quả thấp
Trước khi đi làm việc ở NN, NLĐ phải bỏ ra một khoản chi phí gồm: chi phí làm hộ chiếu, khám sức khỏe, hồ sơ thủ tục xuất cảnh, đào tạo - giáo
dục định hướng, học ngoại ngữ, bổ túc tay nghề, tiền vé máy bay, lệ phí sân bay, phí dịch vụ cho DN XKLĐ và phí mơi giới trả cho NN. Những khoản chi phí trên khơng phải là nhỏ, nhất là với những NLĐ nghèo. So với các nước cùng khu vực Đông Nam Á, NLĐ Việt Nam đi làm việc ở NN đang phải gánh chịu chi phí cao nhất. Tình trạng DN XKLĐ thu phí tràn lan, lạm thu, trục lợi đã đẩy chi phí lên cao. Luật về NLĐ Việt Nam đi làm việc ở NN theo hợp đồng và các văn bản pháp luật hiện hành quy định cụ thể chi phí NLĐ đi làm việc ở NN theo từng thị trường. Thế nhưng, chi phí thực tế mà họ bỏ ra thường cao hơn nhiều lần so với quy định. Ở Đài Loan, thị trường NLĐ bị thu vô tội vạ nhất với khoản chi phí mơi giới từ 3.000 - 4.000 USD/người, cao gấp đơi quy định. Nếu cộng phí dịch vụ, lý lịch tư pháp, khám sức khỏe, tiền vé máy bay, lệ phí visa, chi phí đào tạo, bồi dư ng kiến thức cần thiết... thì tổng chi phí NLĐ nộp trước khi sang Đài Loan khoảng 6.000 - 7.000 USD/người. Với mức chi phí này, phải mất một nửa thời hạn làm việc theo hợp đồng, NLĐ mới tích lũy được thu nhập để bù đắp chi phí. Ở thị trường Nhật Bản, theo quy định của nước này, LĐ nước ngoài vào Nhật Bản theo chương trình tu nghiệp và thực tập k thuật (gọi chung là chương trình tu nghiệp sinh - TNS) được chủ sử dụng LĐ đài thọ một lượt vé máy bay, chi phí đào tạo ngoại ngữ, nơi ở, chu cấp dụng cụ sinh hoạt... Nhưng thực tế, để được sang Nhật Bản, chi phí một LĐ phải bỏ ra khoảng 90 triệu đồng; chưa kể khoản tiền bảo lãnh hoặc tiền thế chấp, giấy tờ nhà đất thế chấp... trị giá từ 150 triệu đến 200 triệu đồng. Ở thị trường khác, nhất là thị trường mới, NLĐ phải nộp mức phí cao ngất ngưởng. Mức thu một LĐ sang thị trường Canada, Úc hiện đang được các DN XKLĐ áp dụng xấp xỉ 200 triệu đồng/người, trong đó chỉ riêng phí mơi giới đã hơn 5.000 USD. Ở M , chi phí này lên đến khoảng 13.000 - 15.000 USD, trong đó phí mơi giới từ 8.000 - 10.000 USD/người, tùy đơn hàng. Trong khi đó, trên 90 LĐ Việt Nam đi làm việc ở NN là LĐ nghèo, khó lo được khoản chi phí ấy. Từ năm 2007 đến nay, cả nước chỉ có khoảng 300 người được
đưa sang ba thị trường mới nói trên và hằng năm chỉ có khoảng 70.000 LĐ Việt Nam ra NN làm việc, trong khi quốc gia ở cạnh chúng ta là Phi-lip-pin có tới 1 triệu người đi XKLĐ mỗi năm [83].
Do đó, Nhà nước đã ban hành các chính sách hỗ trợ và cho NLĐ vay vốn trước khi tham gia XKLĐ: