Phối hợp giữa các cơ quan hữu trách để hoàn thiện việc đào tạo cho ngƣời đi xuất khẩu lao động

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Những hạn chế trong xuất khẩu lao động của Việt Nam (Trang 66 - 67)

- Hỗ tr và cho vay vốn trước khi đi làm việc ở NN

3.2. Phối hợp giữa các cơ quan hữu trách để hoàn thiện việc đào tạo cho ngƣời đi xuất khẩu lao động

tạo cho ngƣời đi xuất khẩu lao động

Năng lực cạnh tranh của LĐ đi làm việc ở NN phụ thuộc vào năng lực hoạt động của các DN XKLĐ và chất lượng nguồn LĐ. Muốn nâng cao năng lực của các DN XKLĐ trước mắt nhà nước cần có những cải cách trong việc cấp phép và quản lý các DN. Nhà nước cần kiểm tra bằng cấp, chứng chỉ và sát hạch trình độ nhân sự của DN, điều kiện tác nghiệp... rồi mới cấp phép hoạt động. Mặt khác, Nhà nước cần hỗ trợ các DN XKLĐ trong việc phát triển thị trường và đầu tư vào đào tạo nhân lực cho thị trường LĐ quốc tế. Các DN XKLĐ hoạt động trong cơ chế mới chưa lâu, còn nhỏ bé về cơ sở vật chất, tài chính và thiếu kinh nghiệm thâm nhập thị trường LĐ thế giới. Nhà nước cần đầu tư xây dựng và phát triển một số Trường, Trung tâm đào tạo điểm nguồn LĐ của nhà nước tại các khu vực, không nên để DN tự tiến hành đào tạo một cách manh mún như hiện nay, gây tốn kém cho bản thân DN mà hiệu quả đào tạo-giáo dục cũng vẫn khơng đảm bảo. Trên cơ sở đó, DN phải chủ động phối hợp với các Trường, Trung tâm đào tạo nghề trong việc chuẩn bị nguồn LĐ đáp ứng được cả về trình độ nghề nghiệp, ngoại ngữ đến tác phong công nghiệp và ý thức tổ chức kỷ luật đi làm việc ở NN.

Tiếp tục đẩy mạnh triển khai mơ hình liên kết giữa các DN và địa phương để có nguồn LĐ đáp ứng thị trường; Nhà nước hỗ trợ đầu tư từ nguồn kinh phí chương trình mục tiêu việc làm và các chương trình, dự án khác để mở rộng quy mô và nâng cao chất lượng đào tạo nguồn LĐ…

Trong đào tạo, cần khuyến khích NLĐ có ý thức tự trang bị các kiến thức về trình độ nghề nghiệp, ngoại ngữ, phong tục tập quán và luật pháp

nước đến làm việc. Phải chủ động tìm hiểu các chính sách, quy định của nhà nước về hoạt động đưa NLĐ đi làm việc ở NN, chủ động xử lý và tự bảo vệ trước các vấn đề phát sinh, chịu trách nhiệm về các hành vi của mình trong quan hệ LĐ ở ngồi nước. Đồng thời, NLĐ phải có trách nhiệm tuân thủ các quy định của nhà nước, không phá bỏ hợp đồng ảnh hưởng đến uy tín của NLĐ Việt Nam, nêu cao ý thức trách nhiệm của mình đối với cộng đồng. Nếu vi phạm, phải bồi thường các thiệt hại cho DN và bị xử lý nghiêm trước pháp luật.

Như vậy, để thực hiện đổi mới giáo dục và đào tạo gắn kết chặt chẽ với tạo nguồn nhân lực cho XKLĐ, nâng cao sức cạnh tranh của LĐ Việt Nam trên thị trường thế giới cần phải có sự phối hợp giữa các cơ quan hữu trách:

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Những hạn chế trong xuất khẩu lao động của Việt Nam (Trang 66 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)