ấn Độ, “ Ủy ban xúc tiến FDI” ra đời năm 2004, ngoài chức năng định hướng và điều phối đầu tư, Ủy ban này còn có chức năng hoạt động như cơ quan xúc tiền đầu tư quốc gia, thực hiện các hoạt động như đã nói ở trên. Ngoài ra, giới hạn về sở hữu nước ngoài trong các ngành dịch vụ hàng không, tài chính ngân hàng, bảo hiểm, xuất bản, truyền thông, và đặc biệt là dầu khí cũng được nới lỏng hoặc bãi bỏ. Một loạt những động thái tương tự nhằm đơn giản hóa thủ tục hành chính, nới lỏng các hạn chế đầu tư cũng được đưa ra ở Indonesia và Thailand.

Cần nhấn mạnh rằng những thay đổi chính sách thường thấy nhất là tự do hóa, nới lỏng các hạn chế về chính sách liên quan trục tiếp và gián tiếp với đầu tư nước ngoài. Những biện pháp khuyến khcish, ưu đãi dành cho FDI được thực hiện ở mức độ hạn chế hơn. Điều này cũng một phần xuất phát từ thực tế là rất nhiều chính phủ đã tích cực “cạnh tranh” trong việc đưa ra các biện pháp ưu đãi tài chính để thu hút FDI. Vì vậy, những thay đổi chính sách gần đây thường là theo hướng tự do hóa, nới lỏng các hạn chế không chỉ về chính sách trực tiếp tác động đến FDI mà còn là các hạn chế chính sách thương mại, di chuyển dịch vụ, tiêu chuẩn kĩ thuật và công nghệ.

- Tham gia tích cực vào các hiệp định đầu tư song phương và đa phương:

Bên cạnh những thay đổi về chính sách thu hút FDI của từng nước, đàm phán các hiệp định khuyến khích đầu tư song phương và đa phương cũng là một trong những đặc điểm nổi bật trong những thay đổi về thể chế đáng chú ý trong thời gian gần đây. Ngoài ta, các thỏa thuận đa phương về tự do hóa, ưu đãi đầu tư cũng không ngừng gia tăng như là một phần của thỏa thuận hợp tác kinh tế vùng, liên vùng, và hợp tác kinh tế toàn cầu.

Thông thường những thỏa thuận này đề cập đến cam kết của các quốc gia thành viên đối với tự do hóa thương mại thúc đẩy trao đổi thương mại, cam kết tự do hóa và hộ đầu tư giữa các quốc gia thành viên. So sánh với các hiệp định song phương thì các hiệp định đa phương có đối tượng điều chỉnh và nội dung rộng hơn. Nó thường bao gồm một loạt các quy định và ưu tiên liên quan đến giao dịch về hàng hóa, dịch vụ và di chuyển vốn, cũng như lao động giữa các quốc gia thành viên. Xu hướng gia tăng thỏa thuận đầu tư đa phương trong thời gian qua là một hệ quả của toàn cầu hóa, khu vực hóa nền kinh tế thế giới.

Động thái thay đổi chính sách thu hút FDI trong thời gian gần đây cho thấy mức độ cạnh tranh thu hút FDI ngày càng gia tăng giữa các quốc gia. Bên cạnh những biện pháp tự do hóa, ưu đãi đầu tư, tham gia tích cực vào các thỏa thuận song phương và đa phương nhằm thúc đẩy tự do hóa thương mại, đầu tư và hợp tác kinh tế có tác dụng hỗ trợ tích cực cho môi trường đầu tư trong nước.

1.2.3.2. Kinh nghiệm trong nước

Thực tế trong thời gian qua đã chứng minh vài trò FDI ngày càng quan trọng đối với nền kinh tế nước ta. Tính đến hết năm 2013, Việt Nam có 17.434 dự án còn hiệu lực với tổng vốn đăng ký 268,7 tỷ USD. Vốn thực hiện lũy kế của cá c dự án ĐTNN ước đạt 124,5 tỷ USD, bằng 50% tổng vốn đăng ký còn hiệu lực. Cụ thể trong năm 2013, cả nước có 1.530 dự án ĐTNN mới được cấp GCNĐT với tổng vốn đăng ký 22,35 tỷ USD, tăng nhanh so với cùng kỳ năm 2012 (16,4 tỷ USD). Ngoài ra, có 594 lượt dự án tăng vốn đầu tư với tổng vốn đăng ký tăng thêm là 4,58 tỷ USD, bằng 62,4% so với cùng kỳ năm 2012. ĐTNN đã có mặt ở 63 tỉnh, thành phố trong cả nước, trong đó thành phố Hồ Chí Minh vẫn là địa phương dẫn đầu trong thu hút FDI với 33,5 tỷ USD (chiếm 15% tổng vốn đầu tư), tiếp theo là Bà Rịa - Vũng Tàu với 26,7 tỷ USD (chiếm 10,6% tổng vốn đầu tư), Hà Nội với 23,4 tỷ USD (chiếm 9,3% tổng vốn đầu tư), Đồng Nai với 21,5 tỷ USD (chiếm 8,6% tổng

vốn đầu tư) và Bình Dương với 18,7 tỷ USD (chiếm 7,9% tổng vốn đầu tư)20. Cụ

thể, tại các thành phố lớn, có điều kiện kinh tế xã hội thuận lợi thuộc các vùng kinh tế trọng điểm vẫn là những địa phương dẫn đầu về thu hút FDI, như:

Ta thấy, kết quả thu hút FDI của mỗi địa phương khác nhau, điều này do chính sách cũng như kinh nghiệm của mỗi địa phương đem lại:

- Trường hợp Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM):

Tính đến cuối năm 2013, Thành phố Hồ Chí Minh dẫn đầu cả nước về thu hút FDI với 33,5 tỷ USD, chiếm 15% trong tổng số FDI vào Việt Nam trong năm.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vấn đề thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào bắc ninh giai đoạn 1997 2013 (Trang 33 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)