Mô hình hoạt động của TTXVN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vai trò của thông tấn xã việt nam trong việc chỉnh hướng, phản bác thông tin sai lệch (Trang 35 - 67)

1.4.2. Đặc trƣng của TTXVN

1.4.2.1. Đặc trƣng và mục đích hoạt động

Là một hãng tin, TTXVN về cơ bản có chức năng và mang những đặc trƣng giống nhƣ các hãng thông tấn khác, đồng thời lại có những đặc trƣng riêng của nó, thể hiện ở các mặt sau:

Khác với các hãng thông tấn của nhiều nƣớc khác, TTXVN không thuộc sở hữu tƣ nhân mà là cơ quan Thông tấn Nhà nƣớc và là cơ quan trực thuộc Chính phủ (Hiện ở nƣớc ta có 4 cơ quan báo chí thuộc Chính phủ là TTXVN, Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam và Báo điện tử Chính phủ). Ngoài sự lãnh đạo của Chính phủ, chỉ đạo trực tiếp của Thủ tƣớng Chính phủ, TTXVN còn chịu sự lãnh đạo của Ban Chấp hành Trung ƣơng Đảng và Bộ Chính trị. Đây chính là đặc trƣng, nét khác biệt dẫn đến mục đích hoạt động của TTXVN.

Ở các hãng thông tấn khác, mục đích hoạt động là hƣớng tới lợi nhuận kinh tế trên nguyên tắc tuân thủ là phục vụ cho vụ lợi ích của Nhà nƣớc tƣ bản hay các tập đoàn tƣ bản bảo trợ cho họ, tức là cũng vì mục đích chính trị.

Nhƣng đối với TTXVN, mục đích chính đầu tiên và tiên quyết là phục vụ nhiệm vụ chính trị. Bƣớc đầu, hoạt động chƣa có lợi nhuận kinh tế và đƣợc Nhà nƣớc cung cấp kinh phí để hoạt động nhƣng TTXVN vẫn phải tồn tại và hoạt động trong mọi tình huống để phục vụ nhiệm vụ chính trị. Tuy nhiên, bƣớc vào thời kỳ đổi mới, với tiềm năng, thế mạnh sẵn có, TTXVN đã từng bƣớc đổi mới hoạt động vừa đảm bảo nhiệm vụ chính trị, vừa mang lại lợi nhuận kinh tế nhằm giảm bớt gánh nặng về kinh phí do Ngân sách Nhà nƣớc cung cấp. Nhƣng mục đích phục vụ nhiệm vụ chính trị mới là lý do tồn tại của TTXVN. Mục đích này quyết định phƣơng thức hoạt động, nội dung thông tin và quan điểm thông tin của TTXVN.

1.4.2.2. Quan điểm thông tin

Là cơ quan báo chí, TTXVN có quan điểm thông tin rõ ràng. Bởi quan điểm thông tin trƣớc các sự kiện, hiện tƣợng phụ thuộc vào tôn chỉ, mục đích, vị trí và chức năng của từng cơ quan báo chí cụ thể.

Quan điểm thông tin thể hiện chủ yếu ở các khía cạnh sau: - Phản ánh cái gì

- Thể hiện nhƣ thế nào và phản ánh nhƣ thế nào?

- Nhằm mục đích gì? (Chỉ cung cấp thông tin đơn thuần? hay nhằm mục đích tuyền truyền? hay nhằm định hƣớng dƣ luận xã hội? hoặc nhằm đấu tranh phản bác, chỉnh hƣớng thông tin sai lệch?)

Là cơ quan thông tin chiến lƣợc tin cậy của Đảng, nhà nƣớc, là cầu nối đƣa thông tin chính xác đến với ngƣời dân, đặc biệt với chức năng “ngân hàng tin”, TTXVN không đƣợc phép đƣa tin sai quan điểm hoặc không đúng định hƣớng.

TTXVN còn có trách nhiệm và đƣợc giao nhiệm vụ là bằng thông tin của mình, định hƣớng thông tin cho xã hội, chỉnh hƣớng, phản bác các thông tin sai lệch. Muốn làm đƣợc điều đó, thông tin của TTXVN phải kịp thời, chính xác, đúng quan điểm của Đảng và Nhà nƣớc và đem lại lợi ích cho nhân dân. Điều này đã góp phần giải thích rõ là tại sao trong nhiều trƣờng hợp chỉ có TTXVN đƣợc phép đƣa thông tin và cung cấp cho các cơ quan thông tin đại chúng khác.

Mặt khác, bằng những thông tin chân thực, đúng định hƣớng, TTXVN đã tham gia rất tích cực trên mặt trận đấu tranh thông tin nhằm bảo vệ quan điểm, đƣờng lối, chủ trƣơng, chính sách của Đảng và Nhà nƣớc ta, nhất là trong bối cảnh các thế lực thù địch với chế độ ta đã và đang lợi dụng triệt để mọi phƣơng tiện truyền thông thực hiện âm mƣu “diễn biến hòa bình”, xuyên

tạc tình hình nƣớc ta, xuyên tạc chủ trƣơng, đƣờng lối chính sách của Đảng và Nhà nƣớc ta.

Nhƣ vậy, việc chỉnh hƣớng, phản bác các thông tin sai lệch là nhiệm vụ và quyền hạn của TTXVN đã đƣợc pháp luật qui định. Điều này tạo cơ sở pháp lý cho TTXVN trong việc chỉnh hƣớng, phản bác các thông tin sai lệch trên các lĩnh vực đời sống kinh tế - xã hội, cũng nhƣ vai trò quan trọng của TTXVN trong hệ thống báo chí, truyền thông của Việt Nam.

1.4.3. So sánh giữa giữa TTXVN và các cơ quan thông tin đại chúng khác

1.4.3.1. Giống nhau

Là một cơ quan báo chí, Thông tấn xã có những điểm giống với các cơ quan thông tin đại chúng khác nhƣ: thu thập, xử lý và chuyển tải để cung cấp một cách đại chúng, nhanh nhất và chính xác nhất những thông tin về những sự kiện có thật xảy trong đời sống xã hội và tự nhiên.

1.4.3.2. Khác nhau

Tôn chỉ, mục đích, hình thức thể hiện thông tin và phƣơng thức hoạt động là một căn cứ để phân biệt sự khác nhau giữa các loại hình báo chí và giữa các cơ quan báo chí. Ngoài ra, mối quan hệ giữa các cơ quan thông tin đại chúng và giữa mỗi cơ quan thông tin đại chúng với đối tƣợng tiếp nhận thông tin cũng là điểm quan trọng để phân biệt sự khác nhau.

Tuy nhiên, đặc trƣng cơ bản nhất, quan trọng nhất để phân biệt sự khác nhau giữa TTXVN với các cơ quan báo chí khác là ở chỗ TTXVN hoạt động với tƣ cách là “ngân hàng tin” tức là cung cấp tin, ảnh thời sự cho tất cả các cơ quan báo chí khác và ở Việt Nam hiện chỉ có TTXVN là cơ quan báo chí duy nhất làm chức năng này (trong thực tế, các cơ quan báo chí có thể khai thác tin, bài, ảnh của nhau, nhƣng các cơ quan báo chí không phải là thông tấn

thì không làm chức năng ngân hàng tin).

Chính vai trò “ngân hàng tin” buộc TTXVN phải hoạt động khác cơ quan báo chí khác. Sự khác nhau cơ bản giữa TTXVN và các cơ quan báo chí khác thể hiện ở những mặt sau:

- Tổ chức bộ máy, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn,

- Cách thức thu thập, xử lý và chuyển tải thông tin (phƣơng thức hoạt động nghiệp vụ khác nhau),

- Hình thức thể hiện thông tin (sản phẩm thông tin khác nhau), - Đối tƣợng cung cấp thông tin,

- Chi phí tài chính,

Sự khác nhau có thể được minh họa trong bảng so sánh sau:

Nội dung so

sánh TTXVN

Các cơ quan báo chí

khác Ghi chú Bộ máy, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn - Bộ máy phải đồng bộ gồm nhiều bộ phận nhƣ các ban biên tập (với đội ngũ phóng viên, biên tập viên, biên dịch, hiệu đính…), kỹ thuật, cơ sở in tráng phim ảnh, cơ sở in mà thiếu một trong các bộ phận này sẽ không hoạt

- Chỉ cần tổ chức các phòng biên tập là có thể hoạt động đƣợc vì tin, bài có thể dựa vào Thông tấn xã và mạng lƣới cộng tác viên, không cần đến cơ sở kỹ thuật (trừ phát thanh và truyền hình), không nhất thiết phải có nhà in (thuê nơi khác in)…

- Quyền ra tuyên bố bác bỏ các thông tin sai lệch tùy theo quy định của từng quốc gia nhƣng thông thƣờng là giao cho TTXVN.

động đƣợc hoặc không đáp ứng đƣợc yêu cầu nghiệp vụ. - Thực hiện cả hai chức năng thông tin đối nội và thông tin đối ngoại

- Đƣợc quyền ra tuyên bố bác bỏ những thông tin sai lệch liên quan đến nƣớc mình.

- Trừ phát thanh và truyền hình, các báo in chủ yếu làm chức năng thông tin đối ngoại hoặc chỉ làm chức năng thông tin đối ngoại (báo đối ngoại)

- Không có quyền ra tuyên bố

Cách thu thập, xử lý và chuyển tải thông tin

- Thu thập, xử lý và phát đi thật nhanh và thật chính xác tin tức về một sự kiện vừa mới xảy ra. Tin của TTXVN thƣờng là các tin breaking news (tin đầu tiên). Để đảm bảo yêu cầu này,

- Các cơ quan báo chí không có đƣợc lợi thế này nên thƣờng đợi tin hoàn chỉnh, đầy đủ về một sự kiện xảy ra mới phát sóng hoặc đăng báo. Có khi có đƣợc những tin tức đầu tiên rất sớm mà không thể phát ngay vì phải đợi giờ phát

không đợi đến hết sự kiện mới phát một tin hoàn chỉnh mà có thể phát tin theo từng phần của sự kiện, phát tin nối tiếp nhau, liên tục, cuốn chiếu theo diễn biến của sự kiện; có tin là phát, không phải đợi giờ thời sự (nhƣ phát thanh và truyền hình) hoặc giờ ra nhƣ báo in. -Phƣơng tiện chuyển tải phong phú, có thể phát tin và ảnh bằng nhiều kênh: phát tín hiệu qua vệ tinh, phát sóng truyền tin và ảnh qua các mạng điện tử; hoặc đƣợc chuyển trực tiếp

tin thời sự (trừ sự kiện đặc biệt quan trọng có thể ngừng các chƣơng trình khác để phát sóng ngay) nhƣ phát thanh, truyền hình hoặc phải đợi giờ ra báo nhƣ các báo in. Ngày nay, báo điện tử có đƣợc lợi thế nhƣ TTXVN.

-Phƣơng tiện chuyển tải thông tin không phong phú, đa dạng nhƣ TTXVN.

tới ngƣời đọc dƣới dạng ấn phẩm và các sản phẩm phát thanh, truyền hình … Hình thức thể hiện thông tin

- Rất đa dạng, phong phú, đƣợc thể hiện bằng nhiều ngôn ngữ: tin, ảnh đƣợc phát qua vệ tinh, đƣợc phát sóng (TTXVN có kênh phát thanh, kênh truyền hình riêng), đƣợc thể hiện trên các websites, trên các xuất bản phẩm nhƣ bản tin, báo, tạp chí, sách, sách ảnh, báo ảnh, ảnh rời, ảnh bộ (ảnh tĩnh); và nhiều hình thức thể hiện khác nhƣ: băng, đĩa ghi tiếng,

- Mỗi cơ quan báo chí có hình thức thể hiện thông tin riêng, thông thƣờng chỉ có thể hiện bằng tiếng mẹ đẻ, hoặc thêm một, hặc hai ngôn ngữ khác (trừ đài phát thanh và truyền hình phát bằng nhiều thứ tiếng). Ngoài hình thức phát sóng, truyền hình qua vệ tinh (nhƣ phát thanh, truyền hình) có thể có websites trên internet, kể cả báo in, nhƣng không phong phú, đa dạng nhƣ TTXVN. Riêng đài phát thanh có thế mạnh riêng là có khả

băng, đĩa ghi hình (ảnh động), các sản phẩm đa phƣơng tiện (multimedia products), thậm chí cả triển lãm (ảnh). Có thể nói, TTXVN là một tổ hợp báo chí, bao gồm nhiều loại hình báo chí. - Ngoài các loại thông tin phổ biến, có các loại thông tin tham khảo.

năng phủ sóng cả vùng sâu, vùng xa trong khi phƣơng tiện thu sóng phát thanh lại rẻ tiền. - Chỉ có thông tin phổ biến Đối tƣợng cung cấp thông tin - Cung cấp cho các cơ quan báo chí, thông tin đại chúng

-Cung cấp trực tiếp cho công chúng

- Cung cấp trực tiếp cho công chúng

Chi phí tài chính - Rất lớn để đảm bảo cho hoạt động đồng bộ của một

- Trừ phát thanh và truyền hình phải đầu tƣ cho cơ sở kỹ thuật

bộ máy, nhất là chi phí cho kỹ thuật.

khá tốn kém, các cơ quan báo chí khác không cần đầu tƣ tài chính lớn vẫn hoạt động đƣợc.

1.4.4. Vai trò, vị trí của Cơ quan thƣờng trú TTXVN tại các địa phƣơng trong hệ thống thông tin của TTXVN

Cơ quan thƣờng trú TTXVN là đơn vị sự nghiệp trực thuộc Tổng Giám đốc TTXVN, đóng tại các tỉnh và thành phố trực thuộc trung ƣơng trong cả nƣớc. Cơ quan thƣờng trú gồm Trƣởng Cơ quan và các phóng viên. Biên chế của một Cơ quan thƣờng trú có thể có từ 2 đến 4 phóng viên (Riêng Cơ quan thƣờng trú Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh và một số tỉnh, thành lớn thì có nhiều phóng viên hơn và có Phó Trƣởng Cơ quan thƣờng trú). Cơ quan thƣờng trú là đơn vị công tác nghiệp vụ của TTXVN, đồng thời là cơ quan đại diện cho TTXVN tại địa phƣơng đó.

Cơ quan thƣờng trú TTXVN tại các địa phƣơng có vai trò hết sức quan trọng là thực hiện chức năng nắm các nguồn tin và phản ánh bằng các loại hình thông tin mọi sự kiện quan trọng xảy ra tại địa phƣơng, phù hợp với đƣờng lối chính sách, quan điểm của Đảng, Nhà nƣớc và địa phƣơng. Với đội ngũ phóng viên thƣờng trú, TTXVN có khả năng tiếp cận các đồng chí lãnh đạo cao nhất của địa phƣơng đó, đƣợc cung cấp thông tin chính xác, chính thống và qua đó có thể đƣa thông tin phản bác, chỉnh hƣớng các thông tin sai lệch về địa phƣơng đó.

TTXVN hiện có 63 Cơ quan thƣờng trú trong nƣớc với tổng số 198 phóng viên. Trong đó, miền Bắc (gồm 29 Cơ quan thƣờng trú) có 93 phóng

viên gồm 62 nam và 31 nữ; miền Trung – Tây Nguyên (gồm 13 Cơ quan thƣờng trú) có 41 phóng viên, gồm 34 nam và 7 nữ; miền Nam (gồm 21 Cơ quan thƣờng trú) có 64 phóng viên, gồm 48 nam và 16 nữ. Nhƣ vậy, hiện TTXVN là cơ quan báo chí duy nhất trong cả nƣớc có hệ thống Cơ quan thƣờng trú ở tất cả 63 tỉnh, thành phố. Đây là thế mạnh riêng có của TTXVN. Các Cơ quan thƣờng trú luôn phản ánh nhanh, chính xác, liên tục các sự kiện thời sự, các mặt phát triển kinh tế, xã hội, an ninh trật tự… trên địa bàn. Các thông tin tham khảo nội bộ luôn đƣợc lãnh đạo Đảng, Nhà nƣớc đánh giá cao; thông tin phản bác, chỉnh hƣớng thông tin sai lệch, không chính xác trên địa bàn luôn đƣợc lãnh đạo tỉnh đánh giá cao, nhân dân đồng tình lớn.

Tin tức, báo cáo nhất là thông tin phản bác của hệ thống các Cơ quan thƣờng trú vừa mang tính toàn quốc, vừa mang tính địa phƣơng. Đây là mạng lƣới thông tin rộng khắp và đặc thù của TTXVN. Thông tin của các Cơ quan thƣờng trú của TTXVN vừa phục vụ yêu cầu thông tin toàn quốc, vừa trực tiếp cổ vũ cho phong trào phát triển của địa phƣơng mình trú đóng. Thông tin của các Cơ quan thƣờng trú TTXVN phản ánh những mặt đƣợc và chƣa đƣợc, những thuận lợi khó khăn, là cho cả nƣớc, thậm chí thế giới hiểu rõ nhất mọi mặt của địa phƣơng đó.

Thông tin từ các Cơ quan thƣờng trú TTXVN là nguồn thông tin quan trọng, chiếm khoảng 70% lƣợng tin, bài của TTXVN mỗi ngày. Thông tin của TTXVN có nhanh nhạy, phong phú nhất là thông tin phản bác, chỉnh hƣớng thông tin sai lệch về một sự kiện ở địa phƣơng hoàn toàn phụ thuộc vào thông tin của Cơ quan thƣờng trú TTXVN tại địa phƣơng đó, góp phần nâng cao vị thế và thông tin của TTXVN.

*Tiểu kết chƣơng I

thông tin sai lệch. Trong chƣơng này, tác giả đã trình bày rõ khái niệm về thông tin, thông tin chỉnh hƣớng, phản bác thông tin sai lệch; sự cần thiết phải có thông tin chỉnh hƣớng, phản bác thông tin sai lệch. Theo đó, tuyến thông tin này đƣợc hiểu là tuyến thông tin quan trọng của báo chí, nhằm bác bỏ, chỉnh hƣớng những thông tin chƣa đúng, sai lệch trong các lĩnh vực chính trị - kinh tế - văn hóa, xã hội; cung cấp cho công chúng tiếp nhận những thông tin đúng, chính xác, đảm bảo yếu tố khách quan, chân thực, phục vụ định hƣớng ổn định, xây dựng và phát triển đất nƣớc.

Chƣơng này cũng đƣa ra những tiếp cận ban đầu của tin phản bác, chỉnh hƣớng dƣới góc độ của các học thuyết truyền thông gồm: 1, Lý thuyết nhận thức phụ thuộc - thể hiện sự hợp lý khi báo chí ở nƣớc ta vẫn giữ vai trò quan trọng trong quá trình hình thành, định hƣớng dƣ luận xã hội; 2, Lý thuyết thiết lập chƣơng trình nghị sự - không đánh giá hiệu quả truyền thông trong thời gian ngắn của một cơ quan truyền thông nào đó đối với một sự kiện cụ thể, mà đánh giá về hiệu quả xã hội lâu dài, tổng hợp ở tầm vĩ mô của cả ngành truyền thông đƣợc tạo ra sau khi đƣa ra hàng loạt bản tin trong một quãng thời gian khá dài. Lý thuyết này có thể đƣợc nhìn nhận làm nền tảng cho việc đánh giá hiệu quả quá trình thông tin chỉnh hƣớng, phản bác thông tin sai lệch đƣợc công chúng tiếp nhận nhƣ thế nào.

Chƣơng 1 cũng đƣa ra những khái niệm về TTXVN, chức năng, nhiệm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vai trò của thông tấn xã việt nam trong việc chỉnh hướng, phản bác thông tin sai lệch (Trang 35 - 67)