Quá trình chỉ đạo phát triển kinh tế xã hội của Đảng bộ huyện

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Vận dụng quan hệ biện chứng giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất vào phát triển các thành phần kinh tế ở tỉnh Nghệ An hiện nay (Trang 62)

ĐẢNG BỘ HUYỆN HƢNG HÀ TỪ NĂM 2001 ĐẾN NĂM 2005

Kết thúc kế hoạch 5 năm (1996-2000), tình hình đất nước có những thay đổi to lớn, sức mạnh tổng hợp được tăng cường, nền kinh tế có bước phát triển mới về lực lượng sản xuất, về quan hệ sản xuất và hội nhập kinh tế quốc tế. Nông nghiệp đã có sự phát triển liên tục, xuất khẩu nông, lâm, thủy sản năm 2000 đạt 4,3 tỷ USD, tăng gấp 1,7 lần so với năm 1995. Nhịp độ tăng giá trị sản xuất công nghiệp hàng năm đạt 13,5%, sản xuất công nghiệp xuất khẩu tăng nhanh, một số khu công nghiệp, khu chế xuất với nhiều cơ sở sản xuất có công nghệ hiện đại được hình thành. Văn hóa - xã hội có bước tiến bộ trên nhiều mặt; việc gắn phát triển kinh tế với giải quyết các vấn đề xã hội có chuyển biến tốt, nhất là trong công cuộc xóa đói, giảm nghèo. Đời sống của nhân dân được nâng lên rõ rệt, thế và lực của nước ta ngày càng được củng cố

và nâng cao, độc lập tự chủ được giữ vững, tạo ra điều kiện tốt để tiếp tục đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Tuy nhiên, bên cạnh những thàn tựu đã đạt được, tình hình kinh tế - xã hội vẫn còn những khuyết điểm và yếu kém: tăng trưởng kinh tế chưa tương xứng với khả năng; chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh của nền kinh tế còn kém; cơ cấu kinh tế chuyển dịch chậm. Cơ chế, chính sách về văn hóa - xã hội chậm đổi mới; nhiều vấn đề xã hội bức xúc chưa được giải quyết tốt. Các lĩnh vực quốc phòng, an ninh, đối ngoại còn một số hạn chế.

Trong bối cảnh chung của cả nước, trên cơ sở định hướng phát triển kinh tế - xã hội được Đại hội lần thứ IX (2001) của Đảng đề ra, trong 5 năm (2001-2005), Đảng bộ huyện Hưng Hà đã lãnh đạo quá trình xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội đạt được những thành tựu quan trọng.

2.2.1. Về xây dựng và phát triển kinh tế

Để đưa đất nước phát triển nhanh, mạnh, thực hiện thắng lợi kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng đã xác định: phát triển kinh tế, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa là nhiệm vụ trung tâm; phát triển kinh tế nhiều thành phần là chính sách nhất quán; tiếp tục tạo lập đồng bộ các yếu tố thị trường, đổi mới và nâng cao hiệu lực quản lý kinh tế của Nhà nước. Trên cơ sở quan điểm phát triển và mục tiêu chiến lược của Đảng, Đảng bộ tỉnh Thái Bình đã đề ra phương hướng, mục tiêu tổng quát 5 năm (2001-2005) là phát huy nội lực, tăng cường hợp tác đầu tư, tiếp tục đổi mới, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phấn đấu tăng trưởng kinh tế với nhịp độ cao và bền vững, phát triển lực lượng sản xuất gắn liền với xây dựng quan hệ sản xuất phù hợp theo định hướng xã hội chủ nghĩa, tích cực chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển mạnh sang sản xuất hàng hóa, nâng cao chất lượng, sức cạnh tranh của sản phẩm, gắn với thị trường.

Quán triệt phương hướng phát triển của Trung ương và của Đảng bộ tỉnh, trong năm 2001, Đảng bộ Hưng Hà đã đưa ra phương hướng phát triển

trong lĩnh vực nông nghiệp: tiếp tục phát triển nông nghiệp toàn diện cả trồng trọt và chăn nuôi, chuyển mạnh nông nghiệp sang sản xuất hàng hóa. Trong tình hình thực tế, thực trạng kinh tế - xã hội vẫn đang đặt ra nhưng khó khăn, thách thức không nhỏ: nền kinh tế vẫn là thuần nông, nhìn chung chưa ra khỏi sản xuất nhỏ. Vẫn còn tư tưởng bảo thủ trì truệ, tổ chức thực hiện chưa triệt để và đồng bộ nên hiệu quả kinh tế - xã hội chưa cao. Bởi vậy, xây dựng nông thôn mới với mô hình như thế nào, bắt đầu từ đâu là vấn đề lớn, khó khăn, đòi hỏi Đảng bộ phải nắm vững lý luận, những quan điểm, chủ trương của Đảng để tìm ra những giải pháp thích hợp gắn phát triển kinh tế với tiến bộ xã hội, xây dựng nông thôn theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Đón bắt những thời cơ, nhận diện đúng yêu cầu, thách thức đặt ra, Ban Thường vụ Huyện ủy xác định cần tập trung cao độ sự lãnh đạo, chỉ đạo vào các lĩnh vực, các công việc cụ thể như: Tập trung làm tốt công tác tư tưởng, chính trị, nâng cao nhận thức của mọi người dân, trước hết là nông dân về đường lối đổi mới, về công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn, chuyển đổi cơ cấu cây trồng và vật nuôi; ưu tiên đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn. Xác định việc xây dựng nông thôn mới vừa là việc làm mang tính cấp bách, vừa là chiến lược xuyên suốt, trải rộng trên nhiều nội dung, lĩnh vực.

Thực hiện Nghị quyết số 04 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, quyết định 579 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi trong nông nghiệp, sau quá trình khảo sát thực tế ở nhiều xã trong huyện, ngày 29-11- 2001, Ban Chấp hành Đảng bộ huyện đã ra Nghị quyết số 01-NQ/HU về việc dồn chuyển ô thửa, ruộng đất nông nghiệp, khắc phục tình trạng manh mún, phân tán ruộng đất, tổ chức lại đồng ruộng để chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp sang sản xuất hàng hóa. Ban Thường vụ đã ra quyết định thành lập Ban chỉ đạo thực hiện nhằm chỉ đạo cụ thể, sát đúng đối với từng vùng cụ thể

Triển khai thực hiện Nghị quyết, Huyện ủy, Ủy ban nhân dân đã tập trung chỉ đạo thực hiện dồn chuyển ruộng đất thí điểm ở 5 vùng: Thị trấn,

Tiến Đức, Tân Tiến, Phúc Khánh, Duyên Hải; đối với các xã khác tiến hành chọn từ 1-5 xóm/xã để tiến hành làm trước. Trong quá trình thực hiện, dự kiến đúng tình huống cuộc vận động sẽ gặp phải sức ỳ của tư tưởng bảo thủ, trì trệ trong nông dân, Ban chỉ đạo tập trung trước hết vào công tác tư tưởng, phát huy sức mạnh của cả hệ thống chính trị, tạo sự nhất trí từ huyện đến cơ sở. Cấp ủy các cấp tuyên truyền cho dân hiểu rõ lợi ích của việc dồn điền, mở rộng thửa. Các Ban chỉ đạo đã tổ chức hội nghị ở từng xã, đưa đề án chuyển đổi ruộng đất bàn bạc dân chủ, lấy ý kiến đóng góp của nhân dân. Sau khi được sự đồng tình, nhất trí của dân, Huyện ủy tiến hành chỉ đạo từng biện pháp cụ thể, thích hợp để dồn ô, đổi thửa. Tình trạng ruộng đất nhỏ lẻ, manh mún đã căn bản được khắc phục. Qua chuyển đổi, kết hợp với quy hoạch mở rộng đường trục, đường vùng và các tuyến kênh mương thủy lợi đảm bảo hợp lý, nhân dân dễ dàng đầu tư thâm canh và đưa cơ giới hóa đến từng thửa ruộng của mình. Những thửa ruộng lớn, liền khoảnh đã có điều kiện canh tác thuận lợi, tiết kiệm đáng kể chi phí trong sản xuất, giảm được sức lao động. Chương trình dồn điền, đổi thửa thể hiện rõ quyết tâm bứt phá trong phát triển kinh tế nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa, phát triển mô hình trang trại gia đình. Tuy nhiên, đây là công việc rất khó khăn và phức tạp, nhạy cảm và tốn kém, đồng thời là huyện thí điểm trước trong việc thực hiện Nghị quyết của Tỉnh ủy nên càng gặp nhiều khó khăn hơn nữa. Do vậy, trong quá trình chỉ đạo thực hiện của Huyện ủy không thể nóng vội mà phải thận trọng và tiến hành từng bước vững chắc.

Trong quá trình chỉ đạo sản xuất nhiệm kì Đại hội XII của Đảng bộ huyện, nổi bật lên là việc tiếp tục ứng dụng thành công những tiến bộ khoa học - kỹ thuật vào sản xuất, xây dựng và mở rộng các mô hình điểm, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển mạnh sang sản xuất hàng hóa. Trên cơ sở quy hoạch vùng sản xuất, huyện đã bố trí cơ cấu giống phù hợp với điều kiện sinh thái và chất đất, tập quán canh tác từng vùng nhằm khai thác tối đa điều kiện và tiềm năng sẵn có, hỗ trợ đẩy

mạnh thâm canh, quyết tâm thay thế bộ giống cũ bằng các giống mới cho năng suất và chất lượng cao. Các giống lúa ngắn ngày có năng suất và chất lượng cao như Q5, Khâm Dục, Lưỡng Quảng, Khang Dân 18 chiếm đa số diện tích gieo cấy... Mặc dù thời tiết năm 2001 diễn biến phức tạp, nhất là cuối vụ xuân và vụ mùa, giá các loại vật tư nông nghiệp và giống lúa đều cao nhưng do có sự chỉ đạo chặt chẽ, cương quyết, tổ chức thực hiện có hiệu quả ở cơ sở nên đã khắc phục được khó khăn, giành thắng lợi toàn diện cả về diện tích, năng suất và sản lượng. Năng suất lúa bình quân cả năm đạt 126,74 tạ/ha, tăng 2,15 tạ/ha, bằng 101,72% so với năm 2000; sản lượng thóc cả năm đạt 139.013 tấn; tăng 2.637,4 tấn. bằng 101,93% so với năm 2000. Thắng lợi có ý nghĩa quan trọng là làm chuyển biến về nhận thức của cán bộ và nhân dân trong việc chuyển đổi cơ cấu giống, mùa vụ, tiếp thu quy trình gieo cấy tiên tiến. Nhiều xã đã quy hoạch được vùng chuyên canh cây vụ xuân như: Hồng An, Tân Lễ, Cộng Hòa, Chí Hòa, Tây Đô, Tiến Đức, Canh Tân.

Nằm trong chương trình kinh tế trọng điểm của huyện, ngành chăn nuôi tiếp tục được phát triển mạnh theo hướng tăng số lượng, nâng cao chất lượng và hiệu quả kinh tế. Kết quả điều tra ở thời điểm 1-10-2001, tổng đàn lợn là 92.368 con, tăng 11,81% so với cùng kỳ năm trước; tổng đàn trâu, bò là 15.510 con, trong đó đàn bò 14.994 con tăng 1,18% so với cùng kỳ, đàn bò lai sin 7.895 con chiếm 52,65% so tổng đàn và tăng 12,42% so cùng kỳ; tổng đàn gia cầm 1.360.104 con, tăng 18,92% so cùng kỳ1. Xác định trong quá trình phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa, tất yếu phải tổ chức sản xuất theo quy mô trang trại. Trong Nghị quyết số 06/NQ-TW ngày 10-11-1998 của Bộ Chính trị đã chỉ rõ: khuyến khích kinh tế hộ gia đình, hợp tác xã và trang trại chăn nuôi quy mô vừa và lớn, chú trọng khâu giống, công nghiệp chế biến, thị trường xuất khẩu sản phẩm chăn nuôi, thực hiện các biện pháp để nâng cao

1

năng suất và hạ giá thành sản phẩm, đưa chăn nuôi thực sự trở thành ngành sản xuất chính trong nông nghiệp. Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Thái Bình lần thứ XVI, Nghị quyết số 04 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về chuyển đổi cơ cấu giống cây trồng, vật nuôi trong nông nghiệp; Nghị quyết số 03 của Ban Chấp hành Đảng bộ huyện về đẩy mạnh phát triển chăn nuôi hàng hóa, sản xuất chăn nuôi đã có bước phát triển mới, tăng cả về số lượng, chất lượng và giá trị sản xuất, góp phần chuyển đổi cơ cấu kinh tế, tăng giá trị sản xuất nông nghiệp, nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống nhân dân.

Phát triển kinh tế trang trại là mũi nhọn đột phá trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp. Căn cứ vào đặc điểm, vị trí địa lý, đất đai và thực tế phát triển kinh tế trang trại những năm qua trên địa bàn huyện thì hình thức phát triển trang trại chăn nuôi tổng hợp là có hiệu quả cao nhất trong giai đoạn hiện nay. Phát triển trang trại chăn nuôi tổng hợp sử dụng hợp lý ruộng đất, khí hậu, khắc phục tính thời vụ, hỗ trợ cho các ngành phát triển và bổ sung cho nhau, từ đó sử dụng đầy đủ hơn nguồn lực của trang trại, đồng vốn được luân chuyển nhanh và có lợi nhuận cao nhất trên đơn vị diện tích, nâng cao giá trị ngày công lao động, sản phẩm làm ra đa dạng, tạo điều kiện cho việc tiêu thụ sản phẩm. Những chủ trang trại có vốn lớn, phát triển kinh tế trang trại với sự trợ giúp kỹ thuật trực tiếp của các tổ chức doanh nghiệp chăn nuôi sẽ được sự trợ giúp đắc lực về kỹ thuật từ cán bộ của các doanh nghiệp hoặc có thể áp dụng hình thức phát triển trang trại có sự liên kết đầu tư của các doanh nghiệp. ở đây chủ trang trại đầu tư xây dựng chuồng trại, công lao động còn các doanh nghiệp cung cấp giống, thức ăn, thuốc thú y và tiêu thụ sản phẩm. Nhờ đầu tư hợp lý và có các biện pháp phát triển đồng bộ, năm 2003 giá trị sản xuất ngành chăn nuôi, thủy sản tăng 44,8%, sản lượng thịt hơi xuất khẩu tăng 42,6% so với bình quân 5 năm (1996-2000). Giá trị sản xuất ngành chăn nuôi ngày càng tăng nhanh so với ngành trồng trọt và chiếm tỷ trọng ngày càng lớn trong tổng giá trị sản xuất nông nghiệp. Hết năm 2004,

toàn huyện đã hình thành được 426 gia trại, trang trại theo hướng tập trung, chuyên canh (tăng 126 gia trại, trang trại so với năm 2003).

Việc chuyển đổi mô hình hợp tác xã đã dần đi vào ổn định. Thực hiện Quyết định số 944 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc chuyển đổi hợp tác xã nông nghiệp theo luật hợp tác xã, toàn huyện đã có 33/35 hợp tác xã tiến hành xong các bước chuyển đổi theo luật hợp tác xã. Hợp tác xã đã vươn lên thể hiện rõ vai trò, vị trí, nhiệm vụ của mình: tự chịu trách nhiệm và chủ động tổ chức, điều hành tốt với 6 khâu dịch vụ phục vụ sản xuất (dịch vụ thủy nông chuyển giao khoa học kỹ thuật bảo vệ thực vật, sản xuất giống cây trồng, dịch vụ thú y, dịch vụ quản lý điện nông thôn), đẩy mạnh hoạt động kinh doanh cung ứng sản phẩm hàng hóa nông nghiệp đạt hiệu quả, tăng quay vòng vốn, có lãi cao. Xây dựng và điều hành tốt các đề án, dự án chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, phát triển kinh tế nông nghiệp, thu hút các chương trình, dự án đầu tư cho nông nghiệp - nông thôn về địa phương có hiệu quả cao.

Việc chuyển đổi hợp tác xã từng bước thể hiện những ưu điểm riêng, điển hình cho việc chuyển đổi là hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp xã Độc Lập. Từ khi chuyển đổi theo luật hợp tác xã so với trước chuyển đổi đã giảm chi phí đóng góp của xã viên 5,1 kg/sào/năm; tổng doanh thu tăng 500 triệu đồng (trong đó tăng nguồn lãi từ kinh doanh, bổ sung vào vốn 120 triệu đồng); từ lãi kinh doanh đã trích lập quỹ phát triển sản xuất, quỹ phúc lợi xã viên, quỹ khen thưởng xã viên luôn có số dư 40 triệu đồng. Hợp tác xã chủ động đầu tư nâng cấp một số công trình thủy lợi với số vốn tư 30 đến 50 triệu đồng/năm (18; tr. 58); đồng thời xử lý các tình huống rủi ro, thiên tai như: chống úng, chống hạn, phòng trừ sâu bệnh; giúp xã viên giảm bớt chi phí đầu tư công lao động trong nông nghiệp để có điều kiện mở mang các nghề sản xuất khác, thúc đẩy kinh tế hộ phát triển.

Nhận thức việc phát triển sản xuất có ý nghĩa quan trọng đối với việc cải thiện và nâng cao mức sống của người dân và bảo vệ sản xuất càng có ý

nghĩa quyết định, công tác phòng chống lụt, úng, bão, úng được Huyện ủy, Ủy ban hành chính triển khai đầy đủ và luôn chủ động đối phó với các tình huống. Các hạng mục công trình đê, kè, cống, điếm gác nước, trồng tre chắn sóng được hoàn thành trước khi đến mùa bão lũ. Số vốn đầu tư lên đến 7 tỷ 300 triệu đồng, toàn tuyến đê quốc gia do huyện quản lý được bảo vệ an toàn; một vài sự cố ở mỏ kè 3 Nhật Tảo và đê bối xã Tân Lễ đang được tiến hành tu bổ sửa chữa.

Công tác thủy lợi đã đảm bảo tốt việc tưới, tiêu phục vụ sản xuất nông nghiệp. Năm 2001 đã sử dụng 5 tỷ 700 triệu đồng xây dựng 10,3 km kênh mương, cải tạo 12 trạm bơm điện, với số vốn 1 tỷ 300 triệu. Do hệ thống kênh

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Vận dụng quan hệ biện chứng giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất vào phát triển các thành phần kinh tế ở tỉnh Nghệ An hiện nay (Trang 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)