PHẦN 1 : LỜI MỞ ĐẦU
7. Kết cấu của luận văn
2.2. Đánh giá chung
2.2.2. Một số hạn chế trong quá trình thu hút vốn FDI tại tỉnh Bắc Ninh
Tuy đạt được những kết quả bước đầu, song các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài vào tỉnh Bắc Ninh chủ yếu là các dự án có quy mô vừa và nhỏ, chưa thu hút được nhiều dự án có quy mô lớn, công nghệ hiện đại. Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài có tỷ lệ giá trị gia tăng cao hơn và hiệu quả hơn các khu vực khác nhưng tình hình đầu tư còn kém sôi động. Có thể nhận thấy một số khó khăn trong công tác thu hút FDI như sau:
Thứ nhất, hệ thống cơ sở hạ tầng còn chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển. Mặc trong những năm vừa qua Bắc Ninh đã có nhiều cố gắng trong cải thiện hệ thống cơ sở hạ tầng phục cho các dự án đầu tư, tuy nhiên cơ sở hạ tầng của Bắc Ninh vẫn còn nhiều hạn chế, cơ sở hạ tầng trong các khu công nghiệp chưa được đầu tư một cách hoàn thiện. Ví dụ như quãng đường nối liền quốc lộ 5 tới địa bàn huyện Thuận Thành của Bắc Ninh rất xấu, đường nhỏ gây ách tắc và lại gập ghềnh rất khó vận chuyển hàng hóa. Một con đường huyết mạch để vận chuyển hàng hóa tới Hải Phòng, Hà Nội như vậy mà lại gặp khó khăn nên các nhà đầu tư dù thấy địa điểm tốt, chính sách đầu tư rất ưu đãi cũng không mạo hiểm đầu tư vào đây.
Thứ hai, chất lượng nguồn nhân lực còn thấp chưa đáp ứng được yêu cầu tuyển dụng của các nhà đầu tư nước ngoài. Tuy Bắc Ninh là tỉnh có nguồn lực tương đối dồi dào, nhưng nguồn nhân lực này phần lớn chưa được qua đào tạo chuyên môn kỹ thuật. chính điều này đã gây khó khăn cho các doanh nghiêp trong tuyển dụng nhân công, đa phần công nhân được tuyển dụng đều phải qua đào tạo lại điều này đã làm tăng chi phí đầu tư và làm mất đi sự hấp dẫn đối với môi trường đầu tư của tỉnh. Một số doanh nghiệp lớn như: Công ty cổ phần may Sông Hồng, Công ty TNHH Sumitomo Electrics Interconnect Products Việt Nam…số lượng lao động tuyển dụng thấp hơn nhiều so với nhu cầu tuyển dụng.
Thứ ba, thủ tục hành chính còn rườm rà, vai trò của của chính quyền tỉnh trong thu hút đầu tư còn mờ nhạt, thiếu sự phối hợp giữa các bộ ngành trong quản lý nhà nhà nước về đầu tư. Tuy đã thực hiện cơ chế một của trong cấp giấy phép đầu tư những trong thực hiện vẫn còn một số hạn chế, thời gian từ khi nhận hồ sơ dự án đến khi cấp giấy chứng nhận đầu tư vẫn còn bị kéo dài. Tình trạng chậm trễ trong giải phóng mặt bằng vẫn diễn ra thường xuyên gây khó khăn cho qua trình triển khai dự án.
Thứ tư, số dự án quy mô nhỏ còn thấp, nhiều dự án có công nghệ lạc hậu gây ảnh hưởng xấu đến môi trường. có thể thấy rằng cơ cấu đầu tư trực tiếp nước ngoài trong ngành công nghiệp tỉnh Bắc Ninh còn nhiều hạn chế, số dự án đầu tư vào những lĩnh vực gây ô nhiễm môi trường cao vẫn còn nhiều, chưa có sự thẩm định
chính xác hiệu quả kinh tế xã hội của dự án. Bên cạnh đó sự giám sát và kiểm tra của các cơ quan quản lý nhà nước về môi trường còn lỏng lẻo, chưa thực sự quyết liệt. Còn nhiều dự án FDI hoạt động kém hiệu quả, nhiều dự án bị chấm dứt hạot động sản xuất kinh doanh. Một số dự án thì chậm trong công tác triển khai hoặc khó khăn không thể duy trì hoạt động đang được xem xét giải thể trước thời hạn. Bên cạnh đó nhiều dự án thiết bị công nghệ còn lạc hậu, ảnh hưởng xấu đến môi trường, nhiều dự án chưa tiếp nhận được cong nghệ nguồn, nhiều lĩnh vực sản xuất mang tính gia công, lắp ráp chưa phát triển đươc các ngành công nghiệp phụ trợ.
Thứ năm, hoạt động xúc tiến đầu tư chưa đạt được kết quả cao, các hình thức quảng bá và xúc tiến còn đơn giản thiếu hấp dẫn, chưa giới thiệu được hình ảnh một Bắc Ninh thân thiện, điểm đến của các nhà đầu tư. Chưa khai thác được các kênh quảng bá hữu hiệu thông qua hình ảnh thành công của các nhà đầu tư đi trước.
Thu nhập của người lao động trong các doanh nghiệp FDI trên địa bàn Bắc Ninh còn thấp, có sự chênh lệch quá cao giữa người quản lý và người lao động trực tiếp, đây là điểm khác biệt so với các doanh nghiệp trong nước. Sự phân hoá này nằm ngoài mong muốn của nền kinh tế thị trường định hướng xã hôi chủ nghĩa mà nước ta đang xây dựng
Bên cạnh đó, tuy tình hình thu hút vốn đầu tư của Bắc Ninh giai đoạn gần đây có nhiều cải thiện nhưng so với các tỉnh có cùng điều kiện tương đồng về vị trí địa lý, cơ sở hạ tầng thì luồng vốn và số dự án đầu tư vào Bắc Ninh đang bị cạnh tranh khốc liệt bởi các tỉnh đang đi lên như Thái Nguyên (chỉ với 53 dự án nhưng số vốn đăng kí lên tới 3,55 tỷ USD), Hà Nội và Hải Phòng là 2 địa phương ở miền Bắc có số dự án và số vốn đăng ký lớn hơn Bắc Ninh. Cụ thể được thể hiện ở bảng sau:
Bảng 2.6: FDI của các tỉnh tính đến lũy kế đến hết năm 2013 Địa phƣơng Số dự án Tổng vốn đăng ký (triệu USD)
CẢ NƯỚC 15.882,0 231.352,3,0 Hà Nội 2702,0 22.404,0 Vĩnh Phúc 166,0 2.774,2 Bắc Ninh 411,0 6.220,0 Quảng Ninh 104,0 4.590,6 Hải Dương 288,0 5.966,3 Hải Phòng 392,0 9.978,5 Hưng Yên 273,0 2.301,9 Ninh Bình 34,0 1.023,5 Thái Nguyên 53,0 3.554,9 Nguồn: Tổng cục thống kê
Công cụ xúc tiến đầu tư của tỉnh còn chưa chuyên nghiệp, thiếu hấp dẫn đối với các nhà đầu tư, ngôn ngữ trong các công cụ tuyên truyền chủ yếu là tiếng Anh và tiếng Việt, trong khi đó thực tế các nhà đầu tư đến với Bắc Ninh chủ yếu từ Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc. Tài liệu tuyên truyền còn thiếu và chưa cập nhật thường xuyên, thông tin đến với các nhà đầu tư còn chậm. Đa phần các tài liệu giới thiệu về môi trường đầu tư tại tỉnh Bắc Ninh đều do các tổ chức, cán bộ thu thập và chỉ ra theo mục đích của mình và mô tả một cách tóm tắt cơ hội đầu tư vào Bắc Ninh.
Công tác xúc tiến đầu tư còn chưa tích cực chủ động, chưa họach định công tác tìm kiếm các thị trường mục tiêu, các nàh đầu tư tiềm năng, những tập đoàn lớn có tiềm lực kinh tế mạnh cũng như công nghệ hiện đại.
Quá trình hỗ trợ các nhà đầu tư sau khi họ được cấp giấy phép đầu tư còn yếu kém, vì chưa có sự phối hợp chặt chẽ giữa các sở ban ngành trong việc giải
quyêt những vướng mắc, khó khăn của các nhà đầu tư. Việc sử dụng hình ảnh các nhà đầu tư dã thành công trên địa bàn tỉnh để thu hút các nhà đầu tư khác chưa được quan tâm đúng mức.
Nguyên nhân
Quá tình hoàn thiện môi trường đầu tư cũng như công tác thu hút đầu tư tại Bắc Ninh vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế, có nhiều nguyên nhân trong đó có cả nguyên nhân khách quan và chủ quan.
- Nguyên nhân khách quan
Từ năm 2006 đến nay, nền kinh tế của Việt Nam nói chung và tình hình kinh tế - xã hội của Bắc Ninh không nằm ngoài tầm ảnh hưởng nặng nề của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới, đặc biệt là năm 2008. Gía cả nguyên vật liệu đầu vào tăng cao đã ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh. Các nhà đầu tư có thái độ dè dặt trong việc sử dụng đồng vốn của mình, nhiều doanh nghiệp do không chủ động trong việc đối phó với những thay đổi bất thường của nền kinh tế thế giới nên dẫn đến hoạt động khó khăn, rồi dẫn đến phá sản. Điều này không chỉ xảy ra đối với các doanh nghiệp làm ăn nhỏ mà ngay cả đối với các ông chủ doanh nghiệp hàng đầu thê giới. Làn song đầu tư từ đó mà chậm lại, vốn đầu tư đỏ vào những nơi thực sự có khả năng sinh lợi cao.
Từ khi tái lập tỉnh, mặc dù đã có nhiều nỗ lực trong việc cải thiện cơ sở hạ tầng vật chất kỹ thuật phục vụ cho hoạt động đầu tư, nhưng lĩnh vực này phát triển không kịp mức tăng trưởng cao của nền kinh tế thế giới, hơn nữa cơ sở hạ tầng của Bắc Ninh vẫn còn yếu kém so với các tỉnh lân cận và so với một số vùng trong cả nước như Hà Nội, Hải Dương, Hải Phòng, Bình Dương, Đồng Nai.
Bắc Ninh có nguồn lao động trẻ dồi dào, nhưng tiềm năng này chưa được phát huy đầy đủ do công tác đào tạo chưa được đáp ứng, đội ngũ trí thức thực sự có tay nghề và chuyên môn lại tập trung làm ở các thành phố lớn, đó là do công tác thu hút nhân tài chưa thực sự được quan tâm. Dẫn đến khi mà có sự tăng trưởng nhanh của dòng vốn FDI vào tỉnh thì tình trạng thiếu hụt lao động tay nghề thường xuyên xảy ra.
Việc cạnh tranh thu hút vốn đầu tư giữa các tỉnh diễn ra thực sự gay gắt và quyết liệt khi những địa phương khác cũng đang có những chính sách thu hút hấp
dẫn đối với các nhà đầu tư, đặc biệt với những lĩnh vực họ có thế mạnh. Ngay trong khu vực phía Bắc, những đối thủ chính cạnh tranh với Bắc Ninh có thể kể đến: Thái Nguyên, Hải Phòng, Quảng Ninh, Hải Dương…Tính lũy kế đến năm 2013, các địa phương kể trên đều đạt tổng số vốn đăng ký cao (Thái Nguyên: 3,53 tỷ USD, Hải Dương: 5,97 USD, Quảng Ninh: 4,6 tỷ USD, Hải Phòng 9,99 tỷ USD). Đây là những địa phương có nhiều tiềm năng phát triển (vị trí địa lý, cơ sở hạ tầng, chính sách thu hút đầu tư…), điều này đòi hỏi Bắc Ninh phải cải thiện thêm các chính sách cũng như tăng cường giáo dục đào tạo đội ngũ lao động có trình độ, phát triển thêm các KCN để biến đó thành những lợi thế cạnh tranh đối với các nhà đầu tư.
- Nguyên nhân chủ quan
Môi trường đầu tư của Bắc Ninh chưa thực sự hấp dẫn các nhà đầu tư, tuy đã được cải thiên đáng kể nhưng so với các tỉnh khác thì tiến độ bứt khá còn chậm.
Công tác giải phóng mặt bằng có nơi, có lúc còng chậm đã làm hạn chế kết quả thu hút đầu tư mới, các địa phương còn chưa phát huy tính chủ động của mình
Công tác xúc tiến đầu tư chưa đa dạng về hình thức nên không đạt được kết quả như mong đợi, môt phần là do chưa có nguồn kinh phí thường xuyên dành cho công tác này, vì thế mà việc quảng bá hình ảnh của tỉnh Bắc Ninh nói chung và các khu công nghiệp chưa mạnh mẽ. Cơ chế “một cửa, tại chỗ” đã được thực hiện trong quản lý đầu tư nhưng thực tế triẻn khai còn nhiều vướng mắc phức tạp, nhiều khâu còn chồng chéo, chưa thực sự hiệu quả.
Năng lực trình độ, khả năng tham mưu, đề xuất cụ thể hoá chủ trương chính sách của một số cán bộ còn hạn chế. Tính bảo thủ, quan liêu ở một số cán bộ công chức còn chậm được khắc phục. Nhận thức của một số ngành, cấp, một số cán bộ về công tác quy hoạch còn hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu đổi mới. Việc triển khai một số chương trình, kế hoạch dự án còn chưa được quan tâm đúng mức. Công tác kiểm tra, đôn đốc, sơ kết, tổng kết, đánh giá rút kinh nghiệm chưa được coi trọng
Trong xu thế cạnh tranh để thu thu hút đầu tư giữa các vùng như hiện nay thì việc cải thiện môi trường đầu tư cần phải được đặt lên hàng đầu trong đó phải có những biện pháp thực sự cụ thể và hữu hiệu. Hoạt động này đòi hỏi sự tham gia vào
cuộc của tất cả các cấp các ngành từ tỉnh tới các địa phương, hơn thế nữa là sự tham mưu của các bộ ngành để quá trình hoàn thiện môi trường đầu tư nói chung và hoạt động thu hút đầu tư nước ngoài nói riêng không những đối với Việt Nam mà tại Bắc Ninh đạt kết quả cao nhất.
Tiểu kết:
Phát huy lợi thế về địa kinh tế, tiềm năng thế mạnh của tỉnh, ngay sau khi tái lập tỉnh, Bắc Ninh đã thực hiện quy hoạch xây dựng và phát triển các khu công nghiệp (KCN), coi đây là khâu đột phá cũng như là một trong những biện pháp cấp bách để thu hút đầu tư và các ngành công nghiệp trong tỉnh. Thực hiện chính sách mở cửa, hội nhập kinh tế quốc tế, cùng với sự năng động của lãnh đạo tỉnh, những năm qua tỉnh Bắc Ninh đã huy động và thu hút có hiệu quả dòng vốn FDI dưới nhiều hình thức, theo từng đối tác đầu tư và ngành công nghiệp đầu tư. Ở mỗi thời kì phát triển, số dự án và vốn đầu tư đều có sự khác biêt. Tựu chung lại, vốn FDI vào tỉnh liên tục tăng qua các năm, đặc biệt là kể từ khi Luật Đầu tư năm 2005 có hiệu lực và đạt đỉnh điểm vào năm 2008. Khu vực kinh tế FDI đã có vai trò quan trọng, có nhiều đóng góp đối với sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Tuy nhiên, hoạt động đầu tư nước ngoài vào tỉnh Bắc Ninh còn bộc lộ một số mặt hạn chế cần giải quyết để có thể nâng cao chất lượng nguồn vốn này trong thời gian tới, trong đó có những động thái điều chỉnh về chính sách thu hút nguồn vốn đầu tư vào tỉnh với mục tiêu nâng cao chất lượng dòng vốn, nhằm phát huy hiệu quả đóng góp đối với nền kinh tế của tỉnh. Đối với Bắc Ninh, trong những năm qua, đầu tư trực tiếp nước ngoài đã chứng minh được những đóng góp quan trọng của nó đối với tăng trưởng kinh tế của tỉnh. Hoạt động này đã và đang trở thành động lực tiếp sức cho Bắc Ninh thực hiện các chiến lược phát triển kinh tế - xã hội.
CHƢƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP, KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO KHẢ NĂNG THU HÚT VỐN FDI TẠI TỈNH BẮC NINH