Khái quát chung về chiến tranh nhân dân, kháng chiến toàn diện

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tư tưởng hồ chí minh về kháng chiến toàn diện giai đoạn 1945 1954 (Trang 32)

Theo định nghĩa phổ thông nhất, chiến tranh là cuộc đọ sức giữa hai lực lượng đối kháng nhau nhằm đạt được mục tiêu kinh tế, chính trị, tôn giáo, văn hóa… Vì thế, khi nói đến chiến tranh là nói đến vũ khí, đến lực lượng vũ trang, đến các cuộc chiến đấu có đổ máu… Còn theo định nghĩa một cách đầy đủ hơn, chiến tranh phải được hiểu là một hiện tượng xã hội - chính trị được thể hiện chủ yếu thông qua các cuộc đấu tranh vũ trang giữa các lực lượng đối kháng trong cùng một quốc gia, giữa các nước với nhau hoặc liên minh các nước với nhau, nhằm đạt tới mục đích kinh tế, chính trị nhất định. Xét về bản chất xã hội, chiến tranh là sản phẩm của xã hội có giai cấp đối kháng. Nó là sự tiếp tục chính trị bằng bạo lực, hay chiến tranh chính là một phương diện khác của chính trị.

Dựa vào mục đích, tính chất của chiến tranh, có thể phân ra thành hai loại: chiến tranh chính nghĩa và chiến tranh phi nghĩa.

Chiến tranh chính nghĩa là chiến tranh tự vệ chính đáng, chiến tranh bảo vệ quyền lợi cho đa số; là chiến tranh tiến bộ, nhằm mục đích cải tạo xã hội, làm cho xã hội tiến lên. Đó là các cuộc chiến tranh như: chiến tranh bảo vệ Tổ quốc. chiến tranh giải phóng dân tộc, chiến tranh giải phóng giai cấp, chiến tranh cách mạng… Chiến tranh chính nghĩa được nhân dân ủng hộ và tự nguyện tham gia.

Đối lập với chiến tranh chính nghĩa là chiến tranh phi nghĩa. Chiến tranh phi nghĩa đi ngược lại sự tiến bộ xã hội, phản lại lợi ích và nguyện vọng của đa số nhân dân, chiến tranh do thiểu số thống trị gây ra để áp bức, bóc lột nhân dân. Chẳng hạn như: chiến tranh xâm lược, chiến tranh đàn áp dân tộc, đàn áp giai cấp, đàn áp tôn giáo, sắc tộc, chiến tranh phản cách mạng. Chiến tranh phi nghĩa là chiến tranh mất lòng dân, không được nhân dân đồng tình ủng hộ, mà trái lại còn bị nhân dân phản đối.

Như vậy, tính chất nhân dân là tiêu chí lớn nhất để phân biệt chiến tranh chính nghĩa với chiến tranh phi nghĩa. Bởi vì, trong nhân dân đã hàm chứa nội dung hòa bình, tiến bộ xã hội và cả những giá trị nhân văn, nhân loại. Từ đó, có thể khẳng định rằng, chiến tranh chính nghĩa là chiến tranh có tính chất nhân dân.

Trên cơ sở khái niệm chiến tranh, phân biệt chiến tranh chính nghĩa và chiến tranh phi nghĩa, chúng ta có thể đi tới nhận thức chung về chiến tranh nhân dân phải bao hàm được các nội dung cơ bản sau: Trước hết, nó phải là một cuộc chiến tranh chính nghĩa, đem lại quyền lợi cho nhân dân, bảo vệ quyền lợi cho nhân dân, được nhân dân ủng hộ và tự nguyện tham gia. Lực lượng chủ yếu của cuộc chiến tranh này là nhân dân lao động và lực lượng vũ trang nhân dân - lực lượng đóng vai trò quyết định chấm dứt chiến tranh.

Một hình thức tiêu biểu của chiến tranh chính nghĩa là các cuộc kháng chiến của các dân tộc, quốc gia chống lại các lực lượng đế quốc, thực dân đến xâm lược đất nước mình, nhằm bảo vệ nền độc lập tự chủ. Các cuộc kháng chiến này có thể do giai cấp phong kiến, nông dân hay giai cấp tư sản lãnh đạo. Tuy nhiên, thực tế lịch sử cho thấy: Do những hạn chế giai cấp thể hiện trong mục đích của cuộc kháng chiến, cho nên những cuộc kháng chiến do phong kiến, tư sản lãnh đạo đều không phát huy hết sức mạnh của chiến tranh nhân dân và đến khi kết thúc cuộc chiến tranh, thì quyền lợi vẫn thuộc về tay

giai cấp thống trị. Do đó, các cuộc kháng chiến phải do giai cấp vô sản lãnh đạo thì mới giải quyết được tất cả quyền lợi cho đông đảo quần chúng nhân dân.

Trong lịch sử hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước của dân tộc, ông cha ta đã nhiều lần đứng lên tiến hành đấu tranh nhằm bảo vệ nền độc lập, tự chủ của dân tộc. Trong quá trình tổ chức kháng chiến, lực lượng lãnh đạo luôn có ý thức phát huy khối đoàn kết toàn dân tộc, cùng nhau đứng lên tiến hành kháng chiến để bảo vệ nền độc lập dân tộc: Kháng chiến chống quân Nam Hán của Ngô Quyền (thế kỷ X), kháng chiến chống Tống của vương triều nhà Lý (thế kỷ XI), kháng chiến chống quân xâm lược Nguyên - Mông của vua tôi nhà Trần (thế kỷ XIII), cuộc kháng chiến chống quân Thanh xâm lược của vương triều Tây Sơn (thế kỷ XVIII)… Các cuộc kháng chiến này đều nhằm một mục đích chính nghĩa là bảo vệ nền độc lập, tự chủ của dân tộc, chống lại sự xâm lược của nước ngoài. Mục đích đó phù hợp với nguyện vọng cơ bản của quần chúng nhân dân, nên đã thu hút được đông đảo quần chúng nhân dân đồng tình ủng hộ và tham gia.

Có thể nhận thấy, trong quá trình chuẩn bị và tiến hành các cuộc kháng chiến bảo vệ độc lập dân tộc kể trên, cha ông ta đã biết nêu cao ngọn cờ đại nghĩa dân tộc và thực hiện nhiều biện pháp khác nhau để tập hợp sức mạnh của toàn dân tộc. Như Hưng Đạo vương Trần Quốc Tuấn đã từng khẳng định “phải khoan thư sức dân, làm kế sâu rễ bền gốc, ấy là thượng sách để giữ nước”; trong khi Nguyễn Trãi đã ví sức mạnh của nhân dân như nước - đẩy thuyền cũng là dân mà lật thuyền cũng là dân, nên “phải tụ họp bốn phương manh lệ” để cùng nhau đoàn kết chống giặc…

Tuy nhiên, như lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin đã chỉ ra, do hạn chế về mặt giai cấp lãnh đạo và tiến hành kháng chiến, cho nên tất cả những cuộc kháng chiến kể trên, do cha ông ta tiến hành dưới chế độ phong kiến không

thể có mục đích cứu nước, cứu dân với đầy đủ ý nghĩa của nó được. Trong thời kỳ phong kiến, các cuộc kháng chiến thường do giai cấp phong kiến lãnh đạo (cũng có những trường hợp đặc biệt là do giai cấp nông dân lãnh đạo nhưng ngay khi giành thắng lợi, những người nông dân này cũng sẽ tự phong kiến hóa mình). Chính vì thế, ngoài mục tiêu bảo vệ nền độc lập tự chủ của dân tộc, mục tiêu giải phóng nhân dân lao động, thực hiện các khẩu hiệu dân chủ như “người cày có ruộng”… không thể được thực hiện, bởi nó sẽ mâu thuẫn căn bản với quyền lợi của giai cấp thống trị. Do đó, các cuộc kháng chiến dưới sự lãnh đạo của giai cấp phong kiến không thể nào có được sức mạnh to lớn và thực sự vô địch như cuộc kháng chiến toàn dân, toàn diện sau này - khi được đảng của giai cấp công nhân lãnh đạo.

Mùa xuân năm 1930, Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời. Đảng là đội tiền phong của giai cấp công nhân nước ta, do lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc-Hồ Chí Minh sáng lập, rèn luyện và lãnh đạo. Đảng ra đời nhằm thực hiện sứ mệnh lãnh đạo cuộc đấu tranh cách mạng của dân tộc. Kể từ khi có Đảng và lãnh tụ Hồ Chí Minh, cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc, sau này là cuộc kháng chiến bảo vệ nền độc lập, tự do đã mang một màu sắc mới, một nội dung mới mang tính thời đại.

Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời từ ánh sáng của chủ nghĩa Mác - Lênin, coi cách mạng là sự nghiệp của quần chúng nhân dân. Sự nghiệp giải phóng nhân dân lao động phải do tự nhân dân lao động tiến hành, không ai có thể làm thay họ được. Trên cơ sở kế thừa và phát triển kinh nghiệm đánh giặc của cha ông, vận dụng sáng tạo lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin vào hoàn cảnh cụ thể của đất nước, Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh khi đã giành được chính quyền sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, luôn đặt vấn đề phải dựa vào dân, phải tiến hành kháng chiến toàn dân, toàn diện nhằm đạt được mục tiêu của cuộc kháng chiến: Đánh bại cuộc chiến tranh xâm lược của thực dân,

đế quốc và bè lũ tay sai, bảo vệ nền độc lập dân tộc, xóa bỏ mọi ách áp bức bóc lột, xây dựng mô hình xã hội mới - xã hội chủ nghĩa, cộng sản chủ nghĩa. Trong bối cảnh chúng ta phải đương đầu với một kẻ địch có sức mạnh kinh tế, quân sự lớn hơn chúng ta nhiều lần, để thực hiện được mục tiêu đó, dân tộc ta không thể tiến hành một cuộc kháng chiến thông thường, một kiểu chiến tranh quy ước bằng quân đội chính quy mà phải tiến hành dưới hình thức một cuộc kháng chiến toàn dân, toàn diện, lâu dài và tự lực cánh sinh.

Như vậy, nhằm thực hiện mục tiêu của cuộc kháng chiến, dưới sự lãnh đạo của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã kết hợp được đầy đủ mục đích “cứu nước” với “cứu dân”, bảo vệ Tổ quốc và giải phóng con người, xây dựng xã hội mới. Mục đích cao cả đó trở thành ngọn cờ tập hợp lực lượng của toàn dân tộc vào cuộc đấu tranh chung. Từ đó, hình thành nên một sức mạnh tổng hợp to lớn từ vật chất tới tinh thần bao gồm sức mạnh chính trị, sức mạnh quân sự, sức mạnh kinh tế… Đây chính là nhân tố quan trọng nhất để cuộc kháng chiến toàn diện của nhân dân ta, dưới sự lãnh đạo của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh - có được sức mạnh vô địch, lần lượt đánh thắng những kẻ thù lớn mạnh hơn mình gấp nhiều lần.

1.2.2 Quá trình hình thành, phát triển tư tưởng kháng chiến toàn diện của Hồ Chí Minh giai đoạn 1945-1954

Lý luận của học thuyết quân sự Mác - Lênin đã nhấn mạnh tính tổng hợp, gắn liền yếu tố quân sự với chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, khoa học kỹ thuật… Vì thế, trong quá trình chỉ đạo và thực hiện tư tưởng kháng chiến toàn diện của mình, dù trong hoàn cảnh muôn vàn khó khăn, Chủ tịch Hồ Chí Minh vẫn luôn quan tâm đến tất cả các yếu tố, các bộ phận, lĩnh vực khác nhau từ quân sự đến kinh tế, văn hóa xã hội. Chính điều này, đã góp phần thể hiện rõ tư tưởng kháng chiến toàn diện của Người; đồng thời làm cho cuộc kháng chiến của nhân dân ta chống lại thực dân Pháp trở thành một khối thống nhất, toàn diện, phát

huy được sức mạnh tổng hợp của dân tộc phục vụ cho mục tiêu bảo vệ nền độc lập, tự chủ cho dân tộc, xóa bỏ ách áp bức bóc lột cho nhân dân.

Tư tưởng của Hồ Chí Minh về kháng chiến toàn diện là một hệ thống những quan điểm, suy nghĩ tổng hợp của Người, là một bộ phận của chiến tranh nhân dân Việt Nam trong thời đại mới. Vì thế, toàn bộ tư tưởng đó không được và không thể trình bày trong một văn kiện, một tác phẩm cụ thể nào của Hồ Chí Minh mà ngược lại, dù ít hay nhiều đều được đề cập đến trong các văn kiện, tác phẩm khác nhau của Người cũng như của Đảng ta. Trong đó, quan trọng nhất là các báo cáo chính trị, lời kêu gọi, các bài báo, thư gửi cho cán bộ và nhân dân... thuộc giai đoạn Chủ tịch Hồ Chí Minh trực tiếp lãnh đạo toàn Đảng, toàn quân và toàn dân ta tiến hành cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp từ 1945 đến 1954.

Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, chúng tôi không có điều kiện trình bày và hệ thống lại chi tiết quá trình hình thành, phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh về kháng chiến toàn diện theo tiến trình thời gian. Tuy nhiên, bằng cách phân tích các văn kiện, bài nói, bài viết của Hồ Chí Minh, cũng như của Đảng ta, chúng tôi đã thể hiện rõ nét quá trình hình thành và phát triển của tư tưởng ấy. Trong toàn bộ tất cả các văn kiện, tác phẩm thể hiện những nội dung cụ thể, chi tiết nhất về tư tưởng kháng chiến toàn diện của Hồ Chí Minh, chúng tôi giành sự chú trọng hơn hết đến những văn kiện, tác phẩm có tính chất đề ra phương án chỉ đạo chung, khái quát hay nêu lên những vấn đề cơ bản của đường lối kháng chiến toàn diện ấy. Trong quá trình thống kê, mô tả ở phần dưới đây, có những nội dung giống nhau nhưng được Chủ tịch Hồ Chí Minh đề cập đến trong nhiều tác phẩm khác nhau, cho nên chúng tôi chỉ nêu lên những tác phẩm mang tính đại diện phản ánh tư tưởng của Hồ Chí Minh về kháng chiến toàn diện. Tất nhiên, việc nghiên cứu các tác phẩm thiên về sách lược cụ thể trong từng giai

đoạn nhất định là hết sức quan trọng. Các văn kiện đó dù không dẫn ra ở đây, vẫn được chúng tôi sử dụng trong quá trình trình bày các nội dung ở chương sau. Các tác phẩm tiêu biểu thể hiện tư tưởng của Hồ Chí Minh về kháng chiến toàn diện trong giai đoạn 1945-1954 như:

Bản “Tuyên ngôn độc lập” được Hồ Chí Minh đọc trước toàn thể đồng bào ngày 2 tháng 9 năm 1945 không chỉ khẳng định sự ra đời của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa mà còn nhấn mạnh quyết tâm của toàn Đảng, toàn quân và toàn dân ta với tinh thần sẵn sàng hi sinh tính mệnh và của cải để bảo vệ nền độc lập, tự chủ non trẻ ấy.

Trong “Thư gửi đồng bào Nam Bộ” viết ngày 26 tháng 9 năm 1945, Hồ

Chí Minh đã thể hiện rõ tính chất chính nghĩa và tính chất toàn dân là nhân tố thắng lợi của cuộc kháng chiến của dân tộc ta.

Trong bài viết “Toàn dân kháng chiến” được Hồ Chí Minh ban hành

tháng 11 năm 1945 đã chỉ rõ muốn giành được thắng lợi cuối cùng trong kháng chiến cần phải động viên tất cả mọi lực lượng tham gia tiến hành kháng chiến, từ những em học sinh đang cắp sách tới trường, cho tới các gia đình giàu có đang ra

sức phát triển kinh tế… đều là tham gia kháng chiến. Quá trình tham gia kháng

chiến trong từng lĩnh vực cụ thể ấy, Người chỉ rõ phải làm cho toàn thể nhân dân thấy rằng muốn giành được thắng lợi cuối cùng cần phải có sự đồng tâm, nhất trí, phát huy hết tài năng, nỗ lực thực hiện các nhiệm vụ được giao…

Trong bài viết “Nhân tài và kiến quốc” được Hồ Chí Minh viết sau khi

giành được chính quyền năm 1945 đã kêu gọi các nhân sỹ, trí thức ra cùng chung tay với Đảng và nhân dân kiến thiết đất nước về kinh tế, ngoại giao... để chuẩn bị cho một cuộc kháng chiến toàn quốc sắp bùng nổ.

Trong “Thư gửi đồng bào toàn quốc nhân dịp năm mới” được Hồ Chí

việc cần thiết phải thực hiện trong công cuộc kiến thiết ở miền Bắc, kháng chiến ở miền Nam nhằm bảo vệ nền độc lập, tự chủ của dân tộc.

Trong bài báo “Hình thức chiến tranh thời nay” được đăng trên báo Cứu

quốc số 351 ngày 20 tháng 9 năm 1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nêu ra những hình thức cơ bản trong cuộc chiến tranh đương thời bao gồm về quân sự, kinh tế, chính trị (tức là về ngoại giao, nội chính và tuyên truyền) và cả chiến tranh tư tưởng (tức là gián điệp chiến hay cân não chiến). Thông qua việc liệt kê các hình thức này, Người muốn nêu bật những mặt trận mà chúng ta cần phải tiến hành trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, khi chúng tiến hành xâm lược nước ta.

Trong bài viết “Công việc khẩn cấp bây giờ” được Chủ tịch Hồ Chí Minh

viết vào ngày 5 tháng 11 năm 1946 trong đó nêu rõ những nhiệm vụ cụ thể và cấp thiết của cuộc kháng chiến toàn dân, toàn diện trên các mặt quân sự, kinh tế, chính trị, tuyên truyền, tổ chức, huấn luyện và động viên nhân dân. Trong đó, Người đặc biệt nhấn mạnh vai trò của Đảng và các đảng viên trong giai đoạn khó khăn, thử thách của cách mạng. Vì thế, có thể coi tác phẩm này là một tác phẩm mang tính cương lĩnh kháng chiến, thể hiện tóm tắt nội dung cơ bản của tư tưởng Hồ Chí Minh về kháng chiến toàn diện.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tư tưởng hồ chí minh về kháng chiến toàn diện giai đoạn 1945 1954 (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(144 trang)