CHƯƠNG 1 LÝ LUẬN CHUNG VỀ ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP
1.3. Những phẩm chất đạo đức cần hình thàn hở sinh viên nghề Dược
1.3.2. Những yêu cầu về phẩm chất đạo đức nghề nghiệp của người dược sỹ
dược sỹ mà sinh viên nghề Dược cần rèn luyện từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường
Để xứng đáng với vị trí xã hội của mình, người dược sỹ trước hết phải là người công dân tốt trong xã hội. Sinh viên nghề Dược cần phải phấn đấu và rèn luyện để có những phẩm chất đạo đức phù hợp với chuẩn mực chung của xã hội: Biết sống và làm việc theo hiến pháp, pháp luật; có thế giới quan khoa học, thấm nhuần tư tưởng chính trị của Đảng; có lòng yêu Tổ quốc, yêu hoà bình; có lòng nhân ái và tình yêu thương con người; biết tôn trọng giá trị nhân cách của người khác… Có nghĩa là, sinh viên nghề Dược cần hình thành đầy đủ những phẩm chất của người công dân nói chung trong các quan hệ với người khác, với xã hội cũng như với chính bản thân mình. Đồng thời để có thể lao động tốt trong nghề Dược theo những yêu cầu và đặc thù riêng, sinh viên nghề Dược cần phải rèn luyện
những phẩm chất đạo đức nổi trội cần thiết cho hoạt động của người dược sỹ như sau:
1.4.2.1. Yêu nghề, tận tâm với nghề nghiệp
Nghề Dược là một nghề mà sự thành công trong nghề nghiệp của người dược sỹ có vai trò vô cùng quan trọng đến tính mạng và sức khỏe của con người. Hiện nay, có một thực tế là, xã hội ngày càng phát triển thì con người lại phải đứng trước những căn bệnh mới chưa tìm ra thuốc chữa nên sự yêu nghề, tận tâm với nghề nghiệp của người dược sỹ là một phẩm chất vô cùng quan trọng.
Phẩm chất này thể hiện như: Yêu thích công việc; có ý chí và nghị lực vượt qua những khó khăn và thử thách của nghề nghiệp; mong muốn cống hiến cả cuộc đời mình cho nghề nghiệp, luôn học hỏi những cái hay, cái mới, tiến bộ trong nghề nghiệp, luôn phấn đấu để thành đạt trong nghề nghiệp.
Giáo dục ý thức học tập, trau dồi kiến thức, thể hiện ở việc học tập không ngừng, dành nhiều thời gian, tâm trí cho việc học tập, nâng cao trình độ chuyên môn của bản thân; sẵn sàng vượt qua mọi khó khăn, gian khổ để học tốt; có động cơ học tập đúng đắn; luôn tự học; tự nghiên cứu; có thói quen học tập cần cù, chăm chỉ và sáng tạo; đoàn kết và giúp đỡ nhau trong học tập; tránh bệnh thành tích trong học tập; học tập ở mọi người, mọi nơi, mọi lúc; luôn có ý thức tìm tòi những phương pháp học tập tốt nhất và phù hợp với bản thân; sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm học tập với mọi người.
Giáo dục ý thức tự rèn luyện, tự bồi dưỡng, thể hiện như có nhu cầu tự rèn luyện, tự bồi dưỡng “học tập suốt đời”; có động cơ tự rèn luyện, tự bồi dưỡng đúng đắn; có phương pháp, biện pháp tự rèn luyện, tự bồi dưỡng; có ý thức tự kiểm tra, tự đánh giá bản thân; có ý thức phê bình và tự phê bình; có kế hoạch tự rèn luyện, tự bồi dưỡng phù hợp; xác định
được mục tiêu tự rèn luyện, tự bồi dưỡng; có ý thức trách nhiệm với bản thân; nghiêm khắc với bản thân; không tự ti, không tự mãn.
1.4.2.2. Phải có tình yêu thương, quý trọng con người, đoàn kết với đồng nghiệp
Nghề Dược là nghề liên quan đến dược phẩm (thuốc), được phân ra thành nhiều lĩnh vực như: Nghiên cứu, sản xuất, lưu thông và phân phối, đảm bảo chất lượng, quản lý dược, hướng dẫn sử dụng thuốc cho mọi người... Chiếm vị trí quan trọng trong ngành Dược là các dược sỹ. Dược sỹ là các chuyên gia về thuốc, họ được đào tạo những kiến thức về chuyển hóa thuốc trong cơ thể, những phản ứng bất lợi của thuốc, tương tác qua lại giữa các loại thuốc, công thức phối hợp thuốc để đạt hiệu quả tối ưu và an toàn cho người sử dụng.
Dược sỹ phục vụ cộng đồng bằng cách nghiên cứu, chế tạo, sản xuất, cung cấp dược phẩm, thông tin về dược phẩm, quản lý theo quy chế ngành, chất lượng thuốc, v.v.
Đối tượng của người dược sỹ còn là dược phẩm có liên quan trực tiếp đến sức khỏe của con người, tính mạng con người. Chính vì thế, người dược sỹ phải biết đặt tình yêu thương, quý trọng con người lên trên hết, không vì vụ lợi mà bán cho bệnh nhân những loại thuốc kém chất lượng, không đủ hàm lượng, kinh doanh những loại thuốc không được Nhà nước cho phép... Như trước đây, Hải Thượng Lãn Ông đã nói: “Đạo làm thuốc là một nhân thuật chuyên bảo vệ sinh mạng con người, phải lo cái lo của người, vui cái vui của người, chỉ lấy việc cứu sống mạng người làm nhiệm vụ của mình, không nên vụ lợi kể công” [Dẫn theo: 12; tr.4].
Người dược sỹ phải lấy chữ nhân làm gốc, không phân biệt đối xử, không phân biệt giàu nghèo, không phân biệt quyền thế, không phân biệt thân sơ, luôn phải nghĩ rằng người bệnh đang cần sự quan tâm của mình để làm dịu đi nỗi đau của bệnh tật, nỗi lo âu về tinh thần. Song, người dược sỹ cũng phải chú ý, bệnh nhân không thích thái độ ban ơn, bố thí. Do đó, phải
thông cảm và tôn trọng nhân phẩm của người bệnh. Điều này phải thể hiện bằng hành vi cụ thể, đó là:
+ Lễ phép, hòa nhã, lịch thiệp với bất cứ bệnh nhân nào trong xã hội + Giữ kín những điều bí mật, tâm tình riêng mà bệnh nhân đã phó thác cho mình. Khẩn trương cứu chữa người bệnh trong mọi trường hợp.
+ Có sự độ lượng đối với bệnh nhân
Tình yêu thương, quý trọng con người của người dược sỹ còn thể hiện trong quan hệ với bậc thầy. Dân tộc Việt Nam vốn có truyền thống “Tôn sư trọng đạo”. Điều đó có nghĩa là đã học thầy thì phải kính trọng và biết ơn thầy.
Trong quan hệ với đồng nghiệp cần phải tôn trọng, cộng tác để cùng hoàn thành nhiệm vụ chung và cùng tiến bộ.
Chúng ta đều thấy hiệu quả của nghề Dược là sự hợp đồng cộng tác giữa Y và Dược, do vậy nếu thiếu đoàn kết, thiếu hợp đồng trong chữa bệnh cũng đưa tới hậu quả khôn lường. Vì vậy, trong quan hệ với đồng nghiệp, sự hợp tác, tình đoàn kết phải được đặt lên hàng đầu, như mong muốn của chủ tịch Hồ Chí Minh: “Trước hết phải thật thà đoàn kết, đoàn kết là sức mạnh của chúng ta. Đoàn kết giữa tất cả những người trong ngành y tế, từ các Bộ trưởng, Thứ trưởng, bác sỹ, dược sỹ cho đến các anh chị em giúp việc. Bởi vì, công việc của các đơn vị tuy có khác nhau, nhưng người nào cũng là một bộ phận cần thiết trong ngành y tế, trong việc phục vụ nhân dân” [31, tr.475].
Đối với người dược sỹ còn cần phải biết kết hợp cả thuốc Đông y và Tây y. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã định hướng ngành y tế, cũng như các thế hệ cán bộ y tế Việt Nam phải có quan điểm phát triển toàn diện trên cơ sở kết hợp Đông y và Tây y. Đây là quan điểm hết sức đúng đắn và nó xuất phát từ thực tiễn Việt Nam. Khi đề cập đến vấn đề này, Hồ Chí Minh đã
báu về cách chữa bệnh bằng thuốc ta, thuốc bắc. Để mở rộng phạm vi y học thì cần chú trọng nghiên cứu và phối hợp thuốc “Đông” và thuốc “Tây”. Sở dĩ như vậy là vì, Hồ Chí Minh cho rằng, thuốc “Tây” chữa được nhiều bệnh nhưng vẫn có bệnh không chữa được mà thuốc ta chữa được. Thuốc ta cũng chữa được nhiều bệnh nhưng có bệnh cũng không chữa được mà thuốc “Tây” chữa được. Bên nào cũng có cái ưu điểm, hai cái ưu điểm cộng lại thì chữa được bệnh tốt cho đồng bào, cho nhân dân, phục vụ cho xây dựng chủ nghĩa xã hội. Cho nên các thầy thuốc Tây y phải học Đông y, thuốc Đông y phải học thuốc Tây, thầy thuốc ta và thầy thuốc Tây đều phục vụ nhân dân, như người ta có hai tay cùng làm việc thì tốt. Cho nên phải đoàn kết từ trên xuống dưới, từ dưới lên trên, đoàn kết thuốc ta và thuốc tây thành một khối để chữa bệnh cho đồng bào.
1.4.2.3. Có ý thức tìm hiểu để nắm rõ những quy chế, quy định của ngành và pháp luật của Nhà nước ngay khi còn ngồi trên ghế Nhà trường
Do đặc thù của nghề nghiệp, việc làm của người dược sỹ có liên quan và ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng và sức khỏe của con người. Cho nên, để tránh hậu quả nặng nề có thể xảy ra, đòi hỏi người dược sỹ ngoài việc vững vàng về chuyên môn còn phải nắm vững, tôn trọng kỷ cương, quy định của ngành cũng như pháp luật của Nhà nước. Dược sỹ không được sử dụng người bệnh làm vật thử nghiệm cho sản phẩm thuốc của mình nếu chưa chắc chắn sản phẩm thuốc đó sẽ không gây ra những tác hại cho sức khỏe và tính mạng người bệnh và nếu chưa được sự đồng ý cộng tác của người bệnh, gia đình người bệnh và ngành cho phép.
Trong quan hệ với xã hội, người dược sỹ cũng nằm trong đội ngũ cán bộ y tế nên phải gương mẫu thực hiện và tuyên truyền vệ sinh phòng bệnh, thực hiện các biện pháp chăm sóc, bảo vệ sức khỏe và cứu chữa người bị nạn.
Trong những năm gần đây, dưới tác động của cơ chế thị trường, đạo đức của người hành nghề Y - Dược đang trở thành vấn đề bức xúc. Trước
tình hình đó, ngành y tế đã có những chủ trương, biện pháp với quyết tâm
xây dựng đạo đức nghề Y - Dược theo tư tưởng Hồ Chí Minh. Đạo đức của người dược sỹ cũng được cụ thể qua tiêu chuẩn chung của người hành nghề Dược bằng Thông tư 10/2002/TT-BYT ngày 4 tháng 7 năm 2002 hướng dẫn điều kiện hành nghề Dược do Bộ Y tế ban hành tại Điều 6 với những điều kiện cụ thể áp dụng chung cho những người hành nghề Dược như sau:
Điều 6. Tiêu chuẩn chung của người hành nghề Dược:
1. Có bằng cấp chuyên môn về dược và thời gian thực hành phù hợp với từng loại hình hành nghề.
2. Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ và có đủ sức khoẻ để hành nghề Dược.
3. Không đang trong thời gian bị cấm hành nghề hoặc làm công việc liên quan đến y tế theo quyết định của toà án, không đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc đang bị áp dụng biện pháp quản chế hành chính; không đang trong thời gian chấp hành án phạt tù hoặc quyết định áp dụng biện pháp hành chính đưa vào cơ sở giáo dục, đưa vào cơ sở chữa bệnh bắt buộc.
4. Hiểu biết và cam kết thực hiện Luật bảo vệ sức khoẻ nhân dân và các Luật, quy chế dược và các quy chế chuyên môn khác có liên quan đến lĩnh vực hành nghề Dược.
Như vậy, những điều quy định trên góp phần từng bước hoàn chỉnh nguyên tắc, tiêu chuẩn đạo đức của nghề Dược [43].
Do đặc thù của nghề Dược thì người Dược sỹ còn là những người kinh doanh về thuốc nên bên cạnh đạo đức của người thầy thuốc thì người dược sỹ còn cần phải có đạo đức của người kinh doanh nên pháp luật cũng
xuất, kinh doanh thuốc, đối với nhà thuốc. Đó là Điều 3, Thông tư 10/2002/TT-BYT ngày 4 tháng 7 năm 2002 hướng dẫn điều kiện hành nghề Dược do Bộ Y tế ban hành như sau:
Điều 3. Các cơ sở hành nghề Dược: 1. Cơ sở bán lẻ thuốc.
Nhà thuốc tư nhân, đại lý bán lẻ thuốc, các đơn vị phụ thuộc doanh nghiệp có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh dược phẩm và đã được Sở Y tế tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây được gọi chung là tỉnh) cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện hành nghề bán lẻ thuốc.
2. Cơ sở bán buôn thuốc:
Các doanh nghiệp kinh doanh thuốc và các đơn vị phụ thuộc doanh nghiệp có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh dược phẩm và đã được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về y tế cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện hành nghề bán buôn thuốc.
3. Cơ sở sản xuất thuốc:
3.1. Đối với cơ sở sản xuất thuốc tân dược:
Các doanh nghiệp có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh dược phẩm và đã được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về y tế cấp giấy chứng nhận đạt yêu cầu về "thực hành tốt sản xuất thuốc".
3.2. Đối với cơ sở sản xuất thuốc y học cổ truyền:
Các doanh nghiệp có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh dược phẩm và đã được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về y tế cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện hành nghề sản xuất thuốc y học cổ truyền.
4. Cơ sở nhập khẩu thuốc, xuất khẩu thuốc:
4.1. Cơ sở nhập khẩu thuốc là các doanh nghiệp đáp ứng đủ điều kiện qui định tại Thông tư số 19/2001/TT-BYT ngày 28/8/2001 của Bộ Y tế và đã được Bộ Y tế công nhận doanh nghiệp đủ điều kiện kinh doanh nhập khẩu trực tiếp thuốc phòng và chữa bệnh cho người.
4.2. Cơ sở xuất khẩu thuốc là các doanh nghiệp có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh dược phẩm, có mã số doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu do Cục Hải quan tỉnh cấp.
5. Cơ sở bảo quản, kiểm nghiệm thuốc:
Cơ sở có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh về bảo quản, kiểm nghiệm thuốc và đã được Bộ Y tế cấp giấy chứng nhận đạt yêu cầu về "thực hành tốt bảo quản thuốc", "thực hành tốt phòng kiểm nghiệm thuốc" [43].
1.4.2.4. Có ý thức rèn luyện những đức tính của người thầy thuốc cách mạng và đấu tranh với những biểu hiện vi phạm đạo đức nghề nghiệp của người dược sỹ
Cách đây 2000 năm, Hyppocrates người được coi là ông tổ nghề Y thời Hy lạp cổ đại đã nêu cao tấm gương đạo đức, đạo lý của người hành nghề Y - Dược thể hiện qua lời thề “lời thề Hyppocratest”, theo đó, cơ sở đạo lý buộc người làm thuốc phải theo là: “Tôi sẽ chỉ dẫn mọi chế độ có lợi cho người bệnh tùy theo khả năng và sự phán đoán của tôi, tôi sẽ tránh mọi điều xấu và bất công, tôi sẽ không trao thuốc độc cho bất cứ ai, kể cả khi họ yêu cầu và không tự mình gợi ý cho họ. Tôi suốt đời hành nghề trong sự vô tư và thân thiết, dù vào bất cứ nhà nào cũng chỉ vì lợi ích của người bệnh, tránh mọi hành vi xấu xa, cố ý và đồi bại, nhất là tránh cám dỗ phụ nữ và thiếu niên tự do hay nô lệ. Dù tôi có nhìn hay nghe thấy gì trong xã hội, trong và cả ngoài lúc hành nghề của tôi, tôi sẽ xin im lặng và coi sự kín đáo trong những trường hợp đó như một nghĩa vụ” [8; tr.2]. Lời thề nổi tiếng trên đây của Hyppocratest đã chỉ rõ những yêu cầu cơ bản nhất về đạo đức của người thầy thuốc và nó đã trở thành những nguyên lý bất di bất dịch của đạo đức y học mà các thế hệ sau phải nắm vững và thực hiện cho đúng.
Ở Việt Nam, các bậc danh y cũng luôn nêu cao đạo đức nghề nghiệp của nghề thuốc như Tuệ Tĩnh (Nguyễn Bá Tĩnh, thế kỷ XIX), Hải Thượng
Lãn Ông (Lê Hữu Trác - 1720), Hải Thượng Lãn Ông đã luôn nêu cao tấm gương y đức, cụ luôn nhắc nhở mình: “Tiến đức, tu thân” tiến đức là mỗi ngày phải rèn luyện cho toàn thiện, toàn mỹ về đạo đức của người hành nghề Y - Dược, tu thân là hàng ngày phải chăm chỉ học tập cho y thuật ngày càng giỏi.
Nghề Dược là một bộ phận của ngành y tế nên người làm nghề Dược cũng phải tuân thủ 12 điều y đức và rèn luyện các đức tính của người thầy thuốc cách mạng
“Quy định về y đức (Tiêu chuẩn đạo đức của người làm công tác y tế) (Ban hành kèm theo Quyết định số: 2088/BYT-QĐ ngày 06 tháng 11 nǎm 1996 của Bộ trưởng Bộ Y tế) đã chỉ rõ, y đức là phẩm chất tốt đẹp của người làm công tác y tế, được biểu hiện ở tinh thần trách nhiệm cao, tận tụy phục vụ, hết lòng thương yêu chǎm sóc người bệnh, coi họ đau đớn