Những hạn chế, yếu kém

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Vận dụng quan hệ biện chứng giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất vào phát triển các thành phần kinh tế ở tỉnh Nghệ An hiện nay (Trang 85 - 88)

3.1. nhận xét chung

3.1.2. Những hạn chế, yếu kém

Bên cạnh những thành tựu đạt được, trong những năm 1996-2005, trong lĩnh vực kinh tế - xã hội còn một số tồn tại, hạn chế. Các ngành kinh tế, xã hội phát triển còn chậm, thiếu đồng bộ, chưa tương xứng với tốc độ tăng trưởng kinh tế trong thời kỳ hội nhập.

Một là, các chỉ tiêu kinh tế chưa đạt mục tiêu Đại hội đề ra.

Sản xuất nông nghiệp: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp chậm, chưa đồng đều, quy mô trang trại còn nhỏ lẻ, tự phát, phân tán và chưa có sức thuyết phục cao. Việc chuyển nông nghiệp sang sản xuất hàng hóa còn chậm, chưa tạo được vùng sản xuất hàng hóa rõ rệt, chưa có sự liên kết giữa sản xuất với chế biến; tiêu thụ sản phẩm vẫn còn nhiều khó khăn; việc thực hiện quy hoạch, kế hoạch vùng chuyển đổi, vùng chuyên canh, vùng chăn nuôi chưa mạnh, còn lúng túng; đã xuất hiện ô nhiễm môi trường và biến đất chuyển đổi thành thổ cư; việc tiếp thu cây, con giống mới và ứng dụng những quy trình công nghệ tiên tiến còn chậm; việc dồn chuyển ô thửa ruộng đất nông nghiệp chưa đạt yêu cầu; còn 7 xã chưa xây dựng được cánh đồng đạt giá trị sản xuất 50 triệu đồng/ha/năm.

Sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, xây dựng cơ bản: Quy mô sản xuất công nghiệp còn nhỏ, chủ yếu là tiểu thủ công nghiệp. Việc quy hoạch, đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng các khu công nghiệp, cụm công nghiệp gặp nhiều khó khăn; một số nghề mới chưa bền vững. Vệ sinh môi trường trong các làng nghề còn nhiều bức xúc. Đầu tư xây dựng cơ bản còn dàn trải, tỉ lệ nợ đọng vốn tại các công trình còn cao; thiếu vốn đầu tư xây dựng về thủy lợi. Hệ thống đường giao thông và một số trường học xuống cấp nghiêm trọng, nhưng việc đầu tư nâng cấp, duy tu, bảo dưỡng còn nhiều khó khăn.

Thương mại dịch vụ : doanh số xuất khẩu thấp; thiếu chủ động trong mở rộng và chiếm lĩnh thị trường; thương mại quốc doanh và tập thể có chiều hướng giảm mạnh; hoạt động quản lý thị trường còn nhiều bất cập.

Công tác quản lý ngân sách , vốn, quỹ, đất đai và xây dựng cơ bản ở một số địa phương, đơn vị chưa chặt chẽ, còn có vi phạm. Tình trạng thu, chi đối trừ không qua kho bạc Nhà nước, chi tiêu chưa tích kiệm; cấp, bán đất trái bản quyền, sử dụng tiền bán đất sai mục đích; vi phạm nguyên tắc tài chính; tiêu cực trong quản lý xây dựng cơ bản còn xảy ra ở một số nơi.

Bốn chương trình kinh tế đạt hiệu quả còn thấp; các mô hình đã được xây dựng chủ yếu là quy mô nhỏ, phân tán, thiếu bền vững; có mô hình không thành công

Hai là, lĩnh vực văn hóa - xã hội còn nhiều vấn đề bức xúc

Chất lượng giáo dục toàn diện chưa cao, thiếu bền vững; đội ngũ giáo viên và quản lý còn nhiều bất cập; cơ sở vật chất, phương tiện phục vụ giảng dạy và học tập còn nhiều khó khăn. Chất lượng khám, chữa bệnh ở một số cơ sở y tế chưa cao, tinh thần phục vụ của một số cán bộ, nhân viên y tế còn yếu; vệ sinh môi trường, xử lý rác thải chưa tốt; tỉ lệ sinh con thứ 3 trở lên cao; phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở thiếu tính bền vững; việc xây dựng nếp sống văn hóa, phòng, chống các hủ tục, tệ lãng phí trong một bộ phạn cán bộ, nhân dân chuyển biến chậm; tình trạng thiếu

việc làm vẫn là vấn đề bức xúc; tỷ lệ lao động qua đào tạo thấp; việc thực hiện các chính sách xã hội ở một số cơ sở còn thiếu sót.

Ba là, công tác quốc phòng, an ninh

Trong việc quản lý nguồn dự bị động viên, dân quân tự vệ, đặc biệt là thanh niên trong độ tuổi nghĩa vụ đi lam ăn xa còn nhiều khó khăn; một số xã chưa hoàn thành chỉ tiêu giao quân. Trật tự an toàn xã hội còn diễn biến phức tạp, nhất là ma túy, cờ bạc. Tình trạng khiếu nại, tố cáo tập thể từ năm 2004 trở về trước còn diễn ra gay gắt. Trình độ nhận thức và ý thức chấp hành pháp luật của một bộ phận cán bộ, nhân dân còn chưa cao.

Bốn là, việc tổ chức thực hiện của các tổ chức Đảng, chính quyền, đoàn thể còn nhiều hạn chế , có mặt hiệu quả thấp.

Năng lực lãnh đạo phát triển kinh tế còn nhiều hạn chế; còn bị động, lúng túng trong lãnh đạo, chỉ đạo chuyển dịnh cơ cấu cây trồng, vật nuôi và phát triển nghề. Chất lượng đội ngũ cán bộ còn nhiều bất cập so với yêu cầu. Một số nơi nội bộ còn biểu hiện mất đoàn kết. Việc thực hiện các nguyên tắc và chế độ công tác Đảng ở một số cơ sở chưa nghiêm. Tỷ lệ đảng viên sinh hoạt chi bộ, đảng bộ và sinh hoạt với nhân dân chưa cao. Công tác quản lý đảng viên đi làm ăn xa còn nhiêu khó khăn. Một bộ phận cán bộ, đảng viên giảm sút ý chí chiến đấu, không có quan điểm rõ ràng, thiếu rèn luyện, sa sút về phẩm chất, đạo đức, lối sống, vi phạm chính sách, pháp luật. Việc thực hiện chức năng, giám sát của HĐND các cấp về phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương còn hạn chế. Hoạt động của một số chính quyền cơ sở chất lượng chưa cao. Nội dung hoạt động của cac đoần thể nhân dân còn dàn trải, chưa xây dựng được nhiều mô hình nổi trội trên từng lĩnh vực để tổng kết nhân ra diện rộng, tỷ lệ tập hợp đoàn viên, hội viên còn thấp.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Vận dụng quan hệ biện chứng giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất vào phát triển các thành phần kinh tế ở tỉnh Nghệ An hiện nay (Trang 85 - 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)