CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM GIÁO DỤC
2.1. Thực trạng nhận thức việc giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho sinh
2.1.1. Động cơ và thái độ của sinh viên đối với nghề Dược
Trường Cao đẳng Dược Phú Thọ nằm trên địa bàn thành phố Việt Trì, cách trung tâm thành phố khoảng 3km về phía Nam.
Trường Cao đẳng Dược Phú Thọ được thành lập theo Quyết định số 5616/QĐ-BGDĐT, là tiền thân của trường Kinh tế Kỹ thuật Dược Phú Thọ. Đây là mô hình trường tư thục đầu tiên có chức năng đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực Dược có trình độ Cao đẳng và thấp hơn.
Hiện nay, trường có 60 lớp Cao đẳng chính quy, hơn 20 lớp Cao đẳng liên thông và hơn 10 lớp trung cấp Dược, bên cạnh đó trường còn đào tạo cả hệ Cao đẳng và Trung cấp y, Trung cấp điều dưỡng.
Tính đến năm 2014, tổng số cán bộ, giáo viên là 446 người trong đó số cán bộ viên chức cơ hữu là 391 người, giáo viên thỉnh giảng là 65 người, giáo viên kiêm chức là 08 người. Cụ thể như sau:
- Giáo sư: 02 - Chuyên khoa: 38 - Phó giáo sư: 08 - Đại học: 225 - Tiến sỹ: 24 - Cao đẳng: 11 - Thạc sỹ: 58 - Trình độ khác: 90
Để đánh giá thái độ của sinh viên đối với nghề Dược, trước hết cần phải tìm hiểu động cơ thi vào trường của 185 sinh viên trong đó có (87 sinh viên năm thứ nhất, 98 sinh viên năm thứ hai). Vì động cơ thi vào trường có ảnh hưởng quan trọng tới thái độ của các em đối với nghề. Kết quả thể hiện qua bảng 1(tr.54):
Bảng 1. Động cơ thi vào trường Cao Đẳng Dược Phú Thọ của sinh viên
STT Các lí do thi vào trường Năm thứ nhất Năm thứ hai Kết quả chung
1 Yêu thích nghề Dược 65 74,7 62 63,3 127 68,6 2 Được ở gần nhà 29 33,3 32 32,7 61 32,9 3 Tự nguyện 28 32,2 41 41,8 69 37,3 4 Xu thế xã hội 5 5,7 6 6,1 10 5,4 5 Hoàn cảnh gia đình 45 51,7 39 39,8 84 45,4 6 Dễ xin việc 15 17,2 21 21,4 36 19,5 7 Theo bạn bè 4 4,6 1 1,0 5 2,7 8 Nghề hợp với khả năng 52 59,8 61 62,2 113 61,2 9 Những lí do khác 28 25,3 32 32,7 54 29,2
Từ kết quả điều tra cùng với việc trao đổi, trò chuyện với sinh viên, và thông qua tìm hiểu thực tế nhà trường, chúng tôi nhận thấy sinh viên thi vào trường có nhiều lý do khác nhau. Tuy nhiên tập trung nhiều nhất ở những lý do cơ bản sau:
- Yêu thích nghề Dược : 68,6% - Nghề hợp với khả năng: 61,2% - Hoàn cảnh gia đình : 45,4%
Bên cạnh đó còn có những lý do khác nhau như : Được ở gần nhà, tự nguyện thi vào trường Cao đẳng Dược. Có một số sinh viên mặc dù đỗ các trường Đại học khác nhưng vì hoàn cảnh gia đình, vì nghề này vẫn còn dễ xin việc hơn các nghề khác trong xã hội nên các em vào học trường Cao đẳng Dược Phú Thọ để giảm bớt khó khăn cho gia đình và hy vọng khi ra trường sẽ có được việc làm.
Như vậy, với những động cơ trên đây phần nào đã phản ánh được thái độ của các em đối với nghề Dược và vì sao các em lại chọn để vào học tại trường Cao đẳng Dược Phú Thọ.
Thái độ của sinh viên đối với nghề Dược được chúng tôi tiến hành điều tra ở các mức độ sau: Rất yêu nghề, yêu nghề, không yêu nghề, không có ý kiến gì. Kết quả thể hiện qua bảng 2 dưới đây:
Bảng 2: Thái độ của sinh viên đối với nghề Dược
STT Thái độ đối với nghề dược Năm thứ nhất Năm thứ hai Kết quả chung SL % SL % SL % 1 Rất yêu nghề 18 20,6 21 21,4 39 21,1 2 Yêu nghề 63 72,4 71 72,4 134 72,4 3 Không yêu nghề 3 3,4 6 6,1 9 4,9 4 Không có ý kiến gì 11 12,6 20 20,4 31 16,8
Qua kết quả điều tra cho thấy, số sinh viên yêu nghề chiếm tỉ lệ cao nhất 72,4%. Đây là một tín hiệu đáng mừng cho thấy động cơ thi vào trường ban đầu của sinh viên phù hợp với thái độ của họ khi lựa chọn nghề nghiệp. Chính từ lí do yêu nghề, sẽ là cơ sở, là điều kiện thuận lợi để các em vượt qua mọi khó khăn, thử thách, vững bước vào nghề. Điều này có tác dụng đối với công tác giáo dục tình cảm nghề nghiệp cho sinh viên có động lực trong học tập, có tình yêu, niềm tin vào nghề nghiệp mình đã chọn.
Chỉ có 4,9% ý kiến cho rằng không yêu nghề, vì thế đặt ra cho nhà trường cần có các biện pháp giáo dục thiết thực, tích cực để công tác đào tạo đạt hiệu quả cao hơn.
Về phía nhà trường, để duy trì và nâng cao lòng yêu nghề, say mê với nghề nghiệp cần phải có thời gian, có sự phối hợp đồng bộ, thường xuyên của các ban ngành của nhà trường và đội ngũ giáo viên của nhà trường. Giáo dục đạo đức nghề nghiệp đòi hỏi nhà trường phải quan tâm thường xuyên, có những hướng và biện pháp đúng đắn.
2.1.2. Thực trạng nhận thức của sinh viên về các tiêu chuẩn, phẩm chất đạo đức của người dược sỹ
Nếu sinh viên có nhận thức đúng đắn về các phẩm chất, năng lực cần thiết đối với người dược sỹ, khi đó họ sẽ cố gắng phấn đấu tu dưỡng đạo đức ngay từ khi ngồi trên ghế nhà trường. Nhà trường sẽ là môi trường tốt nhất giúp sinh viên hình thành tri thức và rèn luyện phẩm chất đạo đức nghề nghiệp chuẩn bị cho nghề nghiệp sau này.
Chúng tôi đã tiến hành điều tra 185 sinh viên trong đó có 87 sinh viên năm thứ nhất, 98 sinh viên năm thứ hai, với 14 nội dung, đề cập đến các tiêu chuẩn, phẩm chất cần có đối với hoạt động của người dược sỹ. Bao gồm những phẩm chất mang tính chất chung của mọi nghề nghiệp, đồng thời mang tính chất đặc trưng cho nghề Dược. Sau khi đã phân tích và xử lí số liệu điều tra, kết quả được thể hiện qua bảng 3 dưới đây:
Bảng 3: Nhận thức của sinh viên về các tiêu chuẩn, phẩm chất đạo đức của người dược sỹ
STT Các tiêu chuẩn, phẩm chất. Năm thứ
nhất Năm thứ hai Kết quả chung TS % TS % TS %
1 Có thiên hướng về các môn khoa
học tự nhiên, đặc biệt là hóa học và sinh học
82 94,3 85 86,7 167 90,2
2 Phải có kiến thức chuyên môn giỏi 81 93,1 92 93,9 173 93,5
3 Phải có lí tưởng nghề nghiệp 62 71,3 81 82,7 143 77,3
4 Phải có tình yêu thương con người 83 95,4 95 96,9 178 96,2
5 Thông cảm và tôn trọng nhân phẩm
người bệnh, luôn đặt y đức lên hàng đầu
78 89,7 88 89,8 166 89,7
8 Phải có tinh thần ham học hỏi. 35 40,2 67 68,4 102 55,1
9 Kiên trì, bền bỉ, ngăn nắp, cẩn thận 75 86,2 70 71,4 145 78,3
10 Phải có ý thức tự học, tự bồi
dưỡng, rèn luyện nâng cao phẩm chất đạo đức của người dược sỹ
61 70,1 63 64,3 124 67,0
11 Tận tụy với công việc 52 59,8 65 66,3 117 63,2
12 Phải có trách nhiệm cao với công
việc
65 74,7 68 69,4 133 71,9
13 Cởi mở dễ hoà nhập với mọi người,
có tinh thần đoàn kết
52 59,7 55 56,1 107 57,8
14 Trung thực, tôn trọng pháp luật và
các quy chế chuyên môn
51 58,6 57 58,1 108 58,4
Qua kết quả điều tra, chúng tôi thấy, những tiêu chí, phẩm chất đưa ra khảo sát ở cả hai khối được sinh viên đánh giá theo những thứ bậc khác nhau. Nếu lấy tiêu chuẩn từ 50% trở lên thì những tiêu chuẩn, phẩm chất sau đây được sinh viên đánh giá cao và cho rằng rất cần thiết đối với người dược sỹ:
- Phải có lòng yêu thương con người: 96,2% - Kiến thức chuyên môn giỏi: 93,5%
- Có thiên hướng về các môn khoa học tự nhiên, đặc biệt là Hóa học và Sinh học: 90,2%
- Kiên trì, bền bỉ, ngăn nắp, cẩn thận: 78,3%
- Thông cảm, tôn trọng nhân phẩm người bệnh, luôn đặt y đức lên
hàng đầu: 89,7%
- Phải có lí tưởng nghề nghiệp: 77,3 % - Ý thức tự học, tự bồi dưỡng: 67,0% - Trách nhiệm cao với công việc: 71,9 %
Nếu so sánh sinh viên năm thứ nhất với sinh viên năm thứ hai, chúng tôi nhận thấy có sự chênh lệch về thứ bậc các tiêu chuẩn, phẩm chất, tuy nhiên sự khác nhau đó không đáng kể.
Sinh viên năm thứ nhất và năm thứ hai đều cho rằng, kiến thức, chuyên môn nghiệp vụ giỏi là cần thiết đối với người dược sỹ (chiếm 93,5%), xếp ở vị trí thứ 2. Còn tính kiên trì, bền bỉ, ngăn nắp, cẩn thận của người dược sỹ được xếp ở vị trí thứ 4 (86,2% sinh viên năm thứ nhất và 71,4% sinh viên năm thứ 2 đồng ý).
Từ việc lựa chọn tiêu chuẩn về đạo đức nghề nghiệp của sinh viên hai khối trên đây cho thấy, sinh viên đã có nhận thức đúng đắn về ý nghĩa, tầm quan trọng của các phẩm chất đạo đức cần thiết đối với nghề Dược. Trong đó lòng yêu nghề, yêu thương con người đạt tỉ lệ cao nhất: 96,2%, sau đó là kiến thức về chuyên môn giỏi: 93,5% và có thiên hướng về các môn khoa học tự nhiên: 90,2%. Điều này chứng tỏ sinh viên rất coi trọng phẩm chất đạo đức và kiến thức chuyên môn giỏi của người dược sỹ. Họ cho rằng, đây chính là hai yếu tố cơ bản đảm bảo cho hoạt động của người dược sỹ thành công.
Bên cạnh đó, những phẩm chất như: Lương tâm nghề nghiệp, thông cảm và tôn trọng nhân cách người bệnh, có trách nhiệm với công việc… được sinh viên lựa chọn là cần thiết, vì đây là những tiêu chuẩn, phẩm chất mang tính đặc trưng nghề nghiệp. Nó còn thể hiện tinh thần ham học hỏi, ý thức trau dồi đạo đức, nhân cách của người dược sỹ mà ngay từ khi học ở trường, sinh viên cần phải phấn đấu, cần được giáo dục.
Tuy nhiên, có một số phẩm chất không được sinh viên đánh giá cao (dưới mức 50%). Điều này cho thấy, trường Cao đẳng Dược Phú Thọ cần có sự quan tâm một cách toàn diện hơn nữa, vì đó là bộ mặt đạo đức của sinh viên, biểu hiện ở sự tự tu dưỡng, tự giáo dục và là con đường tốt nhất
Từ 14 nội dung trong bảng điều tra cho thấy sinh viên trường Cao đẳng Dược Phú Thọ bước đầu đã nhận thức được ý nghĩa, tầm quan trọng, sự cần thiết của những phẩm chất đạo đức đối với người dược sỹ. Đó cũng chính là những yêu cầu mà xã hội đặt ra và là cái đích để mỗi sinh viên nghề Dược vươn tới trên hành trang vào nghề của mình.
Bảng 4: Nhận thức về mức độ tự tu dưỡng, tự rèn luyện của sinh viên
STT Nội dung tự tu dưỡng, tự rèn
luyện Mức độ Rất cần thiết Cần thiết Không cần thiết SL % SL % SL %
1 Ham học hỏi, tìm tòi suy nghĩ. 138 74,5 78 42,2 0 0
2 Thường xuyên đọc sách báo,
tạp chí…
68 36,8 120 64,5 32 17,3
3 Tích cực tranh luận, thảo luận. 66 35,6 122 65,9 21 11,4
4 Tự giác nghiêm túc trong học
tập.
155 83,8 42 22,7 0 0
5 Tích cực đi thư viện. 38 20,5 116 62,7 15 8,1
6 Kiên trì, chịu khó. 88 47,6 98 53 0 0
7 Chấp hành nội qui, nề nếp học
tập tốt.
98 53 88 47,6 0 0
8 Học tập gương các thầy cô
giáo.
68 36,8 128 69,2 8 4,3
9 Độc lập, chủ động sáng tạo
trong công việc.
156 84,3 61 33 1 0,5
10 Cởi mở, dễ hoà nhập với mọi
người.
79 42,7 121 65,4 0 0
11 Chống thái độ trông chờ, ỷ lại. 120 64,9 62 33,5 8 4,3
12 Chống lối sống thực dụng giả
tạo.
124 67,0 67 36,2 2 1
Việc tự giác, nghiêm túc trong học tập, ham học, tìm tòi, suy nghĩ, độc lập, chủ động và sáng tạo trong thực hành nghề Dược được sinh viên nhận
kiến thức, học tập gương các thầy cô giáo, theo sinh viên cho rằng cần thiết (62,7 % và 69,2%).
Tuy nhiên, hoạt động thường xuyên đọc sách báo, tạp chí và tranh luận, thảo luận thì theo sinh viên là không cần thiết. Khi tham gia thảo luận sinh viên chưa mạnh dạn, chủ động, vẫn còn rụt rè, ít có suy nghĩ độc đáo, không có những chính kiến trong học tập. Đặc biệt, vẫn còn tồn tại hiện tượng trông chờ, ỷ lại vào giáo viên. Điều này cho thấy, sinh viên chưa có nhiều phương pháp học hiệu quả, chưa có ý thức tự giác cao trong học tập. Việc đọc sách báo, tạp chí sẽ giúp mở mang kiến thức, tuy nhiên họ chưa nhận thức được tầm quan trọng của hoạt động này. Nhu cầu học thêm, thu nhận thông tin kiến thức ngoài chương trình học tập chưa cao.
Mặc dù sinh viên rất năng động, nhạy bén trước các vấn đề xã hội nhưng vẫn mang tính thực dụng, họ chỉ quan tâm đến các nội dung học trong chương trình chính khoá. Chính vì vậy, nhà trường cần quan tâm nhiều hơn nữa tới công tác giáo dục sinh viên bằng cách cải tiến nội dung, đa dạng hình thức, phong phú về phương pháp để thu hútt sinh viên tham gia một cách tích cực và có hiệu quả.
2.2. Thực trạng việc thực hiện các biện pháp giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho sinh viên trường Cao đẳng Dược Phú Thọ và hiệu quả của các biện pháp đó
2.2.1. Thực trạng nhận thức của Ban lãnh đạo nhà trường và giáo viên về biện pháp giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho sinh viên trường Cao đẳng Dược Phú Thọ
Giáo dục đạo đức và đạo đức nghề nghiệp cho học sinh, sinh viên là một trong những mục tiêu đào tạo; nó được thể hiện trong toàn bộ nội dung giáo dục của nhà trường; nó phải được các cấp lãnh đạo, đội ngũ giáo viên và cán bộ, nhân viên phòng, ban nhận thức và quán triệt.
Do đó, việc nâng cao nhận thức và trách nhiệm của các chủ thể giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho sinh viên trong quá trình đào tạo của nhà trường là hết sức cần thiết, có ý nghĩa quan trọng. Mỗi chủ thể quản lí thực hiện nhiệm vụ riêng của mình trong công tác giáo dục đạo đức nghề cho sinh viên.
Các cấp lãnh đạo nhà trường thì triển khai, cụ thể hóa đường lối, quan điểm của Đảng và Nhà nước, của Bộ và ngành dưới dạng các văn bản, quyết định mang tính định hướng cho công tác giáo dục đạo đức cho học sinh, sinh viên sao phù hợp với thực tế của nhà trường và đặc trưng của từng bộ môn, phòng chức năng, đồng thời giám sát thực hiện và đánh giá hoạt động này.
Đội ngũ giáo viên tiến hành giáo dục đạo đức cho sinh viên thông qua nội dung môn học, bài học, phương pháp dạy học để không chỉ truyền đạt kiến thức nghề nghiệp mà còn thông qua đó để giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho họ.
Cán bộ phòng, ban chức năng có trách nhiệm giám sát, nhắc nhở sinh viên thực hiện những nội dung quy định của nhà trường, nề nếp học tập, sinh hoạt, tác phong, chuẩn mực trong học tập và rèn luyện đạo đức.
Do vậy, để thực hiện có hiệu quả công tác giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho sinh viên, cần tăng cường công tác giáo dục tư tưởng, chính trị cho cán bộ trong trường, qua đó nâng cao trình độ nhận thức của họ về đường lối, quan điểm, chủ trương chính sách giáo dục của Đảng và Nhà nước, hiểu rõ các điều lệ, chế độ, nội quy về giảng dạy, học tập, công tác, hiểu rõ chức trách, nhiệm vụ của cá nhân và các mối quan hệ cộng tác, nâng cao nhiệt tình và trách nhiệm, tính độc lập chủ động trong việc thực hiện các nhiệm vụ được phân công.
trường, báo cáo chuyên đề về đạo đức nghề nghiệp và vấn đề giáo dục đạo đức nghề trong các trường Cao đẳng, Đại học, tổ chức các hội thi tìm hiểu