Tăng cường sự hỗ trợ giữa TTCK và CTCP

Một phần của tài liệu Thị trường chứng khoán với phát triển kinh tế và mối quan hệ với công ty cổ phần (Trang 31 - 33)

III/ MỐI QUAN HỆ GIỮA CÔNG TY CỔ PHẦN VÀ THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN

3.Tăng cường sự hỗ trợ giữa TTCK và CTCP

Trong thời gian đầu của TTCK Việt Nam, đa số các giao dịch sẽ là giao dịch về trái phiếu công ty và trái phiếu chính phủ. Tuy nhiên, các công typt hơn chắc chắn muốn bán cổ phiếu để đảm bảo tỷ lệ đầu tư giữa cho vay và vay cân bằng hơn. Những công ty cổ phần được thành lập từ quá trình CPH DNNN có uy tín sẽ là những công ty đầu tiên bán cổ phiếu ở thị trường này, sau đó sẽ là cổ phiếu của những CTCP nước ngoài đang hoạt động ở Việt Nam. Có thể sử dụng một thị trường chính thức để định giá cổ phiếu và giúp bán cổ phiếu rộng rãi. Trong trường hợp chưa có đủ điều kiện thành lập Sở giao dịch chứng khoán thì nhà nước có thể cho phép thành lập một Trung tâm giao dịch cổ phiếu để giúp cổ đông chuyển nhượng cổ phiếu một cách hợp pháp và công khai. Nếu không sớm thực hiện điều này thì một thị trường phi chính thức đã hình thành từ khi có luật công ty sẽ có điều kiện mở rộng qua nhiều hình thức, đem lại nhiều tiêu cực cho công chúng và cho công tác quản lý TTCK sau này.

Tóm lại, nếu kết hợp đồng bộ các vấn đề trên thì quá trình xây dựng TTCK ở

Việt Nam sẽ có chất lượng hơn, góp phần đắc lực vào công cuộc đổi mới kinh tế của đất nước.

PHẦN III: KẾT LUẬN

Để xây dựng TTCK của Việt Nam theo mô hình trên đây, tôi thấy cần phải tiến hành một số công việc cơ bản sau đây:

1. Về hệ thống pháp lý chứng khoán

Hiện nay Ủy ban chứng khoán nhà nước đã thống kê những điểm mâu thuẫn chính với văn bản pháp lý hiện hành. Trên cơ sở đó phân loại và có giải pháp xử lý như sau:

- Những xung đột liên quan đến các luật đang trong quá trình sửa đổi (như luật công ty, luật ngân hàng...) thì phải đưa ngay vào các văn bản dự thảo sửa đổi. Những xung đột hoặc những điểm thiếu liên quan đến các văn bản chưa có chương trình sửa đổi thì phải xử lý bằng hai cách:

+ Những xung đột liên quan đến quyền sở hữu thì phải sửa đổi trước khi có thị trường.

+ Những xung đột khác không quan trọng thì có thể giải quyết dần dần. Về mức độ ban hành bản pháp lý chứng khoán, chính phủ đã quyết định soạn thảo ban hành pháp lệnh chứng khoán và TTCK.

Cách thức này cho phép bảo đảm giá trị pháp lý tối thiểu cho hệ thống văn bản chứng khoán, mặt khác quá trình xây dựng thông qua không quá phức tạp.

- Trong pháp lệnh sẽ đề cập đến tất cả các vấn đề chủ yếu nhưng không đi sâu vào chi tiết còn việc cụ thể hóa sẽ do Nghị định của Chính phủ và quy chế của UBCK thực hiện.

2. Về vấn đề đào tạo

Việc đào tạo cán bộ có ý nghĩa rất quan trọng và phải đi trước một bước, chúng ta không thể có được TTCK nếu không có đội ngũ cán bộ có kiến thức và đạo đức hoạt động trên thị trường. Về cán bộ cần đào tạo các đối tượng sau:

Cán bộ quản lý của UBCK

Cán bộ vận hành tại SGDCK và các tổ chức phụ trợ Cán bộ kinh doanh chứng khoán

Trong đó đào tạo cán bộ quản lý của UBCK và giáo viên cho TTCK cần đi trước một bước.

3. Hệ thống giám sát chứng khoán

Để đảm bảo cho hoạt động của TTCK hoạt động một cách an toàn, công bằng và đi đúng định hướng XHCN, nhà nước cần phải tham gia chặt chẽ vào quá trình xây dựng, tổ chức và quản lý giám sát chặt chẽ thị trường. Có thể xây dựng 3 cấp giám sát như sau: Cấp giám sát táicac tổ chức kinh doanh chứng khoán; Cấp giám sát tại SGDCK; Cấp giám sát tại UBCK nhà nước. Bên cạnh việc theo dõi của các vụ chuyên môn, vụ thanh tra phải giám sát và thanh tra toàn bộ các hoạt động chứng

khoán. Ngoài ra UBCK sẽ phải phối hợp với UBCK các nước để xử lý các vụ việc vi phạm liên quan đến các hoạt động kinh doanh chứng khoán ngoài biên giới.

Cùng với việc củng cố hệ thống giám sát phải áp dụng chặt chẽ chế độ thông tin, báo cáo và chế độ kiểm toán kế toán nhằm khống chế và quản lý được từ đầu những vi phạm có thể xảy ra.

Từ những nghiên cứu trên tôi xin mạnh dạn đề xuất một số vấn đề sau: a) Ổn định hoạt động của UBCK nhà nước

b) Cơ sở pháp lý: Tập trung soạn thảo các văn bản pháp lý về chứng khoán và TTCK, bao gồm pháp lệnh, Nghị định Chính phủ, các quy chế và thông tư hướng dẫn dưới luật, các quy tắc và nội quy giao dịch, bổ sung và sửa đổi các văn bản có liên quan.

c) Thúc đẩy chương trình cổ phần hóa và kiểm toán doanh nghiệp: TTCK có thể phát triển được trên cơ sở một nền kinh tế đã được cổ phần hóa. Đây là một yếu tố quan trọng, là điều kiện không thể thiếu trong khi hình thành TTCK, vì quá trình đó cho ra đời hàng loạt các doanh nghiệp, công ty có đủ điều kiện phát hành trái phiếu, cổ phiếu - là những chứng khoán của TTCK.

d) Chuẩn bị hệ thống kế toán, thanh tra và phát triển các công ty kiểm toán. e) Đào tạo cán bộ

f) Chuẩn bị mọi điều kiện cần thiết để hình thành SGDCK, xây dựng mô hình, lắp đặt trang thiết bị cho SGDCK và các tổ chức phụ trợ.

g) Tổ chức tốt việc tuyên truyền, giải thích về hoạt động của TTCK để dân chúng hiểu, tin tưởng và tích cực tham gia đầu tư.

h) Cấp giấy phép thành lập SGDCK và các tổ chức phụ trợ.

i) Tổ chức vận hành thử hoạt động của SGDCK và các tổ chức phụ trợ k) Cấp giấy phép cho các công ty môi giới là thành viên SGDCK l) Lựa chọn các doanh nghiệp có đủ điều kiện tham gia phát hành CK m) Tiến hành niêm yết giá và giao dịch tại SGDCK.

Một phần của tài liệu Thị trường chứng khoán với phát triển kinh tế và mối quan hệ với công ty cổ phần (Trang 31 - 33)