Cơ cấu thông tin trong nƣớc của TTXVN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vai trò của thông tấn xã việt nam trong việc chỉnh hướng, phản bác thông tin sai lệch (Trang 67 - 105)

Bảng trên thể hiện lƣợng thông tin trong nƣớc trong một tháng của khối các Cơ quan thƣờng trú trong nƣớc và các Phòng chuyên đề của các đơn vị thông tin nguồn tại trụ sở chính của TTXVN.

Thông tin phản bác, chỉnh hƣớng các thông tin sai lệch mang tính định hƣớng trƣớc những thông tin không chính xác, tin đồn thất thiệt về những vấn đề dƣ luận xã hội quan tâm. Với sự phát triển rầm rộ của mạng xã hội khiến nhiều thông tin ở các địa phƣơng đƣợc đƣa không chính xác, chủ quan, thậm chí nhiều đối tƣợng lợi dụng để xuyên tạc, phục vụ cho mục đích xấu. Thông tin phản bác, chỉnh hƣớng của các Cơ quan thƣờng trú trong nƣớc của TTXVN hiện đang tập trung chủ yếu vào các thông tin sai lệch loại này và một số thông tin không chính xác trên một số tờ báo trong nƣớc.

Đó là thông tin về vụ việc gây mất an ninh trật tự tại khu vực một số xã ở huyện Mƣờng Nhé, tỉnh Điện Biên, vào nửa đầu tháng 5/2011; vụ việc nhiều giáo dân gây mất an ninh trật tự ở xã Nghi Phƣơng, huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An từ ngày 3/9 đến 19/9/2013. Hàng loạt các thông tin phản bác, chỉnh hƣớng đƣợc các Cơ quan thƣờng trú trong nƣớc thực hiện trong thời gian qua nhƣ: Không có chuyện ngƣời dân “hôi của” khi xe chở hàng hóa gặp tai nạn (Mạnh Thành - Cơ quan thƣờng trú Quảng Bình, ngày 11/2/2014); Thông tin “khăn tắm xuất xứ Trung Quốc “đẻ” ra ấu trùng”: Cơ quan kiểm định kết luận không có căn cứ (Công Phong - Cơ quan thƣờng trú tại Đồng Nai, ngày 19/3/2014); Thông tin “thủy sản ở Hà Nội nhiễm kim loại nặng” là chƣa có cơ sở (Nguyễn Văn Cảnh - Cơ quan thƣờng trú tại Hà Nội, ngày 21/3/2014); Thông tin “Nhà máy lọc dầu Dung Quất gây ô nhiễm môi trƣờng” là chƣa chính xác (Đăng Lâm - Cơ quan thƣờng trú tại Quảng Ngãi, ngày 3/4/2014); Không có chuyện ngƣời dân đào xới đèo Mang Yang để tìm huỳnh đàn (Quang Thái- Cơ quan thƣờng trú tại Gia Lai, ngày 6/5/2014); Không có

chuyện cấm biên trên địa bàn Lào Cai (Nguyễn Thắng- Cơ quan thƣờng trú tại Lào Cai, ngày 27/5/2014); Chuyện thiếu đói giữa Thủ đô cần thông tin khách quan trung thực, đúng bản chất (Mạnh Khánh - Cơ quan thƣờng trú tại Hà Nội, ngày 29/5/2014); Thông tin “cán bộ, ngƣời lao động đƣợc nghỉ ba ngày tham gia mít tinh” là thất thiệt (Minh Huệ- Cơ quan thƣờng trú Hải Phòng, ngày 7/6/2014); Thông tin “ngao chết hàng loạt ở Thái Bình” là không chính xác (Thu Hoài - Cơ quan thƣờng trú Thái Bình, ngày 16/6/2014); Thông tin “cả làng bỏ đi ăn xin” là không đúng ở Phú Yên (Xuân Triệu - Cơ quan thƣờng trú Phú Yên, ngày 16/7/2014)….

2.1.1.7. Chỉnh hƣớng, phản bác thông tin sai lệch ở một số đơn vị thông tin xuất bản khác của TTXVN

Bên cạnh các đơn vị thông tin chủ lực gồm khối thông tin nguồn (Ban biên tập tin Trong nƣớc, Ban biên tập tin Kinh tế, Truyền hình thông tấn…) và khối thông tin xuất bản (Báo Tin tức, Báo điện tử Vietnamplus…), TTXVN còn có nhiều ấn phẩm và khi cần huy động tổng lực sẽ tạo nên sức mạnh để định hƣớng thông tin và phản bác, chỉnh hƣớng thông tin sai lệch.

Ví dụ nhƣ: TTXVN hiện có báo Thể thao và Văn hóa (báo in và báo điện tử), báo Dân tộc và Miền núi (báo in và báo điện tử), Báo ảnh Việt Nam và hàng loạt các tờ báo tiếng nƣớc ngoài nhƣ báo Vietnam News (báo tiếng Anh), Le Courrier du VietNam (báo Tiếng Pháp), thời báo Việt Hàn, Vietnam Law and Legal Forum… Các tờ báo, sản phẩm thông tin này của TTXVN, hiện chỉ tập trung vào các mảng chuyên môn của mình đƣợc phân công nhƣ: Báo Thể thao và Văn hóa chỉ chuyên tập trung vào mảng thể thao, mảng văn hóa; hay báo Dân tộc và Miền núi chỉ chuyên tập trung phục vụ bà con các dân tộc ít ngƣời ở Việt Nam, bà con ở vùng núi, vùng sâu, vùng xa với tiêu chí là tuyên truyền các chủ trƣơng, chính sách của Đảng, Chính sách, pháp

luật của Nhà nƣớc và Qui định của địa phƣơng. Tuy nhiên, trƣớc sự phát triển mạnh mẽ của mạng internet, mạng xã hội, TTXVN đã chỉ đạo các đơn vị này xây dựng các ấn phẩm điện tử trên mạng và đó là một “sức mạnh tiềm ẩn” khi TTXVN tiến hành phản bác, chỉnh hƣớng các thông tin sai lệch.

2.2. Thuận lợi trong thực hiện chỉnh hƣớng, phản bác thông tin sai lệch ở TTXVN

Hiện thực hóa chỉ thị 1441 của Thủ tƣớng và thể hiện vai trò, chức năng của Hãng thông tấn Quốc gia, trong thời qua, TTXVN đã thực hiện đấu tranh chỉnh hƣớng, phản bác các thông tin sai lệch trên các lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội, góp phần định hƣớng dƣ luận, làm cho nhân dân hiểu rõ bản chất sự việc, hiểu vấn đề một cách chính xác; ổn định tình hình an ninh trật tự và phát triển kinh tế - xã hội ở các tỉnh, thành, địa phƣơng trong nƣớc.

Thông tin chỉnh hƣớng, phản bác đƣợc Ban lãnh đạo TTXVN quan tâm chỉ đạo sát sao. Đối với mỗi thông tin chỉnh hƣớng, phản bác đều có sự phối hợp giữa các đơn vị thông tin; giữa các đơn vị thông tin nguồn với các đơn vị thông tin xuất bản và các Cơ quan thƣờng trú. Sự phối hợp tránh đƣợc sự chồng chéo, đảm bảo thống nhất trong thông tin, phát huy thế mạnh về khả năng tiếp cận với các nguồn tin cấp cao, các nguồn tin tin cậy và phát huy thế mạnh của các Cơ quan thƣờng trú trong nƣớc khi có thông tin sai lệch.

Một thuận lợi riêng có của TTXVN khi thực hiện các thông tin chỉnh hƣớng, phản bác là hệ thống 63 Cơ quan thƣờng trú tại tất cả các tỉnh, thành phố trong cả nƣớc. Các Cơ quan thƣờng trú của TTXVN đều có trụ sở, phóng viên và đƣợc đặt tại các tỉnh, thành từ rất sớm, sau khi TTXVN đi vào hoạt động. Các Trƣởng Cơ quan và các phóng viên thƣờng trú có kinh nghiệm, gắn bó và nắm rõ tình hình địa phƣơng; đồng thời, các Cơ quan thƣờng trú đều quan hệ tốt với cấp ủy, chính quyền của địa phƣơng thƣờng trú và luôn đƣợc

tin tƣởng tuyệt đối. Từ đó, Cơ quan thƣờng trú có khả năng tiếp cận hiện trƣờng sự việc một cách nhanh nhất, thu thập đƣợc các nguồn tin có kiểm chứng, tiếp cận nhanh với các nguồn tin chính thống và thu thập đƣợc thông tin nhiều chiều để thông tin sự việc một cách chính xác, đúng bản chất.

Trong thực tế, các đơn vị hay cá nhân khi bị thông tin sai lệch thƣờng tìm đến với các Cơ quan thƣờng trú và tạo mọi điều kiện để phóng viên TTXVN có thể nắm bắt và hiểu đúng về sự việc và có thể thực hiện thông tin phản bác, chính hƣớng thông tin sai lệch.

2.3. Khó khăn trong thực hiện chỉnh hƣớng, phản bác thông tin sai lệch ở TTXVN

Khó khăn đầu tiên của TTXVN khi thực hiện tuyến thông tin chỉnh hƣớng, phản bác đó là TTXVN vốn đƣợc coi là ngân hàng “tin”, “ảnh” để cung cấp cho các cơ quan báo chí khác; tuy nhiên nếu các cơ quan báo chí không sử dụng các thông tin chỉnh hƣớng, phản bác nhất là khi TTXVN phản bác lại chính các thông tin sai lệch của các tờ báo trong nƣớc.

TTXVN hiện nay mới chỉ dừng lại ở việc cung cấp thông tin cho các cơ quan báo chí; nhƣng để thực hiện đƣợc chức năng của mình và thông tin chỉnh hƣớng, phản bác đƣợc các cơ quan báo chí sử dụng thì phải cung cấp thông tin mà các cơ quan báo chí cần chứ không dừng lại ở việc cung cấp thông tin mà TTXVN có với cách thông tin hấp dẫn, tránh cách viết sáo mòn, giáo điều.

Tuyến thông tin chỉnh hƣớng, phản bác chƣa đƣợc xây dựng thành tuyến thông tin đều đặn mà mới chỉ dừng lại ở mức phản bác từng vụ việc, thiếu những bài bình luận, tổng hợp, dự báo…

Các Cơ quan thƣờng trú chƣa phản ứng kịp thời khi xuất hiện các thông tin sai lệch trên mạng xã hội nhất là các thông tin trên các trang mạng phản

động. Lý do là một phần do các Trƣởng Cơ quan và phóng viên thƣờng trú đã cao tuổi, khả năng tiếp cận công nghệ thông tin chậm, ít vào mạng tìm hiểu thông tin nhất là các trang tin không chính thống và vẫn chờ đợi sự chỉ đạo thông tin từ các đơn vị thông tin của TTXVN

TTXVN hiện có hơn 1.000 phóng viên, biên tập viên nhƣng hiện vẫn thiếu những cây bút có khả năng viết thông tin chỉnh hƣớng, phản bác, thông tin bình luận sắc sảo, dự báo chính xác…

Một bộ phận phóng viên, biên tập viên của TTXVN vẫn chƣa thay đổi tác phong làm việc. Nhiều cán bộ, phóng viên, biên tập viên vẫn giữ cách làm việc cũ, phản ứng trƣớc các thông tin sai lệch còn chậm chạp, không đeo bám sự kiện đến cùng. Nhiều thông tin chỉnh hƣớng, phản bác chỉ nêu 1 lần mà chƣa đeo bám cho đến khi thấy hiệu quả thực sự của việc chỉnh hƣớng, phản bác.

Các đơn vị thông tin của TTXVN mới dừng lại ở việc xử lý thông tin phản bác, chỉnh hƣớng của các Cơ quan thƣờng trú gửi về mà thiếu sự phối hợp, chỉ đạo để các Cơ quan thƣờng trú có định hƣớng tiếp tục theo đuổi sự kiện. Hoặc nếu có chỉ đạo thì cũng chỉ đạo chung chung, thiếu cụ thể, thiếu việc chủ động đặt bài từ các Cơ quan thƣờng trú.

Các cơ quan chức năng ở trung ƣơng và địa phƣơng vẫn chƣa thực sự vào cuộc và phối hợp với TTXVN để thực hiện Chỉ thị 1441 /CT-TTg ngày 14/9/2009 của Thủ tƣớng Chính phủ “Về tăng cƣờng vai trò của Thông tấn xã Việt Nam trong tình hình mới” nhất là kịp thời cung cấp tƣ liệu, thông tin chuẩn xác cho TTXVN để có cơ sở viết tin, bài chỉnh hƣớng, phản bác thông tin sai lệch mà chỉ khi xảy ra sự việc ảnh hƣởng đến cá nhân, đơn vị và có yêu cầu của TTXVN thì mới cung cấp.

những thông tin chỉnh hƣớng, phản bác vẫn còn hạn chế khiến nhiều phóng viên thờ ơ với tuyến tin này.

*Tiểu kết chƣơng II

Trong chƣơng này, tập trung trình bày các luận điểm chứng minh về sự cần thiết và vai trò của TTXVN trong việc chỉnh hƣớng, phản bác các thông tin sai lệch. Tác giả cũng đã chỉ ra những kết quả bƣớc đầu, những thuận lợi, khó khăn trong việc thực hiện thông tin chỉnh hƣớng, phản bác ở TTXVN.

Tại Chƣơng này, tác giả đã trình bày những số liệu cụ thể, những kết quả, đánh giá bƣớc đầu về việc thực hiện chỉnh hƣớng, phản bác thông tin sai lệch ở các đơn vị thông tin chủ lực của TTXVN nhƣ các đơn vị thông tin nguồn: Ban biên tập tin Trong nƣớc, Ban biên tập tin Kinh tế, Truyền hình thông tấn và các đơn vị thông tin xuất bản nhƣ: Báo Tin tức, Báo điện tử Vietnamplus và đặc biệt là các Cơ quan thƣờng trú trong nƣớc (Theo thống kê bƣớc đầu, trung bình thì cứ 1 tuần thì mỗi đơn vị thông tin của TTXVN có 1 tin, bài, phóng sự phản bác, chỉnh hƣớng thông tin sai lệch. Tính từ năm 2011 đến 6/2016 thì có khoảng 300 tin bài phản bác, chỉnh hƣớng). Trong thời gian qua, tuyến thông tin chỉnh hƣớng, phản bác thông tin sai lệch của TTXVN cung cấp cái nhìn khách quan, chính xác về mỗi sự kiện cho bạn đọc trong và ngoài nƣớc. Tuy nhiên, TTXVN cũng bộc lộ không ít hạn chế, bất cập cần có những giải pháp đột phá để đẩy mạnh và nâng cao chất lƣợng, số lƣợng tuyến thông tin chỉnh hƣớng, phản bác trong thời gian tới.

Theo Nghị định số 88/2013/NĐ-CP ngày 1/8/2013 quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Thông tấn xã Việt Nam và Chỉ thị 1441/Ct-TTg của Thủ tƣớng Chính phủ về “Tăng cƣờng vai trò của Thông tấn xã Việt Nam trong tình hình mới” đặc biệt nêu rõ nhiệm vụ và quyền hạn của TTXVN đó là “Công bố những quan điểm chính thống của

Nhà nƣớc về các vấn đề thời sự; chỉnh hƣớng những thông tin không phù hợp với lợi ích quốc gia; cải chính những thông tin sai lệch; khi cần thiết ra tuyên bố bác bỏ những thông tin có dụng ý xuyên tạc”. Từ đó, TTXVN cần tập trung đẩy mạnh về chất và lƣợng đối với tuyến thông tin phản bác, chỉnh hƣớng thông tin sai lệch trong đời sống kinh tế, xã hội; góp phần bảo vệ Đảng, Nhà nƣớc, Chính phủ, an ninh trật tự, an toàn xã hội, bảo vệ quyền, lợi ích của các cá nhân, đơn vị và đặc biệt là các tầng lớp nhân dân.

Chƣơng 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG, HIỆU QUẢ THÔNG TIN CHỈNH HƢỚNG, PHẢN BÁC THÔNG TIN

SAI LỆCH CỦA TTXVN

3.1. Tình hình sử dụng tin, bài của TTXVN trên các cơ quan báo chí hiện nay

TTXVN đƣợc coi là “ngân hàng” cung cấp tin, bài, ảnh, thông tin đồ họa, tin truyền hình… cho các cơ quan báo chí khác. Bên cạnh tự xuất bản tin, bài, ảnh, truyền hình qua các đơn vị xuất bản của mình, đối tƣợng khách hàng của TTXVN là các cơ quan báo chí, đài phát thanh, truyền hình và qua đó, các sản phẩm thông tin đƣợc các cơ quan báo chí chuyển tải đến với bạn đọc.

Những năm gần đây, các sản phẩm thông tin của TTXVN càng ngày càng tăng. Cùng với đó, lƣợng thông tin phản bác, chỉnh hƣớng cũng tăng theo do sự bùng nổ thông tin trên mạng xã hội dẫn đến nhiều thông tin nhiễu, thông tin thất thiệt xuất hiện ngày càng nhiều. Nếu nhƣ trƣớc năm 2010, mỗi tháng TTXVN chỉ phát khoảng 1.900 đến 2.000 tin, bài thì hiện tăng khoảng 2.400 tin, bài/tháng. Trong đó, trƣớc năm 2010, lƣợng tin, bài phản bác, chỉnh hƣớng là rất ít, chủ yếu là tin, bài chống các thế lực thù địch với nguồn từ Tổng cục An ninh (Bộ Công an), thì nay, sau khi có Chỉ thị 1441/CT-TTg thì tuyến tin, bài phản bác, chỉnh hƣớng đã đƣợc TTXVN chú trọng hơn. Bên cạnh các tuyến tin, bài đấu tranh chống các thế lực thù địch, TTXVN đã tăng cƣờng phản bác, chỉnh hƣớng đối với mọi thông tin sai lệch đã đa dạng hơn, mở rộng tất cả các mặt kinh tế, xã hội.

Nếu nhƣ trƣớc kia, tuyến tin, bài chỉnh hƣớng, phản bác chỉ dừng ở các vụ việc, thì nay, trung bình mỗi tháng TTXVN đã có ít nhất 4-5 tin, bài chỉnh hƣớng, phản bác thông tin sai lệch.

chúng sử dụng lại khá cao. Theo thống kế của Trung tâm kỹ thuật thông tấn thì hệ số truy cập của mỗi tin, bài trên mạng dịch vụ của TTXVN đạt khoảng 10 lƣợt/tin, bài. Đặc biệt, các tin, bài phản bác, đấu tranh chống các thế lực thù địch luôn đạt tỷ lệ cao.

Hiện nay, tất cả các báo, đài đều sử dụng tin, bài của TTXVN (Ký hợp đồng trọn gói/năm) nhất là các báo Nhân dân, Quân đội Nhân dân, Báo điện tử Đảng cộng sản, và hầu hết các báo, đài địa phƣơng ở các tỉnh, thành … Tuy nhiên, nhiều thông tin của TTXVN không phù hợp với các “khách hàng” nên khi sử dụng thông tin, các cơ quan báo chí đều biên tập lại, chỉ trừ những tin ngắn, tin độc quyền hoặc tin, bài phản bác đấu tranh với các thế lực thù địch. Và hiện các tin, bài phản bác, chỉnh hƣớng thông tin sai lệch đƣợc rất nhiều các cơ quan báo chí quan tâm, sử dụng nhƣng họ chỉ “mua” tin, bài của TTXVN sau đó sử dụng nhƣ nguồn tin và cử phóng viên của chính họ biên tập lại bài của TTXVN hoặc liên hệ với cá nhân, tổ chức, đơn vị bị đƣa tin sai lệch và viết lại bài, ký tên chính phóng viên của báo, đài đó nhƣng bản chất vẫn dựa trên nền tảng tin của TTXVN. Có những tin, bài TTXVN phản bác các tin, bài sai lệch của chính các cơ quan báo chí trong nƣớc thì gần nhƣ chỉ có các đơn vị xuất bản (các tờ báo tin, báo điện tử) của TTXVN đăng tải, còn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vai trò của thông tấn xã việt nam trong việc chỉnh hướng, phản bác thông tin sai lệch (Trang 67 - 105)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)